Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Chính Sách Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Tại Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình


kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên, phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng cường hợp tác với các thành phố trong tỉnh, với các địa phương lân cận.

Nhờ đó giai đoạn 2015-2020, toàn thành phố có trên 14.300 lao động được giải quyết việc làm, trong đó, giải quyết việc làm trong nước cho 13.930 lao động, XKLĐ 465 người.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND thành phố đã chủ động khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của NLĐ, phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên của thành phố, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Đào tạo nghề cho thanh niên (Sở NN&PTNT) tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, như: Trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng….. Kết quả NLĐ sau khi tham gia các khóa học đã tích lũy được kiến thức cơ bản, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp như: Mô hình trồng Thanh long ruột đỏ, mô hình nuôi lợn theo hình thức trang trại ở, mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính đường có tổng diện tích 10ha. Tiêu biểu trong chuyển đổi cây trồng có nhiều mô hình chuyển đổi trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi bò sữa, lợn gia cầm. Đến nay, toàn thành phố có 12 trang trại, gia trại chăn nuôi và 03 trang trại tổng hợp, giá trị thu nhập từ 200 - 250 triệu/ha, nhiều trang trại, mô hình đạt từ 300 - 350 triệu/ha/năm.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo tốt công tác quy hoạch, coi đây là tiền đề để thu hút đầu tư. Hiện thành phố Điện Biên Phủ đã quy hoạch chi tiết 3 khu công nghiệp, với tổng diện tích 126,3 ha.

Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, vấn đề phát triển làng nghề được thành phố Điện Biên Phủ quan tâm. Để giúp lao động có vốn phát triển kinh


tế, thành phố phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho người dân vay vốn thông qua các tổ chức: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh.... Từ năm 2015-2020, toàn thành phố có 487 hộ được vay vốn học nghề, giải quyết việc làm với tổng số tiền trên 9,8 tỷ đồng.

Thành phố Điện Biên Phủ vốn được biết đến với thế mạnh trong phát trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, trong khi hoạt động thương mại dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn; trong những năm gần đây, thành phố Điện Biên Phủ đã xác định thương mại - dịch vụ là ngành mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế, khả năng luân chuyển hàng hóa, đã tạo rất nhiều việc làm mới. Tiêu biểu có thị trấn Điện Biên Phủ trong những năm qua, thương mại dịch vụ của thị trấn có chuyển biến tích cực, với hơn 1.200 hộ tham gia sản xuất kinh doanh, tăng hơn 500 hộ so với năm 2015.

Bên cạnh giải quyết việc làm tại chỗ, thành phố phối hợp với các đơn vị có chức năng như Trung tâm Đào tạo lao động xuất khẩu, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên và các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín tổ chức mở các đợt tuyên truyền, tư vấn thường xuyên. Tạo điều kiện về thủ tục vay vốn xuất cảnh dành cho người đi XKLĐ; toàn thành phố có hiện toàn tỉnh có hơn 20 nghìn lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài như Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc... Nguồn thu nhập có được của người đi XKLĐ gửi về góp phần không nhỏ việc thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, mang lại những tín hiệu tích cực cho công tác giải quyết việc làm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đoàn Thanh niên làm tốt công tác tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) thực hiện các chủ trương, chương trình, dự án phát triển kinh tế; phối hợp mở 40 lớp chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cho hơn 3.200 lượt ĐVTN tham gia. Hiện nay, toàn thành phố có trên 25 mô hình phát triển kinh tế do ĐVTN làm chủ, nhiều mô hình đã mang


Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 5

lại hiệu quả cao, đến nay, đã có 7/12 cơ sở đoàn các xã, thị trấn có tổ tiết kiệm vay vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố với tổng dư nợ trên 28 tỷ đồng, vay vốn từ “Quỹ tài năng trẻ” với tổng dư nợ hơn 150 triệu đồng.

Với những chính sách thiết thực, đồng bộ, thực hiện quyết liệt các giải pháp, phần lớn thanh niên trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã có việc làm ổn định. Để giải quyết việc làm cho NLĐ một cách bền vững, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kiến thức, truyền nghề cho lao động trên địa bàn; làm tốt công tác giới thiệu việc làm, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, tạo lập các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp và nhân rộng; chú trọng duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ...

1.3.2.Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chính sách tạo việc làm cho thanh niên tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là thành phố phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 43.762,87ha, dân số 279.977; có 33 đơn vị hành chính (gồm 32 xã và 1 thị trấn). Chính quyền thành phố Hòa Bình đã ban hành nhiều chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.

Đến nay, số NLĐ được đào tạo nghề bình quân mỗi năm là 5.445 người, lao động đã được đào tạo nghề trong 5 năm (từ năm 2010 - 2015) là

27.216 người. Để có được kết quả trên, năm 2011 thành phố đã ban hành Đề án số 745/ĐA-UBND về công tác đào tạo nghề cho thanh niên theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho thanh niên đến năm 2020”, trong giai đoạn này, thành phố đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho trên 1.400 lượt người là những cán bộ chủ chốt thuộc Ban Chỉ đạo xã, BCH Đoàn Thanh niên, hội; phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, các Trường Trung cấp dạy nghề trong và ngoài thành phố tổ chức 09


cuộc tư vấn về học nghề tại các cụm xã, thị trấn; 87 buổi tư vấn học nghề cho trên 13.500 học sinh; 28 cuộc tư vấn học nghề cho trên 5.250 NLĐ; tổ chức tư vấn phân luồng cho 2.574 lượt học sinh tốt nghiệp THCS và THPT, dạy nghề cho 368 học sinh sau khi chỉ học đến hết THCS...Đặc biệt, để nâng cao năng lực QLNN về việc làm cho thanh niên, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức lớp tập huấn công tác cải cách hành chính và QLNN về thanh niên cho các đối tượng là chủ tịch, phó chủ tịch, công chức văn phòng, công chức tư pháp hộ tịch 33 xã, thị trấn thông qua các khái niệm về nhà nước, quyền lực nhà nước, QLNN, quản lý hành chính nhà nước; thể chế nhà nước…

Cùng với đào tạo nghề, thành phố đã lãnh đạo phát triển về lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại; mô hình kinh doanh rau sạch của Hợp tác xã rau Phú Lương, mô hình Hợp tác xã vận tải Sự Chuyên; mô hình kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Tài… Đến nay, một số làng nghề như: nghề mộc cao cấp, chế biến hải sản, nghề bún được phát huy, đồng thời du nhập thêm nghề mới như nghề làm miến, hoa cây cảnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho NLĐ, bộ mặt kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc. Toàn thành phố hiện có 728 mô hình sản xuất kinh doanh, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 478 mô hình, công nghiệp xây dựng có 64 mô hình, dịch vụ thương mại có 186 mô hình. Điều khá đặc biệt, trong số những mô hình đem lại hiệu quả cao kinh tế cao thì có sự hiện diện của nhiều mô hình thanh niên lập thân, lập nghiệp làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã được phát triển nhân rộng trên địa bàn và tạo việc làm ổn định cho 65.800 lao động. Tổng số lao động được tạo việc làm mới giai đoạn 2015 - 2020 là 13.410 người (Trung bình mỗi năm có 2.682 lao động); thu nhập bình quân của lao động đạt từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Đây là chủ trương đúng đắn tạo ra được sự chuyển biến tích cực đó chính là nhờ quy hoạch, đầu tư hợp lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới cơ cấu giống, dịch chuyển sản xuất theo đúng định hướng.


Để chuyển biến rõ nét trên từng lĩnh vực, thành phố Hòa Bình đã triển khai nhiều phong trào thi đua đa dạng nội dung, hình thức và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của địa phương nhằm tạo ra một phong trào phát triển kinh tế, điển hình: Phong trào thi đua ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; Phong trào trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu phục và chế biến, xuất khẩu; Phong trào chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung như nuôi trâu, bò hàng hóa, nuôi gia súc, gia cầm; Phong trào đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; Phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Phong trào Thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi; phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo,...

Xác định xuất khẩu đi lao động nước ngoài là một trong những hướng đi giúp xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân ở địa phương, chính vì vậy, UBND thành phố ban hành nhiều văn bản, kế hoạch, chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng; ưu tiên chính sách hỗ trợ về vốn cho các hộ nghèo, hộ có công với cách mạng, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiếu số, đối tượng là thanh niên đi XKLĐ. Nhờ đó hàng năm, toàn thành phố có trên 900 người tham gia xuất khẩu ở nhiều nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia.., bình quân mỗi lao động có thu nhập từ 13 - 15 triệu đồng/tháng, một năm các lao động gửi về địa phương gần 130 tỷ đồng, số tiền ấy đã góp phần nâng cao thu nhập hộ gia đình và là đòn bẩy cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Từ thực tế tạo việc làm ở thành phố Hòa Bình cho thấy, để quản lý tốt được vấn đề việc làm nói chung và việc làm của thanh niên, thanh niên ở nông thôn nói riêng, thì công tác dạy nghề, hướng nghiệp cần được coi trọng và triển khai quyết liệt, bài bản, hiệu quả. Đây là một việc làm hết sức cần


thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp xóa đói, giảm nghèo do giải quyết được việc làm cho số lao động dôi dư trong trong nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế trong quản lý việc làm ở thành phố Hòa Bình cần được rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lý việc làm của nhà nước, như: Số lao động chưa được đào tạo nghề vẫn còn khá cao; số lao động chưa có việc làm ổn định tỉ lệ còn nhiều, thiếu bền vững; công tác phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề với các trường THCS, THPT trong định hướng, phân luồng, tư vấn nghề cho học sinh chậm đổi mới về hình thức, phương pháp; một số cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn chưa sự chú trọng đến công tác dạy nghề, tuyên truyền, vận động, bố trí việc làm sau đào tạo...

1.3.3.Một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Sơn La

Hoạt động QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên, thanh niên ở nông thôn nói riêng tại các địa phương được phân cấp quản lý trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời phù hợp với các điều kiện đặc thù về kinh tế, xã hội địa phương. Do vậy, thực tiễn QLNN về việc làm của thanh niên, trong đó có cả lao động là thanh niên ở nông thôn trên các địa bàn trong cả nước vừa có những nét chung, vừa có những nét đặc trưng riêng của từng nơi; có thể khảng định, quản lý tốt việc làm cho thành niên nông thôn là phương pháp tối ưu tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, giữ vững bình ổn an ninh, chính trị, xã hội, tuy nhiên là một quá trình phải trải qua nhiều nấc thang của sự phát triển.

Tóm lại: Kinh nghiệm QLNN về việc làm ở các địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La như sau:


Thứ nhất, tiếp tục duy trì sản xuất nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của địa phương theo hướng tập trung về mặt quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất; liên kết hoặc tạo điều kiện khuyến khích xây dựng công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Thứ hai, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên ở nông thôn một cách bền vững. Trong đó, đa dạng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với lộ trình, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được xem là giải pháp bao trùm nhất.

Thứ ba, tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, phân cấp quản lý nguồn vốn rành mạch, rõ ràng, tránh trùng lặp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho thanh niên nói chung và lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với tổ chức Đoàn thanh niên để hỗ trợ vốn cho thanh niên ở nông thôn lập thân, lập nghiệp.

Bốn là, mở rộng phát triển thị trường, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa tìm thị trường "đầu ra" cho nông phẩm hàng hóa từ địa phương sản xuất ra. Năm là, tổng kết mô hình trang trại, mạnh dạn khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, tiến tới hình thành các doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng hóa nông phẩm chuyên canh, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA

2.1. Khái quát chung về thành phố Sơn La

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

Thành phố Sơn La được thành lập theo Nghị định số 98 của Chính phủ; ngày 26/10/2008, UBND Tỉnh Sơn La và UBND Thành phố Sơn La đã tổ chức lễ công bố nghị định của Chính phủ về thành lập thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La.

Thành phố Sơn La có vị trí trung tâm của tỉnh và vùng Tây Bắc Tổ quốc. Địa hình chủ yếu đồi núi dốc, diện tích tự nhiên 324,93 km2, dân số trên 100 nghìn người; có 5 xã, 7 phường, 169 tổ, bản, tiểu khu, có 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong những năm quan, nền kinh tế địa phương luôn phát triển và tăng trưởng ổn định, an ninh chính trị được giữ vững, an toàn xã hội được kiểm soát chặt chẽ, quốc phòng thường xuyên được củng cố ngày một vững vững chắc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Phía Bắc và phía Tây giáp thành phố Thuận Châu; Phía Đông Bắc giáp thành phố Mường La; Phía Đông và phía Nam giáp thành phố Mai Sơn.

b, Địa hình và khí hậu

Khu vực thành phố Sơn La có địa hình rất phức tạp, 4/5 diện tích là núi đá hiểm trở bị chia cắt bởi các khe sâu, vách đứng; địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Rừng trên địa bàn thành phố chủ yếu là rừng thưa, rừng tái sinh với độ che phủ đạt 46%. Thành phố nằm trong thung lũng dài khoảng 6 km, nơi rộng nhất khoảng 1km. Địa hình chủ yếu là đồi, núi dốc có độ cao trung bình từ 600 - 700m. Hệ thống núi đá có nhiều hang động. Địa hình của phường Chiềng Sinh, phường Chiềng Lề khá bằng phẳng và nằm ở vị trí trung tâm của thành phố; xã Chiềng Cọ cách trụ sở trung tâm thành phố khoảng 15km, có địa hình đồi núi.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí