- Quyền tự chủ của TCTD: các TCTD tự chịu trách nhiệm về quyết định trong cho vay của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của TCTD (Điều 4).
- Nguyên tắc và điều kiện vay vốn: vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; khách hàng vay phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự; phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; khách hàng vay phải có năng lực tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Mức cho vay: cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có của TCTD.
(d2) Về bảo đảm tiền vay và cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản Theo quy định hiện hành, có 3 biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là:
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay.
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (bên bảo lãnh)
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Đối với cho vay không có tài sản bảo đảm, có 2 nhóm chính là cho vay theo chỉ định của Chính phủ và cho vay bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn. Chính phủ không khuyến khích và yêu cầu hạn chế các TCTD cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (Điều 21 Nghị định 178/1999/NĐ-CP. Trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, NHTM có nghĩa vụ chấp hành quy định của NHNN Việt Nam về các tỷ lệ bảo đảm an toàn và giới hạn để đảm bảo an toàn và trích lập dự phòng rủi ro.
e. Pháp lệnh ngoại hối
Để đảm bảo an toàn trong các giao dịch ngoại hối thực hiện bởi các đơn vị, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh ngoại hối, Pháp lệnh ngoại hối do UBTV Quốc hội ban hành có hiệu lực từ 1/1/2006 quy định:
- Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an ninh ngoại hối quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp quản lý ngoại hối như hạn chế giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, quy định nghĩa vụ bán ngoại tệ bắt buộc của tổ chức…
- Mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối có trách nhiệm báo cáo việc kinh doanh ngoại hối lên các cơ quan có thẩm quyền. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm ban hành, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối.
2.2.4.2 Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam dựa theo các chuẩn mực Basel II
a. Tình hình thực hiện các tỷ lệ an toàn vốn
Cho đến thời điểm hiện tại, NHNN Việt Nam chưa công bố số liệu và các báo cáo liên quan đến tình hình thực hiện Quyết định 457 và Quyết định 493 cho năm tài chính 2005 của hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, những đánh giá quan trọng về an toàn tín dụng, tình hình an toàn hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro vào thời điểm cuối năm 2004 cũng phản ánh rõ hiện trạng công tác quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2004, nhìn chung tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu của khối các NHTM nhà nước còn thấp, chưa đạt yêu cầu (thấp hơn 6%, so với yêu cầu đặt ra 8%). Tại khối các NHTM cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ vốn tối thiểu trên 8%, có ngân hàng lên tới trên 10%. [10]
Bảng 2.9: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTMNN
Tỷ lệ vốn trên TSC rủi ro | |
Ngân hàng Công thương Việt Nam | 4,42% |
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam | 5,98% |
Ngân hàng Đầu tư và PT Việt Nam | 4,73% |
Ngân hàng Nông nghiệp & PT NT | 4,45% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Áp Dụng Hiệp Định Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm Tại Một Số Nước Trên Thế Giới
- Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động Của Các Nhtm Việt Nam
- Thực Trạng Công Tác Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhtm Việt Nam
- Sự Cần Thiết Phải Áp Dụng Các Chuẩn Mực Quản Trị Rủi Ro Theo Hiệp Định Basel Ii Tại Việt Nam
- Hệ Số Tín Nhiệm Của Một Số Nhtm Lớn Của Việt Nam Theo Tổ
- Nâng Cao Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Cả Xử Lý Giao Dịch Lẫn Quản Lý, Điều Hành
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Nguồn: [10]
Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trên mới chỉ tính theo phương pháp tính toán vốn tối thiểu theo rủi ro tín dụng, chưa có vốn tối thiểu theo rủi ro thị trường (MRC) và rủi ro tác nghiệp (ORC) theo chỉ dẫn của Hiệp định Basel II. Ngay cả vốn tối thiểu theo rủi ro tín dụng, các NHTM Việt Nam cũng chưa áp dụng phương pháp chuẩn hoá (SA) và phương pháp Đánh giá nội bộ (IRB) – là các phương pháp giúp xác định chính xác hơn yêu cầu vốn tối thiểu nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro. Ngoài ra, cách phân loại tài sản có để gán trọng số rủi ro đối với các loại tài sản có của NHTM chưa hoàn toàn thống nhất với phân loại theo Basel II.
Liên quan đến dự phòng rủi ro, theo các báo cáo của NHNN Việt Nam, tính đến thời điểm cuối năm 2004, việc trích lập dự phòng rủi ro vẫn còn thiếu nhiều so với quy định. Khối NHTM cổ phần có 4 ngân hàng trích lập thiếu là VP Bank (NHTMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh), Eximbank (NHTMCP Xuất nhập khẩu), ngân hàng Tân Việt và ngân hàng Phương Đông. Khối NHTM nhà nước có Ngân hàng Nông nghiệp và PT Nông thôn và Ngân hàng Công thương trích lập chưa đầy đủ.
Quyết định 493 cho phép thời gian thực hiện 3 năm sau ngày hiệu lực (kể từ năm 2005) của Quyết định, các NHTM buộc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Do vậy, có thể nói đến cuối năm 2005 các NHTM vẫn chưa bị sức ép trong trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, vì muốn đạt chỉ tiêu lợi nhuận cao để tăng vốn tự có bằng lợi nhuận chưa chia. Tuy nhiên, thông báo từ NHNN Việt Nam cho biết tình hình nợ xấu của hệ thống
NHTM phân loại theo chuẩn mực quốc tế không tồi tệ như nhiều dự đoán trước khi ban hành Quyết định 493.
10.79
8.45
7.17
5.1
4.81
2.78
2.55
2.42
%
12
10
8
6
4
2.85
2 2.07
Nî xÊu
Nợ quá hạn
0
2000 2001 2002 2003 2004 Năm
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2000-2004 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2005)
Qua biểu đồ 2.2 có thể thấy tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của toàn bộ hệ thống đang có chiều hướng giảm dần. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, nhờ vào nỗ lực của bản thân các NHTM cũng như công tác điều hành, chỉ đạo của NHNN Việt Nam.
b. Quy trình rà soát giám sát trong các NHTM Việt Nam còn yếu
Theo đánh giá của NHNNVN [11] và Ngân hàng thế giới [30], [[40] và điều tra thực tế 5 NHTM NN và 10 NHTM CP đô thị của Việt Nam, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là nhóm các NHTM Nhà nước còn rất yếu. Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm soát nội bộ không phù hợp, thể hiện Phòng Kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh trực thuộc quyền quản lý của chi nhánh, dẫn đến việc “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Chức năng của Ban Kiểm soát thuộc Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nội bộ còn chồng chéo, không có sự phân biệt rõ ràng; Không có sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận tác nghiệp cũng như bộ phận kiểm tra tuân thủ riêng biệt trong ngân hàng; các bộ phận nghiệp vụ tại Trụ sở chính không được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát thường xuyên đối với dịch vụ, nghiệp vụ mình quản lý và đẩy toàn bộ trách nhiệm về các bộ phận
kiểm soát nội bộ, gây khó khăn; hiệu quả kiểm soát còn thấp do việc kiểm soát số liệu phần lớn được thực hiện trên giấy tờ, báo cáo do chi nhánh gửi lên…Thậm chí nhiều NHTM CP không thành lập bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ để giảm chi phí nhân lực. Tại những NHTM có bộ phận kiểm soát nội bộ, cơ chế báo cáo việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu hầu như không có, thay vào đó phần lớn là các báo cáo về chấp hành cơ chế tín dụng, lãi suất, tỷ giá…[28]
c. Công tác báo cáo, công bố thông tin
Ngoài các NHTM cổ phần tại Việt Nam thực hiện việc công bố rộng rãi ra công chúng Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập – chi phí vào cuối năm tài chính (ví dụ: ACB, Sacombank, NHTPCP Đông Á…, các NHTMNN chỉ được yêu cầu nộp các loại báo cáo tài chính và các báo cáo khác định kỳ cho cơ quan chủ quản là NHNNVN.
Về mặt nội dung, chế độ báo cáo thống kê theo quyết định 147/2005/QĐ- NHNN và được bổ sung bằng quyết định 1417/2006/QĐ-NHNN về chế độ báo cáo thống kê yêu cầu các NHTM Việt Nam thực hiện báo cáo về toàn bộ các mặt hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên trong các quy định này không có quy định về công bố thông tin ra công chúng để tăng cường tính minh bạch và thông tin thị trường.
2.2.4.3 Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro của NHTM Việt Nam
Sau những tổn thất lớn trong các vụ án kinh tế như Epco Minh Phụng, Tân Trường Sanh..., hiện nay các NHTM Việt Nam đã lưu tâm và có nhiều tiến bộ trong quản trị rủi ro với trọng tâm là rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng vẫn luôn tiềm ẩn và là gánh nặng lớn nhất đối với hệ thống NHTM.
Hệ thống các hạn mức tín dụng chưa được thiết lập đầy đủ. Cấu trúc hạn mức xây dựng dựa nhiều trên ý kiến chủ quan và kinh nghiệm, không dựa trên phân tích thị trường, ngành nghề, ngành hàng, ngành kinh tế và đối tượng cho vay. Rủi ro thị trường chưa được chú trọng trong khi hàng ngày vẫn gây ra tổn thất cho hệ thống ngân hàng. Hầu như các NHTM chưa có cơ chế quản lý đối với rủi ro thị trường. Những biến động trái chiều về lãi suất và tỷ giá được coi như yếu tố khách quan,
bên ngoài và không thuộc tầm kiểm soát của công tác quản trị điều hành. Rủi ro tác nghiệp bắt đầu trở thành một vấn đề lớn đối với NHTM, đặc biệt sau các sự kiện của NHTM CP Á Châu (ACB) và NHTM CP Phương Nam. Tuy nhiên, đối với các NHTMNN, rủi ro này hoàn toàn chưa được tính đến. Có thể tóm lược lại một số tồn tại và yếu kém lớn bao gồm:
(a) Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ liên quan đến công tác quản trị rủiro chưa hợp lý dẫn đến chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm
Có thể đánh giá quy trình hoạt động tín dụng tại một số NHTM chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để quản trị rủi ro. Chẳng hạn, chưa có sự phân tách chức năng rõ ràng giữa bộ phận giao dịch khách hàng (front office) với bộ phận thẩm định lại, theo dõi khách hàng, xử lý giao dịch (back office). Tại hầu hết các ngân hàng, cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng cũng làm cả việc theo dõi sau cho vay và phân tích tình hình tài chính của khách hàng sau cho vay. Điều này làm mất tính khách quan, dễ dẫn đến móc ngoặc, lợi dụng giữa khách hàng và cán bộ tín dụng.
Mô hình tổ chức Trụ sở chính – Chi nhánh cấp 1 – Chi nhánh cấp 2 là một mô hình phân tán, không phù hợp với bản chất hoạt động ngân hàng. Các chi nhánh cấp tỉnh được quyền thẩm định dự án và quyết định tín dụng ngay tại chi nhánh, dẫn đến thiếu chuyên môn hoá. Chức năng quản lý, giám sát của Trụ sở chính không phát huy hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện phương tiện liên lạc, truyền thông, viễn thông và hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn chưa phát triển. Nghiên cứu các mô hình tổ chức của các NHTM nước ngoài cho thấy các NHTM này tập trung hoá chức năng về các trung tâm theo khu vực, và các chi nhánh hoàn toàn làm nhiệm vụ của bộ phận quan hệ khách hàng. Toàn bộ công tác thẩm định, định giá, theo dõi sau cho vay, xử lý nợ...được thực hiện tại các trung tâm với số lượng cán bộ lớn, có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm và kiến thức sâu, rộng về các ngành hàng, ngành kinh tế. Ngay tại trung tâm đó, cũng chia thành tối thiểu 3 bộ phận quản lý một khoản tín dụng: bộ phận quan hệ khách hàng (relationship/account manager), bộ phận thẩm định và quyết định tín dụng (credit
officer), và bộ phận quản lý nợ xấu và thu hồi nợ (bad debt recovery and non- performing loan manager).
Trong ngân hàng chưa có phòng chuyên về quản trị các loại rủi ro cá biệt. Các phòng khách hàng đồng thời phụ trách luôn công tác theo dõi, rà soát, phê duyệt. Việc phân định trách nhiệm trong Ban Điều hành không hợp lý, thể hiện nhiều trường hợp một thành viên trong Ban Điều hành vừa phụ trách hoạt động kinh doanh (ví dụ: tín dụng, đầu tư…), vừa phụ trách công tác quản trị rủi ro hoặc kiểm tra kiểm soát nội bộ.
(b) Các quy định, chính sách kinh doanh và quản trị rủi ro vừa yếu, vừathiếu, vừa không đồng bộ
Điều này thể hiện rõ nhất ở việc tới gần đây, theo một đề án của NHNNVN do Ngân hàng thế giới tài trợ, các NHTM Việt Nam mới được yêu cầu xây dựng sổ tay tín dụng sử dụng trong hoạt động cho vay, cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên, các tài liệu này ở nhiều nơi mang tính hình thức, không được coi là cơ sở cho mọi quyết định tín dụng.
Mặt khác, hầu hết các quy trình sau là chưa có hoặc chưa đầy đủ, không mang tính hệ thống tại các NHTM Việt Nam:
+ Quy trình về Thanh toán XNK và Tài trợ thương mại
+ Quy trình về Xử lý nợ tồn đọng và Thu hồi nợ
+ Quy trình về Kinh doanh ngoại tệ
+ Quy trình về Cân đối vốn (Banking book) và Đầu tư (Trading book)
+ Quy trình Rà soát, giám sát và kiểm toán (hay đảm bảo tuân thủ) (c) Năng lực trình độ cán bộ thấp, thiếu kinh nghiệm
Đây là một thực tế chung không chỉ của ngành ngân hàng mà của toàn bộ nền kinh tế, do Việt Nam mới xây dựng nền kinh tế thị trường được 20 năm. Hầu như trong công tác quản trị rủi ro, các kinh nghiệm, kiến thức về quản trị doanh nghiệp nói chung, quản trị rủi ro nói riêng còn sơ khai. Hầu như các phương pháp quản trị rủi ro như thống kê, lượng hoá, các công cụ như mô hình hoá, dự báo...sử dụng những tham số kinh tế lượng (VAR, an-pha, bê-ta, độ lồi, tuyến tính...) chưa được áp dụng tại bất kỳ NHTM nào.
Các NHTM hiện nay đang đứng trước thách thức chảy máu chất xám và thiếu nghiêm trọng về nhân lực trình độ cao. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học cao (từ 40% đến 70%) không có nghĩa là năng lực trong công việc đủ đáp ứng yêu cầu, do khâu đào tạo tại các bậc đại học còn yếu kém, hơn nữa trong bản thân ngân hàng không có chính sách đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Trong khi công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên quan trọng và là động lực hoạt động và phát triển của NHTM, số lượng cán bộ CNTT có trình độ sẵn sàng làm cho ngân hàng không phát triển, thậm chí còn giảm đi do chuyển sang các công ty tin học, phần mềm có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, thiếu cơ chế khuyến khích, động viên, thu hút, nuôi dưỡng nhân lực.
(d) Công nghệ lạc hậu, lỗi thời
Tính đến trước thời điểm năm 2005, hầu hết các NHTM vận hành và quản lý hoạt động của mình trên những hệ thống phân tán, không tập trung. Dữ liệu không được lưu trữ và xử lý đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh. Kể cả những ngân hàng tiên tiến nhất về công nghệ (NH Ngoại thương, NH Công thương) vẫn sử dụng những hệ thống độc lập để quản lý các nghiệp vụ khác nhau. Tại NH Công thương, Tiền gửi được quản lý bằng chương trình gọi là SAMIS, Kế toán và Cho vay quản lý trong chương trình MISAC... Từ năm 2005 đến nay, các NHTM này mới đầu tư một hệ thống ngân hàng cốt lõi gồm những cấu phần chủ yếu như: Tiền gửi, Cho vay, Sổ cái, Tài trợ thương mại, Ngân quỹ, Thẻ..., tuy nhiên trình độ sử dụng còn thấp, vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài cung cấp giải pháp. Hoàn toàn chưa có NHTM nào có hệ thống phân tích số liệu để tính toán rủi ro.
2.2.4.4 Nguyên nhân tồn tại
a) Quy mô vốn của các NHTM nhỏ, trong khi tầm hoạt động lại lớn.
Điều này đặc biệt đúng đối với các NHTMNN, với mạng lưới bao phủ khắp toàn quốc và số lượng cán bộ nhân viên lên tới hàng chục nghìn người. Trong hoàn cảnh đó, mô hình quản lý phân tán vẫn còn tồn tại. Việc xây dựng mô hình tổ chức dựa chủ yếu trên ý kiến chủ quan và kinh nghiệm, thiếu tính khoa học và thực tiễn.