Hoạt Động Xuất Khấu Lao Động Của Tỉnh Đắk Lắk

nghèo 1 người, hộ cận nghèo 4 người). Tổng số tiền vay: 562 triệu đồng (trong đó: Nguồn trung ương: 562 triệu đồng, nguồn ngân sách địa phương ủy thác 0 triệu đồng).

- Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động):

Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh thường xuyên chủ động phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tìm hiểu thông tin về các công ty có chức năng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, từ đó mời các công ty có năng lực, uy tín về phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức tư vấn tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cộng với việc triển khai các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động (lao động thuộc hộ nghèo, lao động dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân của người có công với cách mạng, lao động nữ, thanh niên)... Ước tính giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh có khoảng 3.635 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có hơn 3.000 thanh niên.

Bảng 2.7. Hoạt động xuất khấu lao động của tỉnh Đắk Lắk


Năm

Tư vấn

Xuất khẩu

Tỷ lệ %

2018

1.500

730

104%

2019

-

1.400

200%

2020

-

1.100

91,66%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở LĐ-TB&LĐ tỉnh Đắk Lắk

Đến hết ngày 30/12/2020, cấp 45 Giấp phép lao động cho nước ngoài, trong đó: cấp mới 31 giấy phép lao động, cấp lại 14 giấp phép lao động và xác nhận 61 người không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Đến nay, thực hiện cấp 45 giấy phép lao động cho người nước ngoài và xác nhận 01 người không thuộc diện cấp giấy phép lao động, số lao động nước ngoài đang làm việc tại tỉnh đến thời điểm báo cáo là 126 người làm việc ở các vị trí: nhà quản lý 11

người, giám đốc điều hành 06, chuyên gia 77 người và lao động kỹ thuật 32 người.

Các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động phối hợp với các địa phương đã tư vấn cho trên 1.500 lượt người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và có 330 lao động đã xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; số lao động tham gia xuất khẩu lao động chủ yếu ở các thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...

- Kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên:

Trong giai đoạn 2016 - 2020, kết hợp giữa các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động nêu trên với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới và sự tích cực, chủ động của người lao động trong việc đi tìm việc làm việc làm trong tỉnh và ngoài tỉnh, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng..., ước tính toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 142.770 người (trong đó thanh niên là trên 100.000 người), trong đó việc làm tăng thêm 78.520 người (riêng cho thanh niên là hơn 50.000 người). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên khu vực thành thị từ 2,85% vào năm 2016 giảm xuống còn 2,5% vào năm 2020.

Năm 2020, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 30.200 người, trong đó có

20.000 thanh niên; xuất khẩu lao động 1.100 người, chủ yếu là thanh niên giảm 8,34 so với kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 2,5%; hiện nay, qua điều tra tình hình sử dụng lao động và nhu cầu lao động tại 670 doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp đang tăng lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tư vấn, giới thiệu việc làm cho 37.000 lượt người; giới thiệu việc làm cho 15.500 lượt người, số người có việc làm sau khi giới thiệu là 6.200 người; tổ chức 09 Phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm. Kết quả: có 103 lượt đơn vị tham gia với nhu cầu tuyển là: 3.300 người; bình quân mỗi Phiên có 11 đến 12 đơn vị tham gia; số lao động đến tham gia tìm việc làm, học nghề là: 2.906 lượt người; bình quân mỗi phiên có 300 - 350 lượt lao động tham gia; số lao động được tuyển dụng trực tiếp tại các Phiên là 628 người; bình quân

mỗi phiên có 70 người được tuyển dụng; Tổ chức 09 Phiên giao dịch việc làm lưu động và Ngày hội việc làm tại các huyện, thị xã. Kết quả: có 40 lượt đơn vị tham gia; số lao động tham gia tìm việc làm, học nghề là 2.500 lượt người; số lao động được tuyển dụng trực tiếp là 500 người. Trong tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm và được tuyển dụng làm việc thì đa số là thanh niên.

2020

2019

2018

0

5000

10000 15000

20000 25000 30000

35000

Có việc làm

Giới thiệu việc làm Tư vấn

Đồ thị 2.8. Kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm tại tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk

Trung tâm Dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ việc làm phối hợp với chính quyền cấp huyện, cấp xã đã tư vấn việc làm và nghề nghiệp cho 18.300 lượt người, trong đó: Tư vấn việc làm cho 17.800 lượt người, giới thiệu việc làm cho 9.530 lượt người.

2.2.2.2. Trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thực hiện thông tin truyền thông chính sách giáo dục nghề nghiệp cho người học nghề, nâng cao nhận thức xã hội về công tác giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp với Trung tâm truyền hình quốc gia khu vực miền Trung – Tây Nguyên (VTV8) thường xuyên thực hiện đưa tin, phóng sự về hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.9. Thống kê về hoạt động giáo dục nghề nghiệp

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk


Năm

Đào tạo nghề (người)

Số thanh niên được đào tạo (người)

Lao động thanh niên qua đào tạo

(%)

2016

31.868

23.000

72,1

2017

32.978

25.000

75,8

2018

33.914

25.000

73,7

2019

35.199

26.000

73,8

2020

35.960

26.000

72,3

Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk

Năm 2020, tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh với

55.000 hộ gia đình, 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở để định hướng, xây dựng kế hoạch giáo dục nghề nghiệp cho 5 năm tới 2021 - 2025. Đồng thời phát 55.000 tờ rơi tuyên truyền về chính sách, giới thiệu ngành nghề đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hiệu quả sau đào tạo đến từng hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Năm 2020, với 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (06 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 24 trung tâm giáo dục nghề nghiệp) đã tuyển mới: 32.287 học viên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (Nữ: 11.982 người; đồng bào dân tộc thiểu số: 6.267 người) đạt 89,8% kế hoạch năm và bằng 91,7% so với năm 2019. Số học viên, học sinh, sinh viên tốt nghiệp trong năm: 23.764 (Nữ: 9.466 người, đồng bào dân tộc thiểu số: 5.536 người) được chia theo các trình độ:

Bảng 2.10. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển mới, đào tạo trong năm 2020

ĐVT: Người

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tuyển mới

Nữ

Dân tộc

Tốt nghiệp

Nữ

Dân tộc

Cao đẳng

1.132

519

612

802

386

379

Trung cấp

1.871

836

1.102

908

369

379

Sơ cấp

16.597

6.239

1.973

10.557

3.892

1.519

Đào tạo

thường xuyên

12.687

4.388

2.580

11.497

4.819

3.357

Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk


06 tháng đầu năm 2021, mặc dù ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid-19 nhưng trên tinh thần khắc phục khó khăn vừa phòng dịch vừa đẩy mạnh hoạt động công tác bằng nhiều hình thức đa dạng, đến nay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt kết quả tuyển sinh như sau: với 34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (05 trường cao đẳng, 04 trường trung cấp, 23 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 02 cơ sở khác) đã tuyển mới: 15.851 học viên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (Nữ: 2.130 người; đồng bào dân tộc thiểu số: 1.062 người) đạt 42,4% kế hoạch năm 2021 và vượt 221,6% so với 6 tháng đầu năm 2020, chia theo các trình độ: Cao đẳng: 221 người (Nữ: 10 người; đồng bào dân tộc thiểu số: 50 người) Trung cấp: 470 người (Nữ: 198 người; đồng bào dân tộc thiểu số: 66 người; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 15.160 người (Nữ: 1.922 người, đồng bào dân tộc thiểu số: 946) người.

Đến nay, đã xây dựng chương trình đào tạo cho 04 nghề trình độ sơ cấp: Công nghệ ô tô, May dân dụng, Điện dân dụng, May công nghiệp. Tuyển mới:

32.287 học viên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp, giảm 10,2% so với kế hoạch năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ: 19,53%.

2.2.2.3. Trong giải quyết các chế độ, chính sách liên quan đến chính sách việc làm

Toàn tỉnh có 8.907 người nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có

8.260 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp là 103 tỷ đồng; có 8.907 người được tư vấn, giới thiệu việc làm; 175 người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề; số người tham gia bảo hiểm xã hội đến hết tháng 10/2020 là 112.581 người, trong đó: số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 100.729 người, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 11.852 người.

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động của 23 doanh nghiệp, lũy kế đến nay có 450 doanh nghiệp đã đăng ký nội quy lao động; 21 thỏa ước lao động tập thể, lũy kế đến nay đã tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của 201 doanh nghiệp.

Cung cấp biểu mẫu cập nhật, thu thập, ghi chép, tổng hợp, lưu trữ thông tin biến động thị trường lao động: phần Cung - Cầu lao động để tổ chức tập huấn cho công chức cấp xã, cán bộ thôn, buôn… Hiện nay các địa phương đang triển khai thực hiện thu, thập, ghi chép thông tin biến động phần Cung - Cầu lao động năm 2021.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: 4.000 người nộp hồ sơ hưởng chế độ thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm (trong đó: 2.500 người làm việc ở địa phương khác nộp hồ sơ); 55 người chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp đi địa phương khác; 3.900 người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; số người đang hưởng hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề: 103 người, với số tiền hỗ trợ học nghề là: 475.000.000 đồng; tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp: 60 tỷ đồng.

Lao động việc làm và đời sống dân cư tỉnh Đắk Lắk 6 tháng đầu năm 2021

Nguồn Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội Số 1

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk

Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội: Số người tham gia bảo hiểm xã hội đến hết tháng 5/2021 là 116.370 người, trong đó: số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 101.991 người, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 14.379 người;

2.3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên Đắk Lắk

2.3.1. Hạn chế

Trước tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp trên toàn cầu, kinh tế thế giới suy giảm nhanh và ngày càng nghiêm trọng, kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vì vậy, việc thực hiện chính sách việc làm nói chung, việc làm cho thanh niên nói riêng trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm. Dịch Covid-19 có giai đoạn đã diễn biến rất nhanh, gây khó khăn cho dự báo thời điểm đỉnh dịch và thời điểm kết thúc, ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Áp lực kiểm soát lạm

phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của nhân dân toàn tỉnh.

Trong bối cảnh khó khăn chung, tỉnh đã tập trung, ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch; đồng thời, triển khai quyết liệt các giải pháp theo chỉ đạo của trung ương, của lãnh đạo tỉnh, nhất là các giải pháp hỗ trợ người lao động, cung ứng lao động cho doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh; thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội. Do triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện mục tiêu kép về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an toàn cho Nhân dân trước đại dịch, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh nói chung dần dần ổn định trở lại, sản xuất, kinh doanh được khôi phục, nhiều doanh nghiệp đăng ký mới hoặc trở lại hoạt động sau thời gian dài tạm ngừng do giãn cách xã hội... đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; các địa phương đã khẩn trương, tập trung thực hiện các giải pháp, chương trình, đề án, chính sách về lao động, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, trợ giúp xã hội, giảm nghèo…, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên còn gặp không ít khó khăn:

- Chất lượng đào tạo nghề vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên và doanh nghiệp; chủ yếu là tự tạo việc làm hoặc nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư sản xuất hoặc tăng thu nhập đối với nghề đang làm. Chất lượng giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa bắt kịp yêu cầu của thị trường lao động; sự gắn kết giữa doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa chặt chẽ, chủ yếu là phục vụ kinh tế hộ gia đình. Thực tế hiện nay, chất lượng và cơ cấu trình độ đào tạo và ngành, nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là lĩnh vực có tay nghề cao. Một số ngành nghề chưa phát huy tại địa phương, chủ yếu truyền nghề và giữ nghề truyền thống, chưa có đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, số lượng người được giải quyết việc chưa thực sự cao, chưa tương xứng với tiềm năng nguồn nhân lực thanh niên

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí