Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định BASEL II và việc áp dụng tại Việt Nam - 4


Bảng 1.1: Phân loại Tài sản có và trọng số rủi ro tín dụng


Trọng số rủi ro tín

dụng


Loại tài sản có


Ký hiệu


0%

Tiền mặt (bao gồm cả vàng thỏi trong kho của NHTM nếu vàng đó dùng để đảm bảo cho các loại tài sản có khác)

Các khoản phải thu đối với Nước ngoài hoặc NHTW bằng đồng nội tệ

Các khoản phải thu đối với Nước ngoài hoặc NHTW các nước OECD

Các khoản phải thu theo trái phiếu chính phủ của

các nước OECD có tài sản bảo đảm bằng tiền mặt hoặc đảm lãnh bởi Chính phủ các nước OECD


A1

0%, 10%,

20% hoặc

50% (tuỳ từng nước áp dụng

Các khoản phải thu đối với khách hàng vay thuộc khu vực kinh tế công cộng, ngoại trừ nhứng khoản cho vay Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.


A2


20%

Các khoản phải thu đối với những ngân hàng phát triển đa quốc gia

Các khoản phải thu đối với ngân hàng thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi các ngân hàng này

Các khoản phải thu đối với ngân hàng ngoài OECD có kỳ hạn còn lại nhỏ hơn 1 năm hoặc các khoản cho vay có kỳ hạn còn lại nhỏ hơn 1 năm và được bảo lãnh bởi ngân hàng ngoài khối OECD

Các khoản phải thu đối với khu vực kinh tế công

tại các nước ngoài khối OECD, trừ phải thu đối với


A3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định BASEL II và việc áp dụng tại Việt Nam - 4




Chính phủ hoặc các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh

Tiền mặt đang trong quá trình nhờ thu


50%

Các khoản cho vay có tài sản đảm bảo là bất động

sản (và/hoặc cho vay mua nhà ở)

A4


100%

Cho vay khu vực tư nhân

Cho vay ngân hàng không thuộc khối OECD và có kỳ hạn còn lại lớn hơn 1 năm

Cho vay Chính phủ không thuộc khối OECD (trừ những khoản cho vay bằng đồng nội tệ)

Cho vay doanh nghiệp thương mại thuộc khu vực kinh tế công cộng

Trụ sở, nhà xưởng, trang thiết biệ và các tài sản cố định khác

Bất động sản và các khoản đầu tư khác

Công cụ tài chính do ngân hàng khác phát hành Các loại tài sản có khác


A5


Tổng tài sản có theo rủi ro tín dụng (Total Credit Risk-weithted Asset) của NHTM tính bằng công thức sau:

TCRA = 0%A1 + {0%, 10%, 20%, 50%}A2 + 20%A3 + 50%A4 + 100%A5

= WiAi

Wi: trọng số rủi ro tín dụng Ai: loại tài sản có

Hiệp định Basel I quy định để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, NHTM phải có vốn tối thiểu ở mức 8% Tổng tài sản có theo rủi ro tín dụng. Tức là

Vốn loại 1 + Vốn loại 2 TCRA


>= 8%


Ví dụ 1: Tính toán tỷ lệ an toàn vốn tín dụng của ngân hàng ABC Giả sử ngân hàng ABC có bảng cân đối kế toán như sau (triệu USD):

Tài sản có

Tài sản nợ

Dự trữ tiền mặt

5

Tiền gửi

25

Trái phiếu kho bạc

8

Ký quỹ

56

Chứng khoán Chính phủ

7

Đi vay liên NH

10

Trái phiếu công trình

10

Dự phòng chung tổn thất hoạt

động tín dụng

2

Cho vay thế chấp bất động sản

10

Vốn ngân hàng

7

Đầu tư bất động sản

25



Cho vay thương mại

30



Tài sản cố định

5



Tổng cộng

100


100

Để đảm bảo an toàn hoạt động theo yêu cầu của Hiệp định Basel, ngân hàng ABC phải đáp ứng 2 yêu cầu sau:

(1) Vốn loại 1 >= 1/2 Tổng vốn của ngân hàng >= 4% WiAi


(2) (Vốn loại 1 + Vốn loại 2) >= 8% WiAi



Tài sản có

Số dư

Ai

Trọng số rủi ro

Wi

Tài sản có theo rủi ro

WiAi

Dự trữ tiền mặt

5

0%

0

Trái phiếu kho bạc

8

0%

0

Chứng khoán Chính phủ

7

20

1,4

Trái phiếu công trình

10

50%

5,0

Cho vay thế chấp bất động sản

10

50%

5,0

Đầu tư bất động sản

25

100%

25,0

Cho vay thương mại

30

100%

30,0



Tài sản cố định

5

100%

5,0

Tổng cộng

100


71,4

Vốn loại 1 của ngân hàng là 7 triệu USD, do vậy đạt yêu cầu vì tỷ lệ: Vốn loại 1/ WiAi = 7/71,4 = 9,85% > 4%.

Yêu cầu thứ 2 về tỷ lệ tổng vốn đảm bảo an toàn cũng đạt vì (Vốn loại 1 + Vốn loại 2)/ WiAi = 9/71,4 = 12,6% > 8%.

b) Rủi ro tín dụng – Phương pháp chuẩn hoá (The standardised approach)

So với Hiệp định Basel I, Hiệp định Basel II đưa ra một số phương pháp tiếp cận khác ngoài việc tính toán yêu cầu vốn tín dụng tối thiểu theo trọng số rủi ro tín dụng của từng loại tài sản có để các NHTM lựa chọn áp dụng.

Phương pháp chuẩn hoá để tính toán vốn tín dụng tối thiểu sử dụng kết quả đánh giá hệ số tín nhiệm (credit ratings) của một công ty đánh giá tín nhiệm độc lập (Các tài liệu của Hiệp định Basel quy định sử dụng hệ số tín nhiệm của công ty Standard&Poors. Tuy nhiên, NHTM có thể sử dụng hệ thống hệ số tín nhiệm và kết quả đánh giá của những công ty chuyên đánh giá hệ số tín nhiệm độc lập khác nếu như hệ thống đó tương đương với hệ thống hệ số tín nhiệm của Standard&Poors) để xác định trọng số rủi ro gắn với mỗi đối tượng khách hàng của NHTM.

Các khoản phải thu đối với Nước ngoài/các cơ quan Nước ngoài

Đối với tài sản có thuộc loại này, trọng số rủi ro sẽ được áp dụng như sau:


Hệ số tín nhiệm

AAA tới

AA-

A+

tới A-

BBB+ tới

BBB-

BB+ tới

B-

Dưới

B-

Không

đánh giá

Trọng số rủi ro tín

dụng

0 %

20%

50%

100%

150%

100%


Các khoản phải thu đối với ngân hàng khác

Có 2 tuỳ chọn sử dụng trọng số rủi ro tín dụng đối với các loại tài sản có là các khoản phải thu đối với ngân hàng khác. Mỗi NHTW có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 cách tính toán trọng số rủi ro này.


o Tuỳ chọn 1: mức độ rủi ro quốc gia. Theo tuỳ chọn này, trọng số rủi ro của tài sản có là khoản phải thu đối với một ngân hàng được tính theo trọng số rủi ro của các khoản phải thu đối với quốc gia đó.


Hệ số tín nhiệm quốc gia

AAA

tới AA-

A+ tới A-

BBB+

tới BBB-

BB+

tới B-

Dưới B-

Không đánh

giá

Trọng số rủi ro tín dụng

20 %

50%

100%

100%

150%

100%

o Tuỳ chọn 2: trọng số rủi ro theo hệ số tín nhiệm của ngân hàng vay


Hệ số tín nhiệm ngân hàng

AAA

tới AA-

A+ tới A-

BBB+

tới BBB-

BB+ tới B-

Dưới B-

Không đánh

giá

Trọng số rủi ro tín

dụng

20 %

50%

50%

100%

150%

100%

Trọng số rủi ro với những tài sản có ngắn

hạn


20 %


20 %


20 %


50 %


150 %


20 %


Các khoản phải thu đối khách hàng thuộc khu vực kinh tế công cộng phi chính phủ

Trọng số rủi ro tín dụng giống với các khoản phải thu đối với ngân hàng.

Các khoản phải thu đối với các Ngân hàng phát triển đa quốc gia Trọng số rủi ro tín dụng giống với Tuỳ chọn 2 của các khoản phải thu đối với

ngân hàng khác. Tuy nhiên, trọng số rủi ro tín dụng bằng 0% đối với các ngân hàng phát triển lớn (Uỷ ban Basel quy định gồm: Ngân hàng thế giới và các thành viên là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế-IBRD và Công ty Tài chính Quốc tế-IFC; Ngân hàng phát triển châu Á-ADB; Ngân hàng phát triển châu Phi-AfDB, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu-EBRD; Ngân hàng phát triển liên châu


Mỹ-IADB; Ngân hàng đầu tư châu Âu-EIB; Quỹ đầu tư châu Âu-EIF; Ngân hàng đầu tư Bắc Âu-NIB; Ngân hàng phát triển vùng Ca-ri-bê – CBD; Ngân hàng phát triển Hồi giáo – IDB và Cộng đồng Ngân hàng phát triển châu Âu – CEDB).

Các khoản phải thu đối với công ty chứng khoán: trọng số rủi ro tín dụng như khoản phải thu đối với ngân hàng.

Các khoản phải thu đối với công ty


Hệ số tín nhiệm của

công ty

AAA tới AA-

A+ tới A-

BBB+ tới BB-


Dưới BB-

Không đánh giá

Trọng số rủi ro tín

dụng


20 %


50%


100%


150%


100%


Cho vay mua nhà thế chấp nhà mua từ vốn vay: trọng số rủi ro bằng 35% hoặc cao hơn.

Cho vay thương mại thế chấp bằng bất động sản: trọng số rủi ro bằng 100%. Đối với các khoản vay đã quá hạn

Dư nợ cho vay quá hạn trên 90 ngày (sau khi đã trừ đi phần dự phòng riêng) được gán trọng số rủi ro tín dụng như sau:

150 % nếu dự phòng riêng nhỏ hơn 20% dư nợ quá hạn.

100 % nếu dự phòng riêng lớn hơn hoặc bằng 20% dư nợ quá hạn.

Từ 50 % đến 100% (tuỳ mỗi nước áp dụng) nếu dự phòng riêng lớn hơn hoặc bằng 50% dư nợ quá hạn.

Đối với các khoản phải thu có mức độ rủi ro cao hơn, gồm:

Các khoản phải thu đối với Chính phủ, khu vực kinh tế công cộng, ngân hàng và công ty chứng khoán có hệ số tín nhiệm thấp hơn B-;

Các khoản phải thu đối với doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm thấp hơn BB-;


Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng cho những tài sản có thuộc loại này là 150%.

Các loại tài sản có khác trong bảng cân đối

Phương pháp chuẩn hoá quy định tất cả các loại tài sản có khác trong bảng cân đối kế toán sẽ có trọng số rủi ro tín dụng là 100%, kể cả các khoản đầu tư vào cổ phiếu hoặc công cụ vốn của các NHTM khác hoặc công ty chứng khoán khác.

Các tài sản ngoại bảng

Giống như quy định trong Hiệp định Basel I – 1988, để tính toán tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu cho các tài sản ngoại bảng, NHTM cần sử dụng cái gọi là Nhân tố quy đổi tín dụng (Credit conversion factors – CCF). Chi tiết về mức CCF (tỷ lệ % trọng số rủi ro tín dụng) được quy định trong Phụ lục 3 của Hiệp định Basel I-1988 và trong tài liệu “Quản lý rủi ro ngoại bảng trong ngân hàng – công tác giám sát” (The manangement of banks’ off-balance-sheet exposures: a supervisory perspective, Basel Committee, March 1986).

c) Rủi ro tín dụng – Phương pháp Đánh giá nội bộ (Internal Rating Based – IRB)

Phương pháp IRB được Uỷ ban Basel đưa ra áp dụng từ năm 1999 trong những tài liệu sửa đổi Hiệp định Basel I-1988. Theo phương pháp này, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro (risk components) và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàn tối thiểu. Phương pháp IRB quy định các thành phần rủi ro gồm: tỷ lệ (hay xác suất) không thu được nợ (Probality of default – PD), mức tổn thất trong trường hợp không thu được nợ (Loss given Default – LGD), giá trị rủi ro không thu được nợ (Exposure at Default – EAD) và Kỳ hạn hiệu lực (Effective Maturity – M).

Theo cơ chế hoạt động của phương pháp IRB, trước hết NHTM phải phân loại giá trị rủi ro thành các nhóm gồm (1) công ty, doanh nghiệp, (2) nước ngoài,

(3) ngân hàng, (4) bán lẻ và (5) cổ phiếu.

Nhóm tài sản có rủi ro (hay giá trị rủi ro) 1 - Công ty, doanh nghiệp được phân loại tiếp thành 5 nhóm nhỏ hơn như sau:


(1.1) Cho vay dự án (Project Finance - PF): là các khoản cho vay mà NHTM căn cứ chủ yếu vào doanh thu được từ dự án vay vốn để làm nguồn trả nợ cũng như phương thức bảo đảm, và thường là các dự án xây dựng, lắp đặt lớn;

(1.2) Cho vay đối tượng (Object Finance – OF): là các khoản cho vay mua sắm các tài sản cụ thể (như tàu thuyền, máy bay, vệ tinh…) trong đó nguồn trả nợ chủ yếu từ dòng tiền tạo ra từ các tài sản đó.

(1.3) Cho vay hàng hoá (Commodity Finance – CF): là các khoản cho vay trị giá lớn (structured funding), ngắn hạn để mua hàng hoá thương mại. Nguồn trả nợ từ doanh thu bán hàng.

(1.4) Cho vay đầu tư bất động sản tạo thu nhập (Income producing real estate

– IPRE): là các khoản cho vay đầu tư xây dựng, mua sắm các toà nhà, khu chung cư, nhà xưởng, khách sạn hoặc bất động sản khác mà nguồn trả nợ chủ yếu từ dòng tiền do các tài sản này tạo ra.

(1.5) Cho vay đầu tư bất động sản thương mại rủi ro cao (High-volatility commercial real estate – HCVRE): là các khoản cho vay đầu tư vào các loại hình bất động sản thương mại có mức độ rủi ro cao.

Hiệp định Basel II quy định tương ứng với mỗi nhóm giá trị rủi ro này, NHTM sẽ xác định chỉ tiêu Tổn thất không dự kiến (Unexpected Loss – UL) và Tổn thất dự kiến (Expected Loss – EL).

Đúng với tên gọi của nó, Tổn thất dự kiến là mức tổn thất mà NHTM dự kiến sẽ gánh chịu trong những điều kiện nhất định. Đối với loại tổn thất này, NHTM cần trích lập dự phòng để bù đắp từ nguồn chênh lệch kinh doanh tạo ra.

Đối với Tổn thất không dự kiến, Hiệp định Basel quy định một mức tính toán vốn an toàn tối thiểu căn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD, EAD của từng nhóm tài sản có rủi ro hay giá trị rủi ro theo phân loại ở trên.

1

Ví dụ: đối với Tài sản có là các khoản phải thu đối với doanh nghiệp, nước ngoài hay ngân hàng khác:

CRC =

LGD

N 1 R ^ 0,5

G(PD)

(R /(1

R))^ 0,5

G(0,999 )

PD LGD

(1,5

b)^ 1 (1 (M

2,5) b)

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí