Tình Hình Áp Dụng Hiệp Định Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm Tại Một Số Nước Trên Thế Giới


năng trả nợ khi các tài sản nợ đến hạn thanh toán, NHTM phải có tiềm lực vốn đủ mạnh (vốn tối thiểu bằng 8% trên tài sản có rủi ro). Trong khi đó, việc tăng vốn đối với NHTM chủ yếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại.

(b) Các trọng số rủi ro tương ứng với từng loại tài sản có giúp NHTM xác định được mức độ rủi ro của danh mục đầu tư của mình, từ đó có các chính sách phòng ngừa rủi ro (risk hedging) phù hợp.

(c) NHTM phải xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý, trong đó vốn loại 1 phải chiếm tối thiểu 50% để đảm bảo có đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ đến hạn. Thay vì cố gắng phát hành các công cụ nợ mang tính vốn (ví dụ trái phiếu kỳ hạn dài…), NHTM phải tìm các biện pháp tăng vốn loại 1.

(d) Vì quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mang tính quốc tế đối với những ngân hàng có hiện diện và giao dịch quốc tế, việc đáp ứng tỷ lệ tối thiểu 8% vốn trên tài sản có rủi ro như một điều kiện tiên quyết để NHTM đó có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại một quốc gia khác.

Ngoài ra, các cột trụ còn lại trong Basel II là những chỉ dẫn mang tính đúc kết đối với công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, tăng cường giám sát và đảm bảo tính minh bạch của NHTM. Một số chỉ dẫn quan trọng bao gồm:

(e) Các nguyên tắc đặt ra về cơ chế rà soát giám sát yêu cầu NHTM phải xây dựng được một hệ thống kiểm soát an toàn và giám sát tuân thủ đầy đủ và phù hợp nhằm kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm và xác định rủi ro ở tất cả các khâu, các bộ phận, ngành dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. Bộ máy kiểm soát nội bộ phải được xây dựng song song cùng với phát triển dịch vụ và thị trường. Trường hợp của ngân hàng ABN AMRO của Hà Lan bị phạt 80 triệu USD tại thị trường Mỹ vào cuối năm 2005 vì vi phạm các quy định và luật pháp nước Mỹ đã chứng tỏ rằng việc ưu tiên đầu tư cho công tác giám sát, kiểm soát nội bộ không phải là các khoản đầu tư vô ích. Trong nhiều trường hợp, tổn thất do thiếu một bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ lớn hơn nhiều lần chi phí để xây dựng và vận hành bộ máy đó.

(f) Theo nội dung của cột trụ thứ 3 của Hiệp định Basel II, mỗi ngân hàng phải có một chính sách công bố thông tin được thống nhất ban hành bởi HĐQT của ngân hàng đó. Chính sách này phải quy định cụ thể về việc công bố các loại rủi ro


mà NHTM đó gặp phải và mức độ rủi ro của mỗi loại, đồng thời quy định nội dung kiểm soát nội bộ đối với quá trình công bố thông tin này. Ý nghĩa của cột trụ này là khẳng định tầm quan trọng của việc công bố thông tin, kể cả các thông tin về tự đánh giá nội bộ về hồ sơ rủi ro của mỗi ngân hàng nhằm minh bạch hoá và dễ kiểm soát.

Có thể nói đối với bất kỳ NHTM nào, cho dù trình độ phát triển về mặt quản trị rủi ro, quy mô hoạt động hay ứng dụng công nghệ tin học cao hay thấp, việc ứng dụng các chỉ dẫn và quy định của Hiệp định Basel II vào trong hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình đều mang tính thiết thực. Lý do là các loại rủi ro được nêu trong Hiệp định Basel II là những rủi ro chủ yếu mà một NHTM sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các phương pháp quản trị rủi ro dựa trên 3 cột trụ: tính toán vốn tối thiểu, quy trình rà soát, giám sát và nguyên tắc thị trường là những chỉ dẫn cơ bản để một NHTM xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho mình, cũng như cơ quan giám sát hoạt động tài chính tiền tệ thực hiện các chức năng xây dựng ban hành khuôn khổ luật pháp, thực hiện giám sát, can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ trên cơ sở minh bạch và phát triển bền vững.


CHƯƠNG 2‌

VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM


2.1 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Mặc dù Hiệp định Basel II dự định chỉ có hiệu lực trong phạm vi của 10 thành viên (nhóm G-10), và ngay cả tại các nước này thì các yêu cầu và quy định của Hiệp định Basel II cũng chỉ mang tính ràng buộc với các ngân hàng quốc tế có quy mô hoạt động lớn (international active banks), nhưng do tính chuẩn mực của các nội dung trong Hiệp định Basel II, ngay cả các NHTM có quy mô nhỏ và không có hoạt động quốc tế của các nước G-10 cũng chấp nhận Basel như một chuẩn mực trong quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát an toàn và tự nguyện tuân theo các quy định và hướng dẫn trong Hiệp định Basel II. Theo thống kê của Uỷ ban Basel, Hiệp định Basel I đã được áp dụng tại trên 100 quốc gia và được ngành ngân hàng trên thế giới coi như chuẩn mực về công tác rà soát và giám sát an toàn hoạt động của NHTM.

2.1.1 Việc áp dụng Basel II tại nhóm G-10

Mặc dù Hiệp định Basel I – 1988 được áp dụng phổ biến và rộng rãi trên khắp thế giới, những yêu cầu mới trong Hiệp định Basel II – 2004 đã làm một số quốc gia thấy cần phải có một thời gian để chuyển hoá thành các quy định cụ thể về luật pháp trong ngành ngân hàng. Một trong những lý do quan trọng là các quy định được xây dựng trên cơ sở hoạt động của các NHTM phát triển, có trình độ quản lý tiên tiến và ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao.

Trong tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng hoá vòng 3 (Quantitative Impact Study 3 – QIS3), Uỷ ban Basel đã xây dựng và thống nhất lộ trình áp dụng các quy định và hướng dẫn trong Hiệp định Basel II bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2006. Tuy nhiên, 9 trong 10 nước thành viên trong đó có cả Hoa Kỳ và Đức đều


tuyên bố sẽ phải thực hiện vòng 4 Nghiên cứu ảnh hưởng lượng hoá để vạch ra các bước cụ thể áp dụng Basel II.

Trong số các nước thành viên của Uỷ ban Basel, với việc tham gia vào xây dựng nội dung Hiệp định Basel II, các nước này đã gián tiếp thừa nhận trách nhiệm và cam kết áp dụng Basel II, mặc dù đối với một số nước chỉ cam kết áp dụng từng phần. Các nước thuộc G10 là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng các quy định về vốn an toàn tối thiểu trong Basel II theo một đạo luật mới Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra. Cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ là công bố sẽ không áp dụng toàn bộ các quy định và hướng dẫn trong Basel II.

Cơ quan giám sát hoạt động NHTM của Hoa Kỳ quy định rằng chỉ có những ngân hàng có hoạt động kinh doanh tài chính quốc tế ở một quy mô nhất định thì mới yêu cầu áp dụng Basel II. Tuy nhiên với những ngân hàng này, Hoa Kỳ yêu cầu thay vì lựa chọn phương pháp, bắt buộc phải sử dụng phương pháp Tự đánh giá nội bộ (Internal Rating Based Approach) nâng cao đối với rủi ro tín dụng và Phương pháp đo lường tiên tiến (Advanced Measurement Approach) đối với rủi ro tác nghiệp. Trên thực tế, các ngân hàng này chiếm tới 99% tổng tài sản có tại nước ngoài và 2/3 tổng tài sản có trong nước của toàn bộ ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Trong thời gian tới, để cụ thể hoá Hoa Kỳ sẽ quy định tất cả những NHTM có tổng tài sản có lớn hơn 25 tỷ USD sẽ phải áp dụng Basel II. Những ngân hàng nhỏ hơn, với bảng cân đối tài khoản đơn giản không cần thiết phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phức tạp và tốn kém như quy định trong Hiệp định này. Điều này không trái với quy định trong Hiệp định Basel II, vì Uỷ ban Basel quy định Hiệp định này chỉ áp dụng đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh quốc tế lớn (international active bank).

9 thành viên EU của Uỷ ban Basel bao gồm: Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxumbourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Vương quốc Anh đã chính thức áp dụng các quy định của Uỷ ban châu Âu về vốn an toàn tối thiểu xây dựng trên cơ sở Hiệp định Basel II từ tháng 7/2004. Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD), không chỉ có NHTM.


Bảng 2.1: Lộ trình áp dụng Hiệp định Basel II


2006

2007

2008

2009

2010


Hiệp định

Basel bắt đầu có hiệu lực đối với nhóm G10

(cuối năm


Giai đoạn chuyển đổi đối

với nhóm G10

Hiệp định Basel có hiệu

lực bắt buộc đối với G10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định BASEL II và việc áp dụng tại Việt Nam - 6

Nguồn: [28], tr.3, 8

Như vậy, Hiệp định Basel II vẫn còn giai đoạn đệm từ cuối năm 2006 tới năm 2009 để các quốc gia triển khai vào thực tế và đóng góp ý kiến nhằm bổ sung và chỉnh sửa hoàn thiện, tới mốc cuối 2009 mới chính thức có hiệu lực bắt buộc với nhóm các nước thành viên BCBS.

2.1.2 Việc áp dụng Basel II tại một số nước đang phát triển ngoài G-10

Viện ổn định tài chính (Financial Stability Institute – FSI) thuộc BIS đã tiến hành một cuộc khảo sát về việc áp dụng Hiệp định Basel II tại các nước không phải thành viên của Uỷ ban Basel cho thấy tại các nước phát triển và đang phát triển ngoài G10, Chính phủ cũng rất quan tâm tới việc áp dụng chuẩn mực về quản trị rủi ro và giám sát an toàn hoạt động NHTM tuân thủ theo Basel II. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia mong muốn gia nhập WTO.

Giống như 9 nước thành viên EU thuộc nhóm G10, các quốc gia thành viên EU còn lại (16 nước) cũng áp dụng tương tự quy định về vốn an toàn tối thiểu từ tháng 7/2004 tuân thủ chặt chẽ theo Basel II.

Bảng 1.5 phản ánh tổng hợp dự định của các nước thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới áp dụng Basel II trong tính toán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp. Kết quả lấy từ điều tra của FSI gửi tới 115 nước và


có 107 nước trả lời. Xem thêm trong Phụ lục 3 – Tình hình áp dụng Hiệp định Basel II tại một khu vực châu Á.

Bảng 2.2: Kế hoạch áp dụng Basel II tại các nước ngoài G10 – Tỷ lệ % tổng tài sản có trong ngành ngân hàng sẽ được áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II


Khu vực

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tác nghiệp

Cuối

2006

Cuối

2009

Cuối

2015

Cuối

2006

Cuối

2009

Cuối

2015


Châu Âu ngoài G10


72%


82%


87%


71%


82%


87%

Châu Phi

58%

79%

89%

58%

67%

87%

Châu á

30%

62%

62%

30%

62%

62%

Vùng Ca-ri-bê

0%

23%

23%

0%

23%

24%

Mỹ La tinh

19%

85%

95%

19%

85%

95%

Trung Đông

4%

73%

76%

4%

73%

76%

Nguồn: [25], tr.5


2.1.3 Bài học rút ra từ thực tiễn áp dụng Hiệp định Basel II tại các nước trên thế giới

(1) Hiệp định Basel II và các quy định, hướng dẫn trong Hiệp định là những chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM. Mặc dù đầu tiên Hiệp định Basel được thiết kế để áp dụng đối với các NHTM lớn, có quy mô hoạt động quốc tế đáng kể tại nhóm 10 nước phát triển là thành viên của BIS, nhưng thực tiễn đã chứng minh nó cũng phù hợp với ngành ngân hàng ở các quốc gia khác, kể cả các quốc gia đang phát triển vì tính khoa học và thực tiễn trong tiếp cận công tác quản trị rủi ro và giám sát an toàn hoạt động NHTM mà Hiệp định Basel II đưa ra.

(2) Việc áp dụng Hiệp định Basel II phụ thuộc vào trình độ phát triển của ngành tài chính ngân hàng cũng như nền kinh tế của nước chủ nhà. Do những


phương pháp quản trị rủi ro mà Hiệp định Basel II đưa ra dựa trên nền tảng quản trị rủi ro đối với hoạt động của các NHTM tiên tiến, các quốc gia nên lựa chọn từng phần nội dung phù hợp để cụ thể hoá thành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các loại TCTD nước mình. Trong khi các phương pháp Tự đánh giá nội bộ (IRB) trong quản trị rủi ro tín dụng, các chuẩn mực quản trị rủi ro tác nghiệp mang tính phức tạp và đòi hỏi NHTM phải có trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức tiên tiến mới áp dụng được, các quy định về tính toán tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trên tài sản có rủi ro, phương pháp Chỉ số cơ bản (BIA) và phương pháp chuẩn hoá (Standardised Approach - SA) thường được phần lớn các quốc gia áp dụng trước.‌

(3) Các quốc gia nên xây dựng cho mình một lộ trình áp dụng Basel II riêng, chia thành từng bước, từng giai đoạn và trên cơ sở định kỳ rà soát lại để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường kinh tế. Tiến hành đồng thời các nghiên cứu lượng hoá tác động (QIS) để đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường (các NHTM) đối với các quy định về giám sát an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng đưa ra.

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của các NHTM

2.2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành

Có thể tóm lược quá trình phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam qua 4 giai đoạn kể từ thời điểm ngày 6/5/1951 [3]. Tuy nhiên, vai trò của các NHTM với ý nghĩa là một chủ thể của nền kinh tế thị trường mới chỉ bắt đầu cách đây 16 năm, kể từ tháng 5/1990 với sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng. Hai pháp lệnh này đã lần đầu tiên chính thức chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực thị nhiệm vụ quản lý Nhà nước về mọi mặt hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và điều hoà lưu thông tiền tệ; phát hành tiền, điều hành chính sách


tiền tệ, lãi suất và tỷ giá chung trong toàn quốc; lấy trách nhiệm giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu. Trong khi đó, các NHTM được ra đời tập trung vào hoạt động kinh doanh theo đúng nghĩa (hạch toán chi phí, mục tiêu sinh lời), tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình.

Tháng 12/1997, hai luật về ngân hàng Việt Nam là Luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng chính thức ra đời và có hiệu lực từ 1/10/1998. Đây là một bước phát triển cao hơn về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng và dịch vụ tài chính của Việt Nam, mở đường cho sự phát triển của ngành. Theo tinh thần của Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của NHTM (sau đây gọi tắt là Nghị định 49/CP)thì “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận” (Chương I, Điều 1, khoản 2, Nghị định 49/CP). Trong Luật các TCTD và Nghị định 49/CP cũng quy định cụ thể về quản trị điều hành và kiểm soát của NHTM (gồm NHTM nhà nước và NHTM cổ phần của nhà nước và nhân dân), hệ thống kiểm tra kiểm soát và công tác kiểm toán. Đến thời điểm tháng 5/2006, NHNNVN đang phối hợp với công ty tư vấn PriceWaterhouse and Coopers xây dựng một nghị định mới thay thế Nghị định 49/CP. Theo bản dự thảo của Nghị định này, NHTM bao gồm có NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH trách nhiệm hữu hạn (chia thành 2 loại có hai chủ sở hữu trở lên và trách niệm hữu hạn 1 thành viên).

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được thiết lập thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Tính đến hết năm 2005, Việt Nam có 5 NHTM nhà nước (quốc doanh), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 25 NHTM cổ phần đô thị, 11 NHTM cổ phần nông thôn, 27 chi nhánh NHTM nước ngoài, 4 NHTM liên doanh, 44 văn phòng đại diện của các tổ chức

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí