Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Qua 3 Năm 2013 – 2015


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga


Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2013 – 2015


ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2013

2014

2015

2014/2013

2015/2014

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

I. THU NHẬP

50.339

100

67.235

100

70.255

100

16.896

33,56

3.020

4,49

1. Thu lãi cho vay

48.882

97,11

65.359

97,21

68.110

96,95

16.477

33,71

2.751

4,21

2. Thu lãi tiền gửi

1

0,002

1

0,001

5

0,01

0

0

4

400

3. Thu nhập từ DVTT & NQ

1.452

2,88

1.869

2,78

2.125

3,02

417

28,72

256

13,7

4. Thu từ hoạt động khác

4

0,008

6

0,009

15

0,02

2

50

9

150

II. CHI PHÍ

31.334

100

41.849

100

48.309

100

10.515

33,56

6.460

15,448

1. Chi trả lãi tiền gửi

18.823

60,07

25.155

60,11

27.255

56,42

6.332

33,64

2.100

8,35

2. Chi lãi phát hành GTCG

1.064

3,4

1.393

3,33

1.495

3,09

329

30,92

102

7,32

3. Chi DVTT & NQ

235

0,75

297

0,71

336

0,7

62

26,38

39

13,13

4. Chi hoạt động khác

11.212

35,78

15.004

35,85

19.223

39,79

3.792

33,82

4.219

28,12

III. LỢI NHUẬN

19.005

100

25.386

100

21.946

100

6.381

33,58

-3440

-13,55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh Huế - 5

(Nguồn: Phòng Phát triển KHCN DongA Bank- CN Huế)



-Về thu nhập


Qua số liệu trên ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh tăng lên qua 3 năm. Năm 2013 tổng thu nhập là 50.339 triệu đồng, năm 2014 là 67.253 triệu đồng, năm 2015 là

70.255 triệu đồng. Năm 2014 so với 2013 tăng 16.896 triệu đồng hay tăng 33,56%; năm 2015 so với năm 2014 tăng 3.020 triệu đồng hay tăng 4,49%.

Do hoạt đông chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay nên thu nhập từ lãi cho vay luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập của chi nhánh. Thu từ lãi cho vay là nguồn thu chủ yếu và lớn nhất của ngân hàng nên trong thời gian qua chi nhánh luôn chú trọng công tác tìm kiếm khách hàng. Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện và phát huy những mặt tích cực trong công tác khách hàng; đặc biệt là chính sách lãi suất để thu hút khách hàng mới và giữ vững khách hàng truyền thống; tăng cường đầu tư công nghệ kĩ thuật, các tiện ích ngân hàng (trang bị mới máy móc thiết bị, vật dụng văn phòng…) để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời chi nhánh cũng tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc tiếp cận các dự án mới, các khách hàng mới. Do đó lượng khách hàng tìm đến chi nhánh ngày càng đông và số tiền thu được từ hoạt động tín dụng ngày càng tăng. Thu từ lãi cho vay năm 2013 là 48.882 triệu đồng, năm 2014 là 65.359 triệu đồng và năm 2015 là

68.110 triệu đồng. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 16.477 triệu đồng hay tăng 33,71%; năm 2015 so với năm 2014 tăng 2.571 triệu đồng hay tăng 4,21%.

Thu nhập từ DVTT & NQ mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó vẫn tăng ở mức ổn định từng năm và nó cũng đem lại một khoản lợi nhuận tương đối cho chi nhánh nhờ hệ thống máy ATM được nâng cấp và hoàn thiện hơn với số lượng máy là nhiều nhất trong số các NHTMCP trên địa bàn toàn thành phố. Vì vậy thu từ DVTT & NQ cũng tăng lên góp phần làm tăng tổng thu nhập của chi nhánh. Năm 2013 là 1.452 triệu đồng, năm 2014 là 1.896 triệu đồng và năm 2015 là 2.125 triệu đồng. Năm 2014 so với năm 20013 tăng 417 triệu đồng hay tăng 28,72%; năm 2015 so với năm 2014 tăng 256 triệu đồng hay tăng 13,7%.


Bên cạnh đó thu lãi tiền gửi và thu từ hoạt động động khác cũng đã góp một phần nhỏ vào thu nhập của chi nhánh.

Có được sự gia tăng về thu nhập này là nhờ chi nhánh không ngừng mở rộng các sản phẩm cho vay với nhiều hình thức: cho vay trả góp mua ô tô, mua sửa chữa nhà, máy tính thiết bị điện tử và các đồ dùng phục vụ sinh hoạt; các dịch vụ mở thẻ thanh toán, thẻ tín dụng ưu đãi miễn phí liên kết với các công ty bán hàng; thõa mãn được nhu cầu vốn của người đi vay trên địa bàn về loại hình, về mức cho vay, về thời hạn, đáp ứng khá đầy đủ mọi yêu cầu mà khách hàng đưa ra. DongA Bank- Chi nhánh Huế còn mở rộng sản phẩm với nhiều đối tượng khác nhau: Hội phụ nữ của các phường, cán bộ nhà nước, công nhân viên, cán bộ hưu trí, tiểu thương, doanh nghiệp tư nhân,… Không chỉ thế chi nhánh đã triển khai thành công nhiều chương trình cho vay ưu đãi mà hội sở đề ra, điều chỉnh lãi suất phù hợp với từng đối tượng, từng sản phẩm với nền kinh tế thị trường nhằm tăng doanh số cho vay.

-Về chi phí


Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ nên để có vốn cho vay thì ngân hàng cũng phải tiến hành huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thu nhập cao thì việc giảm thiểu tới mức thấp nhất chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh luôn được chú trọng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên chi phí chủ yếu là số tiền phải trả cho hoạt động huy động vốn, tức là trả lãi tiền gửi. Khoản mục này luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí.

Nhìn chung chi phí của chi nhánh có xu hướng tăng, tổng chi phí năm 2013 là

31.334 triệu đồng, năm 2014 là 41.849 triệu đồng và năm 2015 là 48.309 triệu đồng. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 10.515 triệu đồng hay tăng 33,56%; Năm 2015 so với năm 2014 tăng 6.460 triệu đồng hay tăng 15,44%, trong đó chủ yếu là sự tăng do chi trả lãi tiền gửi. Qua đó có thể nhận thấy rằng chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bằng các chính sách lãi suất phù hợp.


Khoản chi cho hoạt động khác cũng có xu hướng tăng, trong năm 2013 là 11.212 triệu đồng, năm 2014 là 15.004 triệu đồng và năm 2015 là 19.223 triệu đồng. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 3.792 triệu đồng hay tăng 33,82%; năm 2015 so với năm 2014 tăng 4.219 triệu đồng hay tăng 28,12%. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng rất chú trọng đến công tác trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, hoạt động quản lý…nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó chi lãi phát hành GTCG và chi DVTT &NQ cũng tăng qua các năm nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí của chi nhánh.

-Về lợi nhuận


Lợi nhuận là số tiền thu được từ chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí, mức chênh lệch càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. Do tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập dẫn đến lợi nhuận có sự biến động. Năm 2013 lợi nhuận là 19.005 triệu đồng, năm 2014 là 25.386 triệu đồng, tăng 6.381 triệu đồng so với năm 2013 tỷ lệ tương ứng tăng 33,58%. Nguyên nhân chính của sự gia tăng lợi nhuận trên đó là nhờ vào kết quả thu lãi từ việc cho vay và thu từ dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên năm 2015 mặc dù thu nhập tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, năm 2015 là 21.946 triệu đồng, giảm 3.440 triệu đồng so với năm 2014 tỷ lệ tương ứng giảm 13,55%. Nguyên nhân do thu nhập lãi thuần tăng chậm, lãi suất cho vay thấp khiến cho khoản lãi thu về không cao. Trong khi đó chi nhánh phải tăng chi phí dự phòng rủi ro.

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Huế giai đoạn 2013- 2015.

2.2.1 Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Huế


NGƯỜI

THỰC HIỆN

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Nhân viên phát triển kinh doanh


Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn


Kiểm tra hồ sơ, Thẩm định KH



Kiểm soát


Xét duỵệt


Không

Soạn thảo Hợp đồng Tín dụng Ký kết Hợp đồng


Hạch toán và giải ngân tiền vay


Theo dõi việc sử dụng khoản vay


Gia hạn và tất toán khoản vay

Nhân viên thẩm định tín dụng

Trưởng phòng phát triển kinh doanh KHCN

Giám đốc CN

hoặc người được uỷ quyền

Nhân viên hỗ trợ tín dụng

Giám đốc CN

Nhân viên hỗ trợ tín dụng, kiểm ngân, giao dịch

viên

Chuyên viên Ban Kiểm soát hỗ trợ tín dụng/

Chuyên viên KH


Chuyên viên KH

Sơ đồ 5: Quy trình cho vay tiêu dùng


(Nguồn: Phòng Phát triển KHCN DongA Bank- CN Huế)


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Thanh Nga


2.2.2 Tình hình cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Huế

Bảng 2.4. Tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của ngân hàng qua 3 năm 2013 - 2015

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2014/2013

2015/2014

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

1. Doanh số CVTD

74.710

100

93.672

100

112.752

100

18.962

25,38

19.080

20,37

Ngắn hạn

11.207

15

18.734

20

14.658

13

7.527

67,16

-4.076

-21,76

Trung, dài hạn

63.504

85

74.938

80

98.094

87

11.434

18,01

23.156

30,90

2. Doanh số thu nợ CVTD

54.668

100

65.508

100

92.306

100

10.840

19,83

26.798

40,91

Ngắn hạn

8.200

15

13.102

20

18.461

20

4.902

59,78

5.359

40,90

Trung, dài hạn

46.468

85

52.406

80

73.845

80

5.938

12,78

21.439

40,91

3. Dư nợ CVTD

32.305

100

60.469

100

80.915

100

28.164

87,18

20.446

33,81

Ngắn hạn

8.296

25,68

13.929

23

10.125

12,51

5.633

67,90

-3.804

27,31

Trung, dài hạn

24.009

74,32

46.540

77

70.790

87,49

22.531

93,84

24.250

52,11

4. Nợ quá hạn CVTD

300

100

370

100

340

100

70

23,33

-30

8,11

Ngắn hạn

90

30

90

24,32

40

11,76

0

0

-50

55,56

Trung, dài hạn

210

70

280

75,68

300

88,24

70

33,33

20

7,14

5. Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD


0,92


0,61


0,42


-0,31


-0,19

Ngắn hạn


1,08


0,65


0,4


-0,43


-0,25

Trung, dài hạn


0,87


0,60


0,42


-0,27


-0,18

6. Nợ xấu CVTD

210

100

230

100

170

100

20

9,52

-60

-26,09

7. Tỷ lệ nợ xấu CVTD


0,65


0,38


0,21


-0,27


-0,17

(Nguồn: Phòng phát triển KHCN DongA Bank – CN Huế)



-Doanh số CVTD


Theo kỳ hạn thì ta thấy có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và luôn chiếm tỷ trọng 85% - 87% trong tổng DSCVTD (doanh số cho vay tiêu dùng), không chỉ vậy tốc độ tăng của nó còn tăng lên qua các năm, điển hình năm 2014/2013 tăng 11.434 triệu đồng và năm 2015/2014 tăng

23.156 triệu đồng. Bởi vì hiện nay khách hàng cho vay tiêu dùng tại DAB Huế chủ yếu là vay để mua, sửa chữa nhà ở, mua xe máy, ô tô nhưng những khách hàng nguồn trả nợ chủ yếu là tiền lương thu nhập hàng tháng. Nhưng nhìn chung tiền lương thu được hàng tháng của khách hàng này ngoài việc trả nợ cho ngân hàng thì cũng để lại trang trãi chi tiêu hàng ngày. Vì vậy mà nhóm khách hàng này vay vốn chủ yếu là vay trung, dài hạn. Còn cho vay ngắn hạn chủ yếu là những khách hàng thiếu vốn tạm thời để sử dụng, chỉ thiếu vốn trong thời gian ngắn, nên đối tượng này chủ yếu là vay ngắn hạn, vì vậy chỉ chiếm một số lượng nhỏ hơn trong DSCV. Qua đó cho ta thấy, DSCV theo kì hạn nào sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng.

Nhìn chung, cho vay trung, dài hạn chiếm một tỉ trọng lớn trong CVTD và điểu này có thể đem đến nhiều rủi ro tín dụng hơn và đặc biệt bản chất của hoạt động CVTD là mang lại rủi ro cao hơn so với các hoạt động cho vay khác. Từ đó đặt ra cho ngân hàng cần phải có công tác quản lí và thu hồi nợ thật tốt để hạn chế rủi ra tín dụng cho chi nhánh từ đó khoản vay vừa an toàn vừa đem đến lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

-Doanh số thu nợ CVTD


CVTD sẽ đem đến lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng lợi nhuận thì đi kèm với rủi ro, làm thế nào để các khoản vay đều được thu hồi đủ và đúng hạn cả gốc và lãi. Điều đó nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng việc làm và thu nhập của người đi vay vốn cũng như công tác quản lí thu hồi nợ của ngân hàng... Không kể đến các yếu tố việc làm và thu nhập của khách hàng thì ngân hàng muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì ngoài việc nâng cao DSCV cần phải làm tốt công tác thu hồi nợ, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động CVTD.


Cũng giống như DS CVTD thì thu nợ trong cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay ngắn hạn, luôn đạt tỷ trọng từ 80% trở lên trong tổng DSTN CVTD. Tốc độ tăng của cho vay trung, dài hạn lại thấp hơn so với ngắn hạn vào năm 2014/2013 ngắn hạn tăng 59,78% trong khi đó trung, dài hạn chỉ tăng 12,78 %. Tuy nhiên năm 2015/2014 ngắn hạn chỉ tăng 40,90% còn trung, dài hạn lại tăng 40,91 %. Cho thấy được khả năng thu hồi nợ trong cho vay dài hạn đang tăng dần lên và đạt kết quả ngày càng cao.

-Dư nợ CVTD


Dư nợ CVTD đều tăng qua ba năm đặc biệt tăng nhanh vào năm 2014. Năm 2014/2013 tốc độ tăng 87,18%. Năm 2015/2014 tốc độ tăng giảm chỉ còn 33,81%. Trong đó chủ yếu là tốc độ tăng dư nợ trung, dài hạn. Năm 2014 là 46.540 triệu đồng tăng 22.531 triệu đồng so với 2013 (tăng 93,84%). Năm 2015 là 70.790 triệu đồng tăng 24.250 triệu đồng so với 2014 (tăng 52,11%). Trước đây khi đời sống của người dân còn chưa cao nên khách hàng đến chi nhánh vay tiêu dùng thường ít mạo hiểm và chỉ vay vốn để phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Tuy nhiên với sự phát triển hiện nay, đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu mua sắm các loại tài sản có giá trị cao hơn như ô tô, nhà cửa,…đây là các loại sản phẩm cần có số tiền lớn để mua được nên kỳ hạn của nó dài. Không chỉ thế đối tượng cán bộ nhân viên vay tín chấp trả nợ bằng tiền lương của mình nên phần lớn thường có nhu cầu sử dụng sản phẩm có kỳ hạn dài để thuận tiện việc trả nợ mà vẫn chi trả sinh hoạt cho hàng tháng của mình. Bởi vậy cho vay trung, dài hạn có dư nợ cao hơn vì số tiền lớn, thời hạn dài nên số dư tài khoản tiền vay của khách hàng từ năm trước chuyển sang vẫn ở mức cao và hầu như ít có món vay nào được tất toán. Kết quả trên chứng tỏ chi nhánh đã cố gắng nhiều trong công tác cho vay. Tuy nhiên không phải dư nợ CVTD càng cao thì có thể khẳng định chất lượng CVTD là tốt. Để có thể đảm bảo tốt chất lượng CVTD thì bên cạnh việc mở rộng hoạt động CVTD cần phải được thực hiện song song với việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát.

-Nợ quá hạn CVTD


Dựa vào bảng số liệu 2.4 nợ quá hạn CVTD năm 2013 là 300 triệu đồng, năm 2014 là 370 triệu đồng tăng 70 triệu đồng (tương ứng tăng 23,33%). Nguyên nhân là


do ảnh hưởng tình hình khinh tế năm 2013, là năm có nhiều khó khăn, thử thách đối với hệ thống ngân hàng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, hàng chục ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc giải thể, thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, dẫn đến nợ xấu tồn đọng, tăng trưởng tín dụng thấp, cũng là năm tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại,… có thể nói năm 2013 là năm đầy khó khăn và thử thách cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt đối với các ngân hàng TMCP. Tuy tình hình kinh tế nói chung và ngành tài chính – ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn, song chi nhánh đã tập trung chỉ đạo điều hành ngân hàng bám sát nhiệm vụ, đề ra nhiều giải pháp phù hợp, đến năm 2015 nợ quá hạn là 340 triệu đồng giảm 30 triệu đồng (tương ứng giảm 8,11%).

Vì doanh số và dư nợ trong cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao nên nợ quá hạn CVTD trong cho vay trung, dài hạn cũng chiếm tỷ trọng cao là điều hiển nhiên. Năm 2014/2013 nợ quá hạn CVTD trong ngắn hạn không tăng nhưng cũng không giảm trong khi đó trong cho vay trung, dài hạn lại tăng 70 triệu đồng (tăng 33,33%). Nguyên nhân tăng có thể do từ phía khách hàng gặp rủi ro như đau ốm, tai nạn đột xuất, chi tiêu cho việc tiêu dùng quá mức như xây nhà, mua xe,…hay ảnh hưởng từ thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn nên không thể trả tiền đúng hạn. Cũng có thể do từ chi nhánh chưa tìm hiểu kĩ về khách hàng của mình, khả năng sử dụng vốn có hiệu quả hay không và khả năng trả nợ cho chi nhánh dẫn đến việc khách hàng trả nợ không đúng hạn. Đây là loại cho vay chiếm tỷ trọng cao trong CVTD nhưng nợ quá hạn lại tăng là điều phải xem xét dù tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một % rất nhỏ. Nhưng dù vậy sang năm 2015 nợ quá hạn vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm hơn rất nhiều, cụ thể 2015/2014 tăng 20 triệu đồng (tăng 7,14 %). Điều này cho ta thấy được chi nhánh đã chú trọng hơn trong công tác thẩm định, kiểm tra và thu hồi nợ. Còn cho vay ngắn hạn cả ba năm về nợ quá hạn hay tỷ lệ nợ quá hạn đều đạt được kết quả tốt cho thấy công tác thẩm định hay uy tín của khách hàng là rất tốt.

-Nợ xấu


Hoạt động cho vay ngân hàng luôn đi kèm những rủi ro như mất vốn, không thu được tiền lãi vay. Để đảm bảo ổn định hoạt động khi các rủi ro xảy ra, các ngân hàng


đã sử dụng biện pháp dự phòng rủi ro bằng việc trích lập các quỹ để bù đắp khi có tổn thất xảy ra. Thông thường, dự phòng rủi ro phải trích được tính toán theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên cơ sở các khoản nợ được xác định có tính rủi ro. Theo đó các khoản nợ được phân chia thành những nhóm nợ có tính rủi ro ở các cấp độ khác nhau. Tương ứng với mỗi nhóm nợ, ngân hàng xác lập một tỷ lệ trích dự phòng. Các khoản nợ càng rủi ro thì tỷ lệ trích dự phòng càng cao.

Dựa vào bảng số liệu 2.4 cũng giống như nợ quá hạn, nợ xấu năm 2014 là 230 triệu đồng tăng 20 triệu đồng (tương ứng tăng 9,52%). Nguyên nhân là ảnh hưởng tình hình kinh tế năm 2013 đầy biến động nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản nên có rất nhiều khách hàng bị mất việc làm, từ đó họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng; ngoài ra còn một số nguyên nhân do người vay bị ốm đau, phải nghỉ việc để chữa bệnh, chết hoặc tai nạn làm giảm sút thu nhập nên không trả nợ được cho ngân hàng, bên cạnh đó còn có thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, mất mùa kéo dài làm cho người dân không có thu nhập trả nợ. Song năm 2015 xợ xấu giảm còn 170 triệu (tương ứng giảm 26,09%). Đây là dấu hiệu đáng mừng cho nhánh chi nhánh khi công tác thu hồi nợ đã phần nào được nhiều hiệu quả. Về tỷ lệ nợ xấu đã giảm qua các năm, ở năm 2013 là 0,65% vượt ngưỡng an toàn (0,5%), năm 2014 là 0,38%, giảm 0,27% và năm 2015 tiếp tục giảm còn 0,21%. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với chi nhánh, khi tỷ lệ nợ xấu giảm liên tục, nằm ở ngưỡng an toàn (0,5%). Điều này cho thấy được cố gắng của chi nhánh trong công tác thẩm định cho vay, công tác quản lý và thu hồi nợ.


2.3 Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Huế

2.3.1Thông tin chung về mẫu điều tra

2.3.1.1Nguồn thông tin giúp khách hàng biết đến dịch vụ CVTD và mục đích vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân

Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu điều tra



Tiêu chí


Thuộc tính


Tần số

Tỷ lệ (%)


Biết đến sản phẩm

Bạn bè, người thân

60

44.1

Báo chí, truyền hình

3

2.2

Nhân viên tín dụng

73

53.7


Mục đích

Mua, xây dựng, sửa chữa nhà, đất

48

38.1

Đi du học

1

0.8

Mua sắm phương tiện đi lại

76

60.3

Đi du lịch

1

0.8

(Nguồn: Số liệu điều tra mẫu)


- Nguồn thông tin khách hàng biết đến dịch vụ cho vay tiêu dùng:


Qua số liệu điều tra cho thấy trong 125 khách hàng được phỏng vấn thì có đến 73 người (tương ứng 53,7%) biết đến dịch vụ CVTD của ngân hàng thông qua nhân viên tín dụng, đây là một nguồn thông tin đáng tin cậy, khi mà chính bản thân nhân viên tín dụng ngân hàng là những người có hiểu biết, có kinh nghiệm nhiều về lĩnh vực này, do đó sẽ giới thiệu, quảng bá những thông tin về dịch vụ CVTD đối với người dân. Ngoài ra, một nguồn thông tin khác cũng được khách hàng đánh giá cao là thông qua nguồn thông tin chính là bạn bè, người thân. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy mà khách hàng có thể tham khảo, chính những bạn bè, người thân đã từng hoặc đang sử dụng dịch vụ sẽ cung cấp cho họ những thông tin bổ ích. Biết đến dịch vụ CVTD của ngân


hàng thông qua báo chí, truyền hình chỉ có 3 người (chiếm 2.2%), điều này phản ánh đúng thực tế là ngân hàng ít đăng các quảng cáo trên tạp chí, truyền hình do đó lượng khách hàng biết đến chương trình cho vay của ngân hàng thông qua nguồn thông tin này là không cao.

- Mục đích vay tiêu dùng tại ngân hàng

Nắm bắt được mục đích vay của khách hàng cũng là một điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc điều chỉnh và huy động vốn cho hợp lí. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Huế thì phần lớn khách hàng vay vốn với mục đích mua sắm phương tiện đi lại, cụ thể trong 125 khách hàng điều tra thì có 76 khách hàng vay với mục đích mua sắm phương tiện đi lại (chiếm 60,3%), có 48 khách hàng vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà, đất (chiếm 38,1%) và ít nhất là mục đích vay đi du học và đi du lịch chỉ có 1 người (chiếm 0,8%). Qua đây, cho thấy nhu cầu về phương tiện đi lại và về nhà, đất vẫn đóng vai trò thiết yếu đối với người dân.

2.3.1.2 Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu

Nhìn chung, khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Đông Á có các đặc điểm như sau:

Bảng 2.6: Đặc điểm đối tượng điều tra


Tiêu chí

Thuộc tính

Tần số

Tỷ lệ (%)

Giới tính

nam

38

30,4

nữ

87

69,6


Độ tuổi

<2 triệu

11

8,8

2-4 triệu

64

51,2

4-6 triệu

40

32

>6 triệu

10

8


Nghề nghiệp

Cán bộ, CNVC

46

36,8

Kinh doanh, buôn bán

51

40,8

Công nhân, nông dân

28

22,4

(Nguồn Số liệu mẫu điều tra)

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí