Cơ Cấu Sử Dụng Vốn Và Độ Lệch Tỷ Trọng Các Loại Tài Sản So Năm Trước Của Vietinbank

76


Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng vốn và độ lệch tỷ trọng các loại tài sản so năm trước của Vietinbank

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1. Ngân quỹ

14.029

13.191

13.628

20.569

29.221

25.577

27.433

32.669

58.844

Tỷ trọng (%)

7,17

5,38

3,68

4,44

5,76

4,41

4,12

4,18

6,2

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-1,79

-1,7

+0,76

+1,32

-1,35

-0,29

+0,06

+2,02

2. Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay

TCTD khác


12.235


18.428


45.183


60.514


43.233


60.496


62508


50.333


54.315

Tỷ trọng (%)

6,25

7,51

12,19

13,05

8,53

10,43

9,38

6,46

5,73

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+1,26

+4,68

+0,86

-4,52

+1,9

-1,05

-2,92

-0,73

3. Cho vay khách hàng

120.752

163.170

234.205

293.434

333.356

376.289

435.503

533.530

655.126

Tỷ trọng (%)

61,68

66,51

63,17

63,28

65,74

64,90

66,03

68,45

69,05

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+4,83

-3,34

+0,11

+2,46

-0,84

+1,13

+2,42

+0,6

4. Đầu tư, kinh doanh CK và

góp vốn liên doanh, liên kết


42.751


40.818


64.197


71.223


76.706


87.073


101.487


127.263


140.007

Tỷ trọng (%)

21,84

16,64

17,32

15,36

15,13

15,02

15,24

16,33

14,76

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-5,2

+0,68

-1,96

-0,23

-0,11

+0,22

+1,09

-1,57

5. Tài sản khác

6.015

9.733

13.544

18.003

24.534

30.373

34.830

35.688

40.407

Tỷ trọng (%)

3,06

3,97

3,65

3,87

4,84

5,24

5,23

4,58

4,26

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+0,91

-0,32

+0,22

+0,97

+0,4

-0,01

-0,65

-0,32

Lãi phải thu

2.416

2.699

4.886

6.665

7.944

10.036

12.756

12.864

14.208

Tổng tài sản

195.782

245.340

370.758

463.743

507.050

579.808

661.761

779.483

948.699

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - 8

Nguồn: [59] và tính toán của NCS


Từ năm 2009, Việt Nam chịu ảnh hưởng đáng kể từ những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát, NHNN điều hành CSTT theo hướng nới lỏng, tỷ lệ DTBB đối với vốn huy động VND duy trì ổn định đến nay là 3% đối với TGKKH và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, 1% đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, tỷ trọng giá trị ngân quỹ tại Vietinbank giảm. Năm 2009-2010, độ lệch tỷ trọng giá trị ngân quỹ với năm liền kề tương ứng là - 2,14% và - 1,72%. Năm 2011- 2015, tỷ trọng giá trị ngân quỹ của Ngân hàng khá ổn định (độ lệch tỷ trọng hàng năm thấp). Đến năm 2016 giá trị ngân quỹ chiếm 6,2% với độ lệch tỷ trọng khá lớn +2,02% so với năm 2015, do có sự dịch chuyển từ giá trị chứng khoán thanh khoản sang.

* Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay đối với TCTD khác:

Theo TT04/2003/NHNN và TT23/2013/NHNN thay thế TT04/2013, NHNN quy định: các TCTD Nhà nước gồm Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư NVHĐ bằng VND (gồm tiền gửi và phát hành GTCG) tại thời điểm 31/12 năm trước. Như vậy, trong giá trị tiền gửi có kỳ hạn và cho vay TCTD khác bao gồm tiền gửi có kỳ hạn tại NHCSXH, được coi là khoản tiền gửi bắt buộc và được trả lãi thấp (bằng lãi suất huy động vốn bình quân chung của TCTD Nhà nước + phí huy động vốn nhưng tối đa là 1,35%/năm)

Trên TTLNH, Vietinbank được đánh giá là thành viên tham gia tích cực. Năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn và cho vay TCTD khác chỉ chiếm 6,25% thì từ 2009-2011, tỷ trọng giá trị khoản mục này đều tăng cao so với năm trước, lần lượt chiếm 7,51%, 12,19% và 13,05% tổng tài sản, kéo theo độ lệch tỷ trọng vốn phân bổ cho hoạt động này tương ứng là +1,26%, +4,68%, +0,86%. Báo cáo của UBGSTCQG gia năm 2013 thì tỷ trọng tiền gửi và cho vay trên thị trường 2 tại hệ thống NHTM Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trên thế giới, trung bình toàn hệ thống ở mức 17%, trong khi các nước khu vực Châu á khoảng 10%. Như vậy, so với các NHTM Việt Nam khác thì tỷ trọng vốn cho vay trên thị trường 2 của Vietinbank ở mức trung bình, chỉ chiếm tỷ trọng cao trong hai năm 2010- 2011, đây cũng là năm nhiều NHTM Việt Nam thiếu vốn khả dụng. Hoạt động này giúp Ngân hàng đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn, tăng khả năng sinh lời của tài sản.


Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn và cho vay của VietinBank trên TTLNH giảm mạnh năm 2012 (độ lệch tỷ trọng -4,52% so với năm 2011), tiếp tục giảm từ năm 2014-2016, cuối năm 2016 tỷ trọng khoản mục này chỉ chiếm 5,73%. Nguyên nhân chủ yếu do qui định chặt chẽ của NHNN về hoạt động trên thị trường này: Theo Thông tư số 21/2012/NHNN qui định về việc đi vay, cho vay và mua bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD (hiệu lực từ 1/9/2012) thì các TCTD không được gửi, nhận tiền gửi (trừ TGTT) tại/của TCTD khác. Hoạt động cho vay, đi vay TTLNH chỉ được thực hiện qua trụ sở chính của TCTD, thời hạn giao dịch chỉ được thực hiện trong ngắn hạn dưới 1 năm. Việc loại bỏ giao dịch T-DH trên TTLNH hạn chế được tình trạng các NHTM tăng ảo tài sản do tham gia trên thị trường này. Cùng với đó, vốn khả dụng của các TCTD khác đều bắt đầu dư thừa nên cũng làm giảm nhu cầu giao dịch, dẫn đến tỷ trọng vốn cho vay trên TTLNH của Ngân hàng giảm.

* Cho vay đối với khách hàng:

Nếu như năm 2005, tỷ trọng dư nợ cho vay/Tổng tài sản của Vietinbank ở mức trên 75% [58] thì giai đoạn 2008-2016 chỉ còn dao động từ 62-69%. Trong đó, đáng chú ý là năm 2008 tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng thấp nhất chỉ đạt 61,68% do có sự chuyển dịch vốn sang hoạt động đầu tư và cho vay trên TTLNH. Từ năm 2012-2016 tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng có xu hướng tăng, năm 2016 ở mức 69,05% tổng tài sản.

Số liệu độ lệch tỷ trọng dư nợ cho vay tại Ngân hàng cho thấy: giai đoạn 2008-2016 tỷ trọng dư nợ cho vay tại Ngân hàng chủ yếu theo chiều hướng tăng nhẹ ngoại trừ năm 2010, năm 2013 giảm tương ứng -3,34%, -0,84%. Những biến động này chủ yếu do sự dịch chuyển giữa các hoạt động sinh lời: cho vay và đầu tư. Nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn trong nền kinh tế tốt hơn, mặt bằng lãi suất thị trường duy trì ở mức thấp và khá ổn định từ năm 2015-2016, trong điều kiện kênh huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK còn hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào kênh tín dụng ngân hàng, dẫn tới tỷ trọng dư nợ cho vay tại VietinBank nói riêng, toàn hệ thống nói chung đã có sự tăng trưởng trở lại.

* Kinh doanh, đầu tư CK và đầu tư dài hạn khác:

Năm 2008, tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động này chiếm gần 22%, các năm tiếp theo tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động này giảm đáng kể dao động


khoảng 15%-16%. Sở dĩ năm 2008 tỷ trọng vốn đầu tư cao chủ yếu do NHNN đã phát hành tín phiếu bắt buộc Vietinbank và các NHTM phải mua nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Giá trị tín phiếu NHNN Vietinbank nắm giữ năm 2008 là 9.509 tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng giá trị đầu tư. Từ năm 2009-2013, tỷ trọng giá trị đầu tư chủ yếu theo chiều hướng giảm, giảm mạnh nhất vào năm 2009 (độ lệch tỷ trọng -5,2%), chủ yếu do nguyên nhân lượng tín phiếu đã được NHNN thanh toán. Năm 2014-2015, tỷ trọng giá trị đầu tư tăng nhẹ (độ lệch tỷ trọng +0,22%, +1,09%) do có sự chuyển dịch từ hoạt động cho vay trên TTLNH, đồng thời do việc nắm giữ một lượng TPCP đặc biệt khi bán nợ xấu cho VAMC. Năm 2016 tỷ trọng vốn đầu tư giảm, chủ yếu chuyển dịch sang hoạt động ngân quỹ và cho vay khách hàng.

* Tài sản khác:

Tỷ trọng tài sản khác của Vietinbank cũng có sự thay đổi đáng kể và có xu hướng tăng lên trong 3 năm 2011-2013, cao nhất vào năm 2013 chiếm 5,24% tổng tài sản, có xu hướng giảm nhẹ từ 2014-2016.

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

2,13

2.5

1,75

1,92

1,81

1,67

2

1,37

1,21

1,42

1,57

1.5

12.756

12.864

14.208

1

7.944

10.035

0.5

2.416

2.699

0

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Lãi dự thu (tỷ đồng)

Tỷ trọng lãi dự thu/Tổng TSC sinh lời (%)


6.665


4.886

Nguồn: [59] và tính toán của NCS

Biểu đồ 2.8. Lãi phải thu và tỷ trọng lãi phải thu/tổng TSC sinh lời

Số liệu Biểu đồ 2.8 cho biết giá trị lãi phải thu và tỷ trọng lãi phải thu/tổng TSC sinh lời tại Vietinbank. Trong khi tỷ trọng giá trị khoản mục khác/tổng tài sản ít biến động thì giá trị lãi phải thu tại Ngân hàng lại tăng, tỷ trọng lãi dự thu/tổng TSC sinh lời cao nhất năm 2014 chiếm 2,13%. Thực trạng này cũng phản ánh những khó khăn trong công tác thu hồi nợ và những bất cập


trong phân loại nợ tại Ngân hàng. Vấn đề phát sinh là: khi lãi phải thu tăng, kéo theo doanh thu của Ngân hàng tăng, làm chỉ tiêu lợi nhuận tăng, nhưng tiền thu về không tăng. Thực tế này không chỉ diễn ra tại Vietinbank mà ở tất cả các NHTM Việt Nam - là một trong những nguyên nhân lý giải thực trạng khó khăn của các ngân hàng tại thời điểm quyết định chia cổ tức cho cổ đông do thiếu nguồn tiền sẵn sàng thanh toán cổ tức, nhiều ngân hàng phải thực hiện trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu bên cạnh mục tiêu tăng qui mô vốn điều lệ.

(2) Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động

Để thấy rõ lượng hóa rõ hơn qui mô chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động tại VietinBank giữa các năm, NCS tính toán chỉ số Dmvà hệ số Kgiai đoạn 2008-2016 (Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại VietinBank


Năm

N08-09

N09-10

N10-11

N11-12

N12-13

N13-14

N14-15

N15-16

Dm

0,00584

0,00712

0,00099

0,00536

0,001701

0,00033

0,00276

0,00243

K(%)

6,4

5,16

2,18

4,83

2,27

1,18

3,04

2,44

Nguồn: Bảng 2.1 và tính toán của NCS

Hệ số chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn Dmcác năm không đáng kể. Chỉ số Xdmtừ năm 2008-2016 là 0,003314. Như vậy, năm 2009, 2010, 2012, Dmlớn hơn Xdmchứng tỏ cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động tại Vietinbank có sự chuyển dịch lớn trong những năm này. Khi tính tỷ lệ chuyển dịch Kmặc dù số liệu đo lường chưa đồng nhất trong tất cả các năm nhưng cơ bản cũng đã phản ánh mức độ chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn khá phù hợp với hệ số Dm. Cụ thể, năm 2008-2009, giá trị cosФ = 5,7621, tương ứng với tỷ lệ Klà 6,4%; năm 2009-2010, giá trị cosФ = 4,646 tương ứng với tỷ lệ Klà 5,16%, năm 2011- 2012, giá trị cosФ = 4,3434 tương ứng với tỷ lệ Klà 4,83%.

Các năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ tiêu Dm< Xdmcho thấy cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng chuyển dịch không đáng kể, qui mô chuyển dịch thấp nhất vào năm 2014 với hệ số Dm=0,00033 tiếp đó là năm 2011 với Dm=0,00099. Những năm Ktại VietinBank cao là do sự biến động tỷ trọng của hầu hết các khoản mục tài sản. Tỷ trọng giá trị ngân quỹ giảm từ 7,17% năm 2008 xuống còn 3,68% năm 2010. Tương tự với giá trị tiền gửi và


cho vay trên TTLNH cũng có sự thay đổi tỷ trọng lớn, năm 2008 chiếm 6,25% thì năm 2010 chiếm tới 12,19% tổng tài sản. Trong khi đó, năm 2011 và giai đoạn từ năm 2013-2016, Ktại Vietinbank thấp, tương ứng là: 2,18%, 2,27%, 1,18%, 3,04% và 2,44%. Kết quả này phù hợp với kết quả của chỉ tiêu Dmđã phân tích ở trên.

Qua các chỉ tiêu cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động, độ lệch tỷ trọng các khoản mục, hệ số và tỷ lệ chuyển dịch (Dm, K) có thể thấy rằng: Từ năm 2008-2012, cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động tại Ngân hàng chuyển dịch lớn. Đây cũng là giai đoạn tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp, TTTC Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ các tác động bất ổn trong và ngoài nước, nhiều NHTM Việt Nam thiếu vốn khả dụng. Cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động tại Vietinbank chịu tác động từ các công cụ điều hành CSTT, các biện pháp điều chỉnh thị trường của NHNN. Cùng với đó, Vietinbank đã chủ động chuyển dịch hoạt động từ thị trường 1 sang thị trường 2 nhằm tăng khả năng sinh lời của vốn kinh doanh trong giai đoạn nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD khác tăng cao. Trong giai đoạn 2013-2016 khi giá trị đồng tiền ổn định thì sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động tại Vietinbank không đáng kể.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn trong nội bộ từng hoạt động

(1) Chuyển dịch cơ cấu ngân quỹ

Cơ cấu ngân quỹ và độ lệch tỷ trọng các khoản mục ngân quỹ tại Vietinbank năm 2008-2016 được phản ánh qua Bảng 2.3.

* Cơ cấu ngân quỹ và độ lệch tỷ trọng từng khoản mục ngân quỹ

Định kỳ hàng tháng, tại cuộc họp của Ủy ban ALCO, tình hình cân đối vốn và thanh khoản là nội dung trọng tâm được thảo luận. Trên cơ sở phân tích, đánh giá Ủy ban ALCO đưa ra khuyến nghị với HĐQT, Ban điều hành để có chỉ đạo kịp thời đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản. Ngân quỹ chính là khoản dự trữ sơ cấp của NHTM. Tại Vietinbank chủ yếu được duy trì trên TKTGTT tại NHNN và các TCTD khác.

82


Bảng 2.3. Cơ cấu ngân quỹ và độ lệch tỷ trọng các khoản mục so năm trước tại Vietinbank

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Giá trị ngân quỹ

14.029

13.191

13.628

20.569

29.221

25.577

27.433

32.669

58.844

1.Tiền mặt và vàng

1.980

2.204

2.814

3.714

2.511

2.833

4.631

5.091

5.187

- Tỷ trọng (%)

14,11

16,71

20,65

18,06

8,59

11,08

16,88

15,58

8,82%

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+2,6

+3,94

-2,59

-9,47

+2,49

+5,8

-1,3

-6,76

2. Tiền gửi NHNN

6.011

5.369

5.037

12.101

12.234

10.160

9.876

11.893

13.503

- Tỷ trọng (%)

42,84

40,7

36,96

58,83

41,87

39,72

36

36,4

22,95

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-2,14

-3,74

+21,87

-16,96

-2,15

-3,72

+0,40

-13,45

3. Tiền gửi KKH tại TCTD khác


6.038


5.618


5.778


4.754


14.476


12.584


12.926


15.686


40.154

- Tỷ trọng (%)

43,05

42,59

42,39

23,11

49,54

42,9

47,12

48,02

68,23

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-0,46

-0,2

-19,28

+26,43

-0,34

-2,08

+0,90

+20,21

Nguồn: [59] và tính toán của NCS


Theo Qui chế DTBB của NHNN thì: các TCTD phải duy trì DTBB trên tài khoản TGTT tại NHNN theo nguyên tắc là số dư bình quân của tài khoản TGTT trong kỳ duy trì DTBB không được thấp hơn DTBB trong kỳ. Vietinbank cũng như các TCTD khác thường duy trì số dư trên TKTGTT tại NHNN vừa đủ DTBB theo qui định. Tiền mặt tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị ngân quỹ. Trong khi đó, tỷ trọng TGTT tại TCTD khác chiếm tỷ trọng khá cao và tăng mạnh năm 2016 chiếm 68,23%. So với danh mục các hình thức sử dụng vốn khác thì độ lệch tỷ trọng các khoản mục ngân quỹ giữa các năm rất lớn, điều này cũng xuất phát từ đặc điểm của loại tài sản này - tính lỏng cao.

Năm 2008-2010 độ lệch tỷ trọng các khoản mục ngân quĩ không lớn, sự chuyển dịch chủ yếu từ tiền gửi tại NHNN sang tiền mặt do từ năm 2009, NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB. Năm 2011, độ lệch tỷ trọng TGTT tại NHNN là

+21,89%, do NHNN tăng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ (cuối năm 2010 là 4%, cuối năm 2011 là 8%). Giá trị tiền gửi tại NHNN tăng cao cũng phản ánh giá trị vốn huy động của Ngân hàng năm 2011 vẫn chủ yếu là ngắn hạn, kéo theo tỷ trọng tiền mặt và TGTT tại TCTD khác đồng thời giảm, trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng TGTT tại TCTD khác (-19,28%). Năm 2012, sự thay đổi cơ cấu ngân quỹ lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại: độ lệch tỷ trọng tiền gửi tại NHNN là -19,96%, kết hợp với độ lệch tỷ trọng tiền mặt tại quỹ là -9,47% kéo theo độ lệch tỷ trọng TGTT tại các TCTD khác là +26,43% so với năm 2011. Cơ cấu ngân quỹ năm 2013-2015 không có sự dịch chuyển lớn, tỷ trọng giá trị các khoản mục khá ổn định giữa các năm. Năm 2016 cơ cấu ngân quỹ biến động mạnh theo hướng giảm tỷ trọng tiền mặt với độ lệch (-6,76%), tiền gửi NHNN (-13,45%), tăng TGKKH tại các TCTD khác với độ lệch tỷ trọng +20,21%.

* Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngân quỹ (Dmnq và Knq)

Mức độ chuyển dịch cơ cấu ngân quỹ tại Vietinbank trong giai đoạn nghiên cứu qua hệ số Dmnq và tỷ lệ Knq được phản ánh tại Bảng 2.4.


Bảng 2.4. Hệ số Dmnq và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngân quỹ Knq


Năm

N08-09

N09-10

N10-11

N11-12

N12-13

N13-14

N14-15

N15-16

Dmnq

0,00122

0,00265

0,0474

0,07449

0,00168

0,00665

0,00027

0,03632

Knq(%)

3,31

5,54

29,36

32,18

3,01

6,82

1,56

21,91

Nguồn: Bảng 2.3 và tính toán của NCS

Hệ số Dmnq các năm rất lớn, trung bình Xdmnq giai đoạn 2008-2016 là 0,02133, như vậy hệ số Dmnq năm 2011, 2012, 2016 lớn hơn nhiều so với Xdmnq cả giai đoạn, Knq các năm này tương ứng là 29,36%, 32,18% và 21,91%. Trong khi đó, từ năm 2013-2015 chỉ số Dmnq ở mức rất thấp so với Xdmnq cả giai đoạn và có xu hướng giảm dần được thể hiện qua tỷ lệ chuyển dịch giữa các năm từ 2013-2015 tương ứng là 3,01%, 6,82% và 1,56%.

Như vậy, có thể thấy cơ cấu ngân quỹ tại Vietinbank giai đoạn nghiên cứu có sự biến động mạnh. Xét về tính chất, đây là khoản mục có tính lỏng cao nhất trên bảng cân đối kế toán, do vậy sự chuyển hóa giữa các khoản mục sẽ dễ dàng hơn. Sự chuyển dịch lớn chủ yếu do tác động từ sự điều chỉnh tỷ lệ DTBB của NHNN đã ảnh hưởng đến sự chuyển dịch giữa tiền mặt, TGTT tại NHNN và tại TCTD khác. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn làm cho tỷ trọng tiền mặt có xu hướng giảm đó là do sự đổi mới trong cơ chế quản lý vốn của Vietinbank được triển khai từ tháng 4/2011: thực hiện chuyển từ cơ chế gửi - vay sang cơ chế mua - bán vốn (cơ chế quản lý vốn tập trung FTP - Fund Tranfer Pricing). Cùng với sự ra đời của Trung tâm thanh toán VietinBank từ tháng 10/2014 đã xây dựng thành công mô hình quản lý và xử lý tập trung các giao dịch thanh toán chuyển tiền. Đến nay, toàn bộ giao dịch chuyển tiền đến từ hệ thống thanh toán LNH và hệ thống thanh toán song phương đã được xử lý tập trung tại Trung tâm góp phần giảm thiểu tỷ trọng tiền mặt trong tổng giá trị ngân quỹ của Ngân hàng.

(2) Chuyển dịch cơ cấu cho vay tại Vietinbank

Trong chiến lược kinh doanh Vietinbank xác định: Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ lực [63]. Công tác quản trị RRTD của Ngân hàng dần được đổi mới và


hoàn thiện. Giai đoạn trước năm 2013, chiến lược cho vay của Vietinbank và chiến lược quản lý RRTD chưa toàn diện. Bởi lẽ trong chiến lược T-DH hoặc chiến lược phát triển hàng năm tuy đã đề cập đến một số nội dung như: cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng, tốc độ tăng trưởng,... song mới chỉ mang tính nguyên tắc và định hướng. Từ tháng 12/2012 Vietinbank đã ban hành văn bản qui định chi tiết về các giới hạn cho vay, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được (khẩu vị RRTD). Quyết định 769/QĐ-HĐQT-NHCT35 ban hành ngày 5/6/2013 và hiện tại là Quyết định 532/2016/QĐ-HĐQT-NHCT9 qui định cụ thể về mô hình tổ chức quản lý RRTD; các bước quản lý RRTD (ở cấp độ danh mục và cấp độ giao dịch); hệ thống chính sách và hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ quản trị RRTD.

Từ năm 2013 đến nay, Vietinbank kiểm soát và quản lý RRTD bằng cách thiết lập hạn mức tương ứng với giới hạn rủi ro mà Ngân hàng thiết lập đối với từng khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực. Quyết định 1867/2012/HĐQT-NHCT35, ngày 29/11/2012, qui định về các giới hạn cho vay là cơ sở hình thành và điều chỉnh cơ cấu cho vay.

Bảng 2.5. Giới hạn cho vay tại Vietinbank


STT

Chỉ tiêu

Giới hạn tín dụng

1

Mức độ tập trung tín dụng đối với 1 khách hàng

Tối đa 15% vốn tự có

2

Mức độ tập trung tín dụng đối với 1 khách hàng và

người có liên quan

Tối đa 25% vốn tự có

3

Mức độ tập trung vào nhóm khách hàng lớn

Tối đa 40% vốn tự có

4

Mức độ tập trung vào dư nợ không có TSBĐ

Tối đa 15% tổng dư nợ


5

Mức độ tập trung theo hạng khách hàng

Khách hàng từ hạng A trở lên

Tối thiểu 94% tổng dư nợ

Khách hàng từ hạng BBB

Tối đa 3% tổng dư nợ

Khách hàng từ hạng BB trở xuống

Tối đa 3% tổng dư nợ


6

Mức độ tập trung dư nợ theo loại hình khách hàng

KHDN

Tối đa 75% tổng dư nợ

KHCN, hộ gia đình

Tối thiểu 25% tổng dư nợ

7

Mức độ tập trung dư nợ theo kỳ hạn



Dư nợ T-DH

Tối đa 35% tổng dư nợ

Dư nợ ngắn hạn

Tối thiểu 65% tổng dư nợ


8

Mức độ tập trung dư nợ theo loại tiền

Dư nợ bằng VND

Tối đa 80% tổng dư nợ

Dư nợ bằng ngoại tệ

Tối thiểu 20% tổng dư nợ

Nguồn: [63]

* Chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng và thành phần kinh tế

- Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng, thành phần kinh tế và độ lệch tỷ trọng:

Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và thành phần kinh tế tại Vietinbank có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Có thể kể tới đó là sự xóa bỏ phân biệt hình thức sở hữu của khách hàng, chia nhóm khách hàng theo qui mô, ngành nghề cho vay tránh rủi ro tập trung. Để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, Vietinbank đã chú trọng phát triển các sản phẩm cho vay đối với các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Số liệu Bảng 2.6 phản ánh rõ thực trạng này.

Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2004, dư nợ cho vay DNNN chiếm 45%, năm 2005 là 38% [59], đến cuối năm 2016 dư nợ cho vay DNNN (Nhà nước nắm giữ 100% vốn) là 95.167 tỷ đồng chiếm 14,38% tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD (gồm các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp FDI) tăng. Năm 2008, dư nợ cho vay DNNQD đạt 62.305 tỷ đồng, chiếm 51,6% thì đến năm 2016 là 409.679 tỷ đồng, chiếm 61,89% tổng dư nợ. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay khối KHDN FDI nếu năm 2008 chiếm 2,12% tổng dư nợ thì đến năm 2016 tăng lên chiếm 5,7%. Số liệu độ lệch tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN giữa các năm liền kề cho thấy xu hướng giảm là chủ yếu ngoại trừ năm 2010, 2012, 2013.

87


Bảng 2.6. Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng và độ lệch tỷ trọng các khoản mục so với năm trước

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1. DNNN

28.463

33.891

54.432

62.101

83.767

96.652

103.773

94.300

95.167

- Tỷ trọng (%)

23,57

20,77

23,24

21,16

25,13

25,69

23,59

17,53

14,38

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-2,8

+2,47

-2,08

+3,97

+0,56

-2,1

-6,06

-3,15

2. DN ngoài quốc doanh

62.305

92.466

132.969

175.693

197.707

218.731

259.411

327.751

409.679

- Tỷ trọng (%)

51,6

56,67

56,77

58,87

59,31

58,13

58,67

60,91

61,89

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+5,07

+0,1

+3,1

-0,56

-1,18

+0,84

+1,84

+0,98

3.Cá nhân

27.861

34.494

45.389

52.606

49.820

58.478

73.925

112.178

152.701

- Tỷ trọng (%)

23,07

21,14

19,38

17,93

14,94

15,54

16,81

20,85

23,07

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-1,93

-1,76

-1,45

-2,99

+0,6

+1,27

+4,04

+2,22

4. Khác

2.123

2.319

1.415

3.034

2.062

2.428

2.760

3.851

4.441

- Tỷ trọng (%)

1,76

1,42

0,6

1,08

0,62

0,65

0,68

0,71

0,66

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-0,34

-0,82

+0,43

-0,41

+0,03

-0,02

+0,08

-0,05

Tổng dư nợ

120.752

163.170

234.205

293.434

333.356

376.289

439.869

538.080

661.988

Nguồn: [59] và tính toán của NCS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022