được đông đảo thanh niên tham gia. Về hoạt động duy trì, điều chỉnh chính sách thì khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Quá trình theo dõi thực hiện chính sách và kiểm tra thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Ba Đình được thực hiện thông qua hệ thống phần mềm công nghệ thông tin. Hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm được thực hiện thường xuyên, liên tục.
1.5.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Thành phố Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; được xác định là trung tâm các tỉnh nam sông Hồng. Với sự nỗ lực hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội; sự chủ động, tích cực của bản thân gia đình và thanh niên trong khai thác; sử dụng tổng hợp các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của các Chương trình tạo và giải quyết việc làm, hầu hết các chỉ tiêu của chương trình tạo và giải quyết việc làm của thành phố Nam Định trong thời gian qua đề ra đều được thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch đặt ra hàng năm, kết quả cụ thể đạt được như sau: Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên đã có nhiều chuyển biến tích cực, số việc làm mới và số thanh niên được giải quyết việc làm ngày càng tăng. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên thành phố Nam Định được thể hiện như sau: Kế hoạch thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên của thành phố Nam Định được kế thừa, giải quyết những tồn tại, hạn chế trong báo cáo kết quả tổng kết triển khai các chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố. Chính quyền thành phố Nam Định sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, phố biến chính sách, đặc biệt thông qua các chương trình hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố. Sự phối hợp trong triển khai thực hiện chính sách được thể hiện là Nhà nước và nhân dân cùng góp sức tạo việc làm, thấy được tầm quan trọng của vấn đề tạo việc làm
cho người lao động. Chúng ta xác định giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động nói chung và lao động thanh niên thành phố Nam Định nói riêng là nhiệm vụ của tất cả các thành phần kinh tế và sự vươn lên tự tạo việc làm của bản thân người lao động. Việc duy trì, điều chỉnh chính sách được triển khai thông qua huy động tối đa các nguồn lực xã hội, đầu tư phát triển việc làm, dịch vụ hỗ trợ tạo việc làm và dạy nghề. Nhận thấy vai trò của Trung tâm dịch vụ việc làm đối với vấn đề tạo việc làm, Nam Định đã có chủ trương phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm với chức năng, nhiệm vụ là tư vấn giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, cung cấp thông tin về lao động và đào tạo nghề.
1.5.3. Bài học rút ra có thể áp dụng cho thành phố Buôn Ma Thuột Từ kinh nghiệm thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở các địa phương nói trên thời gian qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột
như sau:
- Nhà nước cần phải có những chính sách vĩ mô về vai trò quản lý nhà nước để hạn chế thất nghiệp, thiếu việc làm, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thanh niên. Từ đó, đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi.
- Tổ chức tốt việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên, nhất là đối với “đặc thù” như thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm: Phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, hệ thống dịch vụ và chất lượng tìm việc làm của lực lượng lao động thanh niên.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Việc Làm Cho Thanh Niên
- Nội Dung Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên
- Phân Tích Việc Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên
- Đôn Đốc, Theo Dõi, Kiểm Tra Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Thành Phố Buôn Ma Thuột
- Đánh Giá Chung Về Thực Hiện Chính Sách Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
- Đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho thanh niên đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao và khu vực thu hút nhiều lao động. Cần tập trung nhiều
hơn nữa công tác hướng nghiệp trong học sinh, đào tạo nghề trước một bước trong trường học.
- Phát triển hệ thống sự nghiệp về lao động - việc làm như các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở dạy nghề, các tổ chức xuất khẩu lao động.
- Phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể; các tổ chức đoàn thể cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc định hướng, vận động đoàn viên, hội viên của mình trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển kinh thế bản thân, trong khởi nghiệp, lập nghiệp. Nghiên cứu đặc điểm về lứa tuổi, tâm – sinh lý của thanh niên để có những giải pháp phù hợp.
- Tận dụng tối đa những ưu điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của công nghệ thông tin, mạng xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến, định hướng việc làm cho thanh niên thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với thực tiễn việc làm của thanh niên.
- Đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên. Xem đây là động lực quan trọng để vận động thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên. Tuỳ vào điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mà có những giải pháp giải quyết việc làm khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố Buôn Ma Thuột cần tham khảo và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của các địa phương, nhất là những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng để giải quyết tốt việc làm cho thanh niên.
Tiểu kết chương 1
Nội dung của chương 1 đã làm rõ các khái niệm về việc làm, chính sách việc làm, thanh niên, chính sách việc làm cho thanh niên, các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên, một số đặc điểm và sự cần thiết của việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên, tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên và quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên. Từ những nghiên cứu lý luận về chính sách việc làm cho thanh niên, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở chương này sẽ là điều kiện, nền tảng và đặc biệt là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, phân tích về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp Thành phố Buôn Ma Thuột Cư M’Gar; phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột Krông Ana, Cư Kuin; phía Đông giáp Thành phố Buôn Ma Thuột Krông Pắk; phía Tây giáp Thành phố Buôn Ma Thuột Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).
Thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm 13 phường và 8 xã. Khu trung tâm bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An. Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.
Với vị trí đặc biệt, giao thông đối ngoại gắn kết Buôn Ma Thuột với các vùng phụ cận gồm có giao thông đường bộ và đường hàng không. Thuận lợi để gắn kết về phía Bắc thông qua quốc lộ 14 nối với 2 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum. Nối kết tiếp lên phía Bắc và vào hệ thống tuyến ngang ra các tỉnh duyên hải miền Trung; Gắn kết về phía Đông thông qua quốc lộ 26 nối tới Nha Trang - Khánh Hòa, đây là trung tâm du lịch biển quốc gia và là đầu mối giao thông biển quốc tế với cảng nước sâu khu kinh tế Vân Phong, được xem là 1 cửa ngõ biển quan trọng của Tây Nguyên; Gắn kết về phía Đông Bắc thông qua
quốc lộ 29 nối tới Phú Yên; Gắn kết về phía Đông Nam thông qua quốc lộ 27 tới Đà Lạt - Lâm Đồng, đây là đô thị du lịch Tây Nguyên điển hình, là đô thị đối trọng hỗ trợ cho Buôn Ma Thuột phát triển; Gắn kết về phía Nam thông qua đoạn cuối quốc lộ 14 tới Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, đô thị trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế sôi động nhất của cả nước. [36]
Giao thông đường hàng không: Sân bay Buôn Ma Thuột là 1 trong 3 sân bay của toàn vùng Tây Nguyên. Hiện là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C, được nâng cấp có khả năng đáp ứng 1 triệu khách/năm. Vị trí của sân bay nằm trên tuyến hàng không quan trọng nhất quốc gia nối giữa Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, vị trí của sân bay thuận lợi gắn kết về đường hàng không với các trung tâm du lịch lớn của quốc gia như Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Nam và ngược lại. [36]
2.1.1.2. Địa hình
Được bao quanh bởi một cao nguyên đất bazan màu mỡ, nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, đặc điểm địa hình lượn sóng, dốc thoải 100m đến 50m từ Đông sang Tây, chênh lệch về độ cao nhiều như vậy khiến cho hệ sinh thái động thực vật biến đổi phong phú. Buôn Ma Thuột là đô thị hội tụ nhiều nguồn lực thuận lợi cho phát triển thành đô thị xanh sinh thái. Cùng với việc sở hữu những dòng suối: suối Xanh, Ea Tam, Ea Nuôl, Đốc Học với lưu vực nước khá lớn chảy trong lòng thành phố, Buôn Ma Thuột còn có những hồ nước lớn, nhỏ tạo ra các vùng cảnh quan rất đẹp như: hồ Ea Kao, Ông Giám, Ea Tam. Đó là những “báu vật” thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố này mà không phải đô thị nào cũng có.
Quỹ đất tại thành phố Buôn Ma Thuột phần lớn đã được khai thác và đưa vào sản xuất trong nhiều năm nay với những thế mạnh chính về cây công nghiệp, đặc biệt cà phê Buôn Ma Thuột được đánh giá là ngon. [36]
2.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Buôn Ma Thuột chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn, nên khí hậu thành phố cũng có những nét đặc thù riêng, chủ yếu một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lượng mưa chiếm khoảng 87% lượng mưa cả năm. Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lượng mưa lớn nhất và đạt khoảng 300mm/tháng.
Mùa khô dài 6 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa có hướng gió Đông, Đông Bắc. Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 13% lượng mưa cả năm. Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa khô, có nhiều năm không có mưa, cường độ mưa mùa khô thường <10mm/ tháng và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng. [36]
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Buôn Ma Thuột khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành nông - lâm nghiệp, cây nông nghiệp dài ngày, cây ăn trái; ngành công nghiệp chế biến. Với vị trí là trung tâm vùng Tây nguyên, là vị trí kết nối với các thành phố phát triển mạnh về du lịch như Nha Trang, Đà lạt... Buôn Ma Thuột có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là
khoảng tháng 10 trở đi đến khoảng tháng 11 vùng đất cao nguyên bước vào mùa thu hoạch cà phê, tổ chức các dịch vụ du lịch liên quan đến cà phê, thời điểm này thuận lợi để du lịch thành phố Buôn Ma Thuột khai thác thị trường du khách quốc tế (inbound). Bên cạnh đó, nơi đây cũng là một điểm thuận lợi thế để phát triển mạnh về dịch vụ logistics; Buôn Ma Thuột có thể biến mình trở thành một trung tâm logistics lớn của khu vực cũng như cả nước, là điểm tập kết - trung chuyển hàng hóa của vùng đến các cảng hàng không, cảng nước sâu lớn trên cả nước. Tuy nhiên khí hậu có yếu tố không thuận là lượng mưa hàng năm phân bổ không đều, vào các tháng mùa mưa thường thừa nước, gây
xói mòn mạnh ở những vùng đất dốc; mùa khô quá dài cùng với cường độ khô bình quân rất cao cho nên làm cây trồng thiếu nước trầm trọng; độ ẩm không khí quá thấp vào nhiều ngày trong mùa khô nên dễ gây cháy rừng, ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột năm 2020: Ước thực hiện 1.892 tỷ 400 triệu đồng, bằng 76,02% dự toán tỉnh giao, bằng 74,7% dự toán thành phố quyết định và tăng 8,75% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Thu thuế, phí và lệ phí: Ước thực hiện 950 tỷ đồng, bằng 88,79% dự toán tỉnh giao, bằng 86,36% dự toán thành phố phấn đấu và bằng 95,96% so cùng kỳ năm trước; Thu biện pháp tài chính: Ước thực hiện 937 tỷ 900 triệu đồng, bằng 66,08% dự toán tỉnh giao, bằng 65,44% dự toán thành phố quyết định và tăng 28,48% so với cùng kỳ năm trước. Thu huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng tại phường, xã Ước thực hiện 4 tỷ 500 triệu đồng [1].
Tổng chi ngân sách thành phố Buôn Ma Thuột năm 2020: Ước thực hiện
1.501 tỷ 309 triệu đồng, đạt 91,17% dự toán tỉnh giao, đạt 89,16% dự toán thành phố giao và tăng 19,65% so với cùng kỳ năm trước [1].
Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột năm 2020, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Đây là xu thế tất yếu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, từ đó định hướng cho người dân trong nghề nghiệp, việc làm. Việc cân đối thu và chi của thành phố đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, đáp ứng đủ nguồn vốn để thanh toán đối với các công trình thanh toán nợ, chuyển tiếp và triển khai thi công mở mới theo kế hoạch…
2.1.2.2. Dân cư và văn hóa