Mục Tiêu Tăng Cường Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Tỉnh Đắk Lắk Giai Đoạn Tới

tại tỉnh, số lượng thanh niên được giải quyết việc chưa thực sự cao, thiếu ổn định, bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng nguồn nhân lực thanh niên tại tỉnh.

- Công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên còn gặp nhiều khó khăn; việc triển khai phong trào “Sáng tạo Khởi nghiệp” trong đoàn viên thanh niên chưa được rộng rãi, do công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp, triển khai phong trào “Sáng tạo Khởi nghiệp” cho thanh niên chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dẫn đến việc nhận thức và lựa chọn nghề nghiệp của đoàn viên thanh niên chưa phù hợp. Việc cập nhật ý tưởng sáng tạo trong đoàn viên thanh niên còn ít do việc chỉ đạo và thực hiện tại cơ sở chưa được quan tâm đẩy mạnh. Tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên không đạt chỉ tiêu đề ra do do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Các chính sách phát triển thị trường lao động còn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời có những giải pháp ứng phó với những thay đổi trên thị trường lao động (như tác động, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…); điều tiết kết nối cung - cầu lao động còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng người sử dụng lao động trốn đóng, chậm nộp bảo hiểm xã hội; nhiều nơi tỷ lệ giải quyết bảo hiểm xã hội một lần cao, ảnh hưởng tới khả năng nhận lương hưu của người lao động khi về già, tạo gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội trong tương lai. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa phân bố hợp lý; chưa hình thành được trường đạt đẳng cấp khu vực; cơ cấu trình độ đào tạo và ngành, nghề đào tạo còn bất cập; chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nơi còn chưa thực sự hiệu quả.

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Số lao động được giải quyết việc làm tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và thiếu tính ổn định, năng suất lao động còn thấp; số lao động ra

ngoài tỉnh tìm việc làm còn cao, chất lượng nguồn nhân lực thanh niên còn thấp; hiệu quả kết nối thông tin cung - cầu lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế.

+ Số lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa tương xứng với nguồn nhân lực và nhu cầu của lực lượng thanh niên lao động. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kiến thức ngoại ngữ, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật của thanh niên còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm tới 90% tổng số lao động đi xuất khẩu lao động).

+ Tỷ lệ lao động là thanh niên tìm được việc làm qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh còn thấp so với số lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm.

+ Nguồn Quỹ quốc gia về việc làm chưa đáp ứng nhu cầu cho nhân dân toàn tỉnh nói chung, thanh niên nói riêng. Hiệu quả tạo việc làm từ việc cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm chưa cao, do nguồn vốn hạn chế nên mức cho vay thấp, chủ yếu các dự án vay hộ gia đình nên không tạo ra nhiều việc làm mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

+ Việc khai thác nguồn dữ liệu điều tra Cung - cầu lao động chưa đạt hiệu quả cao.

- Nguyên nhân chủ quan:

Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk - 10

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số địa phương có lúc chưa thường xuyên; thiếu chủ động trong triển khai thực hiện công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề.

+ Hàng năm, người lao động, học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có nhu cầu về việc làm rất lớn, nhưng thực trạng, khả năng giải quyết việc làm tại tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngành Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ chậm phát triển nên chưa thu hút được nhiều đối tượng lao động là thanh niên vào làm việc; phần lớn thanh niên còn thụ động trong tìm kiếm việc làm, một số ít thanh niên còn có tư tưởng xem tạo việc làm chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước. Nhiều thanh niên chưa định hướng nghề nghiệp tương lai trước khi theo học các ngành nghề để gắn liền với cơ hội tìm kiếm việc làm.

+ Các doanh nghiệp có sự phát triển nhanh về số lượng nhưng phần lớn có vốn đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ và thu hút lao động thấp; tốc độ đô thị hóa, dịch vụ và du lịch chưa phát triển nên tỷ lệ dịch chuyển lao động theo ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ còn chậm. Các tập đoàn, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động còn ít; việc làm trong doanh nghiệp thiếu sự ổn định, tiền lương còn thấp, các chế độ đối với người lao động chưa được quan tâm nên hiệu quả tạo việc làm chưa cao, chưa thu hút được nhiều thanh niên tham gia.

+ Sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở một số địa phương trong công tác xuất khẩu lao động chưa đồng bộ và quyết liệt; hoạt động của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động cấp cơ sở còn kém, ít hiệu quả.

+ Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề vẫn chưa được chú ý đúng mức, đào tạo cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng chưa theo quy hoạch, đào tạo nghề chưa thật sự gắn với địa chỉ sử dụng nên dẫn đến tình trạng thiếu lao động có trình độ kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

+ Công tác dự báo, báo cáo không thường xuyên, thiếu chính xác đã làm ảnh hưởng lớn đến việc lập kế hoạch cũng như việc đánh giá kết quả giải quyết việc làm hàng năm; việc thu thập thông tin, điều tra về cung, cầu lao động còn thiếu sự quan tâm của chính quyền cấp cơ sở.

+ Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp mới thống nhất giao về Ngành Lao động - thương binh và xã hội nên đang tiến hành rà soát hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật. Thiết bị đào tạo chưa đồng bộ, chưa đáp ứng với sự phát triển khoa học kỹ thuật mới; đặc biệt đào tạo theo nhu cầu thị trường như hiện nay nhiều nghề chưa có đủ thiết bị đào tạo. Đội ngũ nhà giáo (cơ hữu) ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thiếu, tại các trung tâm cấp huyện phần đa là không có nhà giáo tham gia đào tạo nghề; trình độ còn yếu vì chưa đạt chuẩn, kỹ năng theo quy định; nhất là trong nghiên cứu khoa học, nhận chuyển giao, cập nhật các thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện

đại. Hệ thống trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện đã sáp nhập có nhiều thuận lợi hơn nhưng chưa đồng bộ về thực hiện chính sách, nên còn nhiều lúng túng, chưa phát huy hết công năng sử dụng. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chịu sự quản lý trực tiếp của các tổ chức Hội, tổ chức chính trị - xã hội và theo Luật giáo dục nghề nghiệp thì các trung tâm này chỉ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Chưa khảo sát nhu cầu thực tiễn của người học nên việc lập Kế hoạch đào tạo nghề hàng năm chưa phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề nghiệp với doanh nghiệp trong cơ chế tham gia đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo. Chưa bố trí kinh phí kịp thời cho việc điều tra, rà soát nhu cầu tại cơ sở, nên khi lập kế hoạch chủ yếu là dựa vào kết quả năm trước, ước dự kiến năm sau và dựa vào năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên có lúc chưa theo nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động. Doanh nhiệp trong tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là vừa và nhỏ, nhu cầu tuyển dụng không nhiều; dịch vụ du lịch chưa phát triển… nên chưa thúc đẩy được người học tiếp tục tham gia học nghề và có nhu cầu lựa cho học nghề phù hợp với định hướng việc làm sau đào tạo.

+ Năng lực của bộ máy quản lý Nhà nước ở một số địa phương còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong tham mưu, đề xuất thực hiện các nhiệm vụ của ngành trên địa bàn; chất lượng công tác dự báo, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch của ngành còn hạn chế; nguồn lực nhà nước dành cho lĩnh vực an sinh xã hội tăng dần qua các năm song vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu; kinh phí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giải ngân còn chậm, nhiều địa phương phân bổ, sử dụng kinh phí chưa bảo đảm hiệu quả, đúng mục tiêu; chế độ thông tin, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành ở địa phương, đơn vị chưa tốt, ảnh hưởng đến việc nắm thông tin để kịp thời tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách cũng như những giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh.

* Tiểu kết chương 2:

Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên, nhiều tỉnh, thành, địa phương, trong đó có tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk; cộng với nỗ lực, phấn đấu của đa số đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà nên thời gian qua, việc làm của thanh niên tỉnh Đắk Lắk được đảm bảo, thu nhập cũng tương đối ổn định, góp phần ổn định cuộc sống gia đình và phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian qua thì vẫn còn những hạn chế, thiếu sót từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian qua chưa đạt được kết quả tối đa như mong muốn. Vì vậy, việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là đề ra những giải pháp đúng và phù hợp sẽ góp phần hoàn thiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, khắc phục những hạn chế trong thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian qua.

CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


3.1. Mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn tới

- Mục tiêu tổng quát:

+ Tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho thanh niên có khả năng lao động; giúp cho thanh niên chưa có việc làm sớm có việc làm; thanh niên thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, hiệu quả thấp có thêm việc làm, việc làm ổn định, mang lại hiệu quả cao hơn hướng tới mục tiêu việc làm bền vững. Chuyển dịch cơ cấu lao động của thanh niên theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ.

+ Thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung

- cầu lao động; tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động, an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy việc làm bền vững gắn với tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và phòng ngừa tai nạn lao động cho thanh niên.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Giai đoạn 2021 - 2025: giải quyết việc làm cho 110.000 thanh niên, trong đó xuất khẩu lao động trên 5.000 người;

+ Giảm tỷ lệ thanh niên làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản xuống còn 50% vào năm 2025;

+ Giảm tỷ lệ thanh niên thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 2% vào cuối năm 2025.

+ Giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho

160.000 thanh niên (bình quân mỗi năm 32.000 người).

+ Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 65% năm 2020 lên 71% năm 2025.

+ Trung bình mỗi năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng, sử dụng điện và chế biến gỗ.

+ Hỗ trợ thí điểm 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

+ Trung bình hàng năm hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động: 100 thanh niên làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, 150 thanh niên làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 100 thanh niên làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, 80 thanh niên làm công tác y tế và 100 an toàn, vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Đến năm 2025 có trên 300 hợp tác xã, 3.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa,

5.000 thanh niên nông thôn, làng nghề được phổ biến thông tin phù hợp về an toàn - vệ sinh lao động.

3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn tới

3.2.1. Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực trẻ

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh về phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn lực thanh niên nói riêng: Quán triệt quan điểm con người là nền tảng, yếu tố quyết định trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh; tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức đối với các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực thanh niên; quán triệt cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực thanh niên, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cấp bách và lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh tuyên

truyền, giáo dục thuyết phục công chức, viên chức, người dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng về phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực thanh niên trong giai đoạn mới.

Các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và toàn dân cần nâng cao nhận thức về vai trò rất quan trọng của phát triển nguồn nhân lực trẻ trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong thời đại 4.0. Vì vậy, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cần chú trọng và tăng cường xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trẻ trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xã hội cũng như tăng tính chủ động, sáng tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực trẻ trong giai đoạn mới.

Có biện pháp tác động và thay đổi nhận thức của đại bộ phận xã hội và nhân dân trong tỉnh về hướng nghiệp và dạy nghề, nhằm giúp người dân và giới trẻ nhận thức được học nghề là cơ hội để tìm kiếm việc làm cho bản thân, ổn định thu nhập gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động, am hiểu về thực tế ngành nghề xã hội, kinh tế học lao động để thực hiện công tác hướng nghiệp cho thanh niên. Đồng thời chủ động thay đổi công tác kế hoạch hóa đào tạo nghề, cần chú trọng vào việc phát triển những kỹ năng nghề nghiệp mới cho thanh niên.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên

Chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nguồn lực thanh niên nói riêng phụ thuộc rất lớn vào việc họ được giáo dục như thế nào. Theo đó, để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng thì tỉnh nhất thiết phải xây dựng chính sách cụ thể nhằm thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục - đào tạo chất lượng cao theo hướng nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư lĩnh vực giáo dục để họ yên tâm đầu tư lâu dài. Nói chung là “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư giáo dục đầu tư vào tỉnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023