Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động Của Các Nhtm Việt Nam


tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra còn có 5 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính, 905 quỹ tín dụng nhân dân.

Trong số các định chế tài chính nói trên, 5 NHTMNN chiếm gần 70% thị phần tổng thể các dịch vụ ngân hàng thông qua mạng lưới dầy đặc các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, máy giao dịch tự động, máy thanh toán thẻ tín dụng...trên toàn quốc.

Bảng 2.3: Mạng lưới của các NHTM nhà nước



STT


Ngân hàng

Số chi nhánh cấp 1

Số tỉnh/thành phố có chi

nhánh

1

Ngân hàng Nông nghiệp và PT nông thôn (Agribank)

>100

64

2

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank)

83

50

3

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

76

62

4

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

28

24

5

Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

(MHB)

46

27

6

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)

64

64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định BASEL II và việc áp dụng tại Việt Nam - 7

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên 2004 của các NHTM nhà nước và Báo cáo tổng kết NHNN 2005.

2.2.2 Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam

2.2.2.1 Vốn điều lệ

Từ năm 2001 đến nay, vốn điều lệ của các NHTM nhà nước liên tục được bổ sung, tăng từ 6.000 tỷ đồng vào năm 2001 lên đến trên 21.000 tỷ đồng vào cuối năm 2004, trong đó NHTM nhà nước có mức vốn điều lệ lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 6.136 tỷ đồng (tương đương 390 triệu USD).[10]


Hầu hết các NHTM cổ phần đã đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp định theo Luật các TCTD. Nhiều NHTM cổ phần đã tăng được đáng kể vốn điều lệ bằng lợi nhận để lại và phát hành cổ phiếu. Một số NHTM cổ phần đã đạt mức vốn tự có trên 500 tỷ đồng. Vốn điều lệ bình quân của các NHTM cổ phần cũng chỉ đạt 150 tỷ đồng (tương đương gần 10 triệu USD). Vốn điều lệ của NHTM cổ phần lớn nhất hiện nay mới dừng ở mức xung quanh 1000 tỷ đồng. Với vốn điều lệ hạn chế như vậy, các NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc cung ứng vốn đầu tư, đặc biệt cho các dự án lớn vì quy định về tỷ lệ tối đa 15% tổng dư nợ đối với 1 khách hàng trên vốn tự có của NHTM.

Các NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ từ 15 triệu USD đến 25 triệu USD. Riêng các chi nhánh phụ không có vốn (vốn cấp chung cho chi nhánh chính thêm từ 5 – 15 triệu USD). Tuy số vốn trên không lớn nhưng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có lợi thể không phải chịu giới hạn về mức cho vay tối đa đối với khách hàng so với vốn được cấp của chi nhánh (vì tổng dư nợ cho vay 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ, mà các ngân hàng này đều có vốn hàng tỷ USD.

2.2.2.2 Hoạt động tiền gửi và cho vay

Sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Đóng góp của ngành ngân hàng với ý nghĩa là mạch máu lưu thông vốn tiền tệ của nền kinh tế ngày càng rõ ràng, thông qua chỉ số Độ sâu về tài chính của nền kinh tế Việt Nam. Bảng

2.2 dưới đây cho thấy chỉ số về độ sâu tài chính đã tăng nên đáng kể trong thời gian qua. Vào thời điểm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chỉ số giữa tổng phương tiện thanh toán so với GDP là 26,5% thì chỉ số này vào năm 2004 là 75,2%. Chỉ số tổng tiền gửi trên GDP cũng tăng từ 18,1% năm 1991 lên 60,3%, có nghĩa là hệ thống ngân hàng đã ngày càng thu hút nhiều nguồn tiền gửi từ dân chúng, giúp lưu chuyển, lưu thông tiền tệ từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, phát triển sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ngày càng giảm xuống, từ 31,6% năm 1991 còn 20,3% năm 2004. Điều này có nghĩa là lòng tin của người


dân vào hệ thống ngân hàng và các dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam đã được nâng lên.

Bảng 2.4: Độ sâu tài chính của Việt Nam, 1991 – 2005

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

1991

1995

2000

2005

Tổng phương tiện thanh toán/GDP

26,5

23,7

50,5

75,2

Tiền gửi/GDP

18,1

15,1

38,6

59,9

Tiền mặt/Tổng phương tiện thanh toán

31,6

36,4

23,4

20,3

Nguồn: [8], tr. 74



NHTMCP 10%


NH LD 3%


NH NNg 7%


NHTMNN 80%


Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng cho vay nền kinh tế

Nguồn: Vụ Chiến lược Phát triển NH, NHNN Việt Nam


Cùng với sự đóng góp của ngành ngân hàng nói chung vào sự nghiệp phát triển của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động của các NHTM bao gồm cả NHTM nhà nước, cổ phần và liên doanh, nước ngoài đều đạt hiệu quả kinh tế. Vốn điều lệ của các NHTM được tăng đều trong các năm, giúp tăng cường năng lực tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của các ngân hàng. Thu nhập và đời sống của cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoạt động của các NHTM Việt Nam

Đơn vị: tỷ VND



Loại hình

Chỉ tiêu

NHTM nhà nước

NHTM cổ phần

NHTM nước ngoài và

liên doanh

31/12/04

30/9/05

31/12/04

30/9/05

31/12/04

30/9/05

Vốn điều lệ

20.438

21.833

6.054

7.203

8.271

8.487

Tổng Tài sản có

556.478

586.984

101.472

135.247

79.379

95.433

Tổng vốn huy

động và đi vay

425.816

497.707

86.502

103.122

64.155

77.727

Tổng cho vay nền

kinh tế

364.137

404.852

56.113

74.061

44.551

55.698

Lợi nhuận

3.111

6.727

1.267

1.589

843

1066

Nguồn: [8]

Các dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng được phát triển theo hướng vừa mở rộng, vừa chuyên sâu; vừa tăng số lượng đồng thời chất lượng của các dịch vụ này cũng được nâng lên rõ rệt. Một số dịch vụ có thể được coi là đạt tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: xử lý thẳng điện SWIFT đến và đi theo chuẩn Straight Through Processing

– STP; chi trả kiều hối qua internet...).


Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam

Đơn vị: %


STT

Chỉ tiêu

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

1

Lợi nhuận trên vốn

(ROE)

6,8

7,2

10,3

10,4

9,4

10,2

10,5

11,1

2

Vốn tự có/Tổng TSC

(E/A)

7,9

7,0

5,4

4,6

4,9

3,8

4,0

4,1

3

Nợ xấu/Vốn tự có

17,8

40

43

23

19

21

25

24

4

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ

15,1

13,7

10,7

8,4

7,1

5,7

5,3

4,9

5

Dự phòng rủi ro/Nợ quá hạn

4,3

9

13

13,9

19,1

20

25

40

6

Dư nợ trung, dài hạn/Tổng

dư nợ

32,1

34,1

35,8

38,4

41

43,5

40

38,3

Nguồn: [7], trang 35;[11]; [12]


Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM nhưng rủi ro lớn, hiệu quả đạt được không tương xứng với mức độ rủi ro thực tế đã và đang tiếp tục là nguyên nhân tạo ra nguye cơ đê doạn an toàn hoạt động của các NHTM. Cấp tín dụng là hoạt động tạo ra trên 80% tổng thu nhập, trong khi đó thu ngoài lãi (dịch vụ, phí, lãi kinh doanh ngoại hối và đầu tư...) còn thấp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM quá nhanh, bình quân ở mức 27%/năm trong giai đoạn 2000 – 2004. Có năm tăng trưởng ở mức trên 30%, và cá biệt có một số ngân hàng tăng trưởng đến 40% dư nợ tín dụng một năm. Đây thực sự là vấn đề lớn trong điều kiện vốn của ngân hàng còn thấp, năng lực quản trị yếu, sơ khai. Hoạt động tín dụng trở thành hoạt động tạo ra nhiều rủi ro rất. Hầu hết tài sản có rủi ro chất lượng thấp nằm ở khối lượng nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng chỉ có 2,84% nếu tính theo phương pháp của Việt Nam, tuy nhiên nếu áp dụng những thông lệ phân loại nợ quốc tế, tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn). Nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế, nhiềukhả năng không ít NHTM có hoạt động thua lỗ, âm vào vốn.

2.2.3 Các rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam

2.2.3.1 Rủi ro tín dụng và thanh khoản

Đối với các NHTM Việt Nam nói chung, bao gồm cả các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần (các NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài), hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu, chiếm từ 70% đến 90% tổng tài sản có, và một tỷ lệ tương đương trong tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng.

Năm 2005 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tiến dần tới thông lệ quốc tế. Đến quý I/2006, những số liệu về nợ xấu của hệ thống NHTM soi theo quyết định này vẫn chưa rõ ràng, vì NHNNVN dự định có sự thay đổi, bổ sung vào phương pháp tính toán tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, một nhận định chung là tỷ lệ nợ xấu tính theo thông lệ quốc tế (cụ thể là Hiệp định Basel II) không cao như dự đoán của nhiều chuyên gia và tổ chức trong và ngoài nước.


Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, tính đến 31/12/2005, tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Nợ xấu của toàn hệ thống là 23.412 tỷ (so với thời điểm 31/12/2004 ở mức 12.868. tỷ, tăng 10.544 tỷ, tốc độ tăng 97,8%), trong đó nợ xấu của khối NHTM nhà nước là 21.323 tỷ, chiếm 91%. Tổng số nợ có khả năng không thu hồi được của toàn hệ thống là 13.051 tỷ, trong đó khối NHTM nhà nước là 11.699 tỷ. Nợ tồn đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước tại các NHTM nhà nước lên tới 1.692 tỷ, chiếm 29% tổng dư nợ cho vay đầu tư vào xây dựng cơ bản [11], [12]. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro tín dụng lớn là:

- Việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hoá chưa phát triển và có nhiều biến động phức tạp. Đặc biệt trong những năm qua khi khủng hoảng năng lượng kéo theo sự biến động giá cả của hàng loạt các nguyên liệu, nhiên liệu chủ yếu. Khi khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Nhiều trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Sức ép cạnh tranh và cơ chế khoán trong kinh doanh dẫn tới nhiều trường hợp nới lỏng điều kiện vay vốn để giành giật khách hàng, cho vay không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn. Công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay không tốt, qua loa và có nhiều trường hợp có hành vi gian lận, móc ngoặc.

- Nhiều nợ xấu phát sinh do việc chậm cấp ngân sách Nhà nước để giải ngân cho các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản dẫn tới nợ đọng vốn của ngân hàng.

2.2.3.2 Rủi ro thị trường

Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tỷ giá đối với các NHTM Việt Nam.

Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên qua các năm theo chiều hướng đồng Việt Nam có giá trị sụt giảm so với các đồng tiền nước ngoài. Qua theo dõi cho thấy: Trong suốt một quãng thời gian khá dài, tỷ giá VND/USD chỉ biến động tăng một chiều với một biên độ hẹp, thêm vào đó thị trường ngoại hối Việt Nam


luôn rơi vào tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ muốn tìm mọi cách kí hợp đồng kì hạn mua ngoại tệ để đảm bảo thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu. Sự biến động tỷ giá trong giai đoạn 2000-2004 được thể hiện qua Bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.7: Biến động tỷ giá VND/USD trong giai đoạn 2000-2005

Đơn vị: VNĐ


Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Biến động tuyệt đối (-/+)

490

550

321

265

140

-

Biến động tương đối (-/+ %)

3,5%

3,8%

2,13%

1,72%

0,89%

0.85%

Tỷ giá thấp nhất

14027

14518

15805

15406

15649

-

Tỷ giá cao nhất

14517

15068

15406

15671

15789

-

Nguồn: Vụ Ngoại hối, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; [36]


Mức dao động năm 2000 biến động + 490 đồng (3,5%), năm 2001 biến động

+ 550 đồng (3,8%), năm 2002 biến động +321 đồng (2,13%), năm 2003 biến động

+265 đồng (1,72%), năm 2004 là năm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá biến động liên tục nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NH nhưng mức độ biến động cũng không vượt quá 140 đồng (+ 0,89%). Như vậy, tỷ giá VND/USD có biến động nhưng không nhiều trong giai đoạn 2000-2005 và mức biến động cao nhất đạt ở mức 3,8%. Nguyên nhân chủ yếu do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối khá dồi dào hơn nữa do USD mất giá so với EURO và một số đồng tiền khác, lãi suất USD vẫn duy trì ở mức thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng. Ta có thể thấy rõ hơn điều này qua đồ thị biến động của tỷ giá trong một số năm gần đây như sau:

- Những biến động này đã gây rủi ro cho các NHTM Việt Nam. Rủi ro ở đây phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ mà NH đang duy trì. Rủi ro tỷ giá là rủi ro tiềm tàng đối với các NHTM Việt Nam. Rủi ro này thể hiện qua:


- Trong ba năm 2003, 2004, và 2005, 4 NHTMNN lớn nhất đều có trạng thái ngoại hối mở tuy nhiên về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của NHNN (không vượt quá 30% vốn tự có)[7]. Tuy nhiên, vị thế của các ngân hàng không hề giống nhau, một số ngân hàng có vị thế trường về ngoại tệ và một số NH có vị thế đoản về ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là dù tỷ giá có biến động theo chiều hướng nào đều gây bất lợi cho các ngân hàng. Nếu tỷ giá tăng thì những ngân hàng có vị thế đoản ngoại tệ bị thiệt hại và ngược lại nếu tỷ giá giảm thì những ngân hàng có vị thế trường về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại.

- Hầu như doanh số mua vào thấp hơn doanh số bán ra cũng do các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại tệ tạm thời là đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá tăng. Điều này cũng cho thấy thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo hướng một chiều, luôn ở tình trạng cầu lớn hơn cung.

Thực tế Việt Nam cho thấy sự thay đổi mặt bằng lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá giữa VND và USD. Từ năm 2000 trở đi, đồng USD liên tục tăng giá so với VND, điều này thúc đẩy tâm lý muốn găm giữ ngoại tệ, các NHTM sẽ có nhận định là duy trì trạng thái ngoại hối trường ròng sẽ có lợi. Tuy nhiên do chênh lệch lãi suất VND và USD quá lớn dẫn đến người nắm giữ USD lại có thu nhập thấp hơn người nắm giữ VND. Điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng huy động USD với lãi suất thấp và bán ngoại tệ trên thị trường để cho vay với lãi suất cao, duy trì vị thế đoản ngoại tệ không những bị thiệt hại mà còn có lợi mặc dù USD có tăng giá. Theo ước tính, nếu lãi suất quốc tế tăng mỗi năm 1% thì với trạng thái ngoại tệ hiện nay của hệ thống NHTM Việt Nam, mỗi năm sẽ chịu tổn thất 2,75 triệu USD. Tuy nhiên nếu lãi suất quốc tế giảm 1% thì các NHTM Việt Nam sẽ thu được một khoản lợi nhuận tương ứng như trên.

2.2.3.3. Rủi ro tác nghiệp

Có thể nói chưa có một thống kê hay đánh giá nào về hiện trạng rủi ro tác nghiệp của hệ thống NHTM Việt Nam. Hơn thế, chưa có một NHTM nào tại Việt Nam hiện nay có một loại báo cáo hay phân tích nào về rủi ro tác nghiệp của bản thân ngân hàng mình. Lý do là khái niệm rủi ro tác nghiệp còn tương đối mới trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2023