Vai Trò Của Tài Chính Đối Với Đổi Mới Công Nghệ Ở Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và sau này ngày càng được sử dụng phổ biến hơn.Trong thời kỳ sau đổi mới các tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có quy định thống nhất, nên các Bộ, Ngành và các tổ chức khác nhau ở Việt Nam có những tiêu chí áp dụng khác nhau về việc xác định loại hình doanh nghiệp này. Theo tiêu chí của Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn là doanh nghiệp có giá trị tài sản nhỏ hơn 10 tỷ đồng và số lao động thường xuyên

dưới 500 người.

Liên Bộ lao động và Tài chính: Lao động thường xuyên dưới 100 người, doanh thu hàng năm nhỏ hơn 10 tỷ, vốn pháp định nhỏ hơn 1 tỷ đồng.

Tại một nghiên cứu do UNIDO trong dự án VIE/US/95/004 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thì cho rằng: Lao động nhỏ hơn 200 người, vốn đăng ký nhỏ hơn 0,4 triệu đô la (khoảng 5 tỷ đồng). Việc chưa có một tiêu chí thống nhất về loại hình doanh nghiệp này, nên theo công văn số 681/CP - KTP ngày 20/06/1998 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng (khoảng gần 0,4 triệu đô) và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.

Theo tác giả Nguyễn Thị Hải Ninh trong nghiên cứu của mình bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2012), thì DNNVV được hiểu “là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé, về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa”.

Theo tác giả Nguyễn Đình Hương và các cộng sự (2002), giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng đưa ra một định nghĩa như sau: “DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo tiêu thức vốn, lao động doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia”.

Theo Nghị định số 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thì “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là

các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người”. Sau đó năm 2009 Chính phủ ban hành nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế nghị định 90/2001/NĐ- CP theo đó khái niệm này được điều chỉnh như sau: DNNVV là cơ sở kinh doanh đăng ký theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bản cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).

1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, cả nước có trên 500.000 DNNVV, chiếm đến 97% số lượng doanh nghiệp của cả nước. Đây là một lực lượng to lớn trong việc tạo ra giá trị gia tăng (GDP) cho nền kinh tế quốc dân, nhất là góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Các DNNVV có số vốn tương đối nhỏ, từ 20 - 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng từ thực tế cho thấy, rất nhiều DNNVV trong thành phần kinh tế tư nhân sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn so với DNNVV ở các thành phần kinh tế khác.

Đóng góp của DNNVV vào ngân sách quốc gia ngày càng tăng theo thời gian. Năm 2000, đóng góp của khu vực này vào ngân sách quốc gia chỉ khoảng 10%, trong tổng lượng đóng góp (thuế và phí) của tất cả các khu vực doanh nghiệp. Tỷ lệ này đã nhanh chóng tăng lên 31% vào năm 2008 và 2009. Về con số tuyệt đối, số tiền thuế và phí mà các DNNVV tư nhân đã nộp tăng 18,4 lần sau 10 năm (năm 2010 so với năm 2000). Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) - 3

DNNVV đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Trong điều kiện của nước ta hiện nay, vấn đề lao động - việc làm là một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những DNNVV có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút lao động đông đảo, đa dạng, phong phú ở mọi trình độ từ lao động thủ công đến lao động chất lượng cao, ở tất cả mọi vùng, miền của đất nước, số lao động mới bước vào thị trường hàng năm, đồng thời còn tiếp nhận số lao động dôi dư từ các thành phần kinh tế khác qua việc cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập, cho thuê, phá sản,… Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, khu vực này có nhiều đóng góp hơn hẳn các khu vực kinh tế khác, góp phần tăng thu nhập người lao động và xóa đói giảm nghèo. Mỗi năm, DNNVV tạo ra một việc làm mới cho số lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, số lượng lao động trong các DNNVV ở lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động cả nước.

DNNVV là môi trường tốt để nuôi dưỡng, ươm mầm những tài năng kinh doanh. Theo báo cáo kết quả ngày 5 tháng 5 năm 2010 của nhóm điều tra DNNVV do CIEM (Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương), Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và Trường đại học Copenhaghen (Đan Mạch) hợp tác tổ chức có tới 65% DNNVV chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ lại ít chịu tác động hơn so với DNNVV. Những lãnh đạo doanh nghiệp này luôn biết tìm kiếm cơ hội trong thách thức, khủng hoảng. Họ luôn biết cách thích ứng để vượt qua khủng hoảng. Khi vượt qua, họ sẽ nhanh chóng trưởng thành, có kinh nghiệm quản lý, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển.

Đối với Việt Nam, DNNVV vẫn là xương sống trong sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển, mức độ phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác của các doanh nghiệp ngày càng lớn, không có một doanh nghiệp nào có thể tự đứng tách ra một mình trong quá trình phát triển. Càng hợp tác, doanh nghiệp càng

khai thác được thế mạnh của nhau, hạn chế mặt điểm yếu của chính mình. Đối với DNNVV, họ có thể là những vệ tinh của các doanh nghiệp lớn, sản xuất những linh kiện hoặc bao tiêu hàng hóa cho những doanh nghiệp lớn.

1.2.3. Đặc điểm của DNNVV

Ở mỗi một quốc gia, trong tùy thuộc từng giai đoạn phát triển, có sự điều chỉnh khác nhau về khái niệm DNNVV cho phù hợp. Tuy nhiên, dù khác nhau tới mức độ nào thì tiêu thức xác định cũng được lượng hóa, phù hợp với điều kiện của từng nước, tức là ở mỗi một giai đoạn lịch sử khái niệm này mang tính lịch sử khác nhau. Việc lượng hóa cùng với nó là việc nêu ra những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là việc làm cần thiết.

Thứ nhất, DNNVV có quy mô vốn thấp, lao động ít và thường gắn với công nghệ thủ công lạc hậu, khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp là rất thấp.

Đây là đặc trưng cơ bản nhất của DNNVV, nó là đặc trưng cơ bản quyết định những đặc trưng khác của loại hình doanh nghiệp này. Tất cả các quốc gia trên thế giới dù phân chia DNNVV theo tiêu thức nào DNNVV đều có đặc trưng này. Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các DN là rất thấp.

Thứ hai, DNVNVV ở Việt Nam có tính linh hoạt cao, luôn có những thay đổi và thích nghi nhanh với thị trường. Đặc điểm này cho thấy DNNVV ở nước ta có quy mô nhỏ gọn, thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường, có khả năng nắm bắt, chuyển mình và đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của thị trường một cách nhanh gọn và hiệu quả.

Thứ ba, ngành nghề kinh doanh thường không đòi hỏi số vốn lớn, thời gian chu chuyển vốn nhanh như: Thương mại, du lịch, công nghiệp chế biến, xây dựng, vận chuyển hành khách, hàng hóa, xuất khẩu lao động, v.v... Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đến năm 2007 số DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao, tới 41,8% đây là một con số không bất bình thường, nhưng tại

Việt Nam thì sự chênh lệch giữa các DN nhỏ và vừa với các DN lớn và DN nhà nước là rất đáng kể.

Thứ tư, thị phần loại hình doanh nghiệp này trên thị trường là không lớn, trình độ tay nghề không cao, công nghệ lạc hậu, thiếu kinh nghiệm, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp thấp, trình độ quản lý, kinh doanh thấp vì vậy không mang tính quyết định trong việc chi phối thị trường. Từ năm 2008, tình trạng thiếu vốn đang diễn ra tại hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 70% doanh nghiệp không có vốn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh do hạn chế về vốn, công nghệ nên doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tham gia các dự án lớn. Đó chưa kể các doanh nghiệp còn lại bị hạn chế bới môi trường kinh doanh chưa thông thoáng, vẫn còn bị phân biệt đối xử so với các loại hình doanh nghiệp khác, thiếu mặt bằng, các rào cản về thuế, khả năng tiếp cận thị trường kém,vv… đang trở nên bất cập tại nhiều doanh nghiệp. Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý chiến lược, tái cơ cấu tổ chức quản lý là vấn đề sống còn với các doanh nghiệp.

Từ những đặc điểm trên, có thể khái quát hình thành những đặc trưng cơ bản của loại hình doanh nghiệp này như sau:

- Hình thức sở hữu: Có nhiều hình thức sở hữu khác nhau như Nhà nước, tập thể, tư nhân, công ty cổ phần.

- Về hình thức pháp lý: Các doanh nghiệp này được hình thành theo luật doanh nghiệp và những văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, v.v... đây là những công cụ pháp lý, xác định tư cách pháp nhân rất quan trọng để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời xác định rõ vai trò của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

- Lĩnh vực và địa bàn hoạt động: Doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung nhiều trong lĩnh vực buôn bán, dịch vụ thương mại. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở thị trấn, thị tứ và đô thị lớn.

- Công nghệ và thị trường: Loại hình doanh nghiệp này có năng lực tài chính thấp, có công nghệ thiết bị lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, sản phẩm sản xuất ra thường phục vụ nhu cầu thị trường tại chỗ.

- Trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp. Các doanh nghiệp thường có tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nhân công lao động thường chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn.

1.3. Vai trò của tài chính đối với đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực hình thành và phân phối quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa.

Nhìn bề ngoài, tài chính được người ta cảm nhận như những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Nhưng tài chính không phải là tiền tệ. Tiền tệ về bản chất là vật ngang giá chung cho trao đổi hàng hóa với các chức năng vốn có của nó: biểu hiện giá cả hàng hóa, phương tiện trao đổi và phương tiện tích lũy. Tài chính là sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện tích lũy trong lĩnh vực phân phối, nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Nguồn lực tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với ĐMCN ở các DNNVV, có thể nói nếu thiếu nguồn lực tài chính hùng hậu các DNNVV khó có thể ĐMCN để vươn lên phát triển, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc đề ra chính sách nhằm thu hút nguồn lực tài chính nhằm ĐMCN là công việc rất cần thiết.

Ở tầm vĩ mô, nguồn lực tài chính sẽ cung cấp kinh phí để đầu tư cho kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Nguồn lực tài chính cung cấp vốn trung và dài hạn để các DNNVV đầu tư thêm máy móc, thiết bị, ĐMCN, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Từ kinh nghiệm của các nước láng giềng, chúng ta thấy rất rõ điều đó. Để thúc đẩy ĐMCN, hầu hết các chính phủ trên thế giới đều có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong số đó, chính sách về tài chính với KH&CN nói chung và ĐMCN nói riêng là một trong những chính sách khuyến khích có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

1.4. Chính sách thu hút tài chính để đổi mới công nghệ

1.4.1. Khái niệm chính sách

Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng và đời sống xã hội. Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. “Chính sách là các chủ trương và biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội”. Hay có thể nói “chính sách” là chương trình hành động do các lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. “Chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”.

Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.

Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở nhiều tầng nấc khác nhau: Chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng phái, của chính phủ, của chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, ngành, tổ chức,…

1.4.2. Chính sách thu hút tài chính để đổi mới công nghệ

Hoạt động tài chính diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Ảnh hưởng của tài chính sâu rộng tới mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô. Chính

vì vậy, tài chính được xem là nhân tố có tác động trực tiếp và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. Vì lẽ đó, để đảm bảo cho hệ thống tài chính của đất nước hoạt động hiệu quả, giảm thiểu những tác động xấu tới sự phát triển của nền kinh tế, Chính phủ các nước phải có những chủ trương, chính sách, đường lối và biện pháp về tài chính trong từng thời kỳ nhất định. Tập hợp các mục tiêu, biện pháp được chính phủ mỗi quốc gia đề ra để tác động tới hệ thống tài chính của quốc gia, khiến cho hệ thống đó phục vụ hữu hiệu việc thực hiện các mục tiêu phát triển đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được gọi là Chính sách tài chính quốc gia.

Các chính sách nhằm thu hút các nguồn tài chính cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ở nước ta có thể chia thành hai nhóm: Chính sách huy động vốn từ ngân sách Nhà nước và chính sách khuyến khích gián tiếp. Nhóm chính sách huy động vốn từ ngân sách Nhà nước cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp bao gồm bốn kênh chính: Các chương trình kinh tế - kỹ thuật trọng điểm quốc gia; Các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước; Các đề tài, dự án KH và CN cấp bộ, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực công nghệ và đổi mới công nghệ; Hỗ trợ theo Nghị định 119/1999/NÐ-CP ngày 18-9-1999 của Chính phủ.

Nhóm chính sách khuyến khích gián tiếp là các ưu đãi về thuế, tín dụng và đầu tư cơ sở hạ tầng. Các ưu đãi về thuế, chính sách tín dụng ưu đãi được triển khai thông qua việc thành lập các quỹ như Quỹ Phát triển KH và CN quốc gia, Quỹ Phát triển KH và CN của các địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, Quỹ Ðổi mới công nghệ, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa... Các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp bao gồm: Xây dựng phòng thí nghiệm, khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ...

Trong những năm qua, Việt Nam đã chú ý đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển KH&CN. Trong mỗi giai đoạn, cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho KH&CN luôn được hai bộ Bộ Tài Chính và Bộ KH&CN ban hành,

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí