Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Kết Quả Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại


cho NH đối với các khoản vay. Tài sản đảm bảo giống như một sự ràng buộc trách nhiệm của người vay đối với NH trong trường hợp khách hàng vay không có khả năng hoàn trả nợ vay thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo để NH thu hồi nợ vay.

+ Conditions – Điều kiện khác như: Địa vị cạnh tranh hiện tại; Kết quả hoạt động của KH so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành; Tình hình cạnh tranh của sản phẩm; Mức độ nhạy cảm của KH; Các yếu tố chính trị, pháp luật, công nghệ, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của KH; … Các cán bộ tín dụng phải nắm rõ xu hướng tiến triển gần đây của KH cũng như của ngành mà KH đang hoạt động, những tác động của môi trường có thể ảnh hưởng đến khoản vay. Thông thường môi trường cạnh tranh và sự nhạy cảm của hoạt động sản xuất của KH sẽ là cơ sở đánh giá.

+ Control – Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động mới đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của KH. Ngân hàng tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi đó có ảnh hưởng xấu đến KH hay không? Nhu cầu tín dụng của KH có đáp ứng được các tiêu chuẩn của NH hay không?

- Mô hình 2 (Mô hình định lượng): Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng là một trong những phương pháp phân tích định lượng cơ bản được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động phân tích tín dụng ngân hàng. Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để xử lí các đơn cho vay của người tiêu dùng.

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

Mô hình điểm điểm số tín dụng tiêu dùng thường sử dụng 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10. Sau đó, ngân hàng đưa ra mức điểm cho từng hạng mục và chấm điểm khách hàng. So sánh điểm của khách hàng với mức điểm chấp nhận tín dụng của ngân hàng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.


Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm như đã không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình.

Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng trong cho vay KHCN của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng.

c. Phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng


Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN

Mặc dù quyết định cho vay KHCN phải trải qua các khâu như phân tích, thẩm định, chấm điểm và xếp loại tín dụng nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai sót, nghĩa là vẫn còn tiềm ẩn RRTD. Do vậy, biện pháp quản lý RRTD tiếp theo để phòng ngừa RRTD có thể xảy ra là xem xét đến các hình thức trích lập quỹ dự phòng RRTD, bảo hiểm tín dụng, bảo đảm tín dụng.

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN

Ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản nợ theo quy định của NHNN. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

𝑛

𝑅 = ∑ 𝑅𝑖

𝑖=1


Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng.

Ri: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i, với công thức: Ri = (Ai − Ci) × r

Với: Ai: Số dư nợ gốc thứ i.

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định. Trường hợp Ai < Ci: Ri = 0.

- Mua bảo hiểm tín dụng

Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng cá nhân, không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhưng họ vẫn có nhu cầu vay vốn. Phần lớn các khoản vay tiêu dùng và cho vay bất động sản chỉ dựa vào thu nhập của khách hàng để xem xét cho vay. Thế nhưng, thu nhập thì hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình việc làm của khách hàng. Những khách hàng nào có việc làm không ổn định thường xuyên hoặc công việc quá phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế thì không thể đảm bảo có thu nhập để trả nợ vay mua bất động sản trong một thời gian dài đến 15 hoặc 20 năm. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng thường cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng mua bảo hiểm tín dụng. Khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp không có đủ thu nhập trả nợ vay cho ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả.

- Bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng (bảo đảm tiền vay) là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. Bảo đảm tín dụng thường được xem là biện pháp quan trọng nhằm giúp ngân hàng thu hồi khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên, nếu quyết định cho vay quá chú trọng đến việc dựa vào bảo đảm tín dụng thì dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và mắc sai lầm chủ quan.


Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN

Kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất.

Kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN bao gồm: kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

- Kiểm soát trước khi cho vay: là kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định; Kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.

- Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; Kiểm tra quá trình giải ngân; Điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không; Giám sát thường xuyên khoản vay…

- Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn thốc thu hồi nợ; Kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập; Đánh giá lại chính sách tín dụng.

Các kỹ thuật kiểm soát RRTD được sử dụng gồm:

- Né tránh rủi ro

- Ngăn ngừa rủi ro, đa dạng hóa rủi ro

+ Chính sách thiết lập giới hạn tín dụng

+ Chính sách đa dạng hóa rủi ro

- Giảm thiểu tổn thất

+ Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay

+ Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay


d. Xử lý và tài trợ tổn thất rủi ro tín dụng


Xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng là việc ngân hàng dùng các nguồn tài chính trong và ngoài ngân hàng bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Nợ rủi ro sau khi được xử lý sẽ được thu hồi hoặc được chuyển qua theo dõi ngoại bảng.


Các biện pháp xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN được thực hiện khi khoản vay không thể phục hồi được, ngân hàng dùng các biện pháp mạnh để thu hồi tối đa số tiền khách hàng nợ ngân hàng. Các biện pháp xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm:

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các khoản nợ xấu: sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi) hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được. Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp cho những khoản rủi ro tín dụng ra làm lành mạnh hoá tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là xoá hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Những khoản vay có rủi ro sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽ được chuyển ra ngoại bảng để theo dõi tận thu, ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ.

- Xử lý tài sản đảm bảo

Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ khó khắc phục, nợ đã được gia hạn nhưng chưa trả được hoặc chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng (đa phần là Nợ nhóm 5) cần quản lý chặt chẽ khoản vay của khách hàng, đồng thời rà soát hồ sơ pháp lý và tình trạng tài sản đảm bảo để xem xét khả năng phát mại nhằm thu hồi vốn. Sau đó phối hợp với các cơ quan chức trách của nhà nước để tiến hành thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay theo trình tự quy định trên các văn bản pháp lý.

- Cơ cấu lại nợ quá hạn, nợ xấu

Cơ cấu lại thời gian trả nợ là việc ngân hàng cho phép khách hàng kéo dài thời gian trả nợ gốc, trả nợ lãi; sẽ giúp khách hàng giảm áp lực trả nợ. Nếu xét thấy nguyên nhân không trả được nợ là khách quan, với quan điểm chia sẻ rủi ro với khách hàng, ngân hàng còn có thể xét miễn giảm lãi, gốc cho khách hàng.


- Các hình thức xử lý khác

Khởi kiện: Trong trường hợp tài sản đảm bảo hoặc bên bảo lãnh không đáp ứng hết nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng, ngân hàng có thể dùng biện pháp khởi kiện để thu hồi hết số tiền. Ngân hàng phải làm thủ tục pháp lý cần thiết cho việc khởi kiện.

Bán nợ: Khi ngân hàng không thu hồi được nợ, ngân hàng có thể dùng biện pháp bán nợ, tức là bán khoản nợ cùng giá trị khoản nợ cho một tổ chức khác. Số tiền bán nợ thu được thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị khoản nợ nhưng đây cũng là biện pháp để thu hồi một phần khoản nợ.

1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các ngân hàng thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD của ngân hàng. Theo Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại do PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc biên soạn năm 2012 đã đưa ra các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng:

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn vì với những món nợ quá hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Hơn nữa, nợ quá hạn tăng lên làm cho khả năng mất vốn của ngân hàng gia tăng, ảnh hưởng đến dòng tiền dự tính thu về, qua đó tác động đến cung thanh khoản của ngân hàng. Không chỉ vậy, nợ quá hạn còn tăng chi phí của ngân hàng, với một khoản tín dụng gặp rủi ro, ngân hàng phải tốn chi phí cho việc đôn đốc, giám sát thu hồi nợ chi phí cơ hội cao, …

Theo Basel II, nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN = (Nợ quá hạn KHCN/ Tổng dư nợ cho vay KHCN) X 100%


Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh dư nợ gốc đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ này cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng. Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%, NHNN đưa ra con số này nhằm tạo giới hạn để đánh giá mức độ rủi ro trong cho vay của NHTM, nếu tỷ lệ này càng nhỏ thì rủi ro cho vay KHCN càng nhỏ, quản trị rủi ro tín dụng KHCN càng tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN

Một chỉ tiêu quan trọng khác đánh giá rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu. Thông thường tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là dưới 3% vẫn được xem là trong giới hạn an toàn cho phép. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức như sau:

Tỷ lệ nợ xấu KHCN = (Nợ xấu KHCN/ Tổng dư nợ cho vay KHCN) x 100%


Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà ở nguy cơ mất vốn. Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ.

Nợ xấu có các đặc trưng sau:


+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.

+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mại không đủ trang trải nợ gốc và lãi.


+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.

- Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn trong cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn = (Nợ xấu cho vay KHCN/Nợ quá hạn cho vay KHCN) x 100%

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng ngân hàng cho khách hàng vay thì nợ xấu chiếm bao nhiêu % nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, tỷ lệ này cao thì trong nợ quá hạn, nợ xấu chiếm phần lớn, nguy cơ mất vốn của ngân hàng cao, phản ánh công tác quản trị rủi ro trong cho vay KHCN còn nhiều bất cập, dẫn đến khách hàng chiếm dụng vốn của ngân hàng trong thời gian dài mà không có hoàn trả.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Mức trích lập dự phòng rủi ro là mức chi phí mà mỗi ngân hàng phải trích lập từ lợi nhuận chưa trích lập dự phòng RRTD và thuế TNDN. Việc trích lập dự phòng RRTD căn cứ vào tình trạng dư nợ với các tỷ lệ trích lập theo quy định của NHNN tương ứng với tình trạng dư nợ đó.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro được xác định bởi công thức:



Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro


=

Dự phòng rủi ro được trích lập


×


100%


Tổng dư nợ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Yên Phong - 5

- Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN


Khi mà mức độ rủi ro tín dụng cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với các NHTM ngày càng gia tăng thì công tác quản trị RRTD ngày càng khẳng định vai trò quan trọng. RRTD luôn gây ra nhiều tổn thất cho các NHTM. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các NH. Ngược lại, ở mức độ cao khi mà rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt sẽ làm cho tỷ lệ các khoản vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và có thể là nguy cơ phá sản.

Hệ số rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN = (Tổng dư nợ cho vay KHCN/ Tổng tài sản) x 100%

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí