2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
GT | % | GT | % | GT | % | +/- | % | +/- | % | |
A. Tổng thu nhập | 35.867 | 100 | 38.576 | 100 | 45.459 | 100 | 2.709 | 7,55 | 6.883 | 17,84 |
1. Thu từ tín dụng | 30.924 | 86,22 | 34.452 | 89,31 | 40.277 | 88,6 | 3.528 | 11,41 | 5.825 | 16,90 |
2. Thu từ hoạt động dịch vụ | 3.273 | 9,13 | 3.324 | 8,62 | 3.631 | 7,98 | 51 | 1,56 | 307 | 9,23 |
3. Thu từ hoạt động khác | 1.670 | 4,65 | 800 | 2,07 | 1.551 | 3,42 | -870 | -52,09 | 751 | 93,8 |
B. Tổng chi phí | 27.548 | 100 | 29.648 | 100 | 34.638 | 100 | 2.100 | 7.62 | 4990 | 16,83 |
1. Chi về huy động vốn | 24.365 | 88,45 | 26.434 | 89,16 | 29.657 | 85,61 | 2.069 | 8,49 | 3223 | 12,19 |
2. Chi dịch vụ | 1.153 | 4,19 | 1.891 | 6,38 | 2.990 | 8,6 | 738 | 64,01 | 1099 | 58,1 |
3. Chi cho hoạt động khác | 2.030 | 7,36 | 1.323 | 4,46 | 1.991 | 5,79 | -707 | -34,83 | 668 | 50,4 |
C. Lợi nhuận | 8.319 | 8.928 | 10821 | 609 | 7,32 | 1893 | 21,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế -chi nhánh phú vang giai đoạn 2011 - 2013 - 1
- Đánh giá chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế -chi nhánh phú vang giai đoạn 2011 - 2013 - 2
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Để Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Của Agribank- Chi Nhánh Phú Vang
- Nguồn Vốn Huy Động Theo Đối Tượng Khách Hàng Của Nhnn&ptnt Thừa Thiên Huế - Chi Nhánh Phú Vang Giai Đoạn 2011-2013
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Đối Với Các Biến Quan Sát
- Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Tiền Gửi Theo Thang Đo Của Sự Hài Lòng
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
(Nguồn: phòng kế toán NHNN&PTNT Thừa Thiên huế - chi nhánh Phú Vang)
Kết quả kinh doanh của NHNN&PTNT Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Phú Vang là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả của bất kì một loại hình kinh tế nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Mục tiêu đầu tiên từ hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, mọi ngân hàng đều phải cố gắng tăng nguồn thu và giảm chi phí tới mức thấp nhất có thể thực hiện được. Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, tạo được uy tín và vị thế trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trong những năm vừa qua cùng với sự phục hồi trở lại của nền kinh tế thế giới nói chung hay nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã tạo những cơ hội lớn cho ngân hàng, tuy nhiên khó khăn gạp phải cũng không phải ít. Và bằng những sự nổ lực của mình NHNN&PTNT chi nhánh Phú Vang đã có những thành tựu đáng kể trong thời gian qua. Tổng thu nhập của ngân hàng được cấu thành từ 3 nguồn chính: thu nhập từ hoạt động tín dụng, từ hoạt động dịch vụ, từ kinh doanh ngoại tệ. Qua bảng 3 ta thấy rằng tổng thu nhập của NH tăng lên qua các năm. Trong đó tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất của chi nhánh. Cụ thể năm 2011 tổng thu nhập là 35.867 triệu đồng, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 86,22% tương ứng 30.924 triệu đồng. Bước sang năm 2012 tổng thu nhập tăng thêm 2.709 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 đạt mức 45.459 triệu đồng, tăng 6.883 triệu đồng tương ứng tăng 17,84% so với 2012. Nhìn chung thu nhập từ hoạt động tín dụng qua 3 năm luôn ở mức trên 85% tổng thu nhập. Như vậy cho thấy NH đã làm tốt công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng nên công tác thu hồi nợ cả gốc và
lãi khá dễ dàng.
Về chi phí: Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên qua 3 năm, một phần do thu nhập tăng bên cạnh đó là sự biến động mạnh của nền kinh tế mà cụ thể là lạm phát đã kéo theo những chi phí tăng cao. Năm 2011 chi phí của NH là
27.548 triệu đồng, năm 2012 là 29.648 triệu đồng tăng 7,62% so với năm 2011 và chi phí năm 2013 là 34.638 triệu đồng. Những con số này chưa thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa được tốt vì theo thời gian, công tác của ngân hàng phải dần đi vào quỹ đạo và ổn định, cơ sở vật chất cũng như con người ít thay đổi nên tốc độ tăng của chi phí phải đi theo xu hướng là chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập mới mang lại
lợi nhuận cao hơn qua các giai đoạn. Trong đó chi phí về huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng chi phí do NH tăng lãi suất huy động tăng để cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Mức tăng lên của thu nhập lớn hơn mức tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận cũng tăng qua 3 năm, đây là một thành tích tốt của ngân hàng. Cụ thể, năm 2012 lợi nhuận của NH đạt 8.928 triệu đồng, tăng 609 triệu đồng so với 2011. Năm 2013 lợi nhuận là 10821 triệu đồng, tăng 1893 triệu đồng so với năm 2012. Lợi nhuận trên là kết quả kinh doanh khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác, nhưng trong điều kiện khách quan và chủ quan của giai đoạn 2011-2013 thì nó thể hiện sự nỗ lực vô cùng to lớn từ ngân hàng NHNN&PTNT chi nhánh Phú Vang. Tuy vậy ngân hàng vẫn cần có những biện pháp khắc phục hợp lý nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra và cần thường xuyên tăng cường công tác quản lý chi phí tốt để lợi nhuận tăng cao hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Long
2.2.3. Tình hình cho vay của NH giai đoạn 2010- 2012
Bảng 4. Tình hình cho vay của NH giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
GT | % | GT | % | GT | % | +/- | % | +/- | % | |
1. Tổng Doanh số cho vay | 211.892 | 100 | 256.498 | 100 | 302.134 | 100 | 44.606 | 21,05 | 45.636 | 17.79 |
Ngắn hạn | 156.356 | 73,79 | 196.815 | 76,73 | 250.564 | 82,93 | 40.459 | 25,88 | 53.749 | 27.31 |
Trung-Dài hạn | 55.536 | 26,21 | 59.683 | 23,27 | 51.570 | 17,07 | 4.147 | 7,47 | -8.113 | -13.59 |
2.Tổng Doanh số thu nợ | 202.310 | 100 | 174.711 | 100 | 203.546 | 100 | -27.599 | -13,64 | 28.835 | 16.50 |
Ngắn hạn | 177.347 | 87,66 | 135.910 | 77,79 | 150.809 | 60,83 | -41.437 | -23,36 | 14.899 | 10.96 |
Trung-Dài hạn | 24.963 | 12,34 | 38.801 | 22,21 | 79.737 | 39,17 | 13.838 | 55,43 | 40.936 | 105.50 |
3.Tổng Dư nợ | 131.301 | 100 | 213.088 | 100 | 292.278 | 100 | 81.787 | 62,29 | 79.19 | 37.16 |
Ngắn hạn | 77.382 | 58,93 | 138.287 | 64,9 | 194.324 | 66,49 | 60.905 | 78,71 | 56.037 | 40.52 |
Trung-Dài hạn | 53.919 | 41,07 | 74.801 | 35,1 | 97.954 | 33,51 | 20.882 | 38,73 | 23.153 | 30.95 |
(Nguồn: phòng kế toán NHNN&PTNT Thừa Thiên huế - chi nhánh Phú Vang)
SVTH: Lê Hoàng Sĩ - K44 TKKD32
Tổng nguồn vốn huy động được thì ngân hàng NN&PTNT chi nhánh phú vang sử dụng để cho vay là chủ yếu, hay nói cách khác là thực hiện hoạt động kinh doanh trên chính nguồn vốn này nhằm tạo sự chênh lệch lãi suất tạo ra nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Trong những năm qua doanh số cho vay qua các năm đều tăng, với sự tăng trưởng tín dụng này không những ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động, NHNN&PTNT chi nhánh Phú Vang luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay. Cụ thể tình hình cho vay của NHNN&PTNT chi nhánh Phú Vang được thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây:
-Về doanh số cho vay
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng đi lên. Cụ thể là trong năm 2011 doanh số cho vay đạt 211.892 triệu đồng thì đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 256.498 tăng 44.606 triệu đồng tương ứng 21,05% so với năm 2011. So với năm 2012 thì năm 2013 doanh số cho vay của ngân hàng cũng đã tăng 45.636 triệu đồng, tương ứng tăng 11,79% đạt con số là 302.134 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngân hàng không ngừng gia tăng các hình thức khuyến mãi, các chương trình dự thưởng hấp dẫn, hỗ trợ lãi suất do đó đã đạt được những kết quả như trên.
Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể trong năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn là 156.356 triệu đồng, chiếm 73,79%, thì đến năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn là 250.564 triệu đồng, chiếm 82,93%.
Trong khi đó doanh số cho vay trung - dài hạn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Năm 2011 doanh số cho vay trung - dài hạn đạt triệu
55.536 triệu đồng chiếm 26,21% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2012 con số này đạt 59.683 triệu đồng chiếm 23,27% và sang năm 2013 đạt 51.570 triệu đồng chiếm 17,07%. So với năm 2011,2012 lượng vốn vay trung - dài hạn năm 2013 có sự giảm sút. Nguyên nhân là do giai đoạn này ngân hàng chủ yếu tập trung vào các gói vay ngắn hạn. Mặt khác nếu cho vay trong thời gian ngắn thì biến động về kinh tế, thị trường, chính sách...xảy ra sẽ ít hơn so với thời gian dài, do đó khi cung cấp các khoản vay ngắn hạn ngân hàng có thể dự kiến, kiểm soát khoản cho vay của mình dễ dàng
hơn so với việc dự kiến, kiểm soát tín dụng trung-dài hạn. Đồng thời quy mô các khoản vay ngắn hạn thường nhỏ hơn rất nhiều so với trung- dài hạn nên thời gian ngân hàng thu vốn sẽ nhanh hơn, số vòng quay của vốn sẽ nhiều hơn. Và thường nếu xảy ra tổn thất thì với các khoản vay ngắn hạn ngân hàng sẽ chịu tổn thất ít hơn so với các khoản vay trung - dài hạn. Bên cạnh đó có thể thấy rằng nhu cầu vốn trong hoạt động thương mại và dịch vụ, bổ sung vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, quy mô thị trường mở rộng, dân nhập cư đông đúc và tăng qua các thời kỳ. Mọi người đều có những nhu cầu riêng cho cuộc sống, đi kèm với sự gia tăng số lượng hàng hóa, dịch vụ xã hội cung cấp, đây cũng chính là lý do khiến các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.
-Về doanh số thu nợ
Cùng với việc nâng cao doanh số cho vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất là công tác thu hồi nợ. Việc cho vay và thu hồi nợ là 2 mặt của quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng và có liên quan với nhau vì nếu công tác thu nợ tốt, đảm bảo tính an toàn của đồng vốn sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, tăng số vòng quay tạo ra giá trị thặng dư lớn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Qua bảng trên ta thấy doanh số thu nợ có sự thay đổi khác biệt qua các năm. Nếu trong năm 2011, doanh số thu nợ là 202.310 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 77.382 triệu đồng, còn trung - dài hạn thu được 53.919 triệu đồng thì đến năm 2012 doanh số thu nợ đã giảm đi và chỉ đạt mức 174.711 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn đạt 135.910 triệu đồng, trung - dài hạn đạt 38.801 triệu đồng. So với năm 2011 thì tổng doanh số thu nợ khách hàng năm 2012 giảm 27.599 triệu đồng hay nói cách khác so với năm 2011 thì doanh số thu nợ giảm 13,64%. Bước sang năm 2013 doanh số thu nợ đạt 203.546 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là 194.324 triệu đồng chiếm 66,49%, còn lại 33,51% thuộc về doanh số thu nợ trung - dài hạn với mức thu nợ đạt 97.954 triệu đồng. Như vậy qua phân tích ta có thể thấy tình hình thu nợ của ngân hàng trong các năm qua đặc biệt là năm 2012 không mấy khả quan cho lắm.
Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2012 có một số doanh nghiệp và hộ gia đình làm ăn thua lỗ nên công tác trả nợ vay cho ngân hàng gặp nhiều khó
khăn. Bên cạnh đó, nhân viên chưa thực sự làm tốt công tác thu nợ từ phía khách hàng dẫn đến doanh số thu nợ thấp hơn so với năm trước.
-Tổng dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu thời kỳ, thường kéo dài trong nhiều năm, phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng mà chưa thu về được. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh quy mô lượng vốn sử dụng và là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả của hoạt động cho vay.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 dư nợ cho vay là 131.301 triệu đồng, sang năm 2012 đạt con số 213.088 triệu đồng tăng 81.787 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 62,29% . Năm 2013 tổng dư nợ tiếp tục tăng mạnh và đạt mức 292.278 triệu đồng, tăng 37.16 % so với năm 2012 phần nào phản ánh khả năng cho vay của NH đạt kết quả khá tốt, mức độ hoạt động của NH ổn định và có hiệu quả hơn.
Kết Luận:Trong giai đoạn 2011-2013 mặc dù tình hình chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng NH Agribank chi nhánh Phú Vang vẫn duy trì tốt khả năng thanh khoản, sử dụng vốn có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời, tích cực triển khai các hoạt động thu dịch vụ phí, giữ vững mức tăng trưởng lợi nhuận, đóng góp đáng kể cho Ngân sách cũng như sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phú Vang.
2.3. Tình hình chất lượng huy động tiền gửi tại NHNN&PTNN Thừa Thiên Huế chi nhánh Phú Vang
2.3.1. Giới thiệu về các sản phẩm cung cấp từ dịch vụ tiền gửi tại NHNN&PTNN Thừa Thiên Huế chi nhánh Phú Vang
Hiện nay thì các sản phẩm của ngân hàng cung cấp cho khách hàng vẫn mang tính chung chung, không có sự phân biệt rõ ràng các đối tượng khách hàng cụ thể. Các sản phẩm dịch vụ hiện các dịch vụ như sau:
Tiết kiệm thông thường với kỳ hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn (tuần, tháng, năm) đối với các loại tiền gửi VND, USD, EURO
Tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu giải thưởng nhiều, hấp dẫn làm tăng tính tiện ích của tiết kiệm dự thưởng: ôtô, xe máy, tủ lạnh, tivi, ấm chén mang logo của ngân hàng....ứng với mỗi mức tiền gửi tối thiểu và kỳ hạn nhất định khách hàng sẽ nhận
được số phiếu dự thưởng nhất định. Chính vì vậy hình thức tiết kiệm dự thưởng đã thu hút lớn một lượng tiền gửi, tăng tính cạnh tranh đối với các ngân hàng khác
Tiền gửi tiết kiệm có mức lãi suất rút trước hạn cao hơn mức lãi không kỳ hạn. Theo nội dung mới sửa đổi tại quyết định 47/2006/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam về việc sửa đổi một số quy chế về tiền gửi tiết kiệm: trường hợp người gửi tiết kiệm có nhu cầu rút tiền trước hạn sẽ được hưởng lãi suất theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi. Theo đó ngân hàng đã có các sản phẩm tiết có kỳ hạn với lãi suất rút trước hạn theo nguyên tắc sau:
- Nhóm sản phẩm thứ cấp: áp dụng đối với những khách hàng có kế hoạch rõ ràng về dòng tiền, lãi suất rút trước hạn là lãi suất không kỳ hạn
- Nhóm sản phẩm thứ hai: áp dụng đối với những khách hàng không có kế hoạch rõ ràng về dòng tiền, lãi suất rút trước hạn tăng dần theo thời gian thực gửi với lãi suất gửi thấp hơn của nhóm sản phẩm thứ nhất.
Huy động tiền gửi bằng cách phát hành các công cụ nợ: ngân hàng phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu, với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm có cùng kỳ hạn
2.3.2. Tình hình huy động tiền gửi tại NHNN&PTNN Thừa Thiên Huế chi nhánh Phú Vang
Như chúng ta đã biết Vốn là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, nó không đơn thuần chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là nhân tố quyết định quy mô cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị. Ngân hàng nào có vốn mạnh sẽ giúp ngân hàng đó có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy ngân hàng củng đã cố gắng đưa ra những hình thức huy động vốn khác nhau nhằm có thể huy động được nhiều vốn để có thể thực hiện tốt những hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn được phân chia thành nhiều loại như: phân theo kỳ hạn, phân theo tính chất nguồn vốn, phân loại theo đối tượng khách hàng, phân loại theo loại tiền gửi.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Long
Bảng 5. Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNN&PTNT Thừa Thiên Huế - chi nhánh Phú Vang giai đoạn 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | 2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
Giá Trị | % | Giá Trị | % | Giá Trị | % | +/- | % | +/- | % | |
Tổng nguồn vốn huy động | 153.273 | 100 | 215.515 | 100 | 257.113 | 100 | 62.278 | 40,64 | 41.598 | 19,30 |
1. TG không kỳ hạn | 17.247 | 11,26 | 21.983 | 10,20 | 34.897 | 13,57 | 4.736 | 27,46 | 12.914 | 58,7 |
2. TG kỳ hạn dưới 12 tháng | 71.363 | 46,75 | 97.249 | 45,12 | 129.332 | 50,30 | 25.613 | 35,75 | 32.083 | 32,99 |
3. TG kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng | 45.157 | 29,47 | 57.257 | 26,57 | 68.342 | 26,58 | 12.100 | 26,80 | 11.085 | 19,36 |
4. TG kỳ hạn trên 24 tháng | 19.197 | 12,53 | 39.026 | 18,11 | 24.542 | 9,55 | 19.829 | 103,29 | -14.484 | 37,1 |
(Nguồn: phòng kế toán NHNN&PTNT Thừa Thiên huế - chi nhánh Phú Vang)
SVTH: Lê Hoàng Sĩ - K44 TKKD37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Long
Qua bảng 5 ta thấy được nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng tập trung ở các loại tiền gửi có thời hạn dưới 12 tháng, và từ 12 tháng đến 24 tháng, cụ thể ta thấy năm 2011 tiền gửi của 2 loại kỳ hạn này chiếm lần lượt là 71.363 triệu đồng và 45.157 triệu đồng, tương ứng chiếm 46,75% và 29,47%. Tương tự đến năm 2013 thì lần lượt chiếm 50,3%, 26,58% so với tổng nguồn vốn huy động. Lý do mà khách hàng chủ yếu chỉ tập trung vào hai loại tiền gửi này là do ngân hàng đã tổ chức nhiều ưu đãi củng như là các chương trình dự thưởng đối với hai loại kỳ hạn này, hơn nữa khi gửi tiền vào hai loại kỳ hạn này thì khách hàng thu hồi tiền vơi khoản thòi gian phù hợp không qua ngắn và củng không quá dài.
Với bảng số liệu trên ta củng nhận thấy là tổng nguồn vốn huy động qua các năm có một sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể năm 2011 con số đạt được là 153.273 triệu đồng thì bước sang năm 2012 đạt được 215.515 triệu đồng, tăng 62.278 triệu đồng tương ứng tăng 40,64%. Tiếp tục đà tăng trưởng thì năm 2013 tổng nguồn vốn huy động được là 257113 triệu đồng, tăng 19,3% so với năm 2012. Có được sự tăng trưởng qua các năm như vậy củng là một cố gắng không hề nhỏ của khách hàng, đặc biệt là ngân hàng đóng trên địa bàn điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
SVTH: Lê Hoàng Sĩ - K44 TKKD38
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Long
Bảng 6. Nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn vốn của NHNN&PTNT Thừa Thiên Huế - chi nhánh Phú Vang giai đoạn 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | 2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
Giá Trị | % | Giá Trị | % | Giá Trị | % | +/- | % | +/- | % | |
Tổng nguồn vốn huy động | 153.273 | 100 | 215.515 | 100 | 257.113 | 100 | 62.278 | 40,64 | 41.598 | 19,30 |
1. TG thanh toán | 42.501 | 27,74 | 68.675 | 31,87 | 79.656 | 30,98 | 26.174 | 61,58 | 10.981 | 15,98 |
2. TG tiết kiệm | 107.139 | 69,92 | 142.342 | 66,05 | 171.930 | 66,87 | 35.203 | 32,86 | 29.588 | 20,78 |
3. Kỳ phiếu | 3.597 | 2,35 | 4.498 | 2,09 | 5.527 | 2,15 | 901 | 25,05 | 1.029 | 22,87 |
(Nguồn: phòng kế toán NHNN&PTNT Thừa Thiên huế - chi nhánh Phú Vang)
SVTH: Lê Hoàng Sĩ - K44 TKKD39
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Long
Từ bảng 6 trên ta thấy nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn, luôn chiếm gần 70% trong tổng nguồn huy động vốn. Cụ thể ta thấy năm 2011 đạt
107.139 triệu đồng, chiếm 69,92%, năm 2012 đạt 142.342 triệu đồng chiếm 66,05% và năm 2013 là 171.930 triệu đồng chiếm 66,87%. Vậy qua đó ta có thể nhận xét được rằng nguồn huy động vốn từ tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu của NHNN&PTNT Thùa Thiên Huế chi nhánh Phú Vang. Việc huy động tốt nguồn vốn nguồn lực này sẽ đảm bảo được nguồn vốn phục vụ tốt hoạt động cho vay của ngân hàng, hơn nữa nó còn tạo ra sự chủ động trong việc sử dụng vốn của ngân hàng.
Qua đây ta cũng nhận thấy một đều rằng tiền gửi thanh toán củng đã có sự tăng trưởng rõ rệt qua ba năm, vào năm 2012 là 68.675 triệu đồng, tăng 61,58% so với năm 2011 là 42.501 triệu đồng. Tương tự năm 2013 tăng 15,98% so với năm 2012 đạt được con số là 79.656 triệu đồng. Có được sự tăng trưởng tương đối ổn định như vậy là do nền kình tế củng như khoa học ngày càng phát triển, người dân củng đã nắm bắt được những công nghệ. Vì vậy họ hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt mà chuyển sang các hình thức thanh toán khác hiện đại hơn như thẻ tín dụng, thẻ đa năng....để đảm bảo an toàn hơn tài sản của mình.
Củng theo sự phân chia theo tính chất nguồn vốn thì ngoài hai loại tiền gửi trên còn có thêm một loại tiền gửi nữa là phát hành các loại tờ có giá. Tuy nhiên tại NHNN&PTNT Thùa Thiên Huế chi nhánh Phú vang hiện nay chỉ phát hành duy nhất kỳ phiếu. Ở loại huy động nguồn vốn này huy động được một số vốn nhất định, đóng góp không nhỏ vào tổng nguồn vốn huy động, cụ thể năm 2011 là huy động được 3.597 triệu đồng, năm 2012 đạt 4.498 triệu đồng tăng 25.05 % so với năm 2011 và năm 2013 là tăng 22,87% so với năm 2012 đạt được 5.527 triệu đồng.
Tóm Lại: Khi phân chia nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn vốn ta thấy rằng nguồn vốn được huy động chủ yếu từ huy động gửi tiết kiệm. Tuy vậy để làm tốn hơn công tác huy động vốn trong thời gian tới hơn nữa thì ngân hàng cần phải khai thác hơn nữa các nguồn huy động khác như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi hay phát hành trái phiếu ngân hàng để thu hút các lượng tiền còn nhàn rỗi trong dân cư.
SVTH: Lê Hoàng Sĩ - K44 TKKD40