Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Về Csnn Nhằm Thúc Đẩy Dn Đmcn


Cho tới nay, chưa có sự thống nhất về phương pháp luận đánh giá trình độ công nghệ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá ở Việt Nam; mặt khác quan điểm về đánh giá còn có sự khác nhau, các doanh nghiệp là chủ thể của hoạt động ĐMCN nhưng lại chưa nhận thức đầy đủ về lĩnh vực này (Nguyễn Hoàng Anh, 2009). Như vậy qua các nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra các phương pháp đánh giá trình độ công nghệ và khái quát được năng lực công nghệ của doanh nghiệp; tuy nhiên chưa làm rõ được các tác động của chính sách Nhà nước nhằm nâng cao năng lực công nghệ, làm cơ sở để khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động ĐMCN.

Hơn nữa, ĐMCN còn được nghiên cứu thông qua các công trình: (1) Nghiên cứu về quản lý ĐMCN (Nguyễn Văn Phúc và các tác giả, 2002); (2) Điều tra khảo sát hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp vốn trong nước (Nguyễn Võ Hưng, Nguyễn Thanh Hà, 2003); (3) Điều tra khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh phía Bắc (Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007); (4) Nghiên cứu về đổi mới chính sách doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Hồ Sỹ Hùng và các tác giả, 2010), (5) Điều tra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khủng hoảng (VCCI, 2008), v.v.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp. Cụ thể:

- Nhân lực có tầm quan trọng quyết định ĐMCN, trong nhiều trường hợp còn cấp bách hơn tài chính, đồng thời các yếu tố quyết định thành công của đổi mới là tình hình thuận lợi của thị trường đối với sản phẩm có liên quan tới đổi mới và sau đó là trình độ của đội ngũ lao động tại thời điểm đổi mới (Trần Ngọc Ca, 2000). Tuy nhiên, CIEM/UNDP (2006) cho rằng yêu cầu về nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và yêu cầu nâng cao về năng suất mới là nhóm yếu tố có tác động lớn nhất thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN; còn chính sách khuyến khích ĐMCN của nhà nước lại là nhóm yếu tố có tác động yếu nhất. Tuy nhiên, việc khảo sát tình hình doanh nghiệp liên quan tới ĐMCN lại được phản ánh gián tiếp qua lăng kính chủ quan của những người được hỏi, trả lời phỏng vấn và hoàn toàn mang tính tự nguyện, vì vậy kết quả khảo sát có thể có những hạn chế nhất định.


- Nguyễn Sỹ Lộc và các tác giả (2006) cho rằng muốn ĐMCN thành công, các cấp quản lý nhà nước, nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm tới những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình đổi mới, bao gồm: (1) nhóm yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu công nghệ (yếu tố tâm lý xã hội, kinh tế và đặc tính địa phương của nhà sử dụng công nghệ tiềm năng; yêu cầu của qui mô đầu tư cho việc ĐMCN; lợi nhuận của đầu tư công nghệ mang lại; sự tương thích của công nghệ mới và công nghệ đang sử dụng; lợi thế cạnh tranh có thể nhìn thấy được giữa công nghệ mới và công nghệ cũ; sự phức tạp và hiệu quả của công nghệ mới; so sánh về chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm giữa công nghệ mới và cũ; môi trường quyết định các yếu tố liên quan đến chính trị và tổ chức của đơn vị mua; số lượng người mua và số lượng người mua tiềm năng), và (2) các yếu tố từ phía nhà cung cấp (các hoạt động của cơ quan truyền bá công nghệ có liên quan tới giá, thị trường, lựa chọn thị trường, tiếp thị, cơ sở hạ tầng; môi trường chuyển giao như phát triển cơ sở hạ tầng, thông tin, ưu đãi, luật pháp; điều tiết của chính phủ). Như vậy, các tác giả đã nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ĐMCN, tuy nhiên chưa làm rõ được tầm quan trọng của các yếu tố này trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp.

- Thị trường công nghệ là một yếu tố quan trọng tác động đến ĐMCN của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, thị trường công nghệ ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu mua bán, chuyển giao tri thức công nghệ, phí chuyển giao công nghệ còn cao, thị trường này phụ thuộc rất lớn vào khung pháp lý và việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu là một quá trình lâu dài và là một vấn đề mới ở nước ta, thành công của thương mại hóa phụ thuộc nhiều vào năng lực đổi mới, năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp (Nguyễn Quang Tuấn, 2010); trong khi đó, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam không cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hồ Sỹ Hùng, 2009). Theo Hồ Đức Việt (2010), các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường công nghệ bao gồm: (1) năng lực và sự sẵn sàng của bên cung, (2) nhu cầu và năng lực tiếp nhận công nghệ của bên cầu, (3) mức độ phát triển của của các tổ chức môi giới, tư vấn công nghệ, (4) hệ thống văn bản, chính sách về thị trường công nghệ và (5) môi trường công nghệ quốc gia đối với phát triển thị trường công nghệ. Vì vậy, tác động


của chính sách nhà nước, các tổ chức thông tin, tư vấn về KH&CN và dịch vụ chuyển giao công nghệ là quan trọng nhằm phát triển thị trường công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp ĐMCN (Phạm Văn Dũng, 2010).

- Ngoài ra, ĐMCN còn phụ thuộc vào: (1) chiến lược kinh doanh, chiến lược công nghệ của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Thu, 2007), (2) vòng đời công nghệ và thời điểm tiến hành ĐMCN (Tạ Doãn Trịnh, 2009), (3) vốn con người (Trần Thọ Đạt & Đỗ Tuyết Nhung, 2008), (4) áp lực của các chính sách bảo vệ môi trường buộc doanh nghiệp phải ĐMCN theo hướng hướng thân thiện với môi trường (Vũ Xuân Nguyệt Hồng, 2008) và (5) quá trình đánh giá, lựa chọn, chuyển giao công nghệ thành công (Nguyễn Công Liêm & Nguyễn Thanh Tuấn, 2007). Hơn nữa, ĐMCN còn phụ thuộc vào môi trường công nghệ quốc gia (Bộ môn Quản lý công nghệ, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003).

(ii) Nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính sách nhà nước

đối với ĐMCN

Nguyễn Minh Hạnh (2001) [87-tr83], trong công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích doanh nghiệp ĐMCN đã chỉ ra rằng hiệu quả của chính sách Nhà nước là chưa cao bởi vì: (1) chính sách chú trọng tới các doanh nghiệp Nhà nước hơn là doanh nghiệp tư nhân, (2) trình độ hạnh toán, kế toán của doanh nghiệp còn hạn chế và (3) các chính sách chưa chú trọng tới loại hình và qui mô doanh nghiệp. Vì vậy, cần chỉnh sửa những khuyến khích về thuế và tín dụng, cụ thể là cần sửa đổi Nghị định 119/199/NĐ-CP cho phù hợp với hoạt động ĐMCN ở doanh nghiệp; theo đó Nhà nước nên tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học nhằm từng bước nâng cao năng lực nội sinh của doanh nghiệp (Cao Thị Thu Anh, 2007).

Nguyễn Việt Hòa và các tác giả (2007, 2011), trong nghiên cứu tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN đã cho biết các chính sách mà doanh nghiệp quan tâm, các chính sách mà DN ít quan tâm, từ đó đưa ra phương thức tác động của cơ chế chính sách công và các giải pháp chính sách nhằm giải quyết các vướng mắc đối với các doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN, đồng thời đưa ra các định hướng chính sách cho hoạt động ĐMCN ở


doanh nghiệp. Vì vậy, đã đến lúc cần thay đổi một cách căn bản quan niệm về đối tượng và cách tiếp cận quản lý nhà nước về KH&CN theo phương pháp tiếp cận quốc gia về đổi mới và điều này sẽ dẫn đến tất yếu phải thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Bộ chủ quản từ thực hành tác nghiệp sang chủ yếu là tham gia điều phối các mạng lưới liên kết trong hệ thống đổi mới (Nguyễn Mạnh Quân, 2009).Theo đó, khi xây dựng chính sách ĐMCN nên coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng bị quản lý, đồng thời nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động R&D thực hiện ĐMCN thành công, đồng thời cần có sự đối thoại của doanh nghiệp khi Nhà nước xây dựng các chính sách đổi mới.

Lê Xuân Bá và các tác giả (2008) đã nghiên cứu chính sách huy động các nguồn vốn cho đầu tư ĐMCN của doanh nghiệp; theo đó có thể chia ra làm ba loại chính sách: (1) chính sách huy động của Nhà nước từ ngân sách nhằm hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, (2) chính sách gián tiếp khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn ĐMCN và (3) chính sách huy động các nguồn vốn xã hội khác. Từ đó đề xuất và thực hiện chương trình quốc gia hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực đầu tư ĐMCN, bởi vì, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư ĐMCN. Tuy nhiên, năng lực vốn cho ĐMCN phụ thuộc vào số lượng tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp có quan hệ, khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, khả năng về nguồn vốn tự có của doanh nghiệp (Nguyễn Hoàng Anh, 2009).

Hoàng Xuân Long (2011) đã nghiên cứu về chính sách của địa phương nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động KH&CN trên địa bàn. Qua đó đã khái quát những xu hướng ảnh hưởng tới chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp do địa phương ban hành, cũng như phân tích nội dung và hình thức các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động KH&CN do địa phương ban hành; đồng thời đề xuất các giải pháp xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động KH&CN của địa phương.

Nguyễn Quang Tuấn (2011) đã nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của chính sách nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ. Qua đó, để thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thì Nhà nước cần có các chính sách kích cung, kích cầu


và khuyến khích phát triển các định chế trung gian của thị trường công nghệ; đặc biệt cần có các chính sách kích cầu công nghệ của doanh nghiệp và phát triển các định chế trung gian gắn kết giữa cung và cầu.

Bên cạnh đó, đối với các nghiên cứu chính sách nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, các tác giả tập trung nghiên cứu về trình độ quản lý và kỹ năng (Nguyễn Mạnh Quân, 2008), qua đó thấy được tầm quan trọng của liên kết giữa đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh (Hoàng Xuân Long, 2011) và các chính sách khuyến khích nhân lực KH&CN tham gia ĐMCN ở các doanh nghiệp (Mai Hà, 2009). Ngoài ra, còn một số nghiên cứu như: (1) các cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư ĐMCN và ứng dụng công nghệ cao (CIEM, 2004); (2) chính sách đầu tư và chi tiêu tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ (Bùi Thiên Sơn, 2010), v.v.

(iii) Nhóm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ĐMCN và chính sách thúc đẩy ĐMCN, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tổng luận “Hệ thống đổi mới quốc gia của Trung Quốc” đã phân tích về thể chế, chính sách, nguồn lực của hệ thống đổi mới quốc gia trong đó nhấn mạnh vai trò ĐMCN nhằm tăng cường năng lực đổi mới của các doanh nghiệp. Qua đó cho thấy ĐMCN của doanh nghiệp là một trong ba mục tiêu về chính sách để Trung Quốc thực hiện tham vọng trở thành siêu cường về công nghệ (tăng cường năng lực ĐMCN, phát triển công nghệ cao và hỗ trợ công nghiệp hóa nền kinh tế). Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã tập trung mọi nguồn lực thông qua các biện pháp chính sách nhằm cải tổ hệ thống KH&CN trong nước, thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới quốc gia, thực hiện các chương trình nghiên cứu, triển khai trọng điểm nhằm đạt được mục tiêu nêu trên [73].

Trần Ngọc Ca và các tác giả (2000; 2011), đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp, từ đó khuyến nghị việc xây dựng chính sách ĐMCN cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra phương pháp phân tích hiện trạng đổi mới và chính sách hỗ trợ ĐMCN, cũng như đánh giá môi trường chính sách cho ĐMCN; qua đó, đưa ra các kiến nghị chính sách phù hợp với môi trường quốc tế và các cam kết quốc tế.


Hoàng Văn Tuyên (2006) đã khái quát quá trình phát triển chính sách đổi mới, trong đó có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN ở một số quốc gia Châu Âu và Châu Á. Từ đó đề xuất khung chính sách đổi mới ở Việt Nam dựa trên chính sách đổi mới của OECD. Qua đó nhấn mạnh các hoạt động thúc đẩy đổi mới như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lực và văn hóa đổi mới, tinh thần kinh thương, khuyến khích truyền bá tri thức, tạo khung khổ pháp luật, hỗ trợ tài chính cho đổi mới, v.v.

Trần Văn Tùng (2007) đã khái quát kinh nghiệm ĐMCN của các nước Đông Á như Hàn Quốc, Malaixia, Singapo, Đài Loan, Inđônêxia. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị về quá trình ĐMCN và nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong việc hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống hỗ trợ ĐMCN quốc gia, cơ cấu lại hệ thống nghiên cứu, triển khai nhằm thúc đẩy ĐMCN.

Như vậy, các công trình nghiên cứu trong nước đã khái quát được các quan niệm về ĐMCN, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp; đồng thời đã nhấn mạnh được vai trò của Nhà nước trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, cũng như đã được ra được một số kinh nghiệm quốc tế về hoạt động ĐMCN và chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu

Dựa trên các quan điểm nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau. Các công trình nghiên cứu ở trong nước, cũng như ở ngoài nước đã có những đóng góp lớn về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Qua đó đã khái quát được trình độ công nghệ, tác động của của ĐMCN, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, kinh nghiệm về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN; đồng thời khẳng định vai trò và chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

Mặc dù các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình này chưa thống nhất được quan niệm ĐMCN trong điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam; các nghiên cứu về ĐMCN, chính sách ĐMCN, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN còn rời rạc,


chưa làm rõ được các tiêu chí, mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ nhận thức của doanh nghiệp về hoạt động ĐMCN đến tính lan tỏa do ĐMCN mang lại cho xã hội, cụ thể như: nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các hoạt động ĐMCN, nâng cao mức đầu tư và gia tăng các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh và các hoạt động của doanh nghiệp, đạt được các hiệu ứng lan tỏa do hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đem lại. Đồng thời, chưa làm rõ được các chính sách bộ phận theo cách tiếp cận công cụ chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ, đề xuất quan điểm về ĐMCN, các hoạt động ĐMCN, các tiêu chí đánh giá chính sách, trên cơ sở phù hợp với mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN theo cách tiếp cận công cụ chính sách, đứng trên phương diện quản lý nhà nước.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan tới ĐMCN ở trong nước và ngoài nước. Luận án đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu sau (Hình 1.1):

Các nhà

thúc

chính sách

nước nhằm

đẩy

doanh

nghiệp ĐMCN:

- Chính sách tạo môi trường thể chế

- Chính sách kinh tế

- Chính sách đào tạo, thông tin, tuyên

truyền

Hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp:

- Đổi mới toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ

- Đổi mới phần quan trọng của công nghệ bằng công nghệ khác tiên tiến hơn

- Đầu tư cho các hoạt động R&D nhằm đổi mới qui trình/sản phẩm

Mục tiêu CSNN thúc đẩy DN ĐMCN:

- Nâng cao nhận thức của DN về ĐMCN

- Gia tăng số lượng DN thực hiện các hoạt động ĐMCN

- Nâng cao mức đầu tư của DN cho ĐMCN

- Nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Đạt được hiệu ứng lan tỏa

Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu về CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN


Trên thực tế, chúng ta có nhiều cách phân loại chính sách khác nhau (xem mục 2.2.4). Luận án này phân loại chính sách theo công cụ chính sách; qua đó chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN bao gồm ba nhóm chính sách chủ yếu: chính sách tạo môi trường thể chế, chính sách kinh tế và chính sách đào tạo, thông tin, truyền truyền. Các chính sách này sẽ tác động tới các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp (xem mục 2.1.1.2, hình 2.2). Các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động ĐMCN sẽ dẫn tới đạt được các mục tiêu của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN (xem mục 2.2.2).

1.2.2. Quy trình nghiên cứu

Xây dựng khung lý

thuyết sách nhằm

doanh

về nhà

thúc

chính nước

đẩy

nghiệp đổi

mới công nghệ

Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới

công nghệ

Phân tích thực trạng đổi mới công nghệ của

nghiệp nói

và doanh

doanh

chung nghiệp

trên địa bàn Hà Nội

nói riêng

Đánh

sách nhằm

giá chính

nhà

thúc

nước

đẩy

doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công

nghệ

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành theo quy trình nghiên cứu sau (Hình 1.2):


Nghiên cứu tài liệu, tài


liệu trong nước và ngoài

nước liên quan tới


ĐMCN


Phỏng vấn các chuyên


gia trong lĩnh vực


ĐMCN làm việc trong

các viện nghiên cứu,

trường đại học, cơ quan

QLNN về khoa học và


công nghệ


Điều tra bằng phiếu hỏi đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội - 4


Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu về CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022