Cơ Sở Lý Luận Về Chính Sách Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

1.1.Một số khái niệm liên quan

1.1.1.Việc làm

Con người là một nhân tố quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Họ trở thành động lực cho sự phát triển khi họ có nhiều điều kiện sử dụng sức lao động để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho bản thân, gia đình họ và cho xã hội. Khái niệm việc làm được nhiều nhà kinh tế học, xã hội học quan tâm, tìm hiểu dưới nhiều góc độ, phạm vi đối tượng khác nhau của các ngành khoa học như xã hội học, kinh tế học, chính sách công, quản lý công… Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi tác giả đưa ra những quan niệm khác nhau về thuật ngữ “Việc làm”. Thực tiễn hoạt động quản lý ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (Như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp, phong tục tập quán…) cũng hình thành nên các quan niệm về việc làm khác nhau. Khái niệm việc làm còn bị chi phối bởi nhiều các quan niệm, lối tư duy cũ vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của con người trong xã hội. Vì vậy, cho đến nay chưa có một định nghĩa chung mang tính khái quát bao trùm về việc làm.

Dưới góc độ lý luận, Mác cho rằng: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó”.

Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Trong thực tế, việc làm thường được biểu hiện dưới 3 hình thức sau đây:

Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc có thể là nhận hiện vật cho công việc đó. Nói theo cách khác thì, NLĐ bỏ công sức ra lao động và được nhận lại thành quả lao động của chính mình sau một quá trình tham gia vào hoạt động lao động có thể bằng chân tay hoặc lao động bằng trí óc.


Hai là, tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập. Tuy nhiên hoạt động này phải phù hợp với chuẩn mực của xã hội dưới góc độ pháp lý, sẽ không coi là việc làm nếu hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp luật và không được pháp luật thừa nhận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Ba là, yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp.

Theo khái niệm việc làm được đưa ra trong từ điển Tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công”. Khái niệm này tương đối rộng, tuy nhiên nó chưa phản ánh được toàn diện hình thức việc làm trong hoạt động hàng ngày, bởi việc làm có thể tồn tại các trạng thái: Có người giao (Thể hiện mang tính quyền lực), làm một cách tự nguyện, thiện nguyện giúp đỡ người khác khi không có tác động sai khiến, hoặc người lao động hoàn toàn có thể tự tạo ra việc làm để có thu nhập mà không cần phải ai giao việc cho.

Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 3

Trong đó, quan điểm khác lại cho rằng: “Việc làm (Tiếng Anh là job, career) hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người. Một người thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tình nguyện, hoặc bắt đầu việc buôn bán.

Dưới góc độ pháp lý theo quan niệm quốc tế: Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13, tổ chức năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế (Viết tắt là ILO) đã đưa ra quan niệm về người có việc làm với các biểu hiện như sau: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, được trả tiền công, có lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì thu nhập hay vì lợi ích gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”.


Như vậy, người có việc làm bao gồm những NLĐ đang làm việc ở cả trong và ngoài khu vực nhà nước có thu nhập đem lại vật chất để nuôi sống cho bản thân, gia đình hoặc mang lại lợi ích cho xã hội. Đây là khái niệm khá mềm dẻo, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo hướng hiện đại trên cả hai phương diện kết cấu và thể chế, do đó được phần đông các quốc gia đang sử dụng làm quan niệm của việc làm.

Tiếp cận dưới góc độ pháp lý theo quan niệm ở Việt Nam: Quy định tại Khoản 1 Điều 9 Bộ Luật Lao động năm 2012 và khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 thì: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Từ cách tiếp cận này cho thấy, nội hàm của khái niệm việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố: Hoạt động lao động - Tạo ra thu nhập - Hoạt động đó phải hợp pháp, cụ thể:

Thứ nhất, là hoạt động lao động của con người, thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thứ hai, là hoạt động tạo ra thu nhập; Thu nhập chính là nhân tố quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy NLĐ làm việc để tạo ra của cải, vật chất, tinh thần cho bản thân, gia đình và cho xã hội.

Thứ ba, dưới khía cạnh pháp lý thì hoạt động tạo ra thu nhập chỉ được coi là việc làm khi hoạt động đó không bị pháp luật cấm.

Đây là cách quan niệm về việc làm tương đối rộng, linh hoạt và mềm dẻo. Việc chuẩn hóa khái niệm việc làm tạo cơ sở đồng nhất về mặt nhận thức, thống nhất cho lĩnh vực điều tra, nghiên cứu và hoạch định chính sách về việc làm.

1.1.2.Tạo việc làm

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thơm (2008), “Tạo việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội”.


Tạo việc làm được chia thành hai loại:

- Tạo việc làm mới: Là tạo ra những chỗ làm mới thu hút lao động mới vào làm việc.

- Tạo việc làm đủ: Là tạo ra những chỗ làm việc đảm bảo thời gian quy định của Nhà nước trong ca, trong tuần làm việc hoặc ít hơn nếu người lao động không có mong muốn làm thêm.

1.1.3.Chính sách tạo việc làm

Chính sách tạo việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó (Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội 2000, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội).

Chính sách tạo việc làm bao gồm các chính sách như: Chính sách thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, chính sách đào tạo nghề cho người lao động, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, chính sách đào tạo nghề và đưa thanh niên sang làm việc tại nước ngoài, chính sách hỗ trợ tín dụng, cho vay vốn…

Chính sách tạo việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, cácgiải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó.

Nói cách khác, chính sách tạo việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

1.1.4.Chính sách tạo việc làm cho thanh niên

* Khái niệm chính sách tạo việc làm cho thanh niên Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì: Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành. Thanh niên thường được xem như một nhóm xã hội lứa tuổi hoặc một lát cắt chu kỳ sống của con người (tuổi thanh xuân), có sự khác nhau với nhóm đối tượng lứa tuổi khác vì có một số đặc điểm lý do lứa tuổi.


Luật thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007 quy định “Thanh niên là công dân của nước Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”.

Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì độ tuổi đoàn viên là từ đủ 16 tuổi (15 tuổi + 1 ngày) đến 30 tuổi.

Theo Điều lệ Hội LHTN Việt Nam, độ tuổi hội viên từ 16 tuổi đến 30 tuổi. Từ những khái niệm nêu ở trên, có thể hiểu nêu ra khái niệm chính sách việc làm cho thanh niên là: quan điểm, các quyết định chính trị có liên quan với nhau của Nhà nước về việc làm cho thanh niên với mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm quyền có việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên.

Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách: hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách. Thực trạng năng lực thực hiện chính sách ở nước ta cho ta thấy, bên cạnh những ưu điểm còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Do đó nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách có ý nghĩa khoa học, thiết thực và cấp bách hiện nay. Từ những luận giải trên đây có thể đi đến một khái niệm cơ bản về thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên như sau: Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên là toàn bộ quá trình chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề việc làm đang diễn ra đối với thanh niên trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Hoạch định chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nếu không thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy


tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách . Nếu chính sách không được thực hiện sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng và sự phản ứng của nhân dân đối với nhà nước gây bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho nhà nước trong quản lý.

1.2. Nội dung của chính sách tạo việc làm cho thanh niên

1.2.1.Đối tượng và mục tiêu của chính sách tạo việc làm cho thanh niên

Đối tượng của chính sách tạo việc làm cho thanh niên: Là người thanh niên trong độ tuổi lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng công việc còn mang tính chất chưa ổn định, thời vụ, thu nhập thấp, hoặc những người đang có việc làm nhưng có nhu cầu được hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ban ngành đoàn thể để nâng cao tay nghề, hiệu quả làm việc và thu nhập.

Mục tiêu của chính sách tạo việc làm cho thanh niên: mục tiêu chung là giúp người thanh niên tìm kiếm được một công việc phù hợp nhằm ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình.

Các mục tiêu cụ thể:

- Một là, chính sách tạo việc làm cho thanh niên giúp thanh niên tìm kiếm được việc làm từ đó tạo ra thu nhập giúp ổn định cuộc sống.

- Hai là, chính sách tạo việc làm cho thanh niên hình thành nên thị trường thanh niên sôi động, tạo ra những việc làm mới, thúc đẩy cung cầu lao động, tránh tình trạng phát triển không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn.

- Ba là, chính sách tạo việc làm cho người thanh niên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -HĐH đất nước, phù hợp với tình hình phát triển chung trên cả nước, trong khu vực và toàn thế giới.

- Bốn là, chính sách tạo việc làm cho thanh niên nhằm giúp địa phương ổn định an sinh xã hội, tăng thu nhập và nâng cao trình độ dân trí, giữ chân người thanh niên làm giàu trên chính quê hương mình.


1.2.2.Yêu cầu của chính sách tạo việc làm cho thanh niên

- Tính thống nhất: Các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên cần có sự thống nhất từ Trung ương tới địa phương, kết hợp chặt chẽ với việc phân công, phân cấp hợp lý giữa các chính sách để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý.

- Tính minh bạch: Tất cả các thông tin về chính sách, các đối tượng liên quan đến chính sách, các văn bản chỉ thị đều được công bố rộng rãi. Cần có sự hướng dẫn chi tiết cụ thể về việc thực hiện các chính sách đối với các đối tượng có liên quan.

- Tính rõ ràng: Tất cả các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải hướng tới mục tiêu cụ thể đồng đều giải quyết việc làm cho mọi thanh niên theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các quy định, hướng dẫn cũng cần cụ thể, chi tiết, tránh mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

- Tính đồng bộ: Các quy định và chính sách liên quan đến giải quyết việc làm cho thanh niên có thể nằm trong các văn bản quản lý khác nhau nhưng phải được liên kết chặt chẽ với nhau, tránh tình trạng tạo kẽ hở lớn tạo điều kiện cho các hình thức gian lận.

1.2.3. Quy trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên Xây dựng các văn bản, quy định và cụ thể hóa các văn băn quy định

của chính sách giải quyết việc làm của Trung ương cho thanh niên

- Tập hợp các quy định, văn bản có liên quan đến chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên của Nhà nước (Luật, Nghị định, Thông tư…).

- Xây dựng và thực hiện các chính sách đối với công tác giải quyết việc làm cho thanh niên như Xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển liên quan đến chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên.

- Cơ quan QLNN địa phương ban hành các văn bản quản lý về công tác giải quyết việc làm cho thanh niên dựa trên cơ sở các văn bản có liên quan do Trung ương đã ban hành và phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.


- Một số chính sách tạo việc làm cho thanh niên:

+ Chính sách tín dụng ưu đãi cho sản xuất, kinh doanh

Chính sách tín dụng ưu đãi cho sản xuất kinh doanh là việc thông qua các chương trình, tổ chức, hội đoàn thể, Nhà nước hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh cho các nhóm yếu thế như lao động nghèo, thanh niên, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, lao động vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức kinh doanh thu hút nhiều lao động. Từ đó, giải quyết nhu cầu về tài chính đối với những đối tượng lao động có nhu cầu tìm việc hay mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Song song với đó, Nhà nước cũng có những chính sách và chủ trương cụ thể cho các đối tượng đặc biệt để giúp họ có được những hướng đi đúng trong việc sử dụng vốn vay của Nhà nước, tránh lãng phí. Cụ thể là:

- Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh: Chương trình Việc làm quốc gia được thành lập theo Nghị quyết số 120/1992/NQ-HĐBT ngày 11/4/1992 có nội dung cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp và hộ gia đình tạo việc làm và XKLĐ.

- Đối với thanh niên: Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật: hỗ trợ hộ nghèo vay vốn thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án Hỗ trợ các thành phố nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.

Bên cạnh đó, nhiều chương trình hỗ trợ khác được triển khai trong thời kỳ suy giảm kinh tế từ 2007 đến nay nhằm giúp cho nhiều doanh

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí