Kết Quả Điều Tra Về Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Và Điều Chỉnh Chính Sách Giải Quyết Việc Làm Cho Thanh Niên


kiểm tra tại ngay chính các doanh nghiệp và các hộ gia đình, những đối tượng được hưởng của chính sách để xem xét việc triển khai thực hiện chính sách có đồng bộ, nhất quán và hiệu quả hay không.

- Kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách của Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Sơn La, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo. Công tác này được thực hiện bởi Đoàn kiểm tra cấp thành phố cùng với các phòng ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố như Phòng Nội vụ, Phòng Lao động thương binh và xã hội, Phòng Tài chính kế toán… Việc thanh tra kiểm tra cấp cơ sở thường được thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên.

Nếu như trước đây, hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La thực hiện theo hình thức “tiền kiểm” thì nay chuyển đổi sang hình thức “hậu kiểm”, đó là việc quản lý, giám sát của các cơ quan Nhà nước đối với các đơn vị liên quan như: chấp hành đúng các văn bản quy phạm pháp luật, tuân thủ các nguyên tắc trong lao động, đảm bảo công tác giải quyết việc làm diễn ra minh bạch, công khai. Bên cạnh đó, thông qua “hậu kiểm” mà các cơ quan QLNN đối với các đối tượng bị quản lý nắm bắt được thông tin và có các phương án hướng dẫn, hỗ trợ khuyến khích các đơn vị liên quan triển khai chính sách có hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật và định hướng phát triển của tỉnh và của cả nước.

Công tác thanh tra, kiểm tra vừa chịu sự quản lý theo ngành vừa chịu sự quản lý theo lãnh thổ, hơn thế nữa, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La còn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước còn quá nhiều đầu mối, chồng chéo và thiếu tính thống nhất. Ví dụ, khi kiểm tra việc giải ngân để đào tạo nghề và giải quyết việc làm thì có tới hơn một cơ quan


kiểm tra (Kho bạc Nhà nước, Bộ tài chính…). Nếu kết quả là tương đồng nhau sẽ gây ra lãng phí về mặt nguồn lực cho công tác thanh, kiểm tra. Nhiều trường hợp, kết quả không thống nhất dẫn đến sự mâu thuẫn, làm ảnh hưởng tới công tác thanh kiểm tra, và gây phiền hà cho chính đối tượng bị thanh, kiểm tra. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan kiểm tra không đúng nội dung theo quy định, lạm dụng chức vụ và quyền hạn gây khó khăn, phiền hà, tốn kém cho đối tượng bị thanh, kiểm tra.

Sau quá trình thanh kiểm tra là quá trình đánh giá và điều chỉnh chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên. Dựa vào những số liệu từ các văn bản báo cáo việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm, cũng như việc kiểm tra thực tế việc triển khai chính sách của Trung tâm giáo dục thường xuyên và Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, từ thực tiễn hiệu quả việc triển khai chính sách việc làm đến người thanh niên, Ban kiểm tra giám sát của thành phố lập báo cáo về tình hình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La để gửi cho Đoàn Kiểm tra tỉnh. Sau quá trình xem xét, đánh giá, Đoàn kiểm tra tỉnh sẽ có những yêu cầu điều chỉnh phù hợp được ban hành bằng văn bản cho UBND thành phố Sơn La thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn đạt hiệu quả hơn. Đây là cơ sở giúp hoàn thiện chính sách và xây dựng kế hoạch cũng như rút kinh nghiệm cho kỳ tiếp theo.

Theo kết quả điều tra thực tế thanh niên (Bảng 2.4) thì thực trạng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố cụ thể như sau:

- Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thông thường là một đến hai lần trong năm. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại chưa cao, thủ tục hành chính rườm rà nên thời gian từ khi có quyết định thanh kiểm tra đến khi thanh kiểm tra thực tế còn kéo dài. Do đó, kết quả sau quá trình thanh kiểm tra đôi khi


không phản ánh đúng thực trạng của cơ quan hay doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên. Điểm bình quân cho chỉ tiêu này là 2,44/5.

Bảng 2.4. Kết quả điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên

Đơn vị tính: %


STT

Đánh giá

Tiêu chí


1


2


3


4


5

Điểm TB


1

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách của các cấp chính quyền địa phương được

thực hiện thường xuyên


23


28


32


16


1


2,44


2

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách được thực hiện nhanh chóng, nghiêm túc,

công khai, minh bạch


19


21


23


15


22


3,00


3

Công tác tranh tra, kiểm tra, giám sát không gây ảnh hưởng tới hoạt động

của doanh nghiệp và thanh niên


16


18


21


22


23


3,18


4

Giải quyết các khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm phạm luật một

cách thỏa đáng


17


15


19


21


28


3,28


5

Có sự phân công một cách rõ ràng giữa các ban ngành, tránh chồng chéo

trong công tác


19


21


21


19


20


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 8

(1 – hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

- Nhìn chung, công tác thanh kiểm tra không gây ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của cơ quan hay đối tượng bị thanh kiểm tra. Trong quá trình thanh kiểm tra, hoạt động của các phòng ban vẫn được tiếp tục tiến hành. Số điểm trung bình đạt được khá cao: 3,18/5.


- Giải quyết các khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm phạm luật chưa thực sự thỏa đáng. Điểm số chỉ ở mức trung bình là 3,28/5.

2.3.2. Các chính sách tạo việc làm chủ yếu cho thanh niên tại thành phố Sơn La

2.3.2.1.Chính sách ưu đãi tín dụng cho thanh niên

Chính sách ưu đãi tín dụng cho thanh niên là một trong những chính sách đi đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo không chỉ riêng đối với thành phố Sơn La mà còn đối với tất cả các khu vực nông thôn, miền núi trên cả nước. Trên thực tế, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách liên quan đến việc ưu đãi tín dụng cho thanh niên hay có các hộ nghèo. Ví dụ như Nghị định 78/2002/ Nghị định 78/2002/NĐ-CP, về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; hướng dẫn chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo

chương trinh hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Nghi

quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 cua

Chin

h phủ về đin

h hướng giảm nghèo

bền vưng thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Hòa chung với khí thế cả nước

trong công tác xóa đói giảm nghèo, tỉnh Sơn La nói chung và thành phố Sơn La nói riêng cũng đã có rất nhiều chính sách liên quan đến hỗ trợ ưu đãi cho người thanh niên.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn vay tín dụng lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn vay từ Ngân sách Nhà nước. Các đối tượng được vay vốn ở đây chủ yếu là nhóm người yếu thế như lao động nghèo, thanh niên, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, lao động thuộc khu vực chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức kinh doanh thu hút nhiều lao động địa phương nhưng còn gặp nhiều khó khăn về tài chính.


37,69%

Nguồn vốn tín dụng

54,31%

8%

Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn khác


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2017 - 2019

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Sơn La

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Sơn La đã thể hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vốn ưu đãi cho nhân dân:

Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, tiếp tục tăng tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng;

Tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn kích cầu của Nhà nước cho các cơ sở nông nghiệp nông thôn được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất mặt hàng mới tăng cường xuất khẩu;

Thực hiện chính sách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tái cấp vốn để hướng dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp, áp sàn dư nợ tín dụng nông nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay, tỷ trọng vốn tín dụng cho thanh niên vẫn rất thấp. Bởi lẽ, ngoài Ngân hàng chính sách Xã hội, các Ngân hàng thương mại hiện nay hầu hết là các Ngân hàng cổ phần, quyết định đầu tư của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào các cổ đông, những người luôn lựa chọn kênh đầu tư ít rủi ro nhất và có lợi nhuận nhất. Trong khi đầu tư để tạo việc làm cho thanh niên được đánh giá là có rủi ro (còn trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, một số thanh niên chưa có tư tưởng tự lập, thật sự quyết tâm), lợi nhuận thấp hơn các khu vực khác thì quyết định của các cổ đông


ngân hàng có sự cân nhắc khi đầu tư vào tạo việc làm cho thanh niên là điều dễ hiểu.

Tuy còn nhiều bất cập trong lĩnh vực tín dụng cho thanh niên trong độ tuổi lao động, nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các cơ quan có liên quan, trong những năm qua, vấn đề nghèo đói đã có nhiều cải thiện được thể hiện qua việc giảm dần tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2017 là năm đầu tiên áp dụng theo tỷ lệ chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ nghèo trên cả nước là 9%, trong khi đó tỷ lệ nghèo của thành phố là 6%. Điều này cho thấy, so với các khu vực trong cả nước, thành phố Sơn La là một trong những thành phố có những hướng đi đúng trong xóa đói giảm nghèo.

Thực trạng chính sách ưu đãi tín dụng cho người thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La tỉnh Sơn La thông qua điều tra thực tế cụ thể như sau:

- Nhìn chung, trong quá trình CNH - HĐH địa phương, thanh niên được tiếp cận với nguồn vay vốn với lãi suất thấp, phù hợp với điều kiện của đa số thanh niên trên địa bàn. Điểm số cho chỉ tiêu này khá cao: 3,12/5.

Bảng 2.5.Kết quả điều tra về thực trạng chính sách ưu đãi tín dụng cho thanh niên

Đơn vị tính: %

STT

Đánh giá

1

2

3

4

5

Điểm TB

Tiêu chí


1

Thanh niên được hỗ trợ vay vốn để sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp


13


23


23


21


20


3,12


2

Hỗ trợ tư vấn, định hướng sản xuất kinh doanh


17


21


23


29


10


2,94


3

Nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho thanh niên được thực

hiện


12


13


21


16


38


3,55

(1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra


- Tuy nhiên, đa số thanh niên chưa nhận được sự hỗ trợ tư vấn, định hướng sản xuất nhiều. Chỉ tiêu này chỉ được điểm số dưới mức trung bình 2,94/5. Hiện nay, thanh niên chỉ cần đăng ký là thanh niên vay vốn, đăng ký ngành nghề và định hướng sử dụng vốn vay là có thể được vay vốn mà không có sự tư vấn và định hướng cụ thể. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn của thanh niên còn chưa cao, thậm chí, với việc đầu tư làm ăn không phù hợp còn có thể gây ra tình trạng nợ đọng kéo dài, không có khả năng trả nợ.

- Khi được hỏi về các chính sách ưu đãi tín dụng khác nhau, hầu hết các thanh niên có nắm được các chính sách tín dụng cụ thể. Do đó, điểm số chỉ đạt trên mức trung bình là 3,55/5.

2.3.2.2. Chính sách đào tạo nghề và dạy nghề cho thanh niên

Chính sách đào tạo nghề được coi là một chính sách lâu dài trong quá trình giải quyết việc làm cho người thanh niên. Bởi lẽ, chỉ có chính sách đào tạo nghề mới giúp thanh niên tìm kiếm được một công việc phù hợp và mức lương ổn định. Khi thanh niên đã có tay nghề và trình độ chuyên môn thì dù họ ở bất kỳ nơi đâu cũng được các doanh nghiệp chào đón.

HĐND tỉnh Sơn La đã xây dựng các chính sách về việc làm tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020 tại Nghị quyết số 124/2015/NQ-HĐND tỉnh Sơn La, về việc phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người thanh niên theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số lượng đào tạo, dạy nghề cho thanh niên thành phố Sơn La từ năm 2017-2019

Đơn vị tính: người

Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng cộng

Số khóa đào tạo, tập huấn

56

67

89

212

Số lượng thanh niên được đào tạo, tập huấn


5.693


6.905


7.809


20.407

(Nguồn: Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Sơn La)

Từ năm 2017 đến nay Công ty sản xuất và thương mại Cát Quế đã tổ chức tập huấn và hội thảo kỹ thuật canh tác cà phê theo tiêu chuẩn chứng


nhận cho 9.939 thanh niên và các hộ nông dân trên địa thành phố Sơn La. Tham gia các lớp tập huấn và hội thảo do công ty giới thiệu khái quát về tầm quan trọng của sản xuất và canh tác cà phê sạch theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn xuất khẩu của Châu Âu cũng nhử các thị trường Châu Á; giới thiệu về quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bênh, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý theo tiêu chuẩn Vietgap. Đồng thời hướng dẫn về quy trình thu hoạch, sơ chế, bảo quản cà phê sau thu hoạch; quy trình ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê bằng chế phẩm sinh học, phương pháp phòng, trừ một số sâu bệnh hại chính trên cây cà phê tại Sơn La; công tác bảo đảm an toàn lao động trong quá trình lao động sản xuất, đặc biệt là bảo đàm an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với con người, vật nuôi và môi trường trong khu vực một cách bền vững. Ngoài ra những người tham gia tập huấn còn được trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mặc gặp phải trong quá trình canh tác cà phê. Để định hướng cho đoàn viên thanh niên trồng và chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn nông sản sạch Công ty sản xuất và thương mại Cát Quế đã hỗ trợ cho các đoàn viên thanh niên tham gia tập huấn, hội thảo gần 5000 tấn phân bón vi sinh do công ty sản xuất.

Bảng 2.7. Kết quả điều tra về thực trạng chính sách đào tạo nghề và dạy nghề cho thanh niên

Đơn vị tính: %


STT

Đánh giá


1


2


3


4


5

Điểm TB (Thang điểm 5)

Tiêu chí

1

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp

rõ ràng

12

15

20

25

28

2,42

2

Đào tạo nghề, dạy nghề dễ hiểu,

sát thực tế

15

19

31

14

21

2,07

3

Sau đào tạo, thanh niên tìm được

việc làm và nâng cao thu nhập

29

32

12

18

9

2,46

(1 – hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý;3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí