Danh Sách Các Đơn Vị Hành Chính Trực Thuộc Tỉnh Đắk Lắk

101,7 nam/100 nữ cao hơn tỷ số giới tính toàn quốc (toàn quốc là 99,1 nam/100 nữ). Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 98 nam/100 nữ cao hơn toàn quốc (toàn quốc tỷ lệ này là 96,5/100 nữ, khu vực nông thôn là 102,67 nam/100 nữ cao hơn toàn quốc (toàn quốc tỷ lệ này là 100,5/100 nữ). Cộng động dân cư Đắk Lắk gồm 49 dân tộc (dân tộc kinh chiếm 64,3%, dân tộc Ê đê chiếm 18,79%, dân tộc Nùng chiếm 4,1%, dân tộc Tày 2,3%, dân tộc Mông chiếm 2,1%... ).

Tỉnh Đắk Lắk có vị trí giao thông rất thuận lợi, có các quốc lộ nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Nông và tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia). Hệ thống đường quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội tỉnh được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắ . Đặc biệt, tỉnh Đắk Lắk có cảng hàng không nối tiền với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An), Hải Phòng, Phú Quốc, Cần Thơ. Hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không của tỉnh rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa với các vùng miền trong cả nước.

Trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đắk Lắk đã và đang hướng tới một giai đoạn phát triển mới: đến năm 2025 xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên; đến 2030, tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên, theo hướng xanh sạch, hiện đại, bản sắc.

2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2015 – 2020 tăng trưởng khá, dịch vụ tăng nhanh, đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 5,64%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9,1%;

khu vực thương mại – dịch vụ tăng 11,96%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm tăng 3,77%1.

Quy mô và cơ cấu GRDP theo giá hiện của tỉnh Đắk Lắk 6 tháng đầu năm 2021

Nguồn Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các cụm 1

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các cụm công nghiệp và các công trình quan trọng như: Khu công nghiệp Hòa Phú với 54 dự án đã đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng. Trong đó, có 36 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động. Tại 08 cụm công nghiệp có 160 dự án đã đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đầu tư ban đầu 6.243 tỷ đồng, với tổng diện tích đất đăng ký 256,51 ha, đã cho doanh nghiệp thuê 229,96ha; tỷ lệ lấp đầy 08CCN đang hoạt động 76%.

Triển khai thực hiện các dự án điện gió, điện năng lượng trên địa bàn tỉnh như: Dự án điện gió (Dự án Trang trại Phong điện Tây Nguyên – giai đoạn 1, công suất 28,8 MW đã xây dựng xong 12/12 tuabin gió); Dự án điện mặt trời (Có 10 dự án với công suấ 960 MWp đã hoàn thành đưa vào vận hành phát điện



1 Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

thương mại); Dự án điện mặt trời áp mái (Có 5.367 công trình điện mặt trời áp mái đã phát điện thương mại, với tổng công suất 648,9MWp).

Về hệ thống giáo dục của tỉnh phát triển tương đối hoàn chỉnh, từ mầm non, phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp, phân bố rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; hệ thống y tế được phát triển tốt, đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng cao. Mạng lưới giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc phát triển nhanh và từng bước hiện đại hóa.

Giai đoạn 2020 – 2025, tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá theo hướng ổn định và bền vững. Phấn đấu sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 11,65%/năm; Nông, lâm, thủy sản tăng 4,33%/năm; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,45%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2025 đạt trên 12.500 tỷ đồng; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm 56%; tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề đạt 65%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 22,93%; giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động, xuất khẩu lao động trên 7.000 người; tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh giảm bình quân 1,5% - 2%/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến năm 2025 còn 2,3%.

b. Đặc điểm dân số

Tỉnh Đắk Lắk là tỉnh có mật độ dân số đứng đầu khu vực Tây Nguyên, đứng thứ 10 trong cả nước. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố đô thị loại một trực thuộc tỉnh, 01 thị xã, 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 152 xã, 20 phường, 12 thị trấn; trong đó có 04 xã biên giới, 38 xã đặc biệt khó khăn), với 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố (trong đó có 608 buôn đồng bào dân tộc thiểu số), với dân số 1.869.322 người, trong đó dân số nam là 942.578 người (chiếm 54,42%) và dân số nữ là 926.744 người (chiếm 49,58%), mật độ dân số là 143,71km2.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và đi vào chiều sâu, đến nay đã có 61/152 xã

(đạt 40,13%) đạt chuẩn nông thôn mới; có 01 đơn vị cấp huyện đã được công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. 100% quy hoạch chung đô thị được phê duyệt; quy hoạch 04 đô thị mới với tổng diện tích 2.021 ha; tỷ lệ phủ quy hoạch phân khu đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột đạt 91,80%; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 25%. Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khu dân cư đô thị trên diện tích 890,34 ha. 100% các xã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn và đã ban hành Quy hoạch nông thôn.

Bảng 2.1. Dân số trung bình tỉnh Đắk Lắk năm 2020

ĐVT: Người


TT


Đơn vị

Dân số trung bình sơ bộ năm 2020

Tổng số

Thành

thị

Nông

thôn

Nam

Nữ

1

TP Buôn Ma Thuột

380.755

248.697

132.058

189.652

191.103

2

Thị xã Buôn Hồ

99.244

55.024

44.220

50.108

49.136

3

Huyện Ea Hleo

138.093

20.013

118.080

70.324

67.769

4

Huyện Ea Súp

71.759

13.109

58.650

36.827

34.932

5

Huyện Buôn Đôn

64.913

-

64.913

32.891

32.022

6

Huyện Cư Mgar

178.840

31.832

147.008

90.243

88.597

7

Huyện Krông Búk

65.692

-

65.692

33.569

32.123

8

Huyện Krông Năng

127.544

12.894

114.650

64.937

62.607

9

Huyện Ea Kar

145.548

24.290

121.258

73.545

72.003

10

Huyện M’Đrắk

72.950

6.001

66.949

36.862

36.088

11

Huyên Krông Bông

92.859

6.841

86.018

46.987

45.872

12

Huyện Krông Pắc

195.542

17.942

177.600

98.788

96.754

13

Huyện Krông Ana

80.582

23.331

57.251

40.597

39.985

14

Huyện Lắk

70.862

6.505

64.357

35.360

35.502

15

Huyện Cư Kuin

101.754

-

101.754

51.529

50.225

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.2. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Đắk Lắk

Tên

Diện tích

(Km2)

Dân số

(Người)

Năm

thành lập

1

TP Buôn Ma Thuột

377,18

380.755

5/6/1930

2

Thị xã Buôn Hồ

282,52

99.244

23/12/2008

3

Huyện Ea Hleo

1.335,12

138.093

03/4/1980

4

Huyện Ea Súp

1.765,63

71.759

30/81977

5

Huyện Buôn Đôn

1.410,40

64.913

07/10/1995

6

Huyện Cư Mgar

824,43

178.840

23/01/1984

7

Huyện Krông Búk

357,82

65.692

1976

8

Huyện Krông Năng

614,79

127.544

09/11/1987

9

Huyện Ea Kar

1.037,47

145.548

13/9/1986

10

Huyện M’Đrắk

1.336,28

72.950

30/8/1977

11

Huyên Krông Bông

1.257,49

92.859

19/9/1981

12

Huyện Krông Pắc

625,81

195.542

1976

13

Huyện Krông Ana

356,09

80.582

19/9/1981

14

Huyện Lắk

1.256,04

70.862

1976

15

Huyện Cư Kuin

288,30

101.754

27/8/2007

STT

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian qua

2.2.1. Tình hình việc làm của thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian qua

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề việc làm, chính sách việc làm cho thanh niên; thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo cơ chế, chính sách, lãnh đạo tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các chính sách việc làm cho nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng, trong đó có thanh niên tỉnh Đắk Lắk.

Lực lượng thanh niên trong độ tuổi lao động ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay chiếm gần 500.000 người.

Chất lượng lao động thanh niên tỉnh Đắk Lắk có nhiều thay đổi trong thời gian qua, theo hướng tỷ lệ thanh niên được đào tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, tay nghề ngày càng được nâng lên, dần tiệm cận với yêu cầu của khu vực và quốc tế. Công tác đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, hướng nghiệp cho thanh niên luôn được quan tâm và đẩy mạnh. Hoạt động giáo dục, đào tạo, đào tạo nghề được phát triển và đa dạng hóa về loại hình. Bên cạnh đó, hệ thống các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học công lập, ngoài công lập được mở rông, giúp thanh niên tỉnh có nhiều cơ hội được học tập. Mỗi năm tỉnh có vài nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng, bổ sung cho lực lượng lao động xã hội của tỉnh.

Với thanh niên nông thôn, nhờ thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ nên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đem đến cho người dân nông thôn, đặc biệt là các đối tượng ưu tiên là người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người khuyết tật ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhiều lợi ích; nhờ có kiến thức, có kỹ năng nên năng suất, thu nhập, giá trị tạo ra tăng cao gấp nhiều lần so với trước khi chưa được đào tạo; nhiều mô hình hiệu quả được duy trì và phát triển nhân rộng, được đông đảo thanh niên và bà con truyền nhau học tập, động viên nhau tham gia học nghề, nhận thức lạc quan, sâu rộng hơn về đào tạo nghề nghiệp; tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn có việc làm mới và làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập tăng lên đạt trên 82%. Bên cạnh đó là sự tin tưởng vào Đảng, Nhà nước để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần không nhỏ vào công cuộc an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị.

Mặc dù vậy, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện chính sách việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên toàn tỉnh, nhất là đối với thanh niên đô thị. Dù không chịu tác động trực tiếp từ dịch Covid-19 như ở các địa phương khác nhưng do ngành du lịch bị đình trệ nên một lực lượng lớn thanh niên lao động trong ngành này bị

ảnh hưởng. Từ chỗ có việc làm ổn định, thu nhập khá, hàng vài chục ngàn thanh niên người Đắk Lắk đang làm việc trong ngành du lịch tại tỉnh và ở các tỉnh, thành khác bị thất nghiệp; một ít trong số đó dịch chuyển sang các ngành khác như bán hàng online, bán bảo hiểm, môi giới bất động sản, làm công nhân, về quê làm nông...

Lao động việc làm và đời sống dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2020


Nguồn Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk Mặc dù một số ít thanh niên khi chuyển qua 2

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk

Mặc dù một số ít thanh niên khi chuyển qua làm các công việc khác cũng đạt được những thành công đáng kể, có thu nhập khá nhưng cơ cấu lao động, việc làm của tỉnh bị mất cân đối. Đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và khó lường trong năm 2021, nên tình hình việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên Đắk Lắk vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng theo dự báo là khả quan vào năm sau.

Hiện nay, khoảng 75% lực lượng lao động nước ta, gần 80% lực lượng lao động của tỉnh là chưa qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật; trong đó lực lượng thanh niên chiếm trên 60%. Với lực lượng thanh niên nông thôn của tỉnh, mặc dù có việc làm ổn định nhưng thu nhập chưa cao, quy mô sản xuất, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao. Bên cạnh đó, do tập quán sinh sống nên sau khi được đào tạo nghề, một lực lượng lao động khó phát huy ở địa phương, khó duy trì nghề đã học, lúng túng khi chuyển đổi

sang sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 còn tạo điều kiện, thời gian cho thanh niên nói chung, thanh niên Đắk Lắk nói riêng tăng cường tương tác trên mạng xã hội. Qua đó, thanh niên Đắk Lắk cũng tăng cường việc tự học qua mạng, bán hàng qua mạng. Đây là một thiên hướng học tập, kinh doanh mới phù hợp với thanh niên.

Phân theo trình độ văn hóa, chuyên môn


Nguồn Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk Tuy nhiên tình trạng thất nghiệp trong thanh 3

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk

Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trong thanh niên tiếp tục là thách thức đối với nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Hiện nay, hằng năm, tỉnh có khoảng 5.000 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng gặp khó khăn, trong đó có khoảng 1.000 người có trình độ từ cao đẳng, đại học thất nghiệp, chủ yếu trong các khối ngành kinh tế, xã hội. Theo Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, năm 2020 ước tính tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 18-30 tuổi) là 8,08%, trong đó khu vực thành thị là 10,3%; khu vực nông thôn là 5,76%. 6 tháng đầu năm 2021 lao động thanh niên thiếu việc làm của tỉnh chiếm 11,8% trong tổng số lao động thiếu việc làm cả tỉnh; trong đó tỷ trọng thiếu việc làm nam thanh niên thấp hơn so với nữ thanh niên (6,1% và 17,5%). Tỷ trọng thiếu việc làm của nam, nữ thanh niên giữa nông thôn và thành thị cũng có sự chênh lệch; trong đó, tỷ trọng thiếu việc làm nam thanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023