Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Pgd An Hòa Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thị Xã Hương Trà Trong Giai Đoạn 2010-2012


* Phân theo giới tính: Ta thấy tỷ lệ nam và nữ chênh lệch nhau không nhiều. Năm 2010 tỷ lệ nam và nữ bằng nhau, năm 2011 lao động nam tăng 1 người chiếm 54.55% và lao động nữ chiếm 45.45%. Năm 2012 số lao động không tăng thêm.

* Phân theo tính chất công việc: Ta thấy lao động trực tiếp chiếm đa số, lao động gián tiếp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, năm 2010 lao động trực tiếp chiếm 90%, lao động gián tiếp chiếm 10% trong tổng số lao động. Năm 2011, lao động gián tiếp tăng 1 người (chiếm 18.19%), lao động trực tiếp không tăng (chiếm 81.81%), năm 2012 cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đều không tăng.

* Phân theo trình độ: Năm 2010 có 1 người trình độ trên đại học, chiếm 10% tổng số lao động, 6 người trình độ đại học, cao đẳng chiếm 60% tổng số lao động, 2 người có trình độ trung cấp và 1 người lao động phổ thông. Năm 2011 số lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp là giữ nguyên chỉ tăng thêm 1 người lao động phổ thông. Năm 2012 số lao động không có gì thay đổi.

Ngân hàng đã chú trọng đến việc đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, khuyến khích lòng hăng say, nhiệt tình làm việc qua các phong trào thi đua khen thưởng giữa các phòng ban, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi trong các ngày lễ tết, thực hiện công bằng dân chủ trong sử dụng lao động.

2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD An Hòa Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà trong giai đoạn 2010-2012

2.2.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống, cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một ngân hàng nào. Qua bảng 2.2, ta thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2010 là 86,217 triệu đồng, năm 2011 tăng 6,735 triệu đồng (tăng 7.81%), và đạt

92,952 triệu đồng, năm 2012 tiếp tục tăng 20,008 triệu đồng (tăng 21.53%).

Ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó huy động vốn từ tiền gửi của TCTD chiếm nhiều nhất, năm 2010 tiền gửi của TCTD đạt 39,465 triệu đồng, chiếm 34.27%; năm 2011 đạt 41,435 triệu đồng, chiếm 33.26% và năm 2012 đạt 45,282 triệu đồng, chiếm 46.28% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của dân cư cũng góp một phần đáng kể vào tổng nguồn vốn huy động và tăng qua các năm: năm 2011 tăng 3,801


triệu đồng hay tăng 15.00%, năm 2012 tăng 2,803 triệu đồng hay tăng 9.62%. Tiền gửi của dân cư tăng do ngân hàng thực hiện lãi suất huy động vốn linh hoạt cạnh tranh ngang bằng với các NHTM khác, triển khai chương trình tiết kiệm tặng quà khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng, thành lập tổ thu chi lưu động phục vụ tại chỗ cho khách hàng có nhu cầu nộp tiền hoặc chi tiền doanh số lớn. Tiền gửi của các TCKT cũng tăng qua các năm, năm 2011 tăng 744 triệu đồng hay tăng 3.55%, năm 2012 tăng 712 triệu đồng hay tăng 3.28%. Phát hành giấy tờ có giá chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng và cũng tăng lên qua các năm, năm 2011 tăng 220 triệu đồng hay tăng 50.69%, năm 2012 tăng 181 triệu đồng hay tăng 27.68%.

Tổng vốn huy động tăng lên hàng năm chứng tỏ ngân hàng hoạt động tốt, góp

phần làm tăng hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của PGD An Hoà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

Tổng huy động vốn

86,217

100

92,952

100

112,960

100

6,735

7.81

20,008

21.53

- Tiền gửi của TCTD

39,465

34.27

41,435

33.26

45,281

32.03

1,970

4.99

3,846

9.28

- Tiền gửi dân cư

25,341

22.01

29,142

23.39

31,945

22.60

3,801

15.00

2,803

9.62

- Tiền gửi TCKT

20,977

18.22

21,721

17.44

22,433

15.87

744

3.55

712

3.28

- Phát hành GTCG

434

0.38

654

0.52

835

0.59

220

50.69

181

27.68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay hộ nông dân tại pgd an hòa chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế - 4

(Nguồn: PGD An Hoà – Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Hương Trà)

2.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Với nguồn vốn huy động được, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay bằng cách đưa ra những cơ chế tín dụng phù hợp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, đầu tư cho các dự án khả thi, có hiệu quả kinh tế cao. Đây là hoạt động trọng tâm, tạo nguồn lợi chính cho ngân hàng.


Doanh số cho vay tăng đều trong 3 năm. Trong năm 2010, đạt 256,785 triệu đồng. Sang năm 2011, đạt 301,736 triệu đồng, tăng 44,951 triệu đồng, tương ứng tăng 17.51%. Doanh số cho vay trong năm 2012 tiếp tục tăng 90,462 triệu đồng, tương ứng tăng 29.98% và đạt 392,198 triệu đồng. Kết quả đó đã phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã nỗ lực tìm các biện pháp để khai thác và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đó. Mặc dù trong các năm qua tình hình kinh tế đầy biến động, sự cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống và ngân hàng mới xuất hiện trên địa bàn nhưng ngân hàng vẫn đẩy mạnh được hoạt động cho vay. Đây là thành quả của sự phối hợp và quyết tâm của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng.

Với sự tăng trưởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng cùng hướng. Năm 2010 doanh số cho vay là 214,278 triệu đồng. Sang năm 2011, tăng 78,205 triệu đồng, tức tăng 36.50%. Đến năm 2012, tăng 83,129 triệu đồng, tương ứng tăng 28.42%. Ta thấy, tốc độ tăng doanh số thu nợ trong năm 2012 chậm hơn so với năm 2011. Điều này là do hoạt động thu nợ phụ thuộc vào kết quả hoạt động SXKD của người vay vốn. Nếu kinh doanh thua lỗ thì người vay vốn có thể chây ì, trốn tránh việc trả nợ, ảnh hưởng đến hoạt động thu nợ của ngân hàng. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào kì hạn trả nợ mà khách hàng đã thỏa thuận với ngân hàng.

Tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng trong 3 năm. Cụ thể là, dư nợ năm 2010 đạt 112,543 triệu đồng. Trong năm 2011, đạt121,796 triệu đồng, tăng 9,253 triệu đồng, tương ứng tăng 8.22%. Dư nợ năm 2012 tiếp tục tăng 16,586 triệu đồng, tương ứng tăng 13.62%. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng đều tăng lên, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng có sự biến động tăng giảm. Cụ thể là, nợ quá hạn năm 2010 là 8,279 triệu đồng, trong đó nợ xấu là 1,455 triệu đồng. Năm 2011, nợ quá hạn giảm 2,831 triệu đồng, tức giảm 34.19% còn 5,448 triệu đồng, và nợ xấu cũng giảm đi 660 triệu đồng, tức giảm 45.36%,còn 795 triệu đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng. Có được điều này là do trong năm 2011, hoạt động sản xuất của khách hàng vay có nhiều điều kiện thuận lợi, năng suất cao, thu nhập tăng nên trả nợ ngân hàng đúng cả gốc và lãi. Ngoài ra, còn do


công tác chủ động giảm nợ quá hạn, xử lý rủi ro, thu hồi nợ có hiệu quả của CBTD đồng thời phản ánh công tác đầu tư vốn có khả thi, mang lại kết quả khả quan. Sang năm 2012, nợ quá hạn tăng 1,467 triệu đồng, tức tăng 26.93%, trong đó nợ xấu cũng tăng 156 triệu đồng, tức tăng 19.62%. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan không mong muốn chứ không hẳn là do nội tại hoạt động của ngân hàng không hiệu quả. Trong năm, tình hình kinh tế biến động, một số doanh nghiệp làm ăn khó khăn, hoạt động thiếu hiệu quả, không thể trả nợ đúng hạn, góp phần làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng. Qua trên, đặt ra vấn đề cho ngân hàng là phải có biện pháp xử lý kịp thời khi có nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và giải quyết linh hoạt những vấn đề phát sinh từ những nguyên nhân không mong muốn để đạt được mục tiêu vừa tăng trưởng dư nợ vừa giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của PGD An Hoà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

GT

GT

+/-

%

+/-

%

Doanh số cho vay

256,785

301,736

392,198

44,951

17.51

90,462

29.98

Doanh số thu nợ

214,278

292,483

375,612

78,205

36.50

83,129

28.42

Dư nợ

112,543

121,796

138,382

9,253

8.22

16,586

13.62

1. Nợ nhóm 1

104,264

116,348

131,467

12,084

11.59

15,119

12.99

2. Nợ nhóm 2

6,824

4,653

5,964

(2,171)

(31.81)

1,311

28.18

3. Nợ xấu

1,455

795

951

(660)

(45.36)

156

19.62

Nợ quá hạn

8,279

5,448

6,915

(2,831)

(34.19)

1,467

26.93

(Nguồn: PGD An Hoà – Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Hương Trà)

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD An Hòa Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà giai đoạn 2010- 2012

Qua bảng 2.4, ta thấy tổng thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010 tổng thu nhập tăng 6,588 triệu đồng hay tăng 36.62% năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,573 triệu đồng hay tăng 6.40%. Tổng thu nhập tăng do sự đóng góp phần lớn của thu nhập từ lãi. Năm 2011, thu nhập từ lãi thuần tăng 6,330


triệu đồng hay tăng 35.69%, năm 2012 tăng 1,238 triệu đồng hay tăng 5.14%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng đã góp phần thu nhập đáng kể cho ngân hàng, thể hiện rõ nét kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các nguồn thu nhập khác của ngân hàng cũng mang lại một phần thu nhập cho ngân hàng. Năm 2011 so với năm 2010 thu từ hoạt động dịch vụ tăng 256 triệu đồng hay tăng 116.36 %, năm 2012 tăng 310 triệu đồng hay tăng 65.13%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao ở các sản phẩm tiền gửi, cho vay và các dịch vụ thanh toán. Thu nhập khác cũng góp phần làm tăng tổng thu nhập cho ngân hàng.

Tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tổng chi phí tăng 5,506 triệu đồng hay tăng 39.44%, năm 2012 tăng 1150 triệu đồng hay tăng 5.91%. Trong đó chi phí trả lãi vẫn chiếm nhiều nhất, năm 2011 chi phí trả lãi tăng 5,503 triệu đồng hay tăng 42.48%, năm 2012 tăng 1,135 triệu đồng hay tăng 6.15%. Chi phí trả lãi tăng chứng tỏ công tác huy động vốn đạt hiệu quả rất tốt, thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng ngày một gia tăng. Các chi phí từ hoạt động dịch vụ và các chi phí khác cũng tăng qua các năm. Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng làm cho ngân hàng phải đầu tư cho chi phí quảng cáo, marketing, chăm sóc khách hàng được tốt hơn để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 4,030 triệu đồng. Năm 2011 so với năm 2010 lợi nhuận trước thuế tăng 1,082 triệu đồng hay tăng 26.85%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 423 triệu đồng hay tăng 8.27%. Mặc dù lợi nhuận năm 2012 tăng không đáng kể so với năm 2011, nhưng ta có thể thấy đó là một sự nổ lực lớn từ phía ngân hàng trong giai đoạn kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Qua sự phân tích trên, có thể đánh giá hoạt động kinh doanh khá tốt, chất lượng, hiệu quả, ổn định và vững chắc đã gần chiếm lòng tin của khách hàng trong và ngoài địa bàn quản lý. Đây là cơ sở khá thuận lợi PGD An Hoà có thể khai thác các lĩnh vực kinh doanh, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta và khó khăn cho hoạt động ngân hàng hiện nay.



Khoá Luận Tốt Nghiệp


Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD An Hoà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

I. Tổng thu nhập

17,992

100.00

24,580

100.00

26,153

100.00

6,588

36.62

1,573

6.40

1. Thu nhập từ lãi thuần

17,734

98.57

24,064

97.90

25,302

96.75

6,330

35.69

1,238

5.14

2. Thu từ hoạt động dịch vụ

220

1.22

476

1.94

786

3.01

256

116.36

310

65.13

3. Thu nhập khác

38

0.21

40

0.16

65

0.25

2

5.26

25

62.50

II. Tổng chi phí

13,962

100.00

19,468

100.00

20,618

100.00

5,506

39.44

1,150

5.91

1. Chi phí trả lãi

12,954

92.78

18,457

94.81

19,592

95.02

5,503

42.48

1,135

6.15

2. Chi phí từ hoạt động dịch vụ

851

6.10

916

4.71

904

4.38

65

7.64

(12)

(1.31)

3. Chi phí khác

157

1.12

95

0.49

112

0.54

(62)

(39.49)

17

17.89

III. Lợi nhuận trước thuế

4,030

100.00

5,112

100.00

5,535

100.00

1,082

26.85

423

8.27

(Nguồn: PGD An Hoà – Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Hương Trà)


SVTH: Hồ Thị Dịu – Lớp K43B TCNH33


2.3. Đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nông dân tại PGD An Hòa Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà

2.3.1. Khái quát về hoạt động cho vay tại ngân hàng

Hiện nay, PGD An Hòa Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Hương Trà thực hiện quy chế cho vay theo nghị quyết số 666/QĐ-HĐQT-TDHo được áp dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2.3.1.1. Điều kiện vay vốn

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân

sự theo quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có đủ năng lực tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam.

2.3.1.2. Thủ tục vay vốn (xem phụ lục2)

Hồ sơ do khách hàng lập. Hồ sơ do ngân hàng lập.

Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập.

2.3.1.3. Mức tiền cho vay

NHNo nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ (%) được cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo Việt Nam để quyết định mức cho vay.

Trường hợp định giá lại tài sản bảo đảm, nếu giá trị tài sản giảm thấp so với lần định giá ban đầu thì mức cho vay hoặc dư nợ cũng phải giảm theo tương ứng.

Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn SXKD trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có tham gia của khách hàng được cụ thể như sau:


- Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong

tổng nhu cầu vốn.

Trường hợp khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản; khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, nhưng được xếp hạng A theo quy định của NHNo Việt Nam, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định.

- Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu

20% trong tổng nhu cầu vốn.

2.3.1.4. Phương thức cho vay

Ngân hàng áp dụng nhiều phương thức cho vay đa dạng để đáp ứng nhu cầu

vốn phong phú của khách hàng. Các phương thức vay gồm:

- Vay từng lần: Là phương thức vay trong đó mỗi lần vay khách hàng phải kí hợp đồng tín dụng để thỏa thuận hạn mức vay trong thời gian nhất định. Đây là phương thức vay phổ biến và thường áp dụng với các khách hàng không thường xuyên.

- Cho vay hợp vốn: Là phương thức cho vay mà ngân hàng phối hợp với một hay nhiều TCTD để cho vay các dự án có vốn lớn, được sử dụng khi nhu cầu vay vốn của khách hàng lớn vượt quá giới hạn cho vay của ngân hàng; do TCTD hay ngân hàng muốn phân tán rủi ro, do bên thực hiện dự án muốn huy động nguồn vốn từ nhiều TCTD khác nhau.

- Cho vay dự án đầu tư: Là phương thức vay áp dụng với các khách hàng vay để thực hiện hoạt động SXKD như bảo lãnh vay vốn với tất cả các thành phần kinh tế, bảo lãnh vay vốn thực hiện hợp đồng dự thầu,…cho vay ủy thác từng nguồn tổ chức trong nước và ngoài nước, cho vay phát triển SXKD…Ngân hàng và khách hàng phải kí các thỏa thuận về số lần giải ngân, phương thức tài trợ, phương thức trả nợ…

- Cho vay trả góp: Phương thức ày thường áp dụng chủ yếu trong cho vay cầm cố, cho vay tiêu dùng đời sống. Ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận về số lãi vay phải trả, số dư nợ gốc sẽ được chia ra làm nhiều kì để trả trong thời hạn vay. Cho vay trả góp thường là loại cho vay trung và dài hạn.


2.3.2. Đánh giá chất lượng cho vay HND của PGD An Hòa Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà trên quan điểm ngân hàng

2.3.2.1. Doanh số cho vay hộ nông dân tại PGD An Hòa Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà

Qua bảng 2.5, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2011 tăng 5,398 triệu đồng (tăng 12.04%) và đạt 50,214 triệu đồng; năm 2012 đạt 54,357 triệu đồng, tăng 4,143 triệu đồng (tăng 8.25%). Kết quả này là do chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới, quy định mức cho vay của HND không phải thế chấp tài sản, mức lãi suất ưu đãi trong các ngành nghề tạo điều kiện cho HND mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay đến các HND trên địa bàn, đưa ra nhiều cơ chế phù hợp, mức lãi suất cho vay thấp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, quan tâm đến phương thức đưa nguồn vốn đến cho các Hộ sao cho thuận tiện, kịp thời: chi vay trực tiếp HND, cử cán bộ đến từng cơ sở để vận động cho vay, cho vay thông qua tổ nhóm đặc biệt là Hội phụ nữ. Ngoài ra, việc thực hiện nghiêm túc phương pháp khoán doanh số cho vay đến từng CBTD đã phát huy được hiệu quả tích cực, làm tăng năng suất, sự nhiệt tình của họ trong việc đẩy mạnh doanh số cho vay qua các năm.

*Xét theo thời hạn vay: Do đặc điểm của ngành nông nghiệp thường mang tính mùa vụ, có chu kì hoạt động tối đa 5 năm nên việc cho vay dài hạn là rất ít, tình hình cho vay chỉ tính cho hai thời hạn: ngắn hạn và trung hạn. Ta thấy, trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Ngân hàng cấp tín dụng dùng để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các HND, đáp ứng nhu cầu vốn cho từng vụ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân trên địa bàn. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm, năm 2011 so với năm 2010 tăng 2,562 triệu đồng hay tăng 6.95%; năm 2012 tăng 2,783 triệu đồng hay tăng 7.06%. Doanh số cho vay trung hạn cũng tăng qua các năm, năm 2011 tăng 2,836 triệu đồng hay tăng 35.69%, năm 2012 tăng 1,360 triệu đồng hay tăng 12.61%.

*Xét theo mục đích sử dụng: Ta thấy ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay, tiếp đến là ngành trồng trọt và còn lại là các ngành nghề khác (thủy sản, lâm nghiệp, buôn bán nhỏ,..). Doanh số cho vay các ngành này cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 cho vay ngành chăn nuôi tăng 2,735 triệu đồng


hay tăng 13.92%; năm 2012 tăng 1,929 triệu đồng hay tăng 8.62%. Đối với ngành trồng trọt, đây là ngành bỏ vốn ít hơn nhưng cần thời gian đầu tư dài và tốn công chăm sóc, cũng là ngành đem lại lợi nhuận thấp hơn các ngành khác, tuy nhiên lại ít xảy ra rủi ro, vì thế ngân hàng cũng yên tâm hơn trong việc cho vay đối với HND. Cụ thể, năm 2011, doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng 2,027 triệu đồng hay tăng 11.63%; năm 2012 tăng 1,315 triệu đồng hay tăng 6.76%. Doanh số cho vay của các ngành nghề khác cũng tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ các HND đã có sự thay đổi cách thức sản xuất so với trước, không chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ mà đã có sự liên kết với các doanh nghiệp để tạo đầu ra cho sản phẩm. Cùng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì người nông dân đã tìm cách thay đổi sản phẩm mình làm ra để đáp ứng nhu cầu đó, nhằm tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống của mình.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay hộ nông dân của PGD An Hoà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

DSCV

44,816

100

50,214

100

54,357

100

5,398

12.04

4,143

8.25

1. Theo thời hạn

- Ngắn hạn

36,869

82.27

39,431

78.53

42,214

77.66

2,562

6.95

2,783

7.06

- Trung hạn

7,947

17.73

10,783

21.47

12,143

22.34

2,836

35.69

1,360

12.61

2. Theo mục đích sử dụng

- Chăn nuôi

19,652

43.85

22,387

44.58

24,316

44.73

2,735

13.92

1,929

8.62

- Trồng trọt

17,436

38.91

19,463

38.76

20,778

38.23

2,027

11.63

1,315

6.76

- NN khác

7,728

17.24

8,364

16.66

9,263

17.04

636

8.23

899

10.75

(Nguồn: PGD An Hoà – Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Hương Trà)

2.3.2.2. Doanh số thu nợ hộ nông dân tại PGD An Hòa Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà

Với phương châm “Chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững” thì cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ là vấn đề mà ngân hàng đặc biệt quan tâm. Doanh


số thu nợ cho ta biết tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng cho vay vốn. Tình hình thu nợ qua 3 năm của ngân hàng khá tốt, có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011, doanh số thu nợ tăng 4,729 triệu đồng (tăng 10.89%); năm 2012 tăng 2,643 triệu đồng (tăng 5.49%).

*Xét theo thời hạn vay: Trong năm 2010, ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 34,327 triệu đồng, chiếm 79.07%. Còn doanh số thu nợ trung hạn chỉ đạt 9,089%, chiếm 20.93%. Điều đó cũng dễ hiểu bởi cơ cấu doanh số cho vay đã nghiêng về cho vay ngắn hạn. Sang năm 2011, doanh số ngắn hạn đạt 38,793 triệu đồng, tăng 4,466 triệu đồng, tức tăng 13.01%. Doanh số thu nợ trung hạn năm 2011 cũng tăng, nhưng tăng không đáng kể, tăng 263 triệu đồng hay tăng 2.89%. Đến năm 2012, thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng, và đạt 40,251 triệu đồng, tăng 1,458 triệu đồng, tức tăng 3.76%. Trong năm 2012, doanh số cho vay trung hạn cũng tăng 1,185 triệu đồng, tức tăng 12.67%.

*Xét theo mục đích sử dụng vốn: Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương, ngân hàng từng bước đầu tư vốn và việc chuyển dịch cơ cấu từ trồng trọt sang chăn nuôi, và được sự quan tâm theo dõi sử dụng vốn đúng mục đích của ngân hàng, nên lĩnh vực chăn nuôi đã từng bước phát huy được thế mạnh của mình. Trong năm 2010, doanh số thu nợ chăn nuôi đạt 19,967 triệu đồng, chiếm 45,99%, còn thu nợ trồng trọt đạt 16,688 triệu đồng, đạt 38.44%. Đến năm 2011, thu nợ chăn nuôi tăng 1,716 triệu đồng, tức tăng 8.59% và đạt 21,683 triệu đồng. Thu nợ ngành trồng trọt năm 2011 tăng 2,344 triệu đồng hay tăng 14.05%, đạt 19,634 triệu đồng. Trong năm 2012, thu nợ chăn nuôi có tăng nhưng tăng ít, so với năm 2011 tăng 390 triệu đồng hay tăng 1.80%, còn thu nợ trồng trọt tăng 602 triệu đồng hay tăng 3.16%. Thu nợ đối với các ngành khác cũng tăng lên. Cụ thể là, năm 2011 tăng 669 triệu đồng, tức tăng 9.89%; năm 2012 tăng 1,651 triệu đồng, tức tăng 22.22%.

Doanh số thu nợ tăng tức là chất lượng tín dụng tăng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu góp phần lành mạnh hóa hơn hoạt động cho vay của ngân hàng. Kết quả đó là do CBTD đã theo dõi nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng và ý thức trả nợ của khách hàng tốt; ngân hàng luôn chú trọng đến công tác tổ chức, củng cố và sắp xếp nhân sự ở các phòng ban, đặc biệt là chú trọng tăng cường biên chế cho lực lượng tín dụng, đảm bảo mỗi địa bàn đều có một CBTD phụ trách việc cho vay cũng như đảm bảo chất lượng món vay ở địa bàn đó.


Bảng 2.6: Doanh số thu nợ hộ nông dân của PGD An Hoà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

DSTN

43,416

100

48,145

100

50,788

100

4,729

10.89

2,643

5.49

1. Theo thời hạn

- Ngắn hạn

34,327

79.07

38,793

80.58

40,251

79.25

4,466

13.01

1,458

3.76

- Trung hạn

9,089

20.93

9,352

19.42

10,537

20.75

263

2.89

1,185

12.67

2. Theo mục đích sử dụng

- Chăn nuôi

19,967

45.99

21,683

45.04

22,073

43.46

1,716

8.59

390

1.80

- Trồng trọt

16,688

38.44

19,032

39.53

19,634

38.66

2,344

14.05

602

3.16

- NN khác

6,761

15.57

7,430

15.43

9,081

17.88

669

9.89

1,651

22.22

(Nguồn: PGD An Hoà – Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Hương Trà)

2.3.2.3. Dư nợ hộ nông dân tại PGD An Hòa Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà

Bảng 2.7: Dư nợ hộ nông dân của PGD An Hoà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

Dư nợ

30,328

100

32,397

100

35,966

100

2,069

6.82

3,569

11.02

1. Theo thời hạn

- Ngắn hạn

18,357

60.53

18,995

58.63

20,958

58.27

638

3.48

1,963

10.33

- Trung hạn

11,971

39.47

13,402

41.37

15,008

41.73

1,431

11.95

1,606

11.98

2. Theo mục đích sử dụng

- Chăn nuôi

17,566

57.92

18,270

56.39

20,508

57.02

704

4.01

2,238

12.25

- Trồng trọt

9,145

30.15

9,576

29.56

10,721

29.81

431

4.71

1,145

11.96

- NN khác

3,617

11.93

4,551

14.05

4,737

13.17

934

25.82

186

4.09

(Nguồn: PGD An Hoà – Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Hương Trà)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2022