3.1.1.3 Chủng loại rau an toàn
Năm 1998 – 2002 chủng loại RAT còn đơn điệu, chỉ có khoảng 15 - 20 chủng loại, trong đó rau cao cấp chiếm 30% . Từ năm 2002 đến nay, các chủng loại RAT rất đa dạng, phong phú, gần như đã mở rộng sang tất cả các loại rau sản xuất đại trà với trên 40 loại rau các loại.(phụ lục II.3)
Tại hầu hết các vùng rau, nông dân thường sản xuất xen canh đa dạng nhiều chủng loại rau (15 - 20 chủng loại rau/vùng). Do tập quán và kinh nghiệm sản xuất, bước đầu đã hình thành một số vùng rau mang tính chất chuyên canh như vùng chuyên cải bắp ở Đặng Xá (Gia Lâm), Song Phương (Hoài Đức), vùng chuyên cà chua ở Yên Mỹ (Thanh Trì), Giang Biên (Long Biên), vùng chuyên bí xanh ở Nam Hồng (Đông Anh); vùng chuyên cải xanh, cải ngọt ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai), vùng chuyên rau muống ở Từ Liêm, Thanh Trì, vùng chuyên mướp đắng ở Văn Đức (Gia Lâm).
3.1.2 Thực trạng diễn biến về chất lượng rau an toàn
Mức độ an toàn của rau xanh được quyết định bởi dư lượng trong sản phẩm của các yếu tố sau: Nitrat (NO-3); thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng và sự ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella…).
Năm 1999, khi lấy mẫu để phân tích chất lượng VSATTP trên rau thương phẩm vào thời điểm chính vụ của một số chủng loại rau tại một số vùng chuyên rau, kết quả cho thấy chất lượng rau xanh sản xuất tại các huyện không đồng đều và không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hầu hết các mẫu rau đều bị ô nhiễm Nitrat, ô nhiễm vi sinh vật do lạm dụng phân hóa học và bón phân tươi. Tồn dư của dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật (Dipterex, sherpa và Trebon, Diazimon) không nhiều nhưng vẫn còn trong sản phẩm, cá biệt vẫn phát hiện tồn dư thuốc cấm sử dụng (Monitor) trong rau cải xanh tại chợ Gia Lâm. (Trần Khắc Thi, 1999) [30]
Liên tục từ 2000 đến 2009, Chi cục BVTV Hà Nội lấy mẫu rau được
sản xuất tại một số vùng sản xuất rau đại trà của Hà Nội, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu rau không đạt tiêu chuẩn ATVSTP có xu hướng giảm.
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu rau về dư lượng thuốc BVTV và hàm lượng kim loại nặng tại một số vùng sản xuất rau đại trà
Số | mẫu đã lấy | Số | mẫu không | đạt | |
Số lượng (mẫu) | Tỷ lệ (%) | ||||
2000 | 33 | 6 | 18,18 | ||
2001 | 140 | 12 | 8,57 | ||
2002 | 42 | 14 | 33,33 | ||
2003 | 60 | 7 | 11,67 | ||
2004 | 133 | 0 | 0,00 | ||
2005 | 187 | 9 | 4,81 | ||
2006 | 170 | 4 | 2,35 | ||
2007 | 1016 | 5 | 0,49 | ||
2008 | 120 | 5 | 4,17 | ||
2009* | 150 | 35 | 23,33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Hà Nội
- Tiếp Cận Theo Hình Thức Sản Xuất Kinh Doanh Rau An Toàn
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Sự Biến Động Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Và Chất Lượng Rau An Toàn
- Thực Trạng Về Các Thể Chế Và Chính Sách Trong Phát Triển Sản Xuất Rau An Toàn Trên Địa Bàn Hà Nội
- Thực Trạng Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Rau An Toàn
- Thực Trạng Về Tuân Thủ Quy Định Trong Sản Xuất - Tiêu Thụ Rau An Toàn
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
(*) 150 mẫu rau được lấy năm 2009 là tại các vùng sản xuất có đất trồng, nước tưới bị ô nhiễm kim loại nặng (Pb)
Nguồn: Chi cục BVTV Hà Nội[9,10]
Từ năm 2006 Hà Nội bắt đầu cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật tại các vùng sản xuất rau chính của Thành phố; năm 2007 tiến hành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho các tổ chức, cá nhận có nhu cầu. Hoạt động lấy mẫu để phân tích về dư lượng thuốc BVTV và kim loại nặng trên rau tại các vùng trên cũng được tiến hành tương đối đồng bộ. Tại các vùng này, số mẫu rau không đạt tiêu chuẩn ATVSTP cũng còn chiếm 3 - 5% số mẫu khảo sát, tuỳ từng mùa vụ.
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu rau về dư lượng thuốc BVTV
và hàm lượng kim loại nặng tại một số vùng sản xuất rau có sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ kỹ thuật và các diện tích đã được cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn
Số mẫu đã lấy | Số | mẫu không | đạt | |
Số lượng (mẫu) | Tỷ lệ (%) | |||
2006 | 170 | 4 | 2,35 | |
2007 | 1016 | 5 | 0,49 | |
2008 | 120 | 5 | 4,17 | |
2009 | 465 | 11 | 2,37 |
Nguồn: Chi cục BVTV Hà Nội
3.1.3 Tình hình tiêu thụ rau an toàn
3.1.3.1 Sản lượng và giá bán rau an toàn
Khảo sát tại 20 cửa hàng vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009, kết quả kinh doanh RAT tính bình quân cho 1 cửa hàng trong một ngày cho thấy, trong số 10 chủng loại RAT mà cửa hàng kinh doanh, bình quân mỗi ngày bán được 328 kg. Khảo sát tại 10 quầy hàng bán RAT vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009,
với 10 loại rau mà các siêu thị kinh doanh, bình quân mỗi ngày một gian siêu thị bán được 100 kg, chủng loại rau bán được nhiều nhất cũng chỉ được 20,0 kg; Có những chủng loại chỉ bán được từ 4,5 - 6,5 kg. Đối với các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, việc tham gia kinh doanh RAT hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn cả về số lượng siêu thị cũng như lượng rau bán ra hàng ngày. Lượng RAT các siêu thị bán ra hiện nay chỉ chiếm khoảng 1 - 2% sản lượng RAT sản xuất ra hàng ngày.
Đối với quầy hàng kinh doanh rau thường tại chợ, mức bán bình quân mỗi ngày bán là 320 kg, cho 10 chủng loại rau.
Kết quả khảo sát tại 3 huyện cho thấy tỷ lệ sản lượng RAT tiêu thụ với dấu hiệu RAT, nghĩa là cao hơn giá rau thường chỉ chiếm 29,4% sản lượng RAT sản xuất ra; Còn lại 70,6% sản lượng RAT phải bán theo giá rau thường. Trong 3 huyện khảo sát, huyện Thanh Trì có tỷ lệ RAT tiêu thụ theo giá RAT cao nhất, cũng chỉ đạt 38,3%, nhưng sản lượng bán ra lại ít hơn so với 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh. Ngược lại huyện Đông Anh có tỷ lệ giá bán theo đúng giá RAT thấp, nhưng sản lượng bán ra tương đối cao, đạt 3.717 tấn, gấp 2,24 lần so với huyện Thanh Trì. Nguyên nhân chủ yếu là do Đông Anh là địa phương đi đầu trong triển khai sản xuất RAT của Thành phố, có phương thức sản xuất và tiêu thụ linh hoạt, có cửa hàng giới thiệu và bán RAT trong nội thành. Sản lượng tiêu thụ RAT thấp chính là một rào cản của phát triển RAT.
Bảng 3.6. Tình hình tiêu thụ rau an toàn ở địa bàn điều tra
Sản lượng (tấn) | Tiêu thụ giá rau th | theo ường | Tiêu thụ theo giá RAT | ||
Sản lượng (tấn) | Tỉ lệ (%) | Sản lượng (tấn) | Tỉ lệ (%) | ||
Đông Anh | 13.518 | 9.801 | 72,5 | 3.717 | 27,5 |
Gia Lâm | 5.372 | 3.927 | 73,1 | 1.445 | 26,9 |
Thanh Trì | 4.323 | 2.667 | 61,7 | 1.656 | 38,3 |
Tổng cộng | 23.213 | 16.395 | 70,6 | 6.818 | 29,4 |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Nông dân làm ra sản phẩm thì chỉ quan tâm tới việc bán ở đâu, giá thế nào. Thị trường nào tốt thì họ sẽ theo. Để tham gia vào dự án RAT thì lợi nhuận phải cao hơn rau thường, họ mới tham gia.
Ông Phạm Văn Khương - Phó Giám đốc Sở KHĐT
3.1.3.2 Hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu thụ rau an toàn
Kết quả khảo sát và so sánh giá bán rau thường (Phụ lục II.8) với giá bán RAT bình quân tại 30 cửa hàng/quầy hàng, bán RAT đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT cho thấy, giá bán RAT cao hơn từ 7,8% đến 25,5% tuỳ từng chủng loại, có xu hướng giảm dần đối với chủng loại rau thông thường và có chiều hướng tăng ở chủng loại rau cao cấp hoặc được khuyến cáo là có nguy cơ bị ô nhiễm cao như súp lơ xanh, cà chua, dưa chuột, cải thảo.
Để đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội, luận án đi sâu vào khảo sát 2 nhóm đối tượng tham gia tiêu thụ sản phẩm rau thường và RAT gồm: Nhóm chuyên thu gom, bán buôn và nhóm bán lẻ.
a) Kết quả hoạt động của nhóm chuyên thu gom, bán buôn
Đây là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất về tiêu thụ sản phẩm rau nói chung và RAT nói riêng. Với nhóm chuyên thu gom, bán buôn đề tài đã khảo sát sâu 2 loại rau là cà chua và cải ngọt. Kết quả hoạt động của người thu gom, bán buôn của 2 loại cây này (xem Bảng 3.7).
* Đối với cây cà chua: Chi phí tính cho 1 kg cà chua an toàn bằng 1,15 lần so với cà chua thường, trong đó chi phí thu mua là 1,26 lần và chi phí lao động là 1,01 lần. Giá mua cà chua an toàn cao gấp 1,33 lần cà chua thường và giá bán cà chua an toàn cao gấp 1,4 lần cà chua thường. Cứ bán được 1 kg cà chua an toàn, người thu gom có lãi thô 1.910,43 đồng, cao gấp 1,74 lần so với cà chua thường và lãi thuần là 1.725,38 đồng, cao gấp 2,08 lần cà chua thường.
* Đối với cây cải ngọt: Chi phí tính cho 1 kg cải an toàn bằng 99,05% so với cải ngọt thường, trong đó chi phí thu mua là 98,47% và chi phí lao động là 100,3%. Giá mua cải ngọt an toàn cao gấp 1,33 lần cải ngọt thường và giá bán cải ngọt an toàn cao gấp 1,27 lần cải ngọt thường. Cứ bán được 1 kg cải ngọt an toàn, người thu gom có lãi thô 998,33 đồng, cao gấp 1,13 lần so với cải ngọt thường và lãi thuần là 874,99 đồng, cao gấp 1,31 lần cải ngọt thường.
Bảng 3.7. Chi phí và thu nhập của người thu gom, bán buôn
(tính trên 1 kg RAT)
Rau th (đ/k | ường g) | RAT (đ/kg) | RAT so với R.thường (%) | |||
Cà chua | Cải ngọt | Cà chua | Cải ngọt | Cà chua | Cải ngọt | |
1. Tổng chi phí | 672,36 | 832,94 | 774,62 | 825,01 | 115,21 | 99,05 |
1.1 Chi phí thu mua | 371,49 | 567,65 | 469,66 | 558,96 | 126,42 | 98,47 |
- Vận chuyển | 327,78 | 500,86 | 322,26 | 383,54 | 98,32 | 76,58 |
- Điện thoại | 19,42 | 29,68 | 34,97 | 41,62 | 180,07 | 140,23 |
- Chi khác | 24,29 | 37,11 | 112,43 | 133,80 | 462,87 | 360,55 |
1.2 Chi phí LĐ | 300,87 | 265,29 | 304,96 | 266,05 | 101,4 | 100,3 |
2. Giá mua thu gom | 6.000 | 3.000 | 8.000 | 4.000 | 133,33 | 133,33 |
3. Giá bán | 7500 | 4500 | 10500 | 5700 | 140,00 | 126,67 |
4. Lãi thô | 1096,95 | 884,12 | 1910,43 | 998,33 | 174,16 | 112,92 |
5. Lãi thuần | 827,64 | 667,06 | 1725,38 | 874,99 | 208,47 | 131,17 |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Biểu đồ 3.3. Hiệu quả kinh tế của người thu gom, bán buôn
Đối tượng: cà chua và cải ngọt
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra 2009
Từ biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế của 2 nhóm (biểu đồ 3.3), có thể nhận thấy mặc dù chi phí cao hơn nhưng lãi thuần của người bán buôn và thu gom RAT cũng cao hơn khi kinh doanh rau thường với điều kiện tổng thu phải cao hơn, có nghĩa là rau được tiêu thụ với dấu hiệu là RAT, giá bán cao hơn rau thường
b) Kết quả hoạt động của người bán lẻ RAT
Hoạt động của nhóm bán lẻ RAT trên địa bàn Hà Nội gồm có các cửa hàng và siêu thị. Kết quả của nhóm bán lẻ RAT của cửa hàng và siêu thị như sau:
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả kinh tế của người bán lẻ RAT và rau thường
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra 2009
+ Đối với cửa hàng bán RAT
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 103 cửa hàng bán RAT thuộc các công ty, trung tâm thương mại, HTX và các cửa hàng tư nhân đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT. Qua khảo sát tại 20 cửa hàng vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009, kết quả kinh doanh RAT tính bình quân cho 1 cửa hàng trong một ngày cho thấy: Trong số 10 chủng loại RAT mà cửa hàng kinh doanh, bình quân mỗi ngày bán được 328 kg, số lượng bán được nhiều
nhất là rau muống cũng chỉ được 55 kg, ít nhất là cà rốt chỉ bán được 12 kg. Tổng doanh thu trong ngày đạt 2.175,6 ngàn đồng, lãi gộp đạt được là 809 ngàn đồng. Tỷ lệ lãi gộp so với doanh thu đạt 37,2%, đây là tỷ lệ lãi khá cao, song đó là chưa trừ chi phí thuê cửa hàng, chi phí về điện nước, khấu hao trang thiết bị cửa hàng.
Đối với quầy hàng kinh doanh rau thường tại chợ, mức bán bình quân mỗi ngày bán là 320 kg, cho 10 chủng loại rau tương tự , tổng doanh thu trong ngày đạt 1.442 ngàn đồng, lãi gộp đạt được là 360,5 ngàn đồng. Tỷ lệ lãi gộp so với doanh thu đạt 25%.
+ Đối với siêu thị
Bảng 3.8. Doanh thu và lãi gộp của 1 gian siêu thị bán rau an toàn
(tính bình quân cho 1 ngày)
Rau muống | 6,0 | 4,50 | 3,50 | 1,00 | 27,0 | 6,00 |
Cải ngọt | 6,5 | 5,00 | 3,00 | 2,00 | 32,50 | 13,00 |
Cải bao | 5,5 | 5,50 | 2,50 | 2,00 | 30,25 | 11,00 |
Cải trắng | 6,0 | 4,70 | 3,20 | 1,50 | 28,20 | 9,00 |
Đậu đũa | 10,0 | 9,00 | 6,00 | 3,00 | 90,00 | 30,00 |
Cà tím | 13,5 | 6,00 | 4,00 | 2,00 | 141,00 | 27,00 |
Cà rốt | 13,0 | 10,00 | 6,00 | 4,00 | 130,00 | 52,00 |
Cà chua | 15,0 | 12,00 | 8,50 | 3,50 | 180,00 | 52,50 |
Dưa chuột | 20,0 | 5,50 | 3,00 | 2,50 | 110,00 | 50,00 |
Xà lách | 4,5 | 13,00 | 8,50 | 4,50 | 58,50 | 20,25 |
Tổng | 100,0 | - | - | - | 827,45 | 270,75 |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Hiện tại mới chỉ có 41 quầy bán RAT thuộc 19 siêu thị thuộc các trung tâm thương mại, các công ty tham gia bán RAT. Qua khảo sát tại 10 quầy