Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Trong 3 Năm Vừa Qua.


Doanh số cho vay va doanh số thu nợ tăng trưởng nhẹ trong năm 2010 và tăng rất mạnh trong năm 2011. Cụ thể, năm 2009 DSCV và DSTN lần lượt là 227.297 và

187.088 triệu đồng, lớn hơn 150.666 triệu đồng của dư nợ cho vay. Đến nă m2010, DSCV đạt 240.874 triệu đồng, DSTN là 202.115 triệu đồng, đều cao hơn dư nợ cho vay là 189.425 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2011, DSCV và DSTN lầ lượt đạt 316.682 và 306.075 triệu đồng, trong khi đó dư nợ cho vay tăng hơn 10 tỷ đồng đạt

200.032 triệu đồng. Việc DSTN tăng mạnh hơn DSCV qua từng năm đã làm giảm tốc

độ tăng của dư nợ cho vay.

Trong khi đó, dư nợ quá hạn tăng đều đặn qua từng năm cùng với sự tăng lên của dư nợ cho vay, cụ thể: Năm 2009 là 14.529 triệu đồng, năm 2010 là 16.723 triệu đồng, và năm 2011 là 17325 triệu đồng. Tuy nhiên, dư nợ xấu lại có xu hướng giảm cả tuyệt đối và tương đối qua các năm, từ 5.695 triệu đồng năm 2009, chiếm 39,2% tổng nợ quá hạn giảm xuống còn 2.576 triệu đồng, chiếm 15,4% tổng nợ quá hạn vào cuối năm 2010 và chỉ còn 2.060 triệu đồng, chiếm 11,9% trong tổng nợ quá hạn vào cuối năm 2011. Tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn so với nợ quá hạn, cụ thể năm 2010/2009 là 25,73% và 15,1%, năm 2011/2010 là 5,6% và 3,6%, cùng với đó là sự giảm xuống của tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, dư nợ xấu cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng bước đầu là có chất lượng.


2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm vừa qua.

Đơn vị: Triệu đồng.



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

I.Tổng thu nhập

25.347

100

33.021

100

47.993

100

7.674

30,28

14.972

45,3

1.Thu từ hoạt

động tín dụng

17.523

69,1

28.234

86

42.818

89,2

10.711

61,13

14.584

51,7

2.Thu từ hoạt

động dịch vụ

367

1,45

663

2

1.037

2,16

296

80,65

374

56,4

3.Thu khác

7.457

29,4

4.124

13

4.138

8,62

-3.333

-44,7

14

0,34

II. Tổng chi phí

21.096

100

28.685

100

42.893

100

4.589

35,97

17.208

67

1. Chi phí hoạt

động tín dụng

9.913

47

14.113

49

26.233

61,2

4.200

42,37

12.120

85,9

2. Chi phí hoạt

động dịch vụ

230

1,09

470

1,6

870

2,03

240

104,4

400

85,1

3. Chi phí khác

10.953

51,9

11.102

39

15.790

36,8

149

1,36

4.688

42,2

III. Lợi nhuận

4.251


4.336


5.100


85

2

764

17,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 3

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

Về thu nhập:

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng từ 69% đến 89% qua các năm, điều này là phù hợp với điều kiện hoạt động của ngân hàng ở nông thôn, chủ yếu là cho vay đến người dân. Trong năm 2011, mức tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động tín dụng là khá nhanh, 51,65%, cho thấy ngân hàng đã chú trọng mở rộng hoạt động cho vay và bước đầu đạt kết quả cao.

- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ mới tăng trưởng trong năm vừa qua khi ngân hàng đẩy mạnh việc phát hành và sử dụng các loại thẻ, thu phí thanh toán chuyển tiền trong nước và chuyển ra nước ngoài, thu phí dịch vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng tuyệt đối của lĩnh vực này vẫn còn khá khiêm tốn, năm 2011 chỉ đạt 1037 triệu đồng, vì thế ngân hàng cần có các kế hoạch nhằm tăng thu trong những năm tới.


Về chi phí: Đi đôi với sự tăng lên của thu nhập từ hoạt động tín dụng là sự tăng lên của chi phí hoạt động tín dụng, nó luôn chiếm một phần lớn trong tổng chi của ngân hàng. Trong năm 2011, do lãi suất trên thị trường tăng mạnh đã đẩy chi phí huy động vốn tăng cao, đây là một trong những lý do chính khiển tổng chi phí của hoạt động tín dụng tăng mạnh trong năm 2011.

Về lợi nhuận: Mức lợi nhuận luôn tăng trưởng ổn định qua các năm, không những đủ để chi trả lương và thưởng cho cán bộ nhân viên ngân hàng mà còn nộp một phần khá lớn ra ngân hàng tỉnh.

Nhìn chung, hoạt động dinh doanh của chi nhánh NHNo Hải Lăng trong những năm qua là khá tốt, nguồn vốn huy động tăng trưởng khá mạnh qua từng năm, đặc biệt trong năm 2011, việc nguồn vốn tăng lên tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và cung ứng các dịch vụ khác. Cụ thể là với nguồn vốn này, ngân hàng đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, thể hiện bởi sự tăng trưởng của dư nợ cho vay. Cùng với đó là khả năng kiểm soát tốt các khoản vay của chi nhánh nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm đều đặn qua từng năm. Kết quả của hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện qua lợi nhuận với sự tăng lên cả tuyệt đối lẫn tương đối. Lợi nhuận, dư nợ tăng lên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm xuống là cơ sở đề ngân hàng xây dựng các kế hoạch phát triển trong tương lai, là điều kiện để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Hải Lăng

Là một ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực nông thôn, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng luôn xác định hộ sản xuất là mặt trận hàng đầu, do đó trong công tác cho vay nói chung thì đối tượng hộ sản xuất luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn và được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.4: Tình hình cho vay HSX tại NHNo Hải Lăng.

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

1. Doanh số cho

vay

227.297


240.874


316.682






-Hộ sản xuất

195.475

86

202.334

84

259.679

82

6.859

3,5

57.345

28,3

2. Doanh số thu nợ

187.088


202.115


306.075






-Hộ sản xuất

159.025

85

165.734

82

254.042

83

6.710

4,2

88.308

53,3

3. Dư nợ

150.666


189.425


200.032






-Hộ sản xuất

128.583

85

165.182

87

170.819

85

36.600

28,5

5.637

3,4

4. Dư nợ quá hạn

14.529


16.723


17.325






-Hộ sản xuất

12.495

86

14.215

85

14.553

84

1.720

13,8

338

2,4

Trong đó: Nợ xấu

4.729

37,8

2.162

15,2

1.648

11,3





Tỷ lệ NQH(%)

9,64

8,83

8,66


-8,5


-1,9

-Hộ sản xuất

9,72

8,61

8,52


-11,4


-1,0

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

Qua bảng ta thấy được tỷ trọng của hộ sản xuất trong tất cả các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều trên 82%; cùng với đó là tỷ lệ nợ qua hạn, nợ xấu trong cho vay hộ sản xuất luôn nhỏ hơn tỷ lệ chung của toàn chi nhánh và có xu hướng giảm qua từng năm. Cụ thể, về doanh số cho vay HSX năm 2009 là 195.475 triệu đồng chiếm 86% tổng DSCV, sang năm 2010 tăng lên là 202.334 triệu đồng chiếm 84% tổng DSCV với tốc độ tăng nhẹ 3,51% tương ứng tăng 6.859 triệu đồng, rồi sau đó tăng mạnh trong năm 2011 với tốc độ 28,34% hay tăng 57.345 triệu đồng đạt 259.679 triệu đồng, chiếm 82% tổng DSCV. Kết quả đạt được cho thấy doanh số cho vay tiên tục tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2011. Đó là nhờ sự cố gắng nỗ lực của CBCNV tại chi nhánh đã làm tốt công tác mở rộng hoạt động cho vay, trong thời gian qua nhiều hộ sản xuất đã mạnh dạn vay vốn tại ngân hàng để mua máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất kinh doanh như máy cắt lúa, máy cày, xe tải 15 khối… và đã bước đầu đạt được nhiều kết quả, cùng với đó là mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ngày cảng được mở rộng và phát triển, tạo điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay.


Về doanh số thu nợ HSX, năm 2009 là 159.025 triệu đồng chiếm 85% tổng DSTN, năm 2010 con số này tăng lên đạt 165.734 triệu đồng với tốc độ tăng là 4,22% tương ứng tăng 6.710 triệu đồng, năm 2011 với tốc độ tăng 53,28% tương ứng tăng

88.308 triệu đồng, DSTN đạt 254.042 triệu đồng chiếm 83% tổng DSTN. Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng ngày càng được chú trọng thực hiện nhằm đảm bảo số tiền phát vay thu hồi lại được, hoạt động thu nợ có hiệu quả góp phần giảm rủi ro tín dụng. Đạt được sự thành công này là do trong những năm vừa qua các hộ sản xuất cố gắng, chịu khó làm ăn, có ý thức trả nợ cho ngân hàng; cùng với đó là năng lực nghiệp vụ của các CBTD ngày càng được nâng cao, sự đúng đắn trong xác định khách hàng cho vay, năng nỗ và nhiệt tình trong công tác theo dõi việc sử dụng vốn vay cho đúng mục đích và thường xuyên nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ qua những cuộc điện thoại, gửi giấy báo và gặp gỡ trực tiếp để thu hồi nợ.

Và dư nợ cho vay HSX cũng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2009 là 128.583 triệu đồng chiếm 85% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2010 là 165.182 triệu đồng chiếm 87% tổng dư nợ, tăng so với cuối năm 2009 là 36.600 triệu đồng hay tăng lên 28,46%. Và năm 2011 con số này tăng lên 5.637 triệu đồng tương ứng mức tăng 3,41% đạt

170.189 triệu đồng, chiếm 85% tổng dư nợ. Sự biến động của dư nợ chịu tác động bởi mối tương quan giữa DSCV và DSTN, trong năm 2011 vì DSTN tăng mạnh hơn DSCV nên dư nợ tăng trưởng giảm xuống. Việc số dư dư nợ cho vay đối với HSX tăng trưởng qua từng năm phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt động, tạo điều kiện tăng thu nhập cho ngân hàng.

Đối với dư nợ quá hạn, tính đến thời điểm cuối năm 2009 con số này là 12.495 triệu đồng, chiếm 86% tổng nợ quá hạn và chiếm tỷ lệ 9,72% trên tổng dư nợ cho vay HSX. Đến cuối năm 2010, dư nợ quá hạn tăng nhẹ lên 1.720 triệu đồng đạt 14.215 triệu đồng, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay HSX giảm xuống chỉ còn 8,61%. Đến cuối năm 2011, con số này là 14.553 triệu đồng, chiếm 84% tổng dư nợ quá hạn của cả chi nhánh, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn giảm tiếp chỉ còn 8,52%. Cùng với sự giảm xuống của tỷ lệ nợ quá hạn là sự giảm xuống của tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay HSX, cụ thể: Năm 2009, dư nợ xấu là 4.729 triệu đồng, chiểm 37,8%


trên tổng nợ quá hạn. Đến cuối năm 2010, nợ xấu giảm xuống còn 2.162 triệu đồng, chiếm 15,2% tổng nợ quá hạn. Và con số này tiếp tục giảm xuống còn 1.648 triệu đồng, chiểm 11,3% so với tổng nợ quá hạn vào năm 2011. Có thể nói sự giảm dần của tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấuqua từng năm cho thấy phần nào hoạt động cho vay đối với HSX là có chất lượng, hạn chế được rủi ro mất vốn của ngân hàng. Đạt được kết quả này phần lớn là sự cố gắng, trách nhiệm nghề nghiệp của CBTD, sự thôi thúc của Ban giám đốc. Bên cạnh đó, chênh lệch rất lớn giữa dư nợ xấu và dư nợ quá hạn hay tỷ trọng ngày càng nhỏ của nợ xấu so với nợ quá hạn thể hiện một điều đó là hoạt động sản xuất kinh doanh của các HSX nhiều khi gặp phải trắc trở dẫn đến các khoản nợ quá hạn nhưng đa số họ đều có ý thức trả nợ cho ngân hàng không để nợ quá lâu. Việc tồn tại các khoàn nợ khó đòi một phần là do yếu tố khách quan như lũ lụt, dịch bệnh, phần khác là do khách hàng cố ý không trả nợ cho ngân hàng bằng cách bỏ đi nơi khác làm ăn sinh sống dẫn đến không thu hồi được nợ.

.Qua sự phân tích trên, tôi có một vài đánh giá sau:

- Tỷ trọng cho vay HSX là rất lớn, thể hiện bởi dư nợ cho vay HSX luôn chiếm trên 85% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Điều này là phù hợp với môi trường hoạt động là địa bàn nông thôn của ngân hàng. Có thể thấy DSCV, DSTN và DN cho vay HSX đều tăng lên qua từng năm. Điều này được giải thích là do trong vài năm trở lại đây Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách ưu đãi tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân như Nghị định 41/2010 của NHNN đã tạo điều kiện để các HSX tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn với mức vay vốn không cần TSĐB cao hơn, do đó đã thúc đẩy các HSX mạnh dạn vay vốn tại ngân hàng. Việc tập trung nguồn vốn để cho vay đối tượng này tạo điều kiện để ngân hàng xây dựng, cũng cố mối quan hệ với khách hàng, nắm bắt tốt hơn tình hình giá cả vật tư khi xác định mức cho vay. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay HSX luôn được cấp trên ủng hộ, tạo điều kiện bổ sung nguồn vốn cho khu vực này, được chính quyền địa phương và nhân dân ủng hộ.

-Tuy nhiên, việc đầu tư nguồn vốn quá nhiều cho khu vực cũng gặp phải nhiều bất lợi.Hải Lăng là mãnh đất cí khí hậu rất khắc nghiệt, mùa nắng thì chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, mùa mưa thì chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mưa rét kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng và vật nuôi. Bên cạnh đó, hệ


thống giao thông đi lại của một số xã như Hải Khê, Hải Vĩnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa bão ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đi lại của người dân cũng như việc kiểm tra, giám sát khoản vay của CBTD ngân hàng. Những bất lợi này là nguyên nhân chính dẫn đến các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng.

2.2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất

A. Đánh giá trong.

2.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay hộ sản xuất

a. Doanh số cho vay theo thời hạn vay vốn.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn.

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh chênh lệch

2010/2009

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

Doanh số cho vay

195.475

100

202.334

100

259.679

100

6.859

3,51

57.345

28,34

-Ngắn hạn

127.059

65

135.564

67

181.775

70

8.505

6,69

46.211

34,09

-Trung hạn

68.416

35

66.770

33

77.904

30

-1.646

-2,41

11.134

16,67

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

+ DSCV ngắn hạn hộ sản xuất.

Đây là hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng vì đa số khách hàng là hộ sản xuất, họ vay vốn chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi mà nhu cầu vốn đối với những hoạt động này thường không cao nhưng do số lượng khách hàng đông nên giá trị tiền cho vay của ngân hàng lớn. Thời gian hoàn vốn của cho vay ngắn hạn tương đối ngắn và lãi suất thấp hơn so với vay trung hạn.

Nhìn chung, DSCV ngắn hạn qua các năm đều tăng, đặc biệt là năm 2011. Cụ thể: năm 2009 là 127.059 triệu đồng chiếm tỷ trọng 65% tổng DSCV hộ sản xuất, đến năm 2010 con số này tăng lên 8.505 triệu đồng với mức tăng 6,69% đạt 135.564 triệu đồng có tỷ trọng trong DSCV hộ sản xuất là 67%, và đến cuối năm 2011 DSCV ngắn hạn đã tăng lên rất nhanh với 46.211 triệu đồng, tăng 34,09% đạt 181.775 triệu đồng, chiếm 70% tổng DSCV HSX. Vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng cao là do trong thời gian một vài năm trở lại đây Ngân hàng có chủ trương chú trọng những hợp đồng vay ngắn hạn để tránh rủi ro, đồng thời nó phù hợp với nhu cầu vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt có chu kỳ nhanh của các HSX.


+ DSCV trung hạn đối với HSX.

Cho vay trung hạn chủ yếu là để xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay xuất khẩu lao động, mua máy nông nghiệp hay mua ghe, lưới đi biển… Hơn nữa vay trung hạn thì phải chịu lãi suất cao, tốn nhiều thời gian nhất là thủ tục đăng ký thế chấp tài sản với những món vay trên 50 triệu đồng. Do đó, nó chưa chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng DSCV. Mặt khác, do tâm lý người dân không muốn nợ ngân hàng quá lâu vì họ nghĩ rằng thu nhập của mình không đủ ổn định để có thể trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Thực tế cho thấy rằng DSCV trung hạn tại chi nhánh là không cao, cụ thể trong năm 2009 con số này là 68.416 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 35% trong tổng DSCV HSX, nhưng năm 2010 đã giảm xuống 2,41% chỉ còn 66.770 triệu đồng chiếm tỷ lệ 33% trong tổng DSCV HSX, rồi lại tăng lên 11.134 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,67% đạt 77.904 triệu đồng trong năm 2011, tuy nhiên chỉ chiếm 30% trong tổng số DSCV HSX. Việc DSCV trung hạn có mức biến thiên không nhiều trong 3 năm qua cho thấy ngân hàng đã hạn chế sự phát triển tín dụng với kỳ hạn này. Điều này được ban lãnh đạo ngân hàng lý giải là do trong những năm trở lại đây việc cho vay này gặp phải nhiều bất lợi bởi nguồn vốn, cùng với đó là những rủi ro như khách hàng không trả được nợ, trốn nợ do một số yếu tố chủ quan và khách quan.

b. Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế.

Bảng 2.6: Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo ngành nghề kinh tế.

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh 2010/2009

So sánh 2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

-SXNN

117.285

60

129.494

64

173985

67

12.209

10,41

44.491

34,36

-Đánh bắt

thủy, hải sản

19.548

10

24.280

12

38952

15

4732

24,21

14.672

60,43

-Dịch vụ

nông nghiệp

5.864

3

8.093

4

12984

5

2.229

38,01

4.891

60,43

-Khác

52.778

27

40.467

20

33.758

13

-12.311

-23,33

-6.709

-16,58

Tổng cộng

195.475

100

202.334

100

259.679

100

6.859

3,51

57.345

28,34

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)


+ Ngành sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, tỷ trọng của ngành này qua các năm đều tăng lên, cụ thể: Năm 2009, DSCV ngành SXNN là 117.285 triệu đồng, chiếm 60% tổng DSCV. Năm 2010 so với 2009 tăng 10,41% tương ứng tăng 12.209 triệu đồng đạt 129.494 triệu đồng, chiếm 64% tổng DSCV. Đến năm 2011, con số này đã tăng lên thành 173.985 triệu đồng, tăng 44.491 triệu đồng tức tăng 34,36% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ mặc dù trong những năm qua tuy có gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, vàng lùn và lùn xoắn là do rầu nây, hạn hán hay mưa trái mùa nhưng người nông dân vẫn cố gắng khắc phục và tiếp tục đầu tư để sản xuất để rồi không ngừng tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Trong một vài năm qua, việc các hộ sản xuất vay vốn để, mua phân bón, chăn nuôi lơn, vỗ béo trâu bò hay mua bò kéo là khá phổ biến, điều này đã bước đầu mang đến thành công vì đã đa dạng hóa được lĩnh vực đầu tư cho bà con, tìm kiếm thêm thu nhập khi nông nhàn. Chính vì thế mà DSCV đối với ngành sản xuất nông nghiệp luôn tăng không ngừng qua các năm.

+ Ngành đánh bắt thủy, hải sản.

Trong những năm qua, các hộ sản xuất của 2 xã Hải An và Hải Khê luôn vay vốn tại ngân hàng phục vụ cho việc đánh bắt thủy – hải sản như mua, sửa ghe máy, mua lưới và buôn bán hàng tạp hóa, thức ăn cho tôm… tuy nhiên chỉ có 2 xã trong tổng số 19 xã và 1 thị trấn của huyện nên tỷ trọng vay vốn của ngành này trong ngân hàng không cao. Năm 2009, DSCV là 19.548 triệu đồng chiếm 10% trong tổng DSCV. Đến cuối năm 2010 đã tăng lên 4.732 triệu đồng tương ứng tăng 24,21% đạt 24.280 triệu đồng chiếm 12% trong tổng DSCV HSX. Và con số này đã tăng lên 60,43% tương ứng tăng 14.672% đạt 38.952% trong năm 2011. Chiếm 15% tổng DSCV HSX. Như vậy, DSCV đối với ngành đánh bắt thủy, hải sản tăng dần qua các năm, đặc biệt trong năm 2011. Ngư dân của 2 xã này chủ yếu vay vốn trung hạn, trả nợ dần dần, phù hợp với đặc thù của ngành; bên cạnh đó, người dân còn vay vốn để thực hiện việc chăn nuôi lợn, bò và bước đầu mang lại thu nhập khá cao. Tuy nhiên, do điều kiện đi lại khá khó khăn nên mặc dù người dân có nhu cầu vẫn không thể vay được vốn, giải pháp được đưa ra cho vấn đề này đang được giải quyết đó là nâng cấp đường An – Khê, trong một vài năm nữa khi cảng biển Mỹ Thủy được xây dựng thì khu vực này có rất nhiều tiềm năng và sẽ là khách hàng lớn của ngân hàng.


+ Dịch vụ nông nghiệp.

Đầu tư trong dịch vụ nông nghiệp tại địa bàn huyện chủ yếu là mua các loại máy móc phục vụ nông nghiệp như máy cắt lúa, máy đập liên hợp, xe tải nhỏ chở lúa, cát… việc đầu tư này đòi hỏi nguồn vốn khá lớn, do đó những hộ đi vay chủ yếu là những hộ khá giả có hơn 50% vốn tự có. Cụ thể, năm 2009 DSCV của ngành này là 5.864 triệu đồng chiếm 3% tổng DSCV. Năm 2010 tăng lên 38,01% tương ứng tăng 2.229 triệu đồng đạt 8.093 triệu đồng. Năm 2011, DSCV tăng 60,43% tương ứng tăng 4.891 triệu đồng đạt 12.984 triệu đồng, chiếm 5% tổng DSCV. Và hầu như tất cả các khoản vay này đều là vay trung hạn, trả nợ dần nhưng khả năng trả nợ là rất tốt. Việc DSCV ngành dịch vụ nông nghiệp tăng dần qua các năm là một biểu hiện tốt, từng bước góp phần thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

+ Ngành khác. Các ngành khác như tiểu thủ công nghiệp, buôn bán…

DSCV các ngành khác có xu hướng giảm dần qua từng năm, cụ thể trong năm 2009 là 52.778 triệu đồng, chiếm 27%. Năm 2010 con số này giảm 12.311 triệu đồng tương ứng giảm 23,33% đạt 40.467 triệu đồng chiếm 20%. Năm 2011, DSCV của các ngành này tiếp tục giảm 16,58% tương ứng giảm 6.709 triệu đồng và đạt mức 33.758 triệu đồng, chiếm 13% tổng DSCV. Việc DSCV các ngành khác này giảm là chủ trương của NHNo Hải Lăng nhằm tập trung nguồn vốn để phát triển hộ sản xuất nông

– lâm – ngư nghiệp và cho vay trung hạn để phát triển các dịch vụ nông nghiệp.

Tiểu kết 1:Doanh số cho vay HSX tăng trưởng dần qua từng năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011, DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá áp đảo so với trung hạn. Cùng với đó là sự đa dạng của các ngành nghề mà ngân hàng tham gia cung ứng vốn, trong đó cho vay sản xuất nông nghiệp là lớn nhất, kế đến là cho vay phục vụ đánh bắt thủy hải sản. Còn cho vay để làm dịch vụ nông nghiệp đang còn khá khiêm tốn, đây là ngành có nhiều tiềm năng, thể hiện sự đổi mới, bắt kịp với sự phát triển của xã hội.Nhìn chung thì DSCV HSX tăng lên qua từng năm là một biểu hiện tốt, thể hiện sự mở rộng quy mô hoạt động, tạo điều kiện để ngân hàng tăng trưởng tín dụng.


2.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ hộ sản xuất

a. Doanh số thu nợ theo thời hạn vay vốn.

Bảng 2.7: Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn.

Đơn vị: triệu đồng.



Chỉ tiêu


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

So sánh chênh lệch

2010/2009

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

-Ngắn hạn

104.957

66

102.240

62

180.851

71

-2.717

-2,59

78.611

76,9

-Trung hạn

54.069

34

63.495

38

73.191

29

9.427

17,43

9.696

15,3

Doanh số thu nợ

159.025

100

165.735

100

254.042

100

6.710

4,22

88.307

53,3

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

+ DSTN ngắn hạn.

Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng cao, cụ thể: Năm 2009 là 104.957 triệu đồng, chiếm 66% trong tổng số DSTN hộ sản xuất. Năm 2010, DSTN ngắn hạn giảm 2,59% tương ứng giảm 2.717 triệu đồng chỉ còn 102.240 triệu đồng. Đến năm 2011, con số này tăng lên rất lớn với mức tăng 76,68% tương ứng 78.611 triệu đồng đạt 189.851 triệu đồng. Sự tăng lên của DSTN ngắn hạn này là khá tương ứng với sự tăng lên của DSCV. Đạt được sự thành công này là do chi nhánh và 2 Phòng giao dịch đã quản lý tốt các khoản vay, hơn nữa cho vay ngắn hạn thì thời gian hoàn vốn nhanh, chu kỳ sản xuất ngắn; người vay sử dụng đồng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nên đảm bảo trả nợ đúng hạn; cùng với đó là do CBTD đã tận tình theo dõi, động viên khách hàng tích cực trả nợ vay để tránh tình trạng chuyển thành nợ quá hạn vừa phải chịu lãi suất phạt cao vừa khó khăn trong những lần vay tiếp theo.

+ DSTN trung hạn.

Doanh số thu nợ trung hạn biến động nhẹ qua các năm. Năm 2009, DSTN là

54.069 triệu đồng chiếm 34% tổng DSTN HSX. Đến năm 2010 đã tăng lên 63.495

triệu đồng, chiếm 38% tổng DSTN, tăng 9.427 triệu đồng tương ứng 17,43% so với


năm 2009. Và con số này lại tiếp tục tăng lên so với năm 2010 là 9.696 triệu đồng tức tăng 15,27% đạt 73.191 triệu đồng, chiếm 29% trong tổng DSTN HSX. Việc DSTN trung hạn tăng khá đều qua các năm là một biểu hiện khá tốt, chủ yếu là do đặc trưng của việc cho vay trung hạn là việc thu nợ được chia nhỏ thành nhiều kỳ nên khoản nợ thu được cũng khá dễ dàng.

b. Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế.

Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế phản ánh chất lượng của việc cấp tín dụng cho từng ngành nghề đó. Sự biến động của doanh số thu nợ theo ngành kinh tế sẽ được phân tích để đánh giá công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong từng ngành và được phản ánh qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Doanh số thu nợ hộ sản xuất phân theo ngành nghề kinh tế.

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

-SXNN

98.595,5

62

107.727,1

65

177.829,4

70

9.131,6

9,26

70.102,3

65,07

-Đánh bắt

thủy, hải sản

14.312,3

9

19.888

12

38.106

15

5.575,8

38,96

18.218

91,6

-Dịch vụ nông

nghiệp

4771

3

6.629

4

12.702

5

1.858

38,94

6.073

91,61

-Khác

41.346,2

26

31.489,9

19

25.404,6

10

-9.856,4

-23,8

-6.085,3

-19,3

Tổng cộng

159.025

100

165.734

100

254.042

100

6.709

4,22

88.308

53,28

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

+ Ngành sản xuất nông nghiệp.

Doanh số cho vay trong ngành này chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ của nó cũng tương đối cao. Năm 2009, DSTN ngành SXNN là 98.595,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62% trong tổng DSTN. Sang năm 2010, tỷ trọng ngành này tăng lên 65% đạt 107.727,1 triệu đồng, so với năm 2009 tăng 9.131,6 triệu đồng, tức tăng 9,27%. Đến năm 2011, DSTN ngành này đã tăng lên so với năm 2010 là 70.102,3 triệu đồng hay tăng 65,07% đạt 177.829,4 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng DSTN HSX.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí