Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Được Sử Dụng Để Cấp Tín Dụng

Services Modernization Act of 1999: hay còn gọi là Đạo luật Gramm-Leach-Bliley). Đạo luật này đã dỡ bỏ các hạn chế còn lại do đạo luật Glass-Steagall quy định trước đây. Tuy nhiên, mục 32 của Luật Gram-Leach-Bliley không cho phép NH và các công ty con của NH cung cấp bảo hiểm như là nhà ủy thác trừ trường hợp một số ngoại lệ đối với một số sản phẩm ở mục 303189.

Đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng và đổi mới phố Wall Dood-Frank năm 2010 (Dodd-Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act of 2010, được gọi ngắn gọn là Dodd-Frank Act) đã lặp lại một số quy định của đạo luật Glass-Steagall. Quy tắc Volcker là một phần của đạo luật Dodd-Frank. Phần 619 của Volcker Rule (còn được gọi là Ring-Fencing) cấm 2 loại hoạt động: mua bán quyền sở hữu, tham gia các giao dịch chứng khoán; không được có lợi nhuận từ các quỹ phòng hộ190. Nguyên tắc này ra đời nhằm tách biệt các hoạt động của NH, nhằm để đảm bảo an toàn đồng vốn của NH trước các hoạt động mang lại rủi ro, giới hạn mối quan hệ giữa NH với các quỹ phòng hộ.

Theo Khoản 4 Điều 4 của Đạo luật Liên bang Thụy Sĩ về Ngân hàng và ngân hàng tiết kiệm, được ban hành vào 8-11-1934, quy định một NH không thể có một phần vốn góp/ vốn cổ phần vượt quá 15% vốn tự có của mình trong một doanh nghiêp mà có hoạt động ngoài lĩnh vực tài chính hoặc bảo hiểm. Tổng số vốn góp/ cổ phần của NH trong các doanh nghiệp không được vượt quá 60% vốn tự có của mình. Hội đồng liên bang Thụy Sĩ quy định các ngoại lệ191.

Liên hệ với quy định ở Việt Nam, các NHTM về cơ bản không được trực tiếp kinh doanh chứng khoán mà chỉ được góp vốn, mua cổ phần và thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết như đã phân tích ở trên. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, việc tách biệt giữa hoạt động NH truyền thống của NHTM với các hoạt động kinh doanh phi truyền thống là một cách thức hiệu quả để phòng ngừa rủi ro cho NHTM. Bên cạnh đó, trong các đợt khủng hoảng tài chính, sự ổn định của các NHTM ở Việt Nam cũng là một bằng chứng cho thấy phần nào sự hợp lý của việc tách biệt nêu trên và sự phù hợp của việc quy định về NH đơn năng.



189 Except as provided in section 303, a national bank and the subsidies of a national bank may not provide insurance in a State as principal except that this prohibition shall not apply to authorized products. (Section 32 Insurance underwriting in national banks)

190 Section 619 of Volcker Rule: Prohibitions on proprietary trading and certain relationships with hedge funs and private equity funds. The Bank Holding Company Act of 1956 (12 U.S.C. 1841 et seq.) is amended by adding at the end the following: ‘‘Sec. 13. Prohibitions on Proprietary trading and relationships with hedge funds and private equity funds ‘‘(a) In General- ‘‘(1) Prohibition-Unless otherwise provided in this section, a banking entity shall not ‘‘(A) engage in proprietary trading; or ‘‘(B) acquire or retain any equity, partnership, or other ownership interest in or sponsor a hedge fund or a private equity fund.”

191 A bank’s qualifying interests in a company not in the financialor insurance sectors may not exceed 15 percent of its funds. Such interests may not exceed 60 percent of its own capital. Any exceptions to this rule are defined by the Swiss Federal Council. Xem: https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/pdf/2016/02/ch-banking-act- sr952.0-en.pdf, tlđd 85.

Thứ ba, bất cập liên quan đến chuyển giao bắt buộc khi NHTM được kiểm soát đặc biệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Góp vốn, mua cổ phần theo chỉ định khi NHTM được kiểm soát đặc biệt đã được quy định tại nhiều văn bản QPPL dưới luật như Thông tư số 07/2013/TT-NHNN192. Sau đó, nội dung trong Thông tư này liên quan đến góp vốn, mua cổ phần theo chỉ định đã không còn hiệu lực khi Luật các TCTD năm 2017 hiện hành không còn quy định về vấn đề này. Cho đến nay, chưa có văn bản dưới luật nào thay thế Thông tư 07/2013/TT- NHNN để quy định chi tiết về việc chuyển giao bắt buộc khi NHTM được kiểm soát đặc biệt.

Tiếp đến, chuyển giao bắt buộc do Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương, phê duyệt, do NHNN quyết định. Đây là thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc quyết định chuyển giao bắt buộc này có thể sẽ khiến cho Chính phủ, NHNN có thể trở thành chủ thể bị kiện bởi nhà đầu tư, bởi NHTM. Theo Phụ lục 2 Các cam kết/ nhóm cam kết trong hiệp định CPTPP (Kèm theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 của Quốc hội, ngày 12-11- 2018), thì các quyết định hành chính đơn phương của cơ quan Nhà nước có thể trở thành đối tượng bị kiện bởi các nhà đầu tư. Khi đó, các trung tâm trọng tài quốc tế liên chính phủ được tín nhiệm để chủ trì việc giải quyết tranh chấp (như ICSID: International Centre for Settlement of Investment Disputes (ICSID), UNCITRAL,…). ISDS là một công cụ đã nhiều tập đoàn lớn trên thế giới sử dụng để chống lại chính phủ nhiều nước khi lợi nhuận của họ bị tổn hại. CPTPP không phải là thỏa thuận đầu tiên về ISDS mà Việt Nam có. Cơ chế giải quyết được quy định trong các Hiệp định thương mại tư do (Free Trade Agreement) hoặc Hiệp định đầu tư song phương (Billateral Investment Treaty) mà chính phủ Việt Nam có với nước mà nhà đầu tư có quốc tịch. CPTPP có những cam kết rất chi tiết, cụ thể về điều kiện, căn cứ khởi kiện, quy trình tố tụng... Đặc biệt, trong trường hợp nước nhận đầu tư bị thua kiện mà không tuân thủ phán quyết của trọng tài thì CPTPP có cơ chế để buộc nhà nước phải thực thi bản án. Dù hiện nay chưa có một vụ kiện nào liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM, liên quan đến việc chuyển giao bắt buộc, nhưng khi Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Hiệp định này này Việt Nam cũng phải lường trước nguy cơ bị kiện trong thời gian tới nếu tiếp tục có những can thiệp hành chính vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM như vừa phân tích. Nhìn vấn đề dưới góc độ tích cực, nguy cơ có thể bị kiện là động lực để Chính phủ và NHNN xem xét thật kỹ trước khi ra quyết định về việc chuyển giao bắt buộc. Căn cứ bị khởi kiện ở đây là các NHTM có thể bị thiệt hại từ việc phải tuân thủ mệnh lệnh chuyển giao bắt buộc. Tức là có mối quan hệ nhân quả giữa việc phải chấp hành mệnh lệnh hành chính của NHNN và thiệt hại mà NHTM bị quyết định chuyển giao bắt buộc.

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 13


192 Được ban hành ngày 14-03-2013, có hiệu lực từ ngày 27-04-2013

Thứ tư, bất cập và kiến nghị liên quan việc giới hạn mở chi nhánh của NHTM

Việc giới hạn số lượng chi nhánh mà một NHTM được thành lập ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhận thức (i) số lượng chi nhánh được thành lập phải tương ứng với vốn điều lệ của NHTM, tương ứng với năng lực tài chính của NHTM; (ii) phụ thuộc vào thời gian mà NHTM hoạt động dưới hay trên 12 tháng.

Việc đặt ra giới hạn này chỉ thực sự cần thiết và phù hợp khi các NHTM có nhu cầu cao trong việc mở thêm chi nhánh nhưng tiềm lực tài chính của NHTM không tương xứng. Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, các NHTM thường có khuynh hướng không mở thêm mà thu hẹp số lượng chi nhánh, phòng giao dịch. Thay vào đó, các NHTM sẽ tăng cường việc giao dịch thông qua internet và điện thoại. Hoặc khi đó, các NHTM sẽ tự điều chỉnh hoạt động của NHTM với chi phí thấp nhất mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất. Hiện nay, các NHTM trên thế giới đã bắt đầu sử dụng robot để tiến hành các giao dịch NH, tăng cường giao dịch qua mạng. Các NHTM có thể mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch nhưng không tăng thêm nhân sự, sử dụng nhiều chi nhánh NH không có người, sử dụng robot thay thế con người. Theo Ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu-phát triển kinh doanh, vào năm 2016, một chi nhánh NH bán lẻ lớn nhất Tây Ban Nha có 96 nhân viên nhưng vào năm 2018, chi nhánh này chỉ còn có 3 nhân viên, do họ áp dụng công nghệ thay thế cho việc thuê nhiều nhân viên193. Chính vì vậy, trong cuộc cách mạng 4.0, nhà nước không nên quyết định thay doanh nghiệp trong việc giới hạn lượng chi nhánh và phòng giao dịch mà một NHTM được mở. Khi đó, việc tiếp tục giới hạn như trên là không còn mang tính thực tế và không thực sự cần thiết.

Bên cạnh đó, việc mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch dù ít hay nhiều sẽ làm phát sinh hoặc gia tăng chi phí giao dịch cho các NHTM. Trong khi đó, lý thuyết về chi phí giao dịch của Ronald Coase cho thấy các chủ doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định kinh doanh đều quan tâm đến chi phí giao dịch. Nếu chi phí giao dịch (chi phí thành lập và duy trì hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM) cao hơn hoặc chỉ bằng hiệu quả mà chi nhánh, phòng giao dịch mà chúng mang lại thì các NHTM sẽ không duy trì chi nhánh, phòng giao dịch đó. Tất nhiên, câu chuyện ở đây không đặt trong bối cảnh NHTM muốn khuếch trương hoạt động nhằm tiến hành hoạt động rửa tiền cho các tổ chức tội phạm.


193 Thùy Liên thực hiện, “Phải tách bạch sở hữu và quản lý trong tái cơ cấu ngân hàng”, báo Đầu tư, ngày 19-11- 2018, tr.3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương này, nghiên cứu sinh đã tiến hành phân tích khung pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua hoạt động đầu tư. Các kết quả nghiên cứu ở trong chương này có nội dung như sau:

Thứ nhất, quy định về loại nguồn vốn của NHTM được sử dụng cho hoạt động

đầu tư

Nguồn vốn được NHTM dùng để đầu tư, góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam đều

là tài sản của chính NH. Nguồn vốn dùng để đầu tư này được hoạch toán trong báo cáo tài chính là “vốn của chủ sở hữu”.

Hoạt động sử dụng vốn của NHTM để đầu tư kinh doanh sẽ được tiến hành chủ yếu ở các nội dung chính sau đây: (i) thành lập tổ chức kinh tế, (ii) đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, (iii) đầu tư vào các lĩnh vực, dự án khác

Thứ hai, quy định pháp luật về việc sử dụng vốn của NHTM để góp vốn, mua cổ phần được chia thành hai nhóm: góp vốn mua cổ phần trong điều kiện bình thường và góp vốn, mua cổ phần khi NHTM khác được kiểm soát đặc biệt.

Trong điều kiện bình thường, việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM phải đáp ứng các nguyên tắc sau: theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác có liên quan; chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của DN, của cácTCTD khác theo quy định; thẩm quyền quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các TCTD khác; đối với TCTD do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và TCTD có vốn nhà nước còn phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD đó.

Thứ ba, quy định về việc sử dụng vốn của NHTM để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết

Luật các TCTD năm 2010 quy định NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh như a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; b) Cho thuê tài chính; c) Bảo hiểm. Đây là QPPL bắt buộc và có nghĩa là NHTM không được trực tiếp kinh doanh trong những lĩnh lực trên mà phải gián tiếp kinh doanh thông qua các công ty con, công ty liên kết.

Thứ tư, quy định về sử dụng vốn của NHTM để đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Các lĩnh vực khác được phân tích trong luận án chưa được quy định rõ nhưng về cơ bản là hoạt động kinh doanh ngoại hối, bảo hiểm, bất động sản. Về tổng thể, pháp

luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM Việt Nam hiện nay đang đi theo hướng giảm dần vốn đầu tư cho lĩnh lực BĐS, tập trung nhiều vào hoạt động của NH xanh, cung cấp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, phục vụ cho việc phát triển bền vững của của nền kinh tế. Đặc biệt, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM hiện nay không xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng duy nhất khi thực hiện đầu tư.

Từ các nghiên cứu trên, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua hoạt động đầu tư là toàn bộ các QPPL luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc sử dụng nguồn vốn của các NHTM thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Thứ năm, quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm quy định về hoạt động sử dụng vốn để đầu tư của NHTM.

Luận án nghiên cứu một tình huống vi phạm của Vietcombank liên quan đến hoạt động sử dụng vốn để đầu tư không đúng quy định. Cho đến hiện nay, chế tài cho hành vi này chỉ dừng các các biện pháp xử lý như là kiểm điểm.

Thứ sáu, nghiên cứu sinh tiến hành phân tích các bất cập hiện hành trong pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM và kiến nghị hoàn thiện. Các kiến nghị chính có nội dung như sau:

- Liên quan đến việc sử dụng vốn đề đầu tư kinh doanh BĐS của NHTM, Việt Nam cần quay lại quy định rõ ràng của luật các TCTD năm 1997: TCTD không được trực tiếp kinh doanh BĐS.

- Nhu cầu điều chỉnh các QPPL hiện hành về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để đầu tư xuất phát từ chỗ những quy định này chưa cụ thể và rõ ràng, chưa phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh trong Hiến pháp và luật doanh nghiệp năm 2014. Quy định về lĩnh vực kinh doanh khác của các NHTM cần được giải thích bằng các QPPL do nhà nước ban hành hoặc thông qua các án lệ được công nhận theo hướng đó là những ngành nghề có liên quan gần gũi đến hoạt động NH và có tính bổ trợ hợp lý cho hoạt động NH.

- Quy định về cấm ủy thác, nhận ủy thác của NHTM trong việc góp vốn, mua cổ phần đối với các đối tượng ủy thác thuộc các trường hợp không được góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 5 Điều 129 Luật các TCTD năm 2010 cần được loại bỏ vì đã có nguyên tắc khi một chủ thể không có thẩm quyền thực hiện một việc nào đó thì chủ thể này không thể được ủy thác để thực hiện công việc đó hay ủy thác cho chủ thể khác thực hiện công việc đó.

Thứ bảy, kết quả nghiên cứu của chương 3 đã giải quyết được giả thuyết nghiên cứu số 2 và số 3. Theo đó, quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để đầu tư vẫn chưa phù hợp với những nguyên tắc kinh tế, nguyên tắc pháp luật và cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới. Trong đó, có những quy định chỉ

phù hợp với giai đoạn trước cuộc cách mạng 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp là cơ sở để nhà nước nhìn nhận lại các quy định hiện hành và chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.

Trong mục 3.5.2, dưới góc độ kinh tế, nghiên cứu sinh đã phân tích rằng việc giới hạn số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM như hiện nay đã trở nên không phù hợp nữa. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, các NHTM phải tự biết rằng việc khếch trương, mở rộng thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch với nhiều nhân sự sẽ làm gia tăng chi phí cho các NHTM.

CHƯƠNG 4


PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG


4.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại được sử dụng để cấp tín dụng

Về mặt kinh tế, nguồn vốn để NHTM sử dụng cho hoạt động cấp tín dụng là nguồn vốn huy động từ xã hội trên nguyên tắc “vay để cho vay”. Nguồn vốn để NHTM cấp tín dụng là nguồn vốn “động”, là nguồn vốn có khả năng sinh lời cao nhưng cũng gánh chịu các rủi ro cao. Chính vì vậy, về mặt kế toán, trong bảng báo cáo tài chính hợp nhất của các NH, nguồn vốn huy động được hạch toán ở khoản mục “Nợ phải trả”. Trong khi đó, vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ được ghi ở mục vốn chủ sở hữu (Xem phụ lục số 5 về các báo cáo tài chính của các NHTM, mục nợ phải trả.)

Trước đây, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các TCTD năm 1997 quy định hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Loại nguồn vốn mà NHTM sử dụng để cấp tín dụng là không giống nhau khi cấp tín dụng ở các nội dung và lĩnh vực khác nhau. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Điều 7 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP194 quy định nguồn vốn cho vay là nguồn vốn tự có và huy động của các TCTD; vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn ủy thác của Chính phủ để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nguồn vốn hỗ trợ từ NHNN Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Điều 4 của Quyết định 812/QĐ-NHNN195, quy định nguốn vốn cho vay chương trình do NHTM cân đối từ nguồn vốn huy động trên thị trường để thực hiện.

Từ các quy định pháp luật nêu trên, chúng ta thấy loại nguồn vốn để các NHTM sử dụng cho hoạt động cấp tín dụng về cơ bản là vốn tự có, vốn huy động hay vốn NHTM vay của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Việc quy định các tỉ lệ cấp tín dụng lại dựa trên mức vốn tự có của NHTM nên đã khiến nhiều người lầm tưởng nguồn vốn để cấp tín dụng chỉ là vốn tự có của NHTM. Nguồn vốn huy động này bao gồm: vốn từ tiền gửi của các tổ chức và cá nhân; vốn nhận ủy thác đầu tư; vốn vay của các TCTD, tổ chức tài chính trong và ngoài nước; vốn vay từ NHNN Việt Nam;. Nguồn vốn huy động này được hoạch toán trong báo cáo tài chính là “nợ phải trả” (Xem phụ lục số 5 các báo cáo tài chính của các NHTM).


194 Ban hành ngày 09-06-2015, hiệu lực 25-07-2015, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

195 Ngày 24-04-2017, có hiệu lực kề từ ngày ký, về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý là trước đây, theo khoản 1 Điều 45 Luật các TCTD năm 1997, khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004 cho phép các TCTD được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi lẫn nhau. Khoản 13 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 không còn quy định như trên. Chính vì vậy, việc một NH ACB ủy thác cho nhiều nhân viên gửi tiền vào NH Vietinbank là vi phạm quy định hiện hành của Luật các TCTD năm 2010. Nguyên tắc đại diện và ủy quyền đòi hỏi bản thân chủ thể phải có quyền thực hiện một số hoạt động thì mới được ủy quyền, ủy thác cho các chủ thể khác thực hiện các hoạt động đó.

Vấn đề đặt ra là vốn huy động của NHTM thuộc quyền sử dụng hay sở hữu của NHTM? Việc phân định rõ vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đến các hoạt động đầu tư và cấp tín dụng của NHTM, đến trách nhiệm của các NHTM sau này. Đối với vốn của các thành viên của NHTM thì NHTM là chủ sở hữu. Đối với vốn do NHTM huy động từ công chúng thì câu trả lời có khác đi không? Việc người dân gửi tiền vào NHTM làm phát sinh HĐ vay tài sản giữa NHTM và người gửi tiền. Theo Điều 464 BLDS năm 2015 thì bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Như vậy, NHTM trở thành chủ sở hữu của nguồn vốn vay từ người gửi tiền. Đó không chỉ là quy định của BLDS năm 2015, mà cả Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 mà cả BLDS của Pháp cũng quy định tương tự. Theo Điều 1893 BLDS của Pháp, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay và phải chịu rủi ro khi tài sản vay bị mất mát hoặc hư hỏng dù theo cách thức nào196. Sở dĩ có sự tương đồng trong quy định của Pháp và Việt Nam trong vấn đề này vì từ trước đến nay khi xây dựng các BLDS, Việt Nam đều có tham khảo và chịu ảnh hưởng bởi BLDS của Pháp. Theo chiều ngược lại, “hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng là việc chuyển nhượng quyền sở hữu vốn của tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân với điều kiện hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển nhượng sau một thời gian được thỏa thuận trước”197.

Về lý thuyết, khi đã là chủ sở hữu của tài sản, chủ sở hữu sẽ có quyền định đoạt đồng vốn đó. Nhưng Điều 194 BLDS 2015 quy định là “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”. Từ đó, việc sử dụng vốn mà NHTM huy động từ xã hội cũng phải phù hợp với quy định khác của pháp luật đối với loại vốn này.

Trong vụ án liên quan đến bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, câu hỏi lớn được đặt ra là tiền khách hàng gửi vào NH Công thương là tiền của NH Công thương hay vẫn là của khách hàng. Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Văn Trung, Chủ nhiệm đoàn luật sư


196 Art. 1893: Through such a loan, the borrower becomes the owner of the thing loaned; and the loss falls upon him, in whatever manner it occurs (Civil Code of France updated on 04/04/2006)

197 Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật ngân hàng, tr.88

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022