Tính phù hợp của chính sách chịu sự chi phối bởi quan điểm của các bên liên quan; Trong luận án này, tính phù hợp được đánh giá thông qua các tiêu chí:
Tiêu chí PH3.1: Sự phù hợp của mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Tiêu chí PH3.2: Thủ tục đăng ký để được hưởng ưu đãi thuận lợi, các quy định của Nhà nước để được hưởng ưu đãi và mức hưởng ưu đãi (thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp và đào tạo) phù hợp.
(iv) Nhóm tiêu chí phản ánh tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
Tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thể hiện bởi: (1) những ảnh hưởng tích cực của chính sách có mang lại cho doanh nghiệp có ổn định dài lâu không; (2) chính sách có đem lại các tác động tích cực tới sự phát triển chung của xã hội không.
Đánh giá tính bền vững là việc làm phức tạp, bởi vì khó lượng hóa hoặc đo lường trực tiếp các tác động tích cực cũng như tiêu cực của chính sách. Trong luận án này, tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được đánh giá thông qua các tiêu chí:
Tiêu chí BV4.1: Đánh giá chung của doanh nghiệp về tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy ĐMCN như:
(1) Chính sách có góp phần nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp không?
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Công Nghệ Và Đổi Mới Công Nghệ Tới Phát Triển Kinh Tế- Xã Hội Và Doanh Nghiệp
- Các Yếu Tố Của Một Chính Sách Theo Cách Tiếp Cận Khung Logic
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Chính Sách Nhà Nước Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đổi Mới Công Nghệ
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Châu Âu
- Tổng Quan Thực Trạng Đmcn Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Và Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội Từ Năm 2000 Đến 2012
- Các Hoạt Động Đổi Mới Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
(2) Chính sách có góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không?
(3) Chính sách có nâng cao năng lực các chức năng hoạt động của doanh nghiệp không?
Tiêu chí BV4.2: Đánh giá chung của cơ quan quản lý nhà nước về tính bền vững của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN như:
(1) Chính sách thực sự tác động tới tính chủ động thực hiện các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp không?
(2) Chính sách có góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không?
Như vậy, bốn nhóm tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN ở trên là cơ sở để nghiên cứu sinh thiết kế câu hỏi trong phiếu điều tra các doanh nghiệp, cơ quan QLNN về ĐMCN. Trên cơ sở đó, luận án thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
2.2.6. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách nhà nước nhằm thúc
đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
Yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là những yếu tố liên quan tới việc lựa chọn mục tiêu, các hình thức, các nguyên tắc, các công cụ và giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN; đồng thời tác động tới quá trình hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách, giám sát và đánh giá chính sách. Luận án chia các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thành 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng chính: (i) nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh chính sách, (ii) nhóm yếu tố thuộc về hoạch định và tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước về ĐMCN, (iii) nhóm yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng chính sách (doanh nghiệp).
(i) Nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh chính sách
Thứ nhất, yếu tố kinh tế: yếu tố này thường gắn liền với bối cảnh kinh tế nhất định của quốc gia như tốc độ tăng trưởng, chỉ số giá cả, tỷ giá hối đoái, v.v. Khi kinh tế tăng trưởng cao, ổn định thì Nhà nước sẽ ít khó khăn hơn trong việc hoạch định, thực thi chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN do các giải pháp được tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách dồi dào.
Thứ hai, yếu tố chính trị: yếu tố này ảnh hưởng trước hết đến việc lựa chọn chiến lược, đến mục tiêu chính sách ĐMCN ở phạm vi quốc gia/ngành và doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến hình thức và phương thức thực hiện mục tiêu. Yếu tố chính trị được thể hiện ở quan điểm, tư tưởng của chính quyền đối với chính sách ĐMCN; đồng thời thể hiện sự đồng bộ, rõ ràng, chi tiết, đầy đủ của hệ thống pháp luật. Ở Việt Nam, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là cụ thể hóa đường lối
của Đảng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Vì thế, chính sách ĐMCN luôn phản ánh và định hướng các hoạt động của doanh nghiệp theo đường lối đó.
Thứ ba, yếu tố KH&CN: yếu tố này phản ánh trình độ phát triển KH&CN, qua đó sẽ tác động đến phương thức hoạch định, tổ chức thực thi, cũng như giám sát, đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Thứ tư, yếu tố văn hóa - xã hội: yếu tố này thể hiện ở quan điểm, tư tưởng, đạo đức, trình độ dân trí và văn hóa công nghệ quốc gia. Trong xã hội có nền văn hóa công nghệ cao, người dân được tiếp xúc với thành tựu KH&CN, nhờ đó họ dễ dàng hiểu rõ chính sách nhà nước về phát triển công nghệ, ĐMCN và ủng hộ sự phát triển công nghệ nội sinh; hơn nữa, khi trình độ dân trí càng cao thì càng thuận lợi cho việc hoạch định, tổ chức thực thi chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Ngoài ra, xu hướng toàn cầu hóa cũng có ảnh hưởng nhất định tới nhận thức, quan điểm của chủ thể chính sách trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
(ii) Nhóm yếu tố thuộc về hoạch định và tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước về ĐMCN
Thứ nhất, yếu tố bộ máy hoạch định và tổ chức thực thi chính sách: thành công của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phụ thuộc nhiều vào năng lực hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và năng lực cán bộ QLNN về ĐMCN. Một chính sách được hoạch định hợp lý, khoa học nhưng nếu tổ chức thực kém năng lực thì cũng không thực hiện được hoặc thực hiện sai so với mục tiêu chính sách đưa ra. Vì thế, để nâng cao năng lực bộ máy hoạch định và tổ chức thực thi chính sách cần phân định cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN liên quan tới chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Thứ hai, yếu tố thể chế hành chính về ĐMCN: Các cơ quan QLNN có thẩm quyền sẽ hoạch định, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật cần thiết từ trung ương đến địa phương liên quan tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp. Các văn
bản này tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực thi chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN tạo ra trình tự rõ ràng, ổn định cho các hoạt động của cơ quan QLNN và doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN.
Thứ ba, yếu tố truyền thông chính sách ĐMCN: sau khi chính sách ĐMCN được ban hành, chính sách sẽ được truyền thông qua các phương tiện truyền thông, qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, đoàn thể để giúp chủ thể chính sách và đối tượng chính sách hiểu rõ nội dung chính sách, tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thuận lợi, có hiệu quả.
Thứ tư, yếu tố nguồn lực chính sách cho ĐMCN:
- Tài chính: đây là yếu tố quan trọng của chính sách, tài chính cho chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thường do ngân sách nhà nước cấp hoặc do các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tư nhân đóng góp, do huy động trong dân hoặc do nước ngoài tài trợ. Vì thế, khi hoạch định, ban hành chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thì nhà nước cần dự tính nguồn kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, đồng thời phải đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí này cho hoạt động ĐMCN.
- Nhân lực: để chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đi vào cuộc sống cần có sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực KH&CN, pháp lý, tài chính, cũng như đội ngũ cán bộ QLNN về ĐMCN. Nhân lực có trình độ cao là yếu tố then chốt giúp Nhà nước hoạch định, thực thi, kiểm soát và điều chính chính sách khoa học, hợp lý, đạt hiệu quả, hiệu lực cao.
- Thông tin: đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thông qua các thông tin phản hồi của doanh nghiệp.
iii) Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng chính sách
Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN chỉ thực sự thành công khi nó nhận được thái độ ủng hộ, hưởng ứng tích cực của phần đông doanh nghiệp. Nếu bản thân chính sách không làm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN hoặc doanh nghiệp chưa hiểu rõ ý đồ chính sách thì họ sẽ không ủng hộ và chính sách sẽ không hoặc khó thực thi được một cách có hiệu quả. Vì thế,
hoạch định chính sách cần lấy doanh nghiệp làm trung tâm và làm cho doanh nghiệp hiểu rõ nội dung chính sách, đồng thời kích thích và tạo động lực cho doanh nghiệp ủng hộ và thực hiện theo chính sách.
Doanh nghiệp thực hiện ĐMCN còn phụ thuộc vào áp lực cạnh tranh để duy trì và phát triển doanh nghiệp, sự nhận biết cơ hội đầu tư ĐMCN, sức hấp dẫn của lợi nhuận sau ĐMCN, đồng thời phụ thuộc vào năng lực công nghệ, năng lực vốn và huy động vốn cho ĐMCN của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào văn hóa doanh nghiệp, vị trí địa lý, ngành nghề kinh doanh, cơ sở hạ tầng công nghệ quốc gia, cơ sở hạ tầng kinh tế, v.v.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, hệ thống hóa các khái niệm công nghệ, ĐMCN và lựa chọn được khái niệm ĐMCN làm cơ sở nghiên cứu luận án; đồng thời phân tích được vai trò của công nghệ, ĐMCN đối với sự phát triển của xã hội cũng như doanh nghiệp.
- Thứ hai, làm rõ các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
- Thứ ba, trình bày khái niệm, vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN; qua đó, xác định được mục tiêu, nguyên tắc và ba chính sách bộ phận (chính sách tạo môi trường thể chế; chính sách kinh tế; chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền) nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
- Thứ tư, dựa trên mục tiêu, nguyên tắc, các chính sách bộ phận nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, luận án đã hệ thống hóa các quan điểm trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước. Trên cơ sở đó, luận án lựa chọn bốn nhóm tiêu chí để đánh giá chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, đó là,
(i) nhóm tiêu chí phản ánh hiệu lực của chính sách, (ii) nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả của chính sách, (iii) nhóm tiêu chí phản ánh tính phù hợp của chính sách và (iv) nhóm tiêu chí phản ánh tính bền vững của chính sách.
- Thứ năm, luận án xác định được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, bao gồm ba nhóm yếu tố chính: (i) nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh chính sách, (ii) nhóm yếu tố thuộc về hoạch định và tổ chức thi chính sách và (iii) nhóm yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng chính sách.
Các nội dung trên là cơ sở lý luận khoa học, qua đó nghiên cứu sinh đã nêu rõ bức tranh toàn cảnh về công nghệ, ĐMCN, cũng như các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Đây là khung lý thuyết quan trọng để luận án tiến hành các hoạt động nghiên cứu tiếp theo như: thiết kế bảng hỏi, thu thập dữ liệu, lựa chọn dữ liệu, xử lý dữ liệu; từ đó đánh giá được chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thông qua các tiêu chí đánh giá.
CHƯƠNG 3
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
3.1. Kinh nghiệm về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN của một số nước trên thế giới
3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Đầu tư vào công nghệ là đầu tư vào tương lai nước Mỹ (B.Clinton, 2002). Với quan niệm như vậy, để khuyến khích đổi mới, chương trình công nghệ năm 2002 của Mỹ đã tăng ngân sách nghiên cứu phát triển liên bang lên đến 100 tỷ USD, đồng thời Chính phủ còn tăng ngân sách cho hoạt động KH&CN thông qua các cơ quan như Quỹ khoa học quốc gia, Cục bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm của Mỹ cho thấy, để phát triển và ĐMCN thành công cần tạo ra một môi trường thuận lợi khuyến khích các hoạt động đổi mới ở doanh nghiệp. Thành công không chỉ là việc áp dụng thành quả KH&CN vào ĐMCN, mà còn phải tập trung vào việc ban
hành những chính sách cụ thể nhằm nuôi dưỡng chúng trong suốt quá trình đổi mới (Obama, 2010)4. Chính vì thế, Mỹ đã đạt được những thành công nhất định trong việc sử dụng các chính sách kinh tế, chính sách tạo môi trường thể chế nhằm kích thích đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐMCN ở doanh nghiệp [71], [109],[113]:
- Thứ nhất, Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho hoạt động R&D của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được phép để lại 25% chi phí vượt quá mức chi tiêu trung bình cho hoạt động R&D của ba năm liền kề với năm tính thuế nhưng không nhiều hơn 50% tổng chi phí cho R&D của năm trước tính thuế. Hơn nữa, Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho nghiên cứu và thử nghiệm, nâng mức đầu tư công và đầu tư tư nhân vào các hoạt động R&D lớn hơn 3% GDP (2010), đồng thời Chính phủ miễn, giảm thuế trên phần lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp thu được từ hoạt động ứng dụng công mới cao vào sản xuất, các bộ phận nghiên cứu và thử nghiệm đều được hưởng chính sách miễn, giảm thuế.
4Jop.Holdren (2010), ’’ Science and Technology Policy and Innovation in the Obama Administration”; nistpass.gov.vn, 7/2011
- Thứ hai, Chính phủ sử dụng chính sách tài trợ trực tiếp cho các hoạt R&D của các doanh nghiệp nhỏ (SBIR). Chương trình SBIR (Small Bussiness Innovation Research Program) tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ trên cơ sở doanh nghiệp đề xuất các ý tưởng sáng tạo phù hợp với nhu cầu R&D do Liên bang đề ra; Các doanh nghiệp nhận tài trợ phải đạt được các tiêu chí như: (i) Doanh nghiệp hoạt động độc lập và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, (ii) có nguồn nhân lực KH&CN và qui mô dưới 500 người. Việc tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện R&D diễn ra theo ba giai đoạn chính; Giai đoạn 1, gắn với giai đoạn khởi nghiệp và mức tài trợ có thể lên tới 100 nghìn USD trong vòng 6 tháng nhằm trợ giúp doanh nghiệp có thể khai thông ý tưởng công nghệ mới hoặc khẳng định tính khả thi của ý tưởng công nghệ; Giai đoạn 2, Chính phủ có thể tài trợ lên tới 750 nghìn USD trong vòng 2 năm để thực hiện các hoạt động R&D và xem xét tiềm năng có thể thương mại hóa kết quả nghiên cứu được hay không; Giai đoạn 3, đây là giai đoạn chuyển từ qui mô phòng thí nghiệm sang qui mô sản xuất, ở giai đoạn này Chính phủ không tài trợ kinh phí nữa mà doanh nghiệp phải tự lo lấy.
- Thứ ba, Chính phủ áp dụng chính sách hành chính buộc các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao nhằm hạn chế thấp nhất mức độ ô nhiễm có thể và phải tuân thủ tuyệt đối các qui định trong Luật Môi trường5.
- Thứ tư, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp như: phát triển thị trường vốn cạnh tranh, hợp tác trong KH&CN và đổi mới; đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển dựa trên nền tảng đổi mới, đặc biệt là ĐMCN.
Ngoài ra, Chính phủ dành kinh phí hàng năm để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống các phòng thí nghiệm quốc gia; các phòng thí nghiệm này thuộc sự quản lý của Bộ năng lượng. Cơ sở hạ tầng công nghệ ở Mỹ được đánh giá là tốt, kết hợp với việc Chính phủ có chính sách chi trả cao cho các nhà khoa học; vì thế Mỹ luôn thu hút được nhiều nhà khoa học trên thế giới đến làm việc tại
5 M.Lovey and Charles (1998), “Enviromental Management and Instituations in OECD”, WB Publications;
wds.worldbank.org/servlet/WDSContentServer/WDSP/IB/2000/01/25/000094946_00011205340794/Rendered/PDF/multi_page.pdf