1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận án thu thập, phân loại các tài liệu đã được công bố thông qua các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới hoạt động ĐMCN và chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN như các đề án, đề tài, giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận án tiến sỹ; đồng thời thu thập, phân loại các văn bản pháp luật của Nhà nước về KH&CN nói chung và ĐMCN của doanh nghiệp nói riêng đã ban hành như Luật KH&CN (2000), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật Công nghệ cao (2008) và các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư liên quan tới hoạt động ĐMCN.
Luận án còn khai thác và sử dụng các số liệu trực tuyến trên Internet của Tổng cục thống kế, Bộ KH&CN, các tổ chức phi chính phủ, trung tâm hỗ trợ pháp lý, thông tin về công nghệ, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp; đồng thời sử dụng các quan điểm đánh giá, nhận định của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách ĐMCN, các tổ chức KH&CN và đánh giá của các doanh nghiệp về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đã công bố.
Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành đánh giá, lựa chọn, sử dụng dữ liệu phù hợp, kết hợp với phỏng vấn điện thoại, hỏi ý kiến một số chuyên gia về ĐMCN làm cơ sở và căn cứ quan trọng để hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu; đồng thời đánh giá được một phần thực trạng ĐMCN của doanh nghiệp và thực trạng tác động của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ năm 2000 đến 2012.
1.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Luận án tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với doanh nghiệp và phỏng vấn viết (phương pháp anket), phỏng vấn bằng điện thoại đối với các cán bộ làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về ĐMCN; các phiếu điều tra được thiết kế có sự tham khảo các tài liệu sau: (i) hướng dẫn của Oslo về chỉ số ĐMCN, (ii) phiếu thu thập thông tin về sử dụng công nghệ trong sản xuất của Tổng cục thống kê, (iii) các mẫu phiếu điều tra của Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách KH&CN liên quan tới chính sách ĐMCN và thực trạng ĐMCN, (iv) mẫu phiếu điều tra năng lực
công nghệ của bộ môn Quản lý công nghệ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, (v) mẫu phiếu điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về chính sách thúc đẩy đầu tư ĐMCN, (vi) Mẫu phiếu điều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam liên quan tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khủng hoảng và các mẫu phiếu điều tra khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Tới Luận Án
- Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Về Csnn Nhằm Thúc Đẩy Dn Đmcn
- Vai Trò Của Công Nghệ Và Đổi Mới Công Nghệ Tới Phát Triển Kinh Tế- Xã Hội Và Doanh Nghiệp
- Các Yếu Tố Của Một Chính Sách Theo Cách Tiếp Cận Khung Logic
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Chính Sách Nhà Nước Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đổi Mới Công Nghệ
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Kích thước mẫu: Nghiên cứu sinh gửi 150 phiếu đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo qui mô lao động và vốn, dựa vào Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ) và thu về được 119 phiếu (chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống và mẫu thuận tiện); đồng thời phỏng vấn viết, phỏng vấn qua điện thoại có chọn lọc 10 cán bộ làm việc trong các cơ quan QLNN về ĐMCN (các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN, sở KH&CN Hà Nội) sau khi họ đồng ý tham gia (nội dung điều tra, phỏng vấn được thể hiện ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của luận án).
Luận án lựa chọn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội để khảo sát. Bởi vì hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm khoảng 96% cả về qui mô và vốn (GSO, 2011); trong khi đó năng lực để tiến hành các hoạt động ĐMCN không cao, trình độ công nghệ và mức đầu tư cho ĐMCN của doanh nghiệp còn thấp (xem mục 4.1.2). Vì thế, chính sách nhà nước cần hướng tới các doanh nghiệp này để thúc đẩy ĐMCN, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực nội sinh công nghệ, nâng cao vị thế cạnh cạnh, góp phần phát triển đất nước.
Thời gian thực hiện: là 5 tháng, phiếu hỏi được thiết kế thử nghiệm từ tháng 1 đến tháng 2/2012 và bắt sử dụng rộng rãi từ tháng 3/2012. Các doanh nghiệp và cơ quan QLNN về ĐMCN đã được nghiên cứu trước để có những thông tin cập nhật nhất, chính xác nhất về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nghiên cứu sinh đã gặp một số khó khăn nhất định như: (i) khó khăn trong việc thu xếp thời gian phỏng vấn hoặc điền vào phiếu điều tra hoặc trả lời điện thoại; (ii) khó khăn trong việc thu thập dữ liệu trong và sau khi phỏng vấn do người được phỏng vấn bận và cử người trả lời lại không bao quát được các kế hoạch tương lai, đánh giá các văn bản luật, các yếu tố tác động
tới ĐMCN; (iii) cơ quan QLNN về ĐMCN không sẵn sàng cung cấp những thông tin nhạy cảm như điểm yếu trong hoạt động QLNN về ĐMCN, các chính sách có thể được ban hành trong tương lai; hay các doanh nghiệp không sẵn sàng cung cấp thông tin về doanh thu, đầu tư cho ĐMCN, quá trình đào tạo, kế hoạch ĐMCN của doanh nghiệp trong tương lai.
1.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành kiểm tra, làm sạch các dữ liệu cả trước, trong và sau khi mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu; tiếp đến, sử dụng phầm mềm SPSS 16 làm công cụ để xử lý dữ liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Ngoài ra để xử lý dữ liệu, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp mô tả, thống kê, so sánh, đối chứng, tổng kết thực tiễn và chuyên gia; từ đó đưa ra những kết luận về thực trạng ĐMCN, thực trạng chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận án đã làm rõ được các nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, luận án đã khái quát các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan tới ĐMCN và chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Các công trình này tập trung nghiên cứu các nội dung về ĐMCN, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ, vai trò của ĐMCN và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp, cũng như vai trò của nhà nước và chính sách nhà nước đối với hoạt động ĐMCN.
- Thứ hai, trên cơ sở tổng quan nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, luận án đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệụ.
Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu sinh thấy được khoảng trống cần nghiên cứu và xác định được cách tiếp cận để thực hiện mục tiêu nghiên cứu về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
2.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ
2.1.1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ
2.1.1.1. Khái niệm về công nghệ
Thuật ngữ công nghệ được sử dụng rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra định nghĩa về công nghệ lại chưa có sự thống nhất; thậm chí ngay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, chẳng hạn Luật KH&CN (2000) cho “công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”; nhưng, Luật Chuyển giao công nghệ (2006) lại cho “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) đã tập hợp và đưa ra sáu khái niệm được coi là tiêu biểu về công nghệ [49, tr.8-9): (i) công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các qui luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; (ii) công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hóa các tri thức ứng dụng khoa học; (iii) công nghệ là tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được ứng dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ;
(iv) công nghệ gồm nhiều yếu tố hợp thành như phương tiện, máy móc, thiết bị, các quá trình vận hành, các phương pháp tổ chức, quản lý đảm bảo cho quá trình sản xuất và dịch vụ xã hội; (v) về mặt kinh tế học, trong mối quan hệ với sản xuất, công nghệ được coi là phương tiện để thực hiện quá trình sản xuất, biến đổi các đầu vào để các đầu ra cho các sản phẩm và dịch vụ mong muốn; (vi) công nghệ là việc áp dụng các thành tựu vào sản xuất và đời sống bằng cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp sản xuất và quản lý với tư cách là những kết quả của các hoạt động nghiên cứu, phát triển của quá trình xử lý một cách hệ thống và có
phương pháp toàn bộ những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo được con người tích lũy và tạo ra trong toàn bộ quá trình phát triển của mình.
Công nghệ được nhìn nhận theo quan điểm của các cá nhân và tổ chức khác nhau cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực. Cụ thể, theo UNIDO thì công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp [38, tr.5]; còn ESCAP (1989) lại cho “công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin; công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Cũng có quan niệm cho “công nghệ là tổng hợp những năng lực nội tại, cơ sở vật chất, kỹ năng, hiểu biết và tổ chức cần thiết để có thể tạo ra được những sản phẩm hoặc dịch vụ có ích cho xã hội”, hay công nghệ được định nghĩa như tổng thể của các phương pháp, qui trình, máy móc, thiết bị cần dùng để sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ, các kiến thức, hiểu biết, kỹ năng thông tin cũng như phương thức tổ chức mà con người cần áp dụng để sử dụng những phương pháp, phương tiện đó [49, tr.7].
Hơn nữa, theo lý thuyết tổ chức thì công nghệ là khoa học và nghệ thuật dùng trong sản xuất, phân phối hàng hoá và dịch vụ [32, tr.10]; một số nhà quản lý công nghiêp Nhật Bản lại cho “công nghệ bao gồm một tổ hợp của năm yếu tố, đó là quản lý, tiền vốn, thị trường, máy móc, nguyên vật liệu” (5M: Management, Money, Market, Machine, Material).
Việc đưa ra khái niệm thống nhất về công nghệ là cần thiết bởi vì không thể thực hiện được các hoạt động liên quan tới công nghệ nếu chưa hiểu được chúng là gì. Để dung hòa các quan điểm trên thì có bốn khía cạnh cần được bao quát trong định nghĩa về công nghệ: (i) công nghệ là “máy biến đổi”, đề cập tới khả năng làm ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng và thoả mãn được yêu cầu kinh tế-xã hội, đây là khác biệt giữa khoa học và công nghệ; công nghệ không tồn tại mãi mãi vì một công nghệ muốn xuất hiện thì phải hiệu quả hơn công nghệ cũ, còn khoa học là những phát minh, khám phá mang tính bền vững. Khía cạnh này đã nhấn mạnh không chỉ
tầm quan trọng của công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, mà còn nhấn mạnh sự phù hợp của mục đích kinh tế trong việc áp dụng công nghệ; (ii) công nghệ là “công cụ”, đề cập tới công nghệ là sản phẩm của con người, cho nên con người có thể làm chủ được nó; (iii) công nghệ là “kiến thức”, đề cập tới công nghệ không nhất thiết phải nhìn thấy được và nhấn mạnh rằng các công nghệ giống nhau thì chưa chắc đã cho kết quả như nhau, vì thế muốn sử dụng công nghệ có hiệu quả thì nhất thiết con người phải được đào tạo về kỹ năng, kiến thức và được cập nhật thông tin; (iv) công nghệ “hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”, đề cập tới công nghệ dù là kiến thức những vẫn được mua, bán, trao đổi trên thị trường [32, tr.9; 38, tr.6].
Qua phân tích ở trên, luận án sử dụng quan điểm về công nghệ của ESCAP, đó là “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin; công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Quan niệm này phù hợp với các nước đang phát triển và đủ rộng để làm cơ sở cho những phân tích về ĐMCN của luận án; hơn nữa quan niệm này đề cập tới bản chất của công nghệ, đó là: (i) công nghệ là việc áp dụng kiến thức khoa học và (ii) nói tới khoa học là nói tới tính hiệu quả, đồng thời quan niệm về công nghệ trong Luật KH&CN (2000) và Luật Chuyển giao công nghệ (2006) của Việt Nam cũng bao hàm được nội dung này. Ở đây, công nghệ không chỉ liên quan tới sản xuất vật chất đơn thuần mà chúng ta có thể nhìn thấy được mà nó dùng để chỉ mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội có sử dụng kiến thức khoa học nhờ đó mà công việc có hiệu quả hơn. Như vậy, theo ESCAP thì bất kỳ công nghệ nào cũng hàm chứa trong bốn thành phần, các thành phần có mối quan hệ tương hỗ với nhau để thực hiện quá trình biến đổi mong muốn; đó là phần kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức (Hình 2.1).
- Phần kỹ thuật: công nghệ hàm chứa trong các dạng vật thể như máy móc, thiết bị, phương tiện và cấu trúc hạ tầng.
- Phần con người: công nghệ hàm chứa trong các kỹ năng công nghệ của con người, nó bao gồm kiến thức, kinh nghiệm do học hỏi và tích lũy được trong quá trình sử dụng công nghệ.
- Phần thông tin: công nghệ hàm chứa trong các dạng dữ liệu đã được tư liệu hóa để sử dụng trong các hoạt động của công nghệ.
- Phần tổ chức: công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng lên cấu trúc tổ chức như qui định về quyền hạn, trách nhiệm, sự phối hợp của các cá nhân trong hoạt động công nghệ.
Phần kỹ thuật (Technoware)
Công nghệ
Phần con người (Humanware)
Phần thông tin (Inforware)
Phần tổ chức (Orgaware)
Hình 2.1: Các thành phần cấu thành công nghệ
Trên thực tế lưu thông của thị trường, công nghệ là một sản phẩm hàng hóa và thường tồn tại dưới một số dạng như: (i) dây chuyền thiết bị, máy móc, (ii) các văn bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ sở hữu trí tuệ, (iii) các bí quyết công nghệ không có văn bằng bảo hộ, (iv) các dịch vụ kỹ thuật (tư vấn, thiết kế, bản vẽ, căn chỉnh máy móc), (v) các dịch vụ khác và kết quả R&D (Nguyễn Quang Tuấn, 2011; Nguyễn Võ Hưng & Nguyễn Thanh Hà, 2003).
2.1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ cũng là một khái niệm còn nhiều tranh cãi. Đây thường được hiểu là việc cải tiến, hiện đại hóa hoặc thay thế công nghệ hay một vài bộ phận của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ hoặc các bộ phận, yếu tố công nghệ mới; nó bao gồm toàn bộ quá trình nghiên cứu, phát triển, thiết kế, thử nghiệm và ứng dụng công nghệ mới có thể là toàn bộ hoặc từng phần [49, tr.56]. Xuất phát từ các bộ phận cấu thành công nghệ, có quan điểm cho rằng ĐMCN là việc hoàn
thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế và xã hội. Với quan điểm này, thì bất kỳ một sự thay đổi nào trong các thành phần công nghệ đều có thể coi là ĐMCN [32, tr.139]. Trên thực tiễn ĐMCN được hiểu là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn (Thông tư 03/2012/TT-BKHCN). Để cụ thể hóa hơn khái niệm ĐMCN, Nguyễn Xuân Bá và các tác giả (2008) cho rằng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì ĐMCN là hoạt động thay đổi toàn bộ hay cải tiến công nghệ đã có của doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, ĐMCN có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới hoặc mới sử dụng lần đầu trong hoàn cảnh mới. Đây có thể được hiểu là một hoạt động trong quá trình áp dụng và quản lý công nghệ, tương tự như thay thế hay loại bỏ công nghệ, cả ở cấp độ doanh nghiệp, ngành và cấp độ toàn nền kinh tế [38]. Cụ thể hơn, M.A.Schilling (2009) cho rằng ĐMCN là việc giới thiệu một thiết bị, phương pháp hoặc vật liệu mới nhằm hướng tới các mục tiêu thương mại hoặc thực tế sản xuất, kinh doanh.
Quan niệm về ĐMCN được sử dụng tương đối rộng rãi trên thế giới là quan niệm của các nước OECD được ghi trong cẩm nang Oslo (1996); theo quan điểm này thì ĐMCN (bao gồm đổi mới qui trình sản xuất và sản phẩm) là việc tạo ra sản phẩm hoặc qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến công nghệ đáng kể về sản phẩm hoặc qui trình sản xuất, ĐMCN diễn ra khi đưa ra thị trường sản phẩm mới (đổi mới sản phẩm) hoặc công nghệ mới được sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới trong qui trình). ĐMCN gồm nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại, qua đó một doanh nghiệp được coi là ĐMCN nếu doanh nghiệp đó sản xuất ra sản phẩm mới hoặc có qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến đáng kể về sản phẩm hay qui trình sản xuất trong thời kỳ xem xét [114]. Như vậy, nội hàm ĐMCN của OECD rất rộng, việc doanh