Hệ Số Và Tỷ Lệ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cho Vay Theo Đối Tượng Kh


Năm 2009-2012, dư nợ cho vay KHCN có sự tăng trưởng khá, tuy nhiên mức tăng không tương xứng với tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ vì vậy tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN từ năm 2008-2012 có xu hướng giảm (chỉ tiêu độ lệch tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN đều < 0). Cụ thể, năm 2008 dư nợ cho vay KHCN đạt 27.861 tỷ đồng, chiếm 23,08% thì đến năm 2012 chỉ còn 14,94% tổng dư nợ. Giai đoạn 2013-2016 với mục tiêu thiết lập, Ngân hàng thực hiện chính sách, biện pháp phát triển cho vay KHCN, dư nợ cho vay KHCN đạt năm 2015- 2016 lần lượt là 112.178 tỷ đồng và 152.701 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 51,75% và 36,12% so với năm trước. Năm 2016 tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN cao thứ hai trong danh mục là 23,07%, gần hơn với giới hạn xây dựng (tối thiểu 25%). Kết quả này, cũng phản ánh rõ qua chỉ tiêu độ lệch tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN đều > 0.

- Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng

Qui mô chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng tại Vietinbank được thể hiện rõ qua chỉ tiêu hệ số Dmkhvà tỷ lệ Kkh ở Bảng 2.7

Bảng 2.7. Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối tượng KH


Năm

N08-09

N09-10

N10-11

N11-12

N12-13

N13-14

N14-15

N15-16

Dmkh

0,0024

0,0022

0,0016

0,0031

0,0001

0,0006

0,0058

0,0018

Kkh(%)

5,58

3,1

3,58

4,84

1,22

2,5

7,18

3,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - 9

Nguồn: Bảng 2.6 và tính toán của NCS

Hệ số Dmkh các năm không lớn, Xdmkh giai đoạn nghiên cứu là 0,0022, như vậy các năm 2009, 2012 và 2015 cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch lớn hơn. Tương ứng với tỷ Kkh tại những năm này là 5,58%, 4,84% và 7,18%, các năm còn lại mức độ chuyển dịch thấp. Năm 2015 tỷ lệ Kkh lớn nhất do có sự dịch chuyển từ cho vay DNNN sang cho vay KHCN và DNNQD. Nếu đánh giá về xu hướng chuyển dịch trong cả giai đoạn nghiên cứu thấy rõ: tại Ngân hàng tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN giảm, cho vay DNNQD và KHCN tăng. Thực trạng này phù hợp với bối cảnh kinh tế nước ta, phản ánh kết quả thực hiện chủ trương cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam và nỗ lực chuyển dịch cơ cấu cho vay theo khách hàng tại Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu tính cả dư nợ cho vay các loại hình: công ty TNHH, công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ trên


50% vốn thì dư nợ đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao (từ năm 2012-2016 chiếm tỷ trọng trung bình trên 30% tổng dư nợ) [59]

* Chuyển dịch cơ cấu cho vay theo ngành nghề và lĩnh vực tại Vietinbank

- Cơ cấu cho vay theo ngành nghề và độ lệch tỷ trọng từng khoản mục:

Theo Thông tư số 21/2010/NHNN về chế độ Báo cáo thống kê của TCTD và Thông tư 31/2012/NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 21 thì NHTM phải thực hiện báo cáo định kỳ dư nợ cho vay theo ngành nghề cho NHNN. Theo đó, các NHTM sẽ phân loại theo 21 ngành nghề cấp 1. Cơ cấu cho vay theo ngành của NHTM phản ánh tình hình phát triển kinh tế chung của đất nước. Vietinbank thực hiện báo cáo và phản ánh cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng theo 21 ngành nghề. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề và độ lệch tỷ trọng từng khoản mục thể hiện qua Bảng 2.8.

Cơ cấu dư nợ cho vay tại Vietinbank vẫn tập trung vào các lĩnh vực truyền thống (vào 4-5 ngành), đây cũng là tình trạng chung tại các NHTM Việt Nam. Với thế mạnh của mình đã thiết lập được quan hệ tín dụng với những doanh nghiệp lớn là những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, vận tải kho bãi và bưu chính viễn thông. Địa bàn hoạt động là các khu công nghiệp, khu chế xuất và các đô thị dẫn đến dư nợ cho vay đối với các ngành và lĩnh vực này của Vietinbank chiếm tỷ trọng lớn. Xét trên bình diện chung thì cơ cấu này là tương đối phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ phân tán rủi ro thì thấy mức độ tập trung rủi ro cao. Mức độ tập trung dư nợ chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến và khai thác (xấp xỉ và trên 40%), ngành thương mại, dịch vụ (trên 30%), tiếp đó là ngành xây dựng và kinh doanh BĐS (trên 10%).

90


Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề và độ lệch tỷ trọng các khoản mục

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1.Xây dựng*

13.566

17.885

26.762

31.848

22.774

26.714

37.885

59.026

74.904

- Tỷ trọng (%)

11,23

10,96

11,43

10,85

6,83

7,10

8,61

10,97

11,31

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-0,27

+0,47

-0,58

-4,02

+0,27

+1,51

+2,36

+0,34

2.Công nghiệp

45.623

60.793

88.459

131.048

153.935

178.220

197.792

210.209

219.947

Tỷ trọng (%)

37,78

37,26

37,77

44,66

46,18

47,36

44,97

39,07

33,23

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-0,52

+0,51

+6,89

+1,52

+1,18

-2,39

-5,90

-5,84

3.Thương mại, dịch vụ

40.112

56.555

95.774

94.992

110.538

125.052

152.591

195.438

301.941

Tỷ trọng (%)

33,22

34,66

40,89

32,27

30,86

31,71

32,16

31,31

45.61

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+1,44

+6,23

-8,62

-1,41

+0,85

+0,45

-0,85

+14,30

4.Vận tải, viễn thông

11.460

15.281

17.250

17.178

11.536

9.614

8.776

8.934

13.819

Tỷ trọng (%)

9,49

9,37

7,37

5,85

3,46

2,55

2,00

1,66

2,09

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-0,12

-2,0

-1,52

-2,39

-0,91

-0,55

-0,34

+0,43

5.Nông, lâm, thủy sản

5.116

6.939

5.129

9.113

8.302

11.285

14.810

20.130

30.779

Tỷ trọng (%)

4,24

4,25

2,19

3,11

2,49

3,00

3,37

3,74

4,65

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+0,01

-2,06

+0,92

-0,62

+0,51

+0,37

+0,37

+0,91

6.Kinh doanh BĐS

Kc

Kc

Kc

9.077

26.069

24.801

27.201

42.523

18.231

Tỷ trọng (%)

Kc

Kc

Kc

3,09

7,82

6,59

6,18

7,90

2,75

- Độ lệch tỷ trọng (%)

Kc

Kc

Kc

-

+4,73

-1,23

-0,41

+1,72

-5,15

7.Các lĩnh vực khác

4.875

5.717

831

187

201

603

813

1.820

2.367

Tỷ trọng (%)

4,04

3,50

0,35

0,17

2,36

1,68

2,71

5,35

0,36

- Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-0,54

-3,15

-0,18

+2,19

-0,68

+1.03

+2,64

-4,99

Cộng

120.752

163.170

234.205

293.434

333.356

376.289

439.869

538.080

661.988

Nguồn:[59] và tính toán của NCS

(*)Trong giai đoạn 2008-2010, trong tỷ trọng dư nợ cho vay đối với ngành xây dựng gồm cho vay kinh doanh BĐS.


Sự biến động tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề cao vào các năm 2011, 2015, 2016, các năm còn lại không đáng kể. Về xu hướng chuyển dịch, cho vay lĩnh vực xây dựng giảm trong các năm 2009, 2011-2012, từ năm 2013-2016 tăng nhẹ với độ lệch tỷ trọng tương ứng +0,27%, +1,51%, +2,36% và +0,34%. Ngành thương mại, dịch vụ xu hướng tăng giảm không rõ nét và điều chỉnh tăng cao vào năm 2016 với độ lệch tỷ trọng +14,3%. Dư nợ cho vay ngành vận tải, viễn thông có xu hướng giảm nhẹ trong tất cả các năm giai đoạn 2008-2016. Tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực này có xu hướng giảm chuyển dịch sang các lĩnh vực khác là phù hợp vì ngành viễn thông đã phát triển đến giai đoạn bão hòa, ngành giao thông vận tải có nhiều thay đổi về cơ chế chính sách đầu tư và thu phí của Nhà nước, nhiều dự án chậm tiến độ, trong khi chủ yếu là các khoản cho vay dài hạn, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Theo báo cáo của NHNN thì dư nợ cho vay đối với các dự án BOT tập trung vào 4 ngân hàng là BIDV, VietinBank, Vietcombank và SHB (chiếm 91% dư nợ toàn ngành). Trong đó VietinBank và Vietcombank đang có tốc độ tăng trưởng dư nợ vào các dự án BOT, BT giao thông vẫn ở mức cao [91]

Cho vay lĩnh vực NNoNT tại Vietinbank mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên trong giai đoạn 2013-2016, tỷ trọng dư nợ đối với khu vực này có xu hướng tăng nhẹ. Vietinbank chủ yếu tập trung vốn cho vay sản xuất, chế biến, thu mua các sản phẩm NNoNT như: lúa gạo, cà phê, điều, tôm, cá,... phục vụ sản xuất kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu. Những năm gần đây, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khu vực NNoNT, trong đó có CSTD đối với khu vực này thực hiện theo NĐ41/2010/NĐ-TTg và NĐ55/2015 sửa đổi, bổ sung NĐ41. NNoNT là một trong 5 lĩnh vực được ưu đãi và hỗ trợ trong chính sách cho vay từ NHNN từ tháng 5/2012 đến nay. Vietinbank luôn dẫn đầu về cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo hàng năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực NNoNT tại có xu hướng tăng nhẹ giai đoạn 2013-2016, độ lệch tỷ trọng dư nợ khu vực này các năm đều > 0 (tương ứng là +0,51%, +0,37%, +0,37% và

+0,91%). Đến cuối năm 2016, dư nợ cho vay đối khu vực này tại Ngân hàng còn khiêm tốn đạt 30.779 tỷ đồng chỉ chiếm 4,65% tổng dư nợ.


Bảng 2.9. Hệ số, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo ngành và lĩnh vực


Năm

N08-09

N09-10

N10-11

N11-12

N12-13

N13-14

N14-15

N15-16

Dmnn

0,00033

0,00169

0,00967

0,00206

0,0015

0,00197

0,00861

0,03545

Knn(%)

1,71

5,89

11,47

2,79

1,32

2,37

6,71

31,16

Nguồn: Bảng 2.8 và xử lý dữ liệu của NCS

Hệ số Dmnn chênh lệch lớn giữa các năm và Xdmnn trong cả giai đoạn nghiên cứu là 0,00645, do vậy có thể đánh giá năm 2011, 2015, 2016 là các năm cơ cấu cho vay theo ngành nghề và lĩnh vực kinh tế có sự dịch chuyển lớn nhất, tương ứng với tỷ lệ chuyển dịch là 11,46%, 6,71% và 31,15%, các năm còn lại chuyển dịch không đáng kể. Động thái tác động đến hai chỉ tiêu này phản ánh rõ qua chỉ tiêu độ lệch tỷ trọng các khoản mục giữa các năm được luận giải ở trên.

Vấn đề đặt ra là: thời gian qua việc phân loại dư nợ theo ngành kinh tế vẫn chỉ mang tính tương đối, chưa hoàn toàn chính xác. Nhiều khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn phân loại vào một ngành nghề nhất định. Bên cạnh đó, chưa kể khâu khai báo thông tin vào hệ thống còn chưa chuẩn xác của CBTD. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác phân tích, đánh giá của Ngân hàng là cơ sở để định hướng và ban hành chính sách trong hoạt động. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến số liệu thống kê đó là những thay đổi trong qui định của NHNN Việt Nam về chế độ Báo cáo thống kê của các TCTD.

Trong năm 2011, Vietinbank thay đổi cách thức nhóm mã ngành theo ngành kinh tế trong cho vay theo TT21/2010/TT-NHNN qui định về chế độ báo cáo thống kê của TCTD, có hiệu lực từ 1/7/2011. Theo đó, các TCTD phải báo cáo chi tiết theo ngành, lĩnh vực trong đó có cho vay kinh doanh BĐS. Tại Vietinbank cũng như tại các NHTM khác, trước năm 2011 khoản mục cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS được xếp vào mục cho vay lĩnh vực xây dựng. Dẫn đến số liệu báo cáo dư nợ cho vay theo ngành nghề và lĩnh vực kinh tế tại Vietinbank và các NHTM khác chưa phản ánh đúng tình hình thực tế.

* Chuyển dịch cơ cấu cho vay theo thời hạn

- Cơ cấu cho vay theo thời hạn và độ lệch tỷ trọng từng khoản mục

93


Bảng 2.10. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn và độ lệch tỷ trọng

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1. Ngắn hạn

70.121

93.372

141.377

176.912

200.455

227.697

263.705

301.472

374.737

Tỷ trọng (%)

58,07

57,22

60,36

60,29

60,13

60,51

59,85

56,03

56,61

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-0,85

+3,14

-0,07

-0,16

+0,38

-0,66

-3,82

+0,58

2. Trung hạn

16.368

22.397

27.660

30.533

34.078

32.972

39.684

60.120

73.116

Tỷ trọng (%)

13,56

13,73

11,81

10,41

10,22

8,76

9,02

11,17

11,04

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+0,17

-1,92

-1,40

-0,19

-1,46

+0,26

+2,15

-0,13

3. Dài hạn

34.263

47.402

65.168

85.989

98.823

115.620

136.480

176.488

214.135

Tỷ trọng (%)

28,37

29,05

27,83

29,30

29,64

30,73

31,03

32,80

32,35

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+0,68

-1,22

+1,47

+0,34

+1,09

+0,30

+1,77

-0,45

Cộng

120.752

163.170

234.205

293.434

333.356

376.289

439.869

538.080

661.988

Nguồn: [59] và tính toán của NCS


Cơ cấu cho vay theo thời hạn sẽ khó tác động hơn so với cơ cấu cho vay theo tiêu thức khác. Điều đó thể hiện ở chỉ tiêu độ lệch tỷ trọng từng khoản mục cho vay theo thời hạn rất nhỏ. Bảng 2.10 phản ánh cơ cấu dư nợ theo thời hạn tại VietinBank giai đoạn 2008-2016 khá ổn định. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn dao động ở mức 60%, dư nợ T-DH giai đoạn từ năm 2008-2014 ở mức xấp xỉ 40%, từ năm 2015-2016 dư nợ cho vay T-DH tăng cao. Năm 2016 đạt 287.251 tỷ đồng chiếm 43,4% vượt xa so với “khẩu vị” RRTD được xây dựng.

Xét trong bối cảnh thực tế NVHĐ của các NHTM nói chung, Vietinbank nói riêng chủ yếu là ngắn hạn tính ổn định không cao, cộng thêm tỷ trọng nguồn ngắn hạn được sử dụng cho vay T-DH bị giới hạn bởi qui định của NHNN (QĐ457/2005/NHNN là 40%, tại TT15/2009/NHNN, TT13/2010/NHNN là 30%,

TT36/2014/NHNN qui định là 60%) thì cơ cấu cho vay như vậy được đánh giá là hợp lý. Mặt khác, do lãi suất biến động rất khó lường kể từ năm 2008 trở lại đây, khiến cho các ngân hàng e ngại cho vay kỳ hạn dài, nhằm tránh RRTK và RRLS. Năm 2015-2016, tỷ trọng dư nợ T-DH của Vietinbank tăng cao chủ yếu do việc nới rộng qui định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay T-DH trong TT36/2014/NHNN có hiệu lực từ 1/2/2015 được nâng lên 60% từ 30% qui định trong TT13/2010/NHNN.

- Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn:

Qua các chỉ tiêu Dmth và Kth tại Bảng 2.11 cho thấy mức độ chuyển dịch cơ cấu cho vay theo thời hạn rất thấp

Bảng 2.11. Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo thời hạn


Năm

N08-09

N09-10

N10-11

N11-12

N12-13

N13-14

N14-15

N15-16

Dmkh

0,00007

0,00109

0,00054

0,00002

0,00057

0,00003

0,00182

0,00003

Kkh(%)

0,99

3,24

1,89

0,4

1,64

0,56

4,05

0,68

Nguồn: Bảng 2.10 và tính toán của NCS

Chỉ số Xdmth cho cả giai đoạn là 0,00052, như vậy năm 2010, 2015 cơ cấu cho vay theo thời hạn có sự chuyển dịch lớn, điều này cũng được phản ánh qua tỷ lệ Kth tương ứng là 3,24% và 4,05%. Trong đó, năm 2010 tỷ trọng dư nợ T-DH giảm, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng, năm 2015 theo hướng ngược lại, dịch chuyển từ cho


vay ngắn hạn sang cho vay T-DH. Năm 2016, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cơ bản không chuyển dịch nhiều so với năm 2015, nghĩa là dư nợ T-DH năm 2016 vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Sự điều chỉnh của TT36/2014/NHNN đã ảnh hưởng đáng kể đến tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay T-DH của Vietinbank. Hơn nữa, TT36 tác động đến tăng trưởng dư nợ T-DH (năm 2015 tăng trưởng cho vay khách hàng là 22,3%, tăng trưởng dư nợ T-DH là 43,1%). Năm 2014, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay T-DH toàn hệ thống là 22,4% thì đến năm 2015-2016 tăng tương ứng lên 30,57% và 35% tại Vietinbank là 33,84%. Trên thực tế, tăng trưởng dư nợ T-DH tại Vietinbank và các NHTM Việt Nam lại tập trung nhiều vào lĩnh vực BĐS [90]. Để điều chỉnh thị trường, nhằm hạn chế rủi RRTK cho các NHTM, NHNN đã ban hành TT06/2015/NHNN sửa đổi bổ sung một số điều TT36, trong đó có điều chỉnh giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay T- DH là 50% (hiệu lực từ 1/1/2017), giảm còn 40% hiệu lực từ 1/1/2018.

* Chuyển dịch cơ cấu cho vay theo loại tiền, tính chất bảo đảm tiền vay vfa theo hình thức

- Theo loại tiền:

Trên cơ sở giới hạn cho vay theo loại tiền, cùng với cơ sở nguồn vốn ngoại tệ huy động, Phòng Quản lý Cân đối vốn & Kế hoạch tài chính đề xuất phương án kế hoạch vốn kinh doanh theo từng loại tiền. Việc quản lý điều hành được thực hiện theo số dư hàng ngày theo toàn hệ thống. Để hạn chế rủi ro tiền tệ, Vietinbank đã chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống cẩn trọng trong tăng trưởng cho vay bằng ngoại tệ, chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp có đủ nguồn thu bằng ngoại tệ. Đối với các doanh nghiệp không có hoặc không đủ nguồn thu bằng ngoại tệ cần đảm bảo phương án trả nợ khả thi và đảm bảo khả năng cân đối ngoại tệ và xin phép từ NHNN tập trung cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nền kinh tế.


120

100

1 4 1 7

18,74

1 6

1 5

18,38

18

1 5

1 5

80

60


40

3

81,26

8

1,62

8

5

Cho vay ngoại tệ quy đổi (%)

Cho vay VND (%)

20

0

N2008 N2009 N2010 N2011 N2012 N2013 N2014 N2015 N2016

8,

8,

8,

8,

7,

8,


1,


1,


1,


81


2,


1,


8

6

8


4

,5

8

2

8

5

8

Nguồn:[59] và xử lý của NCS

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tại Vietinbank

Biểu đồ 2.9 cho thấy cơ cấu dư nợ theo loại tiền tại Vietinbank được duy trì ở mức khá ổn định. Dư nợ bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu và duy trì ở mức trên 81%, dư nợ cho vay ngoại tệ của Vietinbank vẫn duy trì ở mức xấp xỉ 18%. Toàn bộ dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của Ngân hàng được tài trợ bởi các NVHĐ bằng ngoại tệ (trung bình xấp xỉ 20% tổng NVHĐ). Do vậy, hạn chế những rủi ro tiền tệ phát sinh đối với Ngân hàng.

- Theo tính chất bảo đảm tiền vay:

Cơ cấu dư nợ cho vay theo tính chất bảo đảm khoản vay tại Vietinbank duy trì ở mức khá ổn định trong thời kỳ nghiên cứu. Khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc không đủ điều kiện vay vốn đều không được cấp tín dụng. Ngược lại, những khách hàng được đánh giá có hệ số tín nhiệm cao được ngân hàng tạo điều kiện ưu đãi về giới hạn, về lãi suất,... không phụ thuộc về thành phần kinh tế.

- Theo hình thức cho vay:

Tại Vietinbank chủ yếu thực hiện cho vay khách hàng theo hình thức cho vay ứng trước bằng tiền (cho vay thông thường), chiếm xấp xỉ 99%, dư nợ cho vay thông qua nghiệp vụ chiết khấu, cho thuê tài chính chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trên 1% và ít có sự chuyển dịch lớn trong giai đoạn nghiên cứu. Thực trạng này phản ánh rõ qua bảng số liệu tại Biểu đồ 2.10.


120

100

80

3

60

40

20

0

Cho vay thông thường

Chiết khấu, Cho thuê tài chính và hình thức khác

Đơn vị: %




98,27


1,73


98,46


1,54


98


2


98,74 98,83 98,74


1,26 1,17 1,26


98,74 98,57 98,5


1,26 1,43 1,47




















Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


2008


2009


2010


2011


2012


2013


2014


2015


2016


Nguồn:[59] và xử lý của NCS

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu cho vay theo hình thức tại Vietinbank

(3) Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tại Vietinbank

Mục tiêu chiến lược dài hạn của Vietinbank là trở thành Tập đoàn tài chính, ngân hàng với hai trụ cột chính là NHTM và Ngân hàng đầu tư. Đối với hoạt động kinh doanh, đầu tư CK: trước đây mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là phục vụ hỗ trợ cho việc quản lý vốn khả dụng đảm bảo duy trì khả năng thanh toán, đem lại thu nhập và đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro. Thời gian gần đây, cơ cấu CK đầu tư và kinh doanh có sự chuyển dịch sang đầu tư TPDN có uy tín và khả năng sinh lời cao hơn. Trước năm 2009 việc đa dạng hóa đối tác giao dịch của Vietinbank và các NHTM còn hạn chế, khi đó giao dịch được thực hiện chủ yếu với NHNN và Công ty chứng khoán Vietinbank. Cùng với sự phát triển của TTCK, đặc biệt là sự ra đời của hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt của HNX, từ năm 2009 Vietinbank đã chủ động trực tiếp liên hệ và thực hiện giao dịch mua bán thứ cấp với nhiều đối tác khác, ngoài công ty Chứng khoán Vietinbank gồm: các NHTM, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư.

* Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hình thức và mục đích đầu tư

- Cơ cấu đầu tư xét theo hình thức, mục đích đầu tư và độ lệch tỷ trọng:

Nhằm đa dạng hình thức sử dụng vốn, phân tán rủi ro, tăng khả năng sinh lời và tăng tính lỏng cho tài sản, cơ cấu đầu tư của Vietinbank chủ yếu tập trung vào đầu tư và kinh doanh CK. Theo số liệu Bảng 2.12, số dư đầu tư và kinh doanh CK chiếm tỷ trọng từ 96-98% tổng giá trị đầu tư hợp nhất toàn hệ


thống, tỷ trọng vốn đầu tư dài hạn thông qua góp vốn liên doanh, liên kết chỉ xấp xỉ 2-4%. Độ lệch tỷ trọng giá trị các khoản mục đầu tư giữa các năm theo hình thức không đáng kể phản ánh cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư khá ổn định (đa số tăng/giảm dưới 1%). Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư CK xét về mục đích có sự biến động lớn.

+ Chứng khoán kinh doanh:

CK kinh doanh do Vietinbank nắm giữ là các CK Nợ, CK Vốn được Ngân hàng mua và dự định bán ra nhằm mục đích thu lợi từ chênh lệch giá. Đây là loại TSC tính lỏng cao, là dự trữ thứ cấp, có khả năng sinh lời. Tuy nhiên, giá trị CK kinh doanh chiếm tỷ trọng rất thấp (dưới 1%) và được điều chỉnh giảm trong danh mục từ 2009-2013. Kết quả này cho thấy hoạt động tự doanh của Vietinbank chưa thực sự phát triển, đồng thời cũng phản ánh diễn biến trên TTCK Việt Nam: sau thời gian tăng trưởng nóng, TTCK rơi vào tình trạng “đóng băng”, hiệu quả từ hoạt động kinh doanh CK của Ngân hàng thấp, thậm chí bị lỗ trong năm 2008, 2010, 2011 (tương ứng là 23 tỷ đồng, 299 tỷ đồng và 490 tỷ

đồng) [59], [60].

Tỷ trọng giá trị CK kinh doanh có xu hướng tăng từ năm 2013-2014 với độ lệch lần lượt là +0,39% và +2,84%, với tỷ trọng năm 2014 là 3,6% (tương ứng 3.647 tỷ đồng). Từ năm 2015-2016, tỷ trọng giá trị CK kinh doanh giảm, năm 2015 do có sự dịch chuyển sang nắm giữ CK đầu tư giữ đến khi đến hạn và năm 2016 chuyển dịch sang giá trị CK đầu tư sẵn sàng bán.

99



Bảng 2.12. Cơ cấu đầu tư xét theo hình thức và mục đích tại Vietinbank

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

N2008

N2009

N2010

N2011

N2012

N2013

N2014

N2015

N2016

1. CK đầu tư, kinh doanh

41.756

39.279

62.085

68.278

73.861

83.872

97.702

125.215

138.739

Tỷ trọng (%)

97,87

96,41

96,74%

95,89

96,33

96,42

96,27

96,99

97,74

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-1,46

+0,33

-0,85

+0,44

+0,09

-0,15

+0,72

+0,75

- Chứng khoán kinh doanh

797

302

231

557

284

658

3.654

3.346

1.895

Tỷ trọng (%)

1,87

0,74

0,36

0,78

0,37

0,76

3,60

2,59

1,33

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-1,13

-0,38

+0,42

-0,41

+0,39

+2,84

-1,01

-1,26

- CK đầu tư sẵn sàng bán

37.039

33.864

55.646

65.231

71.127

80.628

87.339

108.940

124.767

Tỷ trọng (%)

86,82

83,12

86,71

91,74

92,76

92,69

86,06

84,39

87,90

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-3,7

+3,59

+5,03

+1,02

-0,07

-6,63

-1,67

+3,51

- CK đầu tư giữ đến khi đến hạn


3.920


5.113


6.209


2.400


2.450


2.587


6.709


12.929


12.078

Tỷ trọng (%)

9,19

12,55

9,67

3,37

3,20

2,97

6,61

10,01

8,51

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+3,36

-2,88

-6,30

-0,17

-0,23

+3,64

+3,40

-1,50

2. Góp vốn đầu tư liên doanh, liên kết


908


1.464


2.093


2.925


2.816


3.113


3.785


3.893


3.204

Tỷ trọng (%)

2,13

3,59

3,26

4,11

3,67

3,58

3,73

3,01

2,26

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+1,46

-0,33

+0,85

-0,44

-0,09

+0,15

-0,72

-0,75

Cộng

42.664

40.743

64.178

71.203

76.677

86.985

101.487

129.108

141.943

Nguồn:[59] và tính toán của NCS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022