Kết Quả Điều Tra Về Thực Trạng Ban Hành Chính Sách Và Kế Hoạch Triển Khai Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Thành Phố Sơn La


Bảng 2.2.Kết quả điều tra về thực trạng ban hành chính sách và kế hoạch triển khai chính sách việc làm cho thanh niên thành phố Sơn La

Đơn vị tính: %


STT

Đánh giá

Tiêu chí

1

2

3

4

5

Điểm

TB

1

Các văn bản được xây dựng và ban

hành thường xuyên

35

25

15

18

7

2,37


2

Các chính sách được đưa ra phù hợp với tình hình thực tiễn và quá trình

công nghiệp hóa tại địa phương


23


28


23


18


8


2,60


3

Việc ban hành các văn bản được thực hiện thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và nhanh chóng tới các đối tương có

liên quan


24


31


27


15


3


2,42


4

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch của địa phương nhanh chóng và bám

sát theo các văn bản của cấp trên


23


27


32


12


6


2,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 7

(1 – hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra

Trong các nội dung chính sách nói trên, hàng loạt vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm cho thanh niên đã được đưa ra:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh giai đoạn 2015-2020 để có được những định hướng rõ ràng trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ngươi thanh niên được học nghề, đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm thông qua các quy định về hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và trung tâm giáo dục thường xuyên.



phố.

- Đền bù và đảm bảo cuộc sống của người thanh niên trên địa bàn thành


- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp, chủ dự án đầu

tư và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Theo kết quả điều tra thì thực trạng ban hành và kế hoạch triển khai các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La cụ thể như sau:

- Các văn bản được ban hành chậm, chưa kịp thời, phù hợp với tình hình của địa phương và được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông (báo, đài, internet, truyền hình…) ở mức trung bình với điểm số 2,37/5

. Trong các nội dung chính sách nói trên, hàng loạt vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm cho thanh niên đã được đưa ra:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh giai đoạn 2015-2020 để có được những định hướng rõ ràng trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ngươi thanh niên được học nghề, đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm thông qua các quy định về hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Đền bù và đảm bảo cuộc sống của người thanh niên trên địa bàn thành phố.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp, chủ dự án đầu tư và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Việc cập nhật các văn bản còn có độ trễ. Ví dụ như một văn bản được ban hành vào tháng 12/2017 thì tới tháng 2/2018 mới có sự cập nhật trên truyền thông. Điều này ảnh hưởng tới sự nắm bắt thông tin của người dân.

- Hầu hết những người thanh niên chưa được biết về các quy định, các văn bản cụ thể bảo vệ cho quyền lợi của mình. Ví dụ Nghị quyết số


06/2014/NQ-HĐND Về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh và điều chỉnh vị trí khu đất dịch vụ liền kề thuộc địa bàn tổ 3, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, khi hỏi người dân có biết về nghị quyết không, hầu hết họ đều trả lời là không. Do đó, họ không hiểu được những lợi ích mà dự án đem lại, thậm chí, nếu không có sự đền bù minh bạch và thỏa đáng, còn dễ gây ra tình trạng bất mãn của một số hộ bị thu hồi đất.

- Cơ quan cấp dưới chưa thực sự nhanh chóng thực hiện và bám sát theo những chính sách của cơ quan cấp trên ban hành. Mức điểm là 2,74/5. Ví dụ, khi có Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 28/11/2015 về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ, thì UBND các xã, phường không nhanh chóng đôn đốc thực hiện ngay, do đó, kết quả thực hiện quyết định không cao.

2.3.3.2.Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm

- Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách quản lý được chính quyền địa phương thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bảng thông tin, thông báo tại địa phương chưa thực sự tốt. Ví dụ, khi được hỏi tới các chính sách liên quan đến đất đai, lao động việc làm cho chính những người thanh niên thì họ lại không hề biết, điểm số trung bình là 2,56/5. Nhiều khi các văn bản quản lý chỉ được người dân biết đến sau khi có những trường hợp khiếu nại, hay vi phạm các quy định của Nhà nước và địa phương.


Bảng 2.3. Kết quả điều tra về thực trạng tổ chức triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố Sơn La

Đơn vị tính: %


STT

Đánh giá

Tiêu chí

1

2

3

4

5

Điểm

TB


1

Việc triển khai các văn bản của Trung ương và UBND cấp Tỉnh, Sở Lao động thương binh và xã hội được thực hiện nghiêm túc,

nhanh chóng, kịp thời.


25


23


30


15


7


2,56


2

Các văn bản bổ sung bám sát với tình hình và yêu cầu thực tiễn về lao động, trình

độ lao động tại địa phương


34


26


15


16


9


2,40


3

Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật, các thông tư, nghị định được phổ biến trên phương tiện

thông tin đại chúng


29


28


20


17


6


2,43


4

Cán bộ có thẩm quyền tại đại phương khi tiếp xúc, trao đổi, hỗ trợ thanh niên

có thái độ và năng lực tốt


25


27


23


15


10


2,58

(1 – hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra


- Thái độ làm việc của cán bộ Nhà nước, cán bộ địa phương liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay các cán bộ đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn về cả thái độ, cách hành xử khi tiếp xúc với người dân. Tuy nhiên, cần tối thiểu hóa các thủ tục hành chính khi người dân có nhu cầu cần tới sự giải quyết của các cán bộ liên quan.

Nhận thức được tâm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về việc làm nói riêng nên chính quyền tỉnh Sơn La nói chung, thành phố Sơn La nói riêng trong những năm qua rất quan tâm triển khai thực hiện nội dung này đến tất cả với các nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, những người tham gia QLNN về việc làm, những NSDLĐ, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm, NLĐ. Hoạt động này nhằm đồng nhất về nhận thức cho các nhóm đối tượng hiểu, nắm rõ quy định của pháp luật về việc làm, từ đó làm tiền đề cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả.

Để đảm bảo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động và việc làm trên địa bàn, thành phố Sơn La đã chủ động tổ chức tập huấn được 21 đợt/813 lượt cán bộ, công chức, viên chức về hệ thống văn bản liên quan; cử 38 lượt cán bộ tham gia tập huấn pháp luật về việc làm do UBND tỉnh, Sở LĐTBXH tỉnh Sơn La tổ chức cho đối tượng là công chức cấp thành phố. Hoạt động tập huấn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về việc làm, pháp luật về lao động có liên quan trực tiếp. Bên cạnh đó, Phòng LĐTBXH thành phố đã tổ chức tổng hợp, biên tập và phát hành những bộ tài liệu tập hợp các quy định của pháp luật về việc làm để tạo thuận tiện cho cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm tra cứu, thực thi, áp dụng.

Định kỳ hàng năm trước ngày 01/5, UBND thành phố có công tác chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Phòng LĐTBXH thành phố, Liên đoàn Lao động


thành phố phối hợp tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, thông qua hoạt động đã linh hoạt lồng ghép cả công tác tuyên truyền, PBGDPL về việc làm nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật của Nhà nước về việc làm cho đối tượng chủ yếu là thanh niên. Nội dung tuyên truyền, tập trung phát hành các bài báo chuyên đề liên quan đến pháp luật về việc làm, chính sách tạo việc làm của các cấp chính quyền; nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu, băng rôn, áp phích với chủ đích chính là khuyến khích tạo việc làm, thúc đẩy các cơ chế giải quyết việc làm, nhấn mạnh đến tạo việc làm tại chỗ cho lao động, đặc biệt là thanh niên.

Giai đoạn 2015 - 2020, Phòng LĐTBXH cũng đã chủ động phối hợp với Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Sơn La tổ chức 03 buổi tư vấn việc làm (Gồm: Pháp luật, chính sách của nhà nước về việc làm, tạo việc làm…) cho đối tượng là thanh niên trên địa bàn thành phố với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia được mời từ các trung tâm dịch vụ việc làm, những nhà quản lý nhân sự, người tuyển dụng có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực lao động, nhân sự, việc làm cho khoảng gần 1.000 lượt thanh niên. Ngoài ra, thông qua các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL về việc làm của các cơ quan chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là các đoàn thể của thanh niên ở nông thôn đã góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn cho thanh niênvề sự quan tâm của Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho đối tượng này; từ đó, khuyến khích, tạo động lực cho thanh niên tham gia vào các chương trình, chính sách về giải quyết việc làm của các cấp, các ngành tổ chức tại địa phương.

Tuy nhiên, kết quả tuyên truyền, PBGDPL cho thanh niên nói chung còn tồn tại một số hạn chế:

Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhiều đối tượng thanh niên vẫn chưa được tiếp cận một cách đầy đủ về hệ thống các quy định pháp luật, chính sách về việc làm cho đối tượng này.


Nội dung tuyên truyền, phổ biến đã triển khai trong thực tiễn còn mang nặng tính quy phạm, gây khó khăn, lúng túng về mặt nhận thức cho thanh niên ở những khu vực xa trung tâm, đặc biệt là những người có trình độ học vấn còn hạn chế.

Chưa đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến hoặc chưa phù hợp với đặc điểm phân loại các nhóm thanh niên.

2.3.3.3.Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động

Đây là một nội dung tương đối rộng và ẩn chứa nhiều tính phức tạp trên cơ sở thuộc phạm vi phân cấp, phân quyền đối với cấp thành phố.

Thực tiễn hoạt động quản lý lao động là thanh niên của thành phố Sơn La trong những năm qua chủ yếu tập trung tổ chức thực hiện pháp luật lao động, cơ chế, chính sách về lao động; theo dõi, kiểm tra, giám sát NSDLĐ tuân thủ pháp luật; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động của các bên tham gia QHLĐ. Nhìn chung, thành phố Sơn La là địa phương chấp hành pháp luật về lao động là tương đối ổn định, chưa phát hiện các trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Do địa bàn quản lý là thành phố Sơn La, quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp, tính chất công việc tương đối đơn giản, chủ yếu lao động chân tay, phần nhiều mang tính thời vụ hoặc thuê trả công tính theo từng ngày; vì vậy, việc thỏa thuận giữa các bên tham gia QHLĐ thường mang tính chủ động, về cơ bản không thông qua giấy tờ văn bản nên không có cơ sở để phát hiện các vi phạm nếu có.

Trong nội dung quản lý đối với cấp thành phố, gồm: Tình trạng, xu hướng việc làm, thông tin về cung cầu lao động, thông tin về xu hướng biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động; thông tin mặt bằng chung về tiền lương, tiền công… Tuy nhiên, đây là một nội dung đặc thù có tính chuyên môn cao cần phải dùng nhiều kỹ thuật để xử lý số liệu, kết hợp với điều tra, thống kê nên việc thông tin về thị trường lao động thường công bố


chậm so với diễn biến thực tế, do vậy chưa thực sự đóng góp được nhiều vào việc trợ giúp cho NLĐ trong tìm kiếm, tham gia thị trường lao động.

Đánh giá chung, việc quản lý thông tin thị trường lao động của thành phố Sơn La chưa tạo ra được nhiều giá trị đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng. Công tác thu thập, xử lý, công bố thông tin về thị trường lao động việc làm thường có độ trễ lớn, lạc hậu so với diễn biến thực tế; các số liệu thu thập, thống kê thường phân tích chung chung, tính khách quan còn hạn chế, do đó không phản ánh đúng bức tranh tổng thể về thị trường lao động của địa phương; số liệu phản ánh thị trường lao động đôi khi có ngành nghề còn thiếu sở cứ khoa học nên thông tin có giá trị sử dụng không cao, làm mất đi cơ hội lựa chọn ngành, nghề phù hợp khi tham gia thị trường lao động hoặc lập nghiệp, khởi nghiệp doanh nghiệp của thanh niên ở nông thôn.

2.3.3.4.Kiểm tra, thanh tra, giải quyết KN, TC và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm

Việc kiểm tra giám sát chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La được chia ra làm hai cấp bậc:

- Kiểm tra việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm tại cấp thành phố được thực hiện bởi đoàn kiểm tra thanh tra cấp tỉnh kết hợp với Sở lao động thương binh xã hội và Ngân hàng chính sách xã hội. Công tác thanh kiểm tra này thường được thực hiện 1 – 2 lần trong năm, vừa đảm bảo tính sát sao trong việc kiểm soát việc thực hiện chính sách của cấp dưới, vừa không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận, đơn vị bị kiểm tra. Theo đó, để việc kiểm tra giám sát diễn ra hiệu quả, Đoàn kiểm tra tỉnh làm việc trực tiếp với Ủy ban nhân dân thành phố, kiểm tra về công tác triển khai các chính sách đến cấp dưới có liên quan cũng như công tác tuyên truyền phổ biến những chính sách việc làm của tỉnh. Cùng với đó, Đoàn kiểm tra tỉnh có thể

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí