1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Về mặt thực tiễn, luận văn hướng đến hai hướng đ ng g p chính như sau:
- Thứ nhất, xây dựng được mô hình dự báo xác suất trả nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank, từ đ c thể đưa ra những giải pháp toàn diện và phù hợp từ trong quá trình xây dựng chiến lượng cũng như thi hành chính sách tín ụng cá nh n (như ra quyết định cấp mới, duy trì hoặc thay đổi tín dụng v.v.)
- Thứ hai, ứng dụng mô hình vào hoạt động thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank.
1.6. Kết cấu của luận văn:
Chương 1 – Giới thiệu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”
Chương 2 – Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và những biểu hiện khách hàng cá nhân không trả được nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Chương 3 – Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Chương 4 – Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Chương 5 – Kết luận và giải pháp.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
2.1.1. Lịch sử hình thành:
Tiền thân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là Cục Ngoại Hối trực thuộc Ng n hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngân hàng còn có tên gọi khác là Vietcombank hay VCB. Vào ngày 30/10/1968, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ng n hàng Trung ương và chính thức hoạt động vào ngày 01/04/1963.
Trải qua một thời gian hoạt động, vào ngày 21/09/1996, theo Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại Thương trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc NHNN. Theo đ , Ngân hàng Ngoại Thương được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam hiện là một trong những ngân hàng thuộc top đầu Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nh n viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch trên cả nước, bao gồm cả 01 văn phòng đại diện tại nước ngoài. Bên cạnh đ , Vietcombank đã xây dựng một hệ thống với hơn 2.407 máy ATM và hơn 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Vietcombank còn hiện diện thong qua mạng lưới hơn 1.726 ng n hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vietcombank hoạt động trên hầu khắp các lĩnh vực tài chính từ hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, thanh toán, ịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, kinh
doanh tiền tệ, … Với bề dày lịch sử và tinh thần không ngừng đổi mới, hiện nay, Vietcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào top 1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á. Vietcombank luôn hoạt động với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam và là 1 trong 300 tập đoàn ng n hàng tài chính lớn nhất thế giới.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính:
2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Sau hơn 53 năm hoạt động và hơn một thập kỷ thực hiện cải tổ, Vietcombank đã ần chiếm được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là trong các mảng hoạt động chính yếu như:
Huy động tiền gửi: Thị phần huy động tiền gửi của Vietcombank vào tháng 6/2016 vào khoảng 10% mảng kinh doanh này của Vietcombank có sự cân bằng giữa tiền gửi giữa cá nhân và doanh nghiệp (tỷ lệ là 44% và 56%) (Báo cáo nội bộ của Vietcombank năm 2017)
Hoạt động cho vay: Thị phần trong mảng kinh doanh cho vay của Vietcombank vào tháng 6/2016 chiếm 9% toàn thị trường. Danh mục cho vay được mở rộng với nhiều lựa chọn mới cho khách hàng, trọng tâm phát triển của Vietcombank là tăng ư nợ bán lẻ. (Báo cáo nội bộ của Vietcombank năm 2017)
Vietcombank hiện đang ẫn đầu thị trường trong mảng kinh doanh tài trợ thương mại, tận dụng bề dày kinh nghiệm của một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực ngoại thương trước đ y. Bốn trụ cột chính tạo nên vị thế dẫn đầu này là: tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế ; thanh toán nội địa; kinh doanh ngoại tệ và phái sinh; dịch vụ thẻ.
2.1.2.2. Về tình hình tài chính:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2013 - 2018
CHỈ TIÊU | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
1 | Tổng giá trị tài sản | 468.994 | 576.996 | 674.395 | 787.935 | 1.035.293 | 1.074.027 |
2 | Doanh thu | 36.682 | 36.653 | 41.613 | 48.029 | 58.278 | 73.884 |
3 | Thuế và các khoản phải nộp | 1.365 | 1.761 | 2.322 | 2.597 | 3.262 | 3.648 |
4 | Lợi nhuận trước thuế | 5.743 | 5.844 | 6.827 | 8.578 | 11.341 | 18.269 |
5 | Lợi nhuận sau thuế | 4.378 | 4.586 | 5.332 | 6.895 | 9.111 | 14.621 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - 2
- Tỷ Trọng Dư Nợ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Vietcombank Giai Đoạn 2013 – 2018
- Nhận Xét Đánh Giá Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietcombank:
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Nông Hộ Theo Trương Đông Lộc Và Nguyễn Thanh Bình
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018)
2.1.3. Tình hình tài chính:
Liên tục trong 5 năm từ 2013 đến 2018, Vietcombank đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra cho các chỉ tiêu tài chính trọng yếu.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank 2013 – 2018
Đơn vị: tỷ VND
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH | ||||||
Tổng tài sản | 468.994 | 576.996 | 674.395 | 787.935 | 1.035.293 | 1.074.027 |
Vốn chủ sở hữu | 42.386 | 43.473 | 45.172 | 48.146 | 52.558 | 62.179 |
Thu nhập ngoài lãi/TTN | 30,5% | 30,6% | 27,1% | 25,5% | 25,4% | 27,67% |
Tổng thu nhập | 15.507 | 17.286 | 21.202 | 24.886 | 29.406 | 39.278 |
CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ | ||||||
NIM | 2,6% | 2,4% | 2,6% | 2,6% | 2,7% | 2,94% |
ROAE | 10% | 11% | 12% | 15% | 18% | 25,49% |
ROAA | 0,99% | 0,88% | 0,85% | 0,94% | 1,00% | 1,39% |
CHỈ TIÊU AN TOÀN | ||||||
Hệ số an toàn vốn CAR | 13% | 11% | 11% | 11% | 12% | 12,14% |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018)
- Về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, tổng tài sản tăng liên tục qua các năm.
- Tỷ suất sinh lời liên tục cải thiện mạnh mẽ qua các năm, đặc biệt tăng đáng kể trong năm 2018 khi lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đã lên tới con số
18.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) Chỉ số NIM của Vietcombank tiếp tục được cải thiện nhờ các khoản cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng tốt và chiến lược tăng tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng.
2.2. Những biểu hiện trong hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
2.2.1. Cơ cấu cho vay:
Chiến lược của Vietcombank đối với hoạt động cho vay là hướng tới sự cân bằng trong danh mục sản phẩm, giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ, tuy nhiên cũng đa ạng h a đối tượng khách hàng. Vietcombank đang c xu hướng mở rộng hoạt động cho với đối với khách hàng cá nhân, điều đ thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank 2012 – 2018
(đơn vị: %)
12%
14%
14%
14%
16%
20%
8%
27%
30%
15%
33%
8%
9%
21%
74%
73%
70%
72%
65%
58%
49%
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Cá nhân
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank 2013 – 2018)
Danh mục cho vay được mở rộng với trọng t m tăng ư nợ bán lẻ, đối tượng cho vay chủ đạo vẫn là khách hàng doanh nghiệp lớn (tận dụng mối quan hệ truyền thống của Vietcombank phục vụ trong ngành ngoại thương), tuy nhiên cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch đáng kể về hướng khách hàng cá nhân (tỷ trọng cho vay của khách hàng cá nh n tăng hơn 3 lần từ 12% lên 30% trong giai đoạn 2012 – 2018).
2.2.2. Nợ xấu của khách hàng cá nhân tại Vietcombank:
Nợ xấu/nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank c xu hướng tăng qua các năm tương đồng với xu hướng tăng của ư nợ cho vay hàng năm của Vietcombank.
Bảng 2.3 – Dư nợ xấu và quá hạn khách hàng cá nhân của Vietcombank 2013 – 2018
ĐVT: tỷ VND
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Dư nợ xấu và nợ quá hạn KHCN | 503,04 | 568,7 | 682 | 870,8 | 968,22 | 1.320.93 |
Dư nợ cho vay KHCN | 38.400 | 51.700 | 77.500 | 124.400 | 179.300 | 235.880 |
Tỷ trọng nợ xấu trong tổng ư nợ | 1,31% | 1,10% | 0,88% | 0,70% | 0,54% | 0,56% |
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank giai đoạn 2013 – 2018)
Về tỷ trọng nợ xấu và nợ quá hạn trong tổng ư nợ cho vay khách hàng cá nhân thì tỷ trọng ư nợ xấu và nợ quá hạn (trong tổng ư nợ) luôn được giữ ưới mức 1% và tỷ trọng này giảm liên tục trong 5 năm từ năm 2013. Điều này cho thấy rằng, song song với việc đẩy mạnh tín dụng thể nh n, Vietcombank cũng đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm điều tiết được chất lượng tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày một cách tổng quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và tình hình chung về hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân của Vietcombank, cụ thể là:
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là một ng n hàng được thành lập từ rất sớm, có truyền thống phục vụ hoạt động ngoại thương. Trong quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã mở rộng hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực trong đ đáng chú ý là sự chuyển dịch trong hoạt động cho vay với khách hàng cá nhân.
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển, dần dần chiếm được chỗ đứng trong ngành ngân hàng Việt Nam. Tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của Vietcombank trong 5 năm trở lại đ y tiến triển thuận lợi với sự bức tốc trong hoạt động tín dụng, huy động vốn cũng phát triển tận dụng được nguồn vốn huy động với lãi suất thấp, việc xử lý nợ xấu và nợ quá hạn đạt được nhiều thành công, các chỉ số an toàn của Vietcombank luôn được đảm bảo. Người viết cũng đi vào ph n tích tổng quát tình hình cấp tín dụng khách hàng cá nhân và một số biểu hiện của việc khách hàng cá nhân không trả được nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong 5 năm trở lại đ y.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank:
Cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank phát triển với nhiều sản phẩm đa ạng, phục vụ tốt nhu cầu của hầu hết nhu cầu của các đối tượng khách hàng.
Bảng 3.1: Các sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank
ĐẶC ĐIỂM | |
1. Cho vay bất động sản | Bao gồm cho vay xây sửa nhà, cho vay mua nhà, cho vay mua nhà dự án. |
2. Cho vay tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân | Nhóm sản phẩm cho vay cán bộ, công nhân viên. Sản phẩm cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn hợp pháp, phù hợp với Quy định vay vốn của Vietcombank. |
1. Cho vay mua ô tô | Đáp ứng nhu cầu mua ô tô phục vụ việc đi lại hay kinh doanh. |
2. Cho vay sản xuất kinh doanh | Đáp ứng nhu cầu tài chính khi bắt đầu sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình kinh doanh của cá nhân. Ngoài ra đối với đối tượng khách hàng là nhà đầu tư chứng khoáng, Vietcombank còn có sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết. |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ tài liệu nội bộ của Vietcombank)
3.2. Kết quả trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank:
3.2.1. Dư nợ cho vay:
Trong những năm 2013 – 2017, hoạt động của Vietcombank theo đề án tái cơ cấu thực hiện thành công và gặp nhiều thuận lợi, o đ ư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng cao, trong đ Vietcombank lại thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng ư nợ tín dụng khách hàng cá nhân. Thể hiện chi tiết qua bảng số liệu sau: