Các Yếu Tố Của Một Chính Sách Theo Cách Tiếp Cận Khung Logic


Mục tiêu cụ thể

(Purposes)


Kết quả

(Outcomes)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội - 7




Đầu vào kế hoạch

(Planning inputs)


Đầu vào

(Inputs)


thi





Mục đích

(Goals)

Tác động

(Impacts)

Sự thực hiện chính sách

Thành quả

Thực

Hoạch định chính sách

Mục tiêu đầu ra

(Planning outputs)


Đầu ra

(Outputs)



Kế hoạch hành động

(Action Planning)


Hoạt động

(Activities)




Hình 2.5: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic

Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp từ [127]

- Tác động (Impacts): là những ảnh hưởng lâu dài của chính sách, đây là cái đích cuối cùng mà chính sách hướng tới. Đối với chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, tác động của chính sách là doanh nghiệp cải thiện được vị thế cạnh tranh, đạt được các hiệu ứng lan tỏa, góp phần thực hiện các mục tiêu quản lý vĩ mô của quốc gia.

2.2.1.2. Vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định, tổ chức thực thi chính sách nói chung và chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được các quốc gia quan tâm, qua đó Chính phủ có thể thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đổi mới, linh hoạt, có tính thích nghi cao; do vậy, sự can thiệp của Nhà nước thông qua chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN có vai trò quan trọng thể hiện ở các chức năng mà nó đảm nhiệm:


- Định hướng, tạo khuôn khổ hoạt động nhằm tăng cường khả năng truyền bá tri thức, phổ biến công nghệ, nâng cao trình độ, năng lực công nghệ dựa trên nguồn lực sẵn có và nguồn lực có thể huy động được của quốc gia.

- Điều tiết các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy năng lực tư duy theo hướng đổi mới, duy trì một nền tảng tri thức mạnh mẽ, đồng thời đảm bảo việc chuyển tri thức công nghệ thành những lợi ích kinh tế, xã hội.

- Tạo tiền đề cho phát triển công nghệ thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống cơ quan R&D nhằm tạo ra nhiều công nghệ mới, là cơ sở để tiến hành ĐMCN.

- Kích thích, tạo động lực cho doanh nghiệp ĐMCN; từ đó tạo ra các sản phẩm có chất lượng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.

Trên thực tế, trong một nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế chính sách đổi mới nói chung và chính sách ĐMCN nói riêng giữ vai trò trung tâm (OECD, 2007) và chúng không thể tách khỏi mục tiêu chung của đất nước nhằm [81]: (i) giải quyết những thất bại của thị trường để toàn xã hội có thể được hưởng lợi từ ĐMCN (Matcalfe, 2000; Felman và cộng sự, 2002) và (ii) giải quyết khiếm khuyết hệ thống. Các nguyên nhân mà Nhà nước cần giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh thất bại của thị trường và khiếm khuyết hệ thống, đó là:

- Thứ nhất, ĐMCN là hoạt động chứa nhiều rủi ro và không chắc chắn;

- Thứ hai, quá trình ĐMCN có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn;

- Thứ ba, thất bại trong việc hiện thực hóa sự đóng góp của tiến bộ công nghệ thông qua ĐMCN đối với tăng trưởng kinh tế;

- Thứ tư, doanh nghiệp có thể xem nhẹ vai trò của công nghệ, ĐMCN đối với lợi ích của chính doanh nghiệp và xã hội.

Như vậy, vai trò của Nhà nước đối với hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp là rất quan trọng nhằm định hướng, tạo tiền đề, điều tiết các hoạt động ĐMCN, đảm bảo hạ tầng và tạo môi trường pháp lý, cũng như khuyến khích phát triển, phổ biến công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời điều chỉnh và giải quyết khiếm khuyết thị trường, khiếm khuyết


hệ thống, cải cách khu vực công góp phần thực hiện các mục tiêu trước mắt và lâu dài của đất nước.

2.2.2. Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN bao gồm: đích cuối cùng mà chính sách hướng tới, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, mục tiêu đầu ra của chính sách (Hình 2.6).


Mục đích của CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Đạt được hiệu ứng lan tỏa


Mục tiêu chung của CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp


Mục tiêu cụ thể của CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN:

- Nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp


Mục tiêu đầu ra của CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN:

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của hoạt động ĐMCN

- Gia tăng số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN

- Nâng cao mức đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động ĐMCN


Hình 2.6: Cây mục tiêu CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Mục đích của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh của quốc gia.

- Đạt được lợi ích lan tỏa: Nhà nước mong muốn doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động R&D tiến tới cải tiến, ĐMCN hơn mức đầu tư hiện tại của doanh nghiệp với kỳ vọng rằng xã hội sẽ thu được lợi ích từ hiệu ứng lan toả các kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu QLNN về KH&CN, đồng thời góp phần không ngừng nâng cao mặt bằng khoa học và dân trí


để tiếp thu, vận dụng các thành tựu KH&CN trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó, nâng cao năng lực nội sinh công nghệ quốc gia, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục tiêu chung của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp

ĐMCN là nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp;

- Giảm chi phí giá thành sản phẩm nhờ hoạt động ĐMCN;

- Nâng cao năng lực của các chức năng hoạt động của doanh nghiệp: sản xuất, tài chính, marketing, v.v.

Mục tiêu cụ thể của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là nâng cao được năng lực công nghệ của doanh nghiệp, được thể hiện thông qua bốn tiêu chí sau:

- Nâng cao năng lực vận hành công nghệ;

- Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ;

- Nâng cao năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ;

- Nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng cải tiến, sao chép công nghệ nhập và sáng tạo ra sản phẩm/qui trình mới.

Mục tiêu đầu ra của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp

ĐMCN bao gồm:

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với hoạt động ĐMCN;

- Gia tăng số lượng doanh nghiệp thực hiện hoạt động ĐMCN;

- Nâng cao mức đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động ĐMCN.

Như vậy, mục tiêu của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN cần được nhìn nhận từ hai giác độ: (i) về phía Nhà nước thì nguồn thu ngân sách phụ thuộc rất lớn vào năng lực và hiệu quả của nền kinh tế mà trung tâm là các doanh nghiệp, đồng thời giảm các chi phí xử lý do tác động xấu của công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng gây ra cho xã hội; (ii) về phía doanh nghiệp thì lợi nhuận thu được từ hoạt động ĐMCN càng cao thì tỷ lệ đóng góp vào ngân sách càng lớn thông


qua việc nộp thuế, đồng thời ĐMCN sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực công nghệ, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2.3. Nguyên tắc của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp

đổi mới công nghệ

Nguyên tắc của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là những qui tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà cơ quan quản lý nhà nước về ĐMCN cần tuân thủ trong quá trình hoạch định, tổ chức thực thi, điều hành và kiểm tra, kiểm soát các hoạt dộng ĐMCN của doanh nghiệp. Các nguyên tắc cần được xác định trên cơ sở các qui luật khách quan, hướng tới đối tượng thụ hưởng chính của chính sách (doanh nghiệp); đồng thời, Nhà nước sẽ định hướng, điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp được thụ hưởng ưu đãi để thực hiện các mục tiêu ĐMCN, khoa học và công nghệ, kinh tế và xã hội của đất nước [34], [35].

Như vậy, để đẩy nhanh doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, chính sách của Nhà nước cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Gắn chính sách thúc đẩy ĐMCN và hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp với việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động ĐMCN chỉ có thể được diễn ra khi doanh nghiệp thấy được những lợi ích từ việc ĐMCN nhằm cải thiện, nâng cao vị thế cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Nguyên tắc 2: Gắn chính sách thúc đẩy ĐMCN và hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp với việc phát triển bền vững của doanh nghiệp như bảo vệ môi trường, phục vụ dân sinh, phục vụ xã hội. ĐMCN không chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn cho doanh nghiệp mà nó phải là công cụ để thực hiện các mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp, cho nên ĐMCN phải gắn với việc bảo vệ môi trường và đem lại lợi ích cho xã hội.

- Nguyên tắc 3: ĐMCN phải là sự nghiệp tự thân vận động của doanh nghiệp, trên cơ sở kết hợp với sự quản lý, tác động của nhà nước. Nhà nước không thể làm thay doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN mà chỉ làm nhiệm vụ tạo môi


trường thuận lợi, hỗ trợ và quản lý phát triển công nghệ của doanh nghiệp.

- Nguyên tắc 4: Chính sách thúc đẩy ĐMCN phải phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, của doanh nghiệp và của xu hướng hợp tác quốc tế. Không thể lựa chọn các công nghệ mà doanh nghiệp không thể làm chủ được (về nguồn lực lực, về vốn, đầu vào khác) và không đem lại hiệu quả trực tiếp, thiết thực.

- Nguyên tắc 5: hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải rõ ràng, minh bạch, nhất quán, đảm bảo sự phân công, phân cấp hợp lý, đồng thời qui định rõ quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm giữa các bộ/ngành/địa phương trong quản lý nhà nước về KH&CN nói chung và ĐMCN nói riêng.

- Nguyên tắc 6: hệ thống chính sách phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ giữa chính sách thúc đẩy ĐMCN với các chính sách khác, tôn trọng các qui luật khách quan, qui luật kinh tế thị trường, qui luật lưu thông tiền tệ, đồng thời lấy hiệu quả hoạt động đổi mới, hiệu quả kinh tế, xã hội làm tiêu chuẩn để đánh giá; qua đó, các chính sách phải đảm bảo tính khả thi cao trong quá trình thực thi chính sách.

- Nguyên tắc 7: hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải phù hợp với đối tượng doanh nghiệp, hướng vào mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo thế chủ động cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động ĐMCN bằng cách sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách nhằm tạo động lực, môi trường thuận lợi để doanh nghiệp có thể ĐMCN thành công.

Ngoài ra, chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN cần tuân thủ nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước và xã hội, nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

2.2.4. Các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN không tồn tại dưới dạng một chính sách đơn lẻ mà là một hệ thống các chính sách. Thực tế, có nhiều cách tiếp cận phân loại chính sách khác nhau: theo mức độ tác động của chính sách, theo thời gian, theo chủ thể ban hành chính sách, theo công cụ chính sách, theo tầm hạn quản lý, v.v.


- Phân theo mức độ tác động, có thể chia thành hai nhóm chính sách: nhóm chính sách tác động trực tiếp và nhóm chính sách tác động gián tiếp tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp.

- Phân theo thời gian, có thể chia thành các chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

- Phân theo chủ thể ban hành chính sách, có thể chia thành các chính sách của chính quyền trung ương và các chính sách của chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

- Theo tầm hạn quản lý, có thể chia thành các chính sách vĩ mô và các chính sách vi mô nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

Luận án phân loại chính sách theo công cụ chính sách, theo đó để thực hiện mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, Nhà nước thường sử dụng ba nhóm chính sách chủ yếu, đó là: (i) chính sách tạo môi trường thể chế, (ii) chính sách kinh tế, và (iii) chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền. Các chính sách này cần được nhìn nhận từ ba phía:

- Thứ nhất, các chính sách do Trung ương ban hành mà các địa phương dập khuôn làm theo mà không có sự sáng tạo, linh hoạt;

- Thứ hai, các chính sách của địa phương có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo dựa trên những qui định được nêu trong các chính sách do Trung ương ban hành;

- Thứ ba, các chính sách được hình thành liên quan tới năng lực của doanh nghiệp và kinh phí của Nhà nước.

2.2.4.1. Chính sách tạo môi trường thể chế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Chính sách tạo môi trường thể thể là các chính sách đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp thể hiện thông qua hệ thống văn bản pháp luật và cách thức tổ chức bộ máy, cán bộ QLNN. Qua đó, Nhà nước tác động lên đối tượng chính sách thông qua cơ quan quản lý nhà nước bằng việc xây dựng các chiến lược/quy hoạch/kế hoạch và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các mệnh lệnh hành chính nhằm tạo hành lang pháp lý, thiết lập trật tự kỷ cương làm việc


trong hệ thống phù hợp với mục tiêu đề ra; đồng thời thông qua mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy nhằm xác định mối quan hệ trong hệ thống, mối quan hệ giữa chủ thể chính sách và đối tượng chính sách.

Như vậy, chính sách tạo môi trường thể chế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được hiểu là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các hệ thống văn bản, qui phạm pháp luật, bộ máy tổ chức, cán bộ nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, góp phần thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về ĐMCN trong từng giai đoạn nhất định. Đặc điểm cơ bản của chính sách này là tính bắt buộc và tính quyền lực. Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành đúng các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật; tính quyền lực đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình. Vì thế, chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi các quyết định đưa ra phải có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ, phải gắn chặt với quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định.

2.2.4.2. Chính sách kinh tế nhằm thúc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Chính sách kinh tế là chính sách mà Nhà nước tác động vào đối tượng chính sách thông qua các lợi ích kinh tế, các đòn bẩy kinh tế nhằm tạo động lực thúc đẩy đối tượng chính sách tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ, mà không cần phải thường xuyên tác động về mặt hành chính, tổ chức.

Như vậy, chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được hiểu là cách thức tác động của Nhà nước dựa trên những lợi ích về kinh tế và đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, góp phần thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về ĐMCN trong từng giai đoạn cụ thể. Các chính sách kinh tế bao gồm: (i) chính sách ưu đãi về thuế, (ii) chính sách tín dụng, (iii) chính sách hỗ trợ trực tiếp, v.v.

(i) Chính sách thuế: do Nhà nước ban hành, buộc các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước; chính sách thuế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN góp phần thực hiện các mục tiêu chung của đất nước trong từng giai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022