công tác quản trị điều hành hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Hơn thế nữa, do tín dụng là hoạt động chủ yếu (như trên trình bày, chiếm tới 70% hoạt động và khoảng 80% đến 90% doanh thu), các NHTM Việt Nam mới chỉ quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng là chủ yếu.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rủi ro tác nghiệp đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện này là rất lớn, đặc biệt khi thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng mở cửa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Rủi ro tác nghiệp có thể chuyển thẳng sang tổn thất nghiêm trọng, trực tiếp đối với ngân hàng, thậm chí trong một số trường hợp làm rung chuyển toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ của đất nước. Một số trường hợp ví dụ cụ thể dưới đây sẽ củng cố cho kết luận này.
Năm 2004, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam phát hiện và xử lý một cán bộ là phụ trách kho quỹ của một chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội. Trong thời gian từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2004, cán bộ này đã lợi dụng sơ hở của quy trình nghiệp vụ kho quỹ và kế toán giao dịch của ngân hàng để chiếm đoạt số tiền hơn 4 triệu USD và 200.000 EUR. Bản chất của hành vi phạm tội này là cán bộ thực hiện thu nhận tiền của khách hàng nhưng không nhập kho, không đưa dữ liệu vào hệ thống. Cuối ngày kiểm quỹ so với dữ liệu hệ thống vẫn cân khớp, tuy nhiên không phản ánh số tiền thực thu, thực chi trong ngày. Chỉ đến thời điểm cuối năm tài chính khi xây dựng báo cáo cân đối tài khoản chung và đối chiếu so sánh với các tài khoản trung gian mới phát hiện ra. Tổng tổn thất lên tới hơn 60 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2004, một sự kiện khác gần tương tự xảy ra với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mức tổn thất còn lớn hơn: 499 tỷ đồng.[4] Sở Quản lý và Kinh doanh vốn ngoại tệ của ngân hàng này đã kinh doanh thua lỗ, chỉ trong 10 tháng cuối năm 2004 với tổn thất kỷ lục như trên. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do cán bộ không tuân thủ quy trình nghiệp vụ trong công tác kinh doanh ngoại tệ và hạch toán kế toán. Công tác giám sát, kiểm soát, kiểm tra lỏng lẻo dẫn đến không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Sự kiện này khiến người ta liên hệ tới việc phá sản của một trong những ngân hàng
lớn nhất của Anh quốc là ngân hàng Baring Bank năm 1995 xuất phát từ những lỗ hổng trong cơ chế điều hành, kiểm soát giám sát tại một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng.
2.2.3.4 Các loại rủi ro khác
Cũng tương tự như rủi ro tác nghiệp, chưa có NHTM nào trong hệ thống tiến hành đánh giá một cách bài bản, khoa học các loại rủi ro khác hay xây dựng một cơ chế quản lý những rủi ro này. Trong điều kiện thông tin phát triển và tâm lý người dân Việt Nam chưa hoàn toàn tin tưởng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng sau những đợt đổi tiền, giá - lương – tiền gây nhiều thiệt hại cho người dân vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, NHTM luôn đứng trước rủi ro danh tiếng và khả năng mất thanh khoản kéo theo nguy cơ phá sản.
Năm 2004, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đứng trước nguy cơ rất lớn khi người dân đột ngột đổ xô đến các chi nhánh, quầy giao dịch trong hệ thống mạng lưới của ngân hàng này ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để đồng loạt rút tiền. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do có nguồn tin (được đăng tải bởi phương tiện thông tin đại chúng) là Tổng Giám đốc của ngân hàng ACB bỏ trốn ra nước ngoài, trong khi thực tế không xảy ra. Trong vòng 3 ngày, lượng tiền mặt rút ra khỏi ACB lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, khiến cho ngân hàng này lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng và có nguy cơ tuyên bố phá sản. Ngân hàng nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải vào cuộc hỗ trợ để phục hồi trở lại uy tín của ACB.
Năm 2005, việc tương tự xảy ra với NHTM CP Phương Nam (Phuong Nam Bank) khi một kênh truyền hình lớn đưa tin về những sai phạm của cán bộ tín dụng tại một chi nhánh của ngân hàng tại phía Bắc trong công tác của mình và bị truy tố. Trong khoảng thời gian vài ngày, hàng nghìn tỷ đồng được rút ra khỏi các chi nhánh của Phuong Nam Bank, khiến ngân hàng này cũng lâm vào tình trạng khó khăn.
Có thể nói mặc dù chưa phải là rủi ro chính nhưng ngoài rủi ro tín dụng, các rủi ro khác vẫn đang thường trực trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Mức độ tổn thất của các rủi ro này chưa thể tính toán được.
2.2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam
Vì hiện tại Việt Nam chưa áp dụng Hiệp định Basel II, phần nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro nhằm đánh giá một cách khái quát chung về công tác quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam hiện nay trên cơ sở so sánh, đối chiếu với những quy định của NHNNVN, Chính phủ và/hoặc các đơn vị khác có liên quan.
2.2.4.1. Cơ sở pháp lý cho quản trị rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam
a. Luật Các Tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật hướng dẫn Luật Các tổchức tín dụng
Luật Các tổ chức tín dụng 1998 và Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2004 là khung pháp lý cơ bản về toàn bộ khái niệm, định nghĩa liên quan đến TCTD, bao gồm cả địa vị pháp lý, nội dung hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị điều hành, giám sát, kiểm soát...Như vậy, NHTM không hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (2000) hay Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1994) mà hoàn toàn được điều chỉnh theo luật riêng, mặc dù 4 NHTM nhà nước, trong Quyết định thành lập cũng như Điều lệ của mình đều được coi là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt (mô hình các Tổng công ty 90 - 91).
Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM (sau đây gọi là Nghị định 49) là văn bản dưới luật cụ thể hoá một số điều trong Luật Các tổ chức tín dụng. Bên cạnh việc quy định về những hoạt động cơ bản của NHTM, chương III của Nghị định 49 quy định chi tiết về quản trị, điều hành và kiểm soát đối với cả NHTM nhà nước và NHTM cổ phần. Chương IV của Nghị định 49 quy định về hệ thống Kiểm tra kiểm toán nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc và có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc điều
hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.
Hiện tại, NHNN Việt Nam đang dự thảo trình Chính phủ ban hành một nghị định thay thế Nghị định 49. Theo nội dung bản dự thảo của nghị định mới này, đối tượng điều chỉnh sẽ được mở rộng ra ngoài NHTM nhà nước và NHTM cổ phần còn có NHTM trách nhiệm hữu hạn. Bộ Tài chính sẽ là cơ quan đại diện cho Chính phủ sở hữu và quản lý phần vốn của Nhà nước trong các NHTM nhà nước thay vì Ngân hàng Nhà nước như hiện nay. Dự kiến đến cuối năm 2006, dự án Nâng cao Khả năng tiếp cận tín dụng thông qua Cải cách cơ cấu hoạt động và quản trị tại các NHTM sẽ kết thúc và Chính phủ sẽ ban hành nghị định mới thay thế cho Nghị định 49.
b. Quy định về Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng mức vốn an toàn tối thiểu 8% được quy định trong Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD” (sau đây gọi là Quyết định 457). Theo quy định này, tất cả các TCTD (bao gồm các NHTM và các tổ chức khác, trừ chi nhánh NHTM nước ngoài) phải đảm bảo duy trình các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
- Giới hạn tín dụng đối với khách hàng
- Tỷ lệ về khả năng chi trả
- Tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
- Giới hạn góp vốn, mua cổ phần. (b1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
+ Vốn của NHTM: Theo Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD ban hành kèm Quyết định 457, vốn của NHTM bao gồm Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2.
A | Vốn điều lệ, vốn góp, vốn được cấp | a1 | |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ | a2 | ||
Quỹ dự phòng tài chính | a3 | ||
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ | a4 | ||
Lợi nhuận không chia | a5 | ||
Vốn cấp 2 | B | 50% giá trị tăng thêm của TSCĐ định giá lại | b1 |
40% giá trị tăng thêm của chứng khoán | b2 | ||
Trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi | b3 | ||
Các công cụ nợ dài hạn khác | b4 | ||
Dự phòng chung | b5 | ||
Các khoản giảm trừ | C | Giá trị giảm đi của TSCĐ định giá lại | c1 |
Giá trị giảm đi của chứng khoán | c2 | ||
Phần vốn đem đi góp vốn, mua cổ phần | c3 | ||
Góp vốn liên doanh, mua cổ phần vượt quá 15% vốn tự có | c4 | ||
Lỗ kinh doanh | c5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bê-Ta – Tỷ Lệ Bình Quân Ngành Mức Yêu Cầu Vốn Tối Thiểu So Với Thu Nhập Theo Nhóm Hoạt Động Kinh Doanh
- Tình Hình Áp Dụng Hiệp Định Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm Tại Một Số Nước Trên Thế Giới
- Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động Của Các Nhtm Việt Nam
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Việt Nam Dựa Theo Các Chuẩn Mực Basel Ii
- Sự Cần Thiết Phải Áp Dụng Các Chuẩn Mực Quản Trị Rủi Ro Theo Hiệp Định Basel Ii Tại Việt Nam
- Hệ Số Tín Nhiệm Của Một Số Nhtm Lớn Của Việt Nam Theo Tổ
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Vốn của TCTD = A + B – C.
Các điều kiện kèm theo:
b5 <= 1,25% (Tài sản có rủi ro) (b3 + b4) <= 1/2 A
B <= A
+ Tài sản có rủi ro: là giá trị tài sản Có của NHTM được tính theo mức độ rủi ro (hay trọng số rủi ro).
NHNN quy định có các mức rủi ro sau: 0%, 20%, 50%, 100%, tuỳ vào đặc điểm rủi ro và thanh khoản của mỗi loại tài sản trong bảng cân đối kế toán của NHTM.
+ Tỷ số Cook: “ Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh NH nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có với tổng tài sản Có rủi ro” (Điều 4, Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn).
NHNNVN cho phép các NHTM có 3 năm tính từ tháng 5/2005 để thực hiện quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu 8% như trên. Mỗi năm, tỷ lệ này phải tăng tối thiểu bằng 1/3 số tỷ lệ còn thiếu.
Có thể coi Quyết định 457 là một bước khởi đầu cho việc triển khai dần các nội dung của Hiệp định Basel II tại Việt Nam. Về cơ bản, nội dung quy định về cách tính toán vốn an toàn tối thiểu căn cứ trên loại tài sản có và trọng số rủi ro của từng loại tài sản có đã gần tiếp cận với Hiệp định Basel II. Tỷ lệ 8% vốn an toàn tối thiểu được Việt Nam chọn đưa ra phù hợp với mức tối thiểu của quốc tế.
Tuy nhiên, so với cột trụ thứ nhất – Tính toán vốn an toàn tối thiểu trong Hiệp định Basel II, quy định hiện hành của NHNNVN về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu còn thiếu một số nội dung quan trọng sau:
Vốn an toàn tối thiểu theo rủi ro tín dụng:
o phương pháp chuẩn hoá (standardised approach): sử dụng hệ số tín nhiệm của khách hàng vay để xác định trọng số rủi ro cho từng mục tài sản có);
o phương pháp đánh giá nội bộ (IRB):
o khuôn khổ về chứng khoán hoá
Vốn an toàn tối thiểu theo rủi ro tác nghiệp: cả ba phương pháp là Phương pháp chuẩn hoá, Phương pháp chỉ số cơ bản và Phương pháp tiên tiến.
Vốn an toàn tối thiểu theo rủi ro thị trường: phương pháp xác định Giá trị rủi ro (Value At Risk)
(b2) Giới hạn tín dụng đối với khách hàng
Hiện tại, Việt Nam quy định các mức giới hạn và tỷ lệ giới hạn giá trị khoản vay so với vốn tự có của NHTM.
- Đối với các khoản cho vay và tổng các khoản cho vay vượt quá 10% vốn tự có của NHTM phải được HĐQT của NHTM duyệt.
- Tổng dư nợ cho vay 1 khách hàng không quá 15% vốn tự có; Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh 1 khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của NHTM. Đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan đến nhau, các tỷ lệ này lần lượt là 50% và 60%.
(b3) Quy định về tỷ lệ khả năng chi trả (hay còn gọi là khả năng thanhkhoản hay tính lỏng của NHTM)
- Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản Có có thể thanh toán ngay và các tài sản Nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.
- Tỷ lệ tối thiểu bằng 100% giữa tổng tài sản Có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo”.
Theo quy định, tài sản Có có thể thanh toán ngay chủ yếu bao gồm những tài sản có tính thanh khoản cao: tiền mặt, vàng, tiền gửi tại NHNNVN, chênh lệch giữa tiền gửi không kỳ hạn tại NHTM khác và tiền gửi không kỳ hạn nhận từ chính NHTM đó, chứng khoán sắp đáo hạn...
(b4) Tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn Tỷ lệ này được quy định là 40% đối với NHTM.
(b5) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại (kể cả góp vốn vào TCTD khác) không được vượt quá 11% vốn điều lệ của chính đơn vị nhận vốn góp.
Tổng mức đầu tư trong tất cả các khoản đầu tư thương mại không được vượt quá 40% vốn điều lệ của NHTM.
Như vậy, Quyết định 457 có thể coi là cơ sở pháp lý về vốn tối thiểu và các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Đây là những quy định bắt buộc đối với các NHTM Việt Nam và chịu sự giám sát của NHNNVN về việc thực hiện các quy định này.
c. Quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng
Song song với việc ban hành Quyết định 457, NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 (sau đây gọi là Quyết định
493) của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM. Như vậy, nếu Quyết định 457 đưa ra khuôn khổ về các tỷ lệ đảm bảo an toàn, trong đó chủ yếu về vốn điều lệ (vốn tự có) như một tấm bình phong để quản trị các rủi ro trong hoạt động của NHTM, thì Quyết định 493 là khuôn khổ cụ thể quy định về việc trích lập dự phòng từ nguồn thu của NHTM để bù đắp những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra căn cứ theo từng nhóm nợ (dư nợ cho vay và đầu tư), cụ thể trong bảng 2.8 dưới đây
Bảng 2.8. Tỷ lệ trích lập DPRR theo từng nhóm nợ
Tỷ lệ trích lập dự phòng | |
Nhóm 1 | 0% |
Nhóm 2 | 5% |
Nhóm 3 | 20% |
Nhóm 4 | 50% |
Nhóm 5 | 100% |
Dự phòng chung được trích lập và duy trì bằng 0,75% tổng dư nợ các nhóm từ Nhóm 1 đến nhóm 5.
d. Quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanhtoán và bảo đảm tiền vay.
Nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý trong quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM, Chính phủ và NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh về quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay, cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản. Có thể hệ thống hoá khái quát các quy định gần đây về lĩnh vực này như sau:
(d1) Về quy chế cho vay
Những quy định chính về quy chế cho vay hiện nay bao gồm các nội dung sau: