Bê-Ta – Tỷ Lệ Bình Quân Ngành Mức Yêu Cầu Vốn Tối Thiểu So Với Thu Nhập Theo Nhóm Hoạt Động Kinh Doanh


Trong đó: CRC là yêu cầu vốn tín dụng an toàn tối thiểu, và CRC >= 8%.

Trên thực tế, phương pháp Tự đánh giá nội bộ IRB mà Hiệp định Basel II đưa ra là một tổ hợp các công thức và quy trình phức tạp, đòi hỏi có rất nhiều kết quả tính toán từ trước tương ứng với mỗi nhóm giá trị rủi ro mà NHTM phân loại. Cũng theo quy định của Hiệp định Basel II, một NHTM muốn sử dụng phương pháp IRB trong tính toán vốn an toàn tín dụng tối thiểu phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về Hệ thống đánh giá nội bộ của ngân hàng, trình độ quản trị ngân hàng cũng như các quy định về công khai thông tin.

d) Rủi ro tín dụng – Khuôn khổ về chứng khoán hoá

Hiệp định Basel II quy định NHTM phải đáp ứng yêu cầu vốn tín dụng an toàn tối thiểu đối với những hoạt động chứng khoán hoá, và sử dụng phương pháp chuẩn hoá trong tính toán trọng số rủi ro.


Hệ số tín nhiệm dài hạn


AAA tới AA-


A+ tới A-


BBB+ tới BBB-


BB+ tới BB-

B+ hoặc thấp hơn B+ hoặc không đánh

giá

Trọng số rủi ro tín

dụng


20%


50%


100%


350%

Trừ vào vốn của NHTM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định BASEL II và việc áp dụng tại Việt Nam - 5


Hệ số tín nhiệm ngắn

hạn


A-1/P-1


A-2/P-2


A-3/P-3

Thứ hạng tín dụng khác hoặc không

xếp hạng

Trọng số rủi

ro tín dụng

20%

50%

100%

Trừ vào vốn

của NHTM


Những hệ số tín nhiệm đưa ra đây mang tính tham khảo đối với cả 2 loại hệ số tín nhiệm dài hạn (long-term rating) và ngắn hạn (short-term rating).


Đối với yêu cầu trừ vào vốn của NHTM, nghĩa là những công cụ chứng khoán hoá được xếp hạng thấp hơn đối BB- đối với hệ số tín nhiệm dài hạn và P-3 đối với hệ số tín nhiệm ngắn hạn, những công cụ này phải bị trừ vào phần vốn đăng ký của ngân hàng. Việc trừ này thực hiện theo nguyên tắc 50% trừ vào Vốn loại 1 và 50% còn lại trừ vào vốn loại 2.

e) Rủi ro tác nghiệp và yêu cầu vốn an toàn tối thiểu cho rủi ro tác nghiệp(Operational Risk Capital - ORC)

Rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của NHTM được quy định trong Hiệp định Basel II là những nguy cơ tổn thất gây ra do quy trình nội bộ không đủ hoặc không có hiệu lực, do nhân tố con người, hệ thống (máy móc, chương trình phần mềm…) hoặc từ các yếu tố bên ngoài. Rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro pháp lý (phạt, xử lý hành chính, bồi thường…), nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro danh tiếng (reputational risk).

Hiệp định Basel II đưa ra 3 cách để NHTM tính toán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tác nghiệp.

e1) Phương pháp Chỉ số cơ bản (Basic Indicator Approach – BIA)

Phương pháp BIA quy định NHTM phải đáp ứng mức vốn tối thiểu bằng mức bình quân gia quyền của 15% tổng thu nhập dương trong 3 năm trước.

ORCBIA = GIn / n


Trong đó: ORCBIA là vốn tối thiểu theo phương pháp Chỉ số cơ bản GIn: tổng thu nhập dương của ngân hàng trong năm n.

15%: là tỷ lệ cố định do Uỷ ban Basel tính toán và đưa ra, tương ứng với chỉ số yêu cầu vốn tối thiểu chung của ngành ngân hàng.

Tổng thu nhập = Tổng thu nhập từ lãi + Tổng thu nhập ngoài lãi.

e2) Phương pháp Chuẩn hoá (Standardides Approach)

Phương pháp chuẩn hoá trong tính toán vốn an toàn tối thiểu cho rủi ro tác nghiệp quy định phân loại các hoạt động kinh doanh của NHTM thành 8 nhóm hoạt động: dịch vụ tài chính quy mô lớn (corporate finance), giao dịch mua bán (trading & sales), khách hàng cá nhân (retail banking), khách hàng doanh nghiệp


(commercial banking), dịch vụ thanh toán (payment & settlement), dịch vụ đại lý (agency services), dịch vụ quản lý tài sản (asset management) và môi giới bán lẻ (retail brokerage) (xem Phụ lục 1- Phân nhóm hoạt động kinh doanh trong ngân hàng).

Phương pháp chuẩn hoá quy định NHTM phải đáp ứng mức vốn an toàn tối thiểu cho mỗi nhóm hoạt động kinh doanh, tính bằng cách nhân tổng thu nhập của ngân hàng do nhóm hoạt động đó mang lại với chỉ số bê-ta (mức tổn thất so với thu nhập trung bình của ngành ngân hàng). Tổng mức vốn an toàn tối thiểu bằng bình quân gia quyền 3 năm liên tiếp của mức vốn an toàn tối thiểu cho mỗi nhóm hoạt động.


Trong đó:

ORCTSA =

3

max

1

GI1 8

1 8 ,0 / 3

ORCTSA: Vốn an toàn rủi ro tác nghiệp tối thiểu

GI1-8: Tổng thu nhập hàng năm của nhóm hoạt động kinh doanh từ 1 – 8.


1 8

: tỷ lệ bình quân ngành mức yêu cầu vốn an toàn so với thu nhập.

Tỷ lệ này do Uỷ ban Basel tính toán và áp dụng.

Bảng 1.2: Bê-ta – Tỷ lệ bình quân ngành mức yêu cầu vốn tối thiểu so với thu nhập theo nhóm hoạt động kinh doanh

Nhóm hoạt động kinh doanh

Bê-ta ( 1 8 )

Dịch vụ tài chính quy mô lớn

18 %

Giao dịch mua bán

18 %

Khách hàng cá nhân

12 %

Khách hàng doanh nghiệp

15 %

Dịch vụ thanh toán

18 %

Dịch vụ đại lý

15 %

Dịch vụ quản lý tài sản

12 %

Môi giới bán lẻ

12 %


e3) Phương pháp tiên tiến (Advanced Measurement Approach - AMA)

Theo phương pháp tiên tiến, vốn an toàn rủi ro tác nghiệp tối tiểu của NHTM bằng với mức độ rủi ro mà NHTM tự tính toán theo các tiêu chí định lượng và định tính. Hiệp định Basel II quy định muốn sử dụng phương pháp AMA trong tính toán vốn an toàn tối thiểu, NHTM phải có sự đồng ý của cơ quan giám sát hay NHTW nước đó.

Bên cạnh đó, NHTM cũng phải đáp ứng một loạt các tiêu chí rất cao do Uỷ ban Basel đặt ra, ví dụ: ban lãnh đạo ngân hàng phải tham gia sâu vào công tác giám sát khuôn khổ quản trị rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng mình; ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp an toàn và được triển khai một cách nhất quán; công tác kiểm toán và giám sát đầy đủ…

f) Rủi ro thị trường – Những vấn đề xung quanh hoạt động kinh doanh muabán (các loại công cụ nợ và giấy tờ có giá khác).

Hoạt động kinh doanh mua bán hay đầu tư tài chính (trading book) là trạng thái công cụ tài chính hoặc hàng hoá (commodities) mà ngân hàng nắm giữ nhằm mục đích mua bán hoặc phòng ngừa các rủi ro (hedging risks) trong hoạt động mua bán.

Công cụ tài chính là bất kỳ hợp đồng hay thoả thuận nào làm tăng tài sản có tài chính của một bên và tài sản nợ tài chính hoặc công cụ vốn của bên thứ hai.

Trạng thái công cụ tài chính để chỉ việc ngân hàng nắm giữ các công cụ tài chính nhằm mục đích bán đi trong ngắn hạn để thu lợi từ những biến động giá thực tế hoặc dự kiến trong ngắn hạn.

Hiệp định Basel II quy định NHTM phải có một mức vốn an toàn tối thiểu đáp ứng được trạng thái hiện tại của hoạt động mua bán, đầu tư (trading book position) của mình. NHTM tự đánh giá trạng thái đó, dựa trên nguyên tắc dự đoán và ước lượng thông qua quan sát mẫu (quan sát diễn biến thị trường).

Vốn an toàn rủi ro thị trường được tính toán theo phương pháp xác định Giá trị rủi ro (Value At Risk – VAR) với các tham số của mô hình như sau:

- Kỳ quan sát: 10 ngày giao dịch

- Mức độ tin cậy lựa chọn: 99%


- Số liệu quan sát ít nhất 1 năm liên tục cho đến thời điểm tính toán.


MRCt

= Max

k60

60 i 1

(VARt

i ,VARi 1 )

SRCt

VARt: Giá trị rủi ro ngày t

SRCt: Phần bổ sung vốn an toàn đặc thù của ngày t k: Hệ số điều chỉnh, quy định bằng 3.

Như vậy, vốn an toàn rủi ro thị trường (MRC) được tính bằng giá trị lớn nhất giữa 2 giá trị là VAR của ngày hôm trước (t-1) và trung bình của VAR trong 60 ngày trước đó nhân với hệ số điều chỉnh k = 3.

Hiệp định Basel II cũng quy định cụ thể về yêu cầu vốn an toàn tối thiểu đối với những loại công cụ đặc thù riêng. Ví dụ: đối với trái phiếu Chính phủ, tuỳ thuộc vào xếp hạng tín dụng của trái phiếu đó mà NHTM phải duy trì mức vốn an toàn tính riêng cho công cụ này.

Bảng 1.3: Tỷ lệ quy đinh vốn an toàn đặc thù


Hệ số tín nhiệm

Vốn an toàn đặc thù

AAA tới AA-

0 %

A+ tới BBB-

0,25% nếu kỳ hạn còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 6 tháng


1,00% nếu kỳ hạn còn lại từ 6 tháng tới 24 tháng


1,60% nếu kỳ hạn còn lại lớn hơn 24 tháng

Tất cả các hệ số khác

8%.


1.2.2.2 Cột trụ thứ hai – Quy trình rà soát, giám sát

Cột trụ thứ hai (the second pilar) của Hiệp định Basel II đặt ra những nguyên tắc chủ chốt trong công tác rà soát, giám sát an toàn hoạt động NHTM, trong quản trị rủi ro và minh bạch hoá.

a) Vai trò của công tác giám sát trong quản trị rủi ro hoạt động NHTM.

- Không chỉ đảm bảo NHTM đáp ứng các yêu cầu về vốn an toàn tối thiểu như quy định trong Cột trụ thứ nhất mà còn khuyến khích các NHTM phát triển và


sử dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tốt hơn để theo dõi và quản lý rủi ro trong hoạt động của mình;

- Quy định trách nhiệm của NHTM phải xây dựng cho mình quy trình nội bộ đánh giá mức độ an toàn vốn và đặt ra những chỉ tiêu về vốn an toàn phù hợp với mức độ rủi ro hiện tại của NHTM. Như vậy, NHTM không chỉ đáp ứng đủ vốn theo yêu cầu tối thiểu, mà còn có trách nhiệm duy trì vốn ở mức cao hơn mức tối thiểu.

- Mặc dù vốn của NHTM là một tấm bình phong giúp ngân hàng chống đỡ được những rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp, nhưng không thể coi việc duy trì mức vốn an toàn tối thiểu là công tác duy nhất cần phải làm trong quản trị rủi ro. Quy trình rà soát giám sát nhấn mạnh NHTM cần sử dụng các công cụ khác nữa trong quản trị rủi ro, như nâng cao kiến thức và trình độ quản trị rủi ro, sử dụng các loại hạn mức nội bộ, tăng cường dự phòng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ…

- Bên cạnh đó, cột trụ thứ nhất về vốn an toàn tối thiểu chưa xử lý được một số thực tiễn trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Một số loại rủi ro chưa được xử lý trong cột trụ thứ nhất, như rủi ro tập trung tín dụng (credit concentration risk), rủi ro chiến lược (strategic risk) và rủi ro lãi suất (interest rate risk) trong hoạt động cân đối vốn (banking book) hoặc các nhân tố rủi ro khác như chu trình kinh doanh…

b) Bốn nguyên tắc chủ chốt trong công tác giám sát.

b1 – Nguyên tắc 1: NHTM cần phải xây dựng một quy trình đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu vốn an toàn tối thiểu gắn với trạng thái rủi ro (risk profile) của mình cùng với chiến lược duy trì mức độ an toàn vốn đó.

Theo nguyên tắc này, NHTM cần phải đáp ứng đủ 5 yêu cầu sau:

- Có sự giám sát và tham gia của Hội đồng quản trị và Ban điều hành cấp cao.

- Có cơ chế đầy đủ trong đánh giá mức độ an toàn vốn. Cụ thể, NHTM phải xây dựng hệ thống các cơ chế và quy trình xác định, đo lường và báo cáo tất mọi rủi ro được coi là quan trọng đối với hoạt động của mình; phải có một quy trình


gắn vốn với mức độ rủi ro; quy trình xây dựng các mục tiêu về vốn trên khía cạnh quản trị rủi ro bên cạnh mục tiêu chiến lược kinh doanh; và quy trình kiểm soát nội bộ, kiểm toán và giám sát để đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ cơ chế quản lý điều hành.

- Đánh giá được đầy đủ toàn bộ các loại rủi ro, bao gồm từ rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất trong hoạt động cân đối vốn, rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác (như rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược…).

- Có cơ chế theo dõi và báo cáo kịp thời từ cấp thấp lên cấp cao về mức độ rủi ro của ngân hàng trong từng thời điểm và đánh giá yêu cầu về vốn an toàn tương ứng với mức độ rủi ro đó.

- Có cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ.

b2 – Nguyên tắc 2: Các cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng phải giám sát được và đánh giá thường xuyên tính chính xác và phù hợp của cơ chế đánh giá mức độ an toàn vốn tối thiểu của NHTM. Trong trường hợp NHTM không đáp ứng được các yêu cầu quy định về vốn tối thiểu, cơ quan giám sát phải tiến hành các biện pháp phù hợp.

Hiệp định Basel II quy định quy trình giám sát cần chú trọng và giám sát năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát hoạt động của NHTM. Việc này bao gồm công tác giám sát, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra từ xa qua các số liệu báo cáo, thảo luận hội đàm với Ban lãnh đạo ngân hàng, xem lại kết quả kiểm toán độc lập và báo cáo theo định kỳ.

b3) Nguyên tắc 3 – Cơ quan giám sát cần yêu cầu phải có đủ công cụ thể bắt buộc NHTM duy trì mức vốn trên mức vốn an toàn tối thiểu

Các quy định về vốn tối thiểu được đưa ra trong cột trụ thứ nhất như một tấm đệm để NHTM chống lại được các cú sốc rủi ro. Tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro ở mức trên 8%, với điều kiện ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh. Cột trụ thứ hai của Hiệp định Basel khuyến nghị NHTM nên duy trì mức vốn an toàn ở mức cao hơn 8% như quy định trong Cột trụ thứ nhất.

b4) Nguyên tắc thứ 4 – Cơ quan giám sát nên sẵn sàng can thiệp sớm nhằm ngăn chặn các NHTM để mức vốn an toàn thấp hơn mức tối thiểu 8%, đồng thời


có cơ chế yêu cầu NHTM phải ngay lập tức bù đắp phần thiếu hụt trong vốn an toàn so với mức tối thiểu quy định trong cột trụ thứ nhất.

1.2.2.3 Cột trụ thứ ba – Nguyên tắc thị trường

Mục đích của Cột trụ thứ ba – Nguyên tắc thị trường trong Hiệp định Basel II nhằm bổ sung cho các quy định về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (Cột trụ thứ nhất) và quy trình rà soát giám sát (Cột trụ thứ hai).

Nguyên tắc thị trường hay quy định về công khai thông tin về kết quả và tình trạng hoạt động của NHTM là một biện pháp áp dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các chấn động lớn trong ngành ngân hàng, làm cho môi trường tài chính tiền tệ có sự ổn định nhất định thông qua khả năng có thể dự đoán và minh bạch.

Ngân hàng cần phải có hệ thống cơ chế và quy định chính thức về công khai thông tin và các biện pháp kiểm soát nội bộ việc thực hiện công khai thông tin do Hội đồng quản trị ban hành. Hệ thống cơ chế này phải được xây dựng thành văn bản và phải có hiệu lực trong toàn bộ ngân hàng.

Hiệp định Basel II cũng quy định chi tiết về những thông tin cần thiết phải công khai, bao gồm: các quy định công khai các chỉ tiêu định tính và các quy định công khai các chỉ tiêu định lượng. Đối với từng loại rủi ro: rủi ro tín dụng, chứng khoán hoá, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp, rủi ro lãi suất đối với hoạt động cân đối vốn…và phương pháp lượng hoá cũng như công cụ quản trị các loại rủi ro này đều phải được công khai bởi NHTM với cơ quan giám sát cũng như với thị trường bên ngoài.

1.3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

Trên góc độ vi mô về quản trị rủi ro NHTM, những quy định về vốn tín dụng tối thiểu của Hiệp định Basel II có một tầm quan trọng đặc biệt, nhất là trong công tác điều hành kinh doanh và quản lý Tài sản có, Tài sản nợ, thể hiện cụ thể qua các điểm sau:

(a) Ngân hàng không thể giữ quá nhiều tài sản có thanh khoản cao (tiền mặt, dự trữ…) trong kho vì như vậy không tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, nếu tỷ lệ những tài sản có rủi ro khác (ví dụ: cho vay mua nhà, cho vay khu vực tư nhân…) chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản có của NHTM, để đảm bảo an toàn và có khả

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí