Thực Trạng Chính Sách Tài Chính Cho Đổi Mới Công Nghệ Ở Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Của Tỉnh Hải Dương

hình thức này giống như đầu tư của các quỹ chuyên biệt, rất thích hợp với các doanh nghiệp cần vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp mới khởi sự sản xuất kinh doanh. Thị trường cho thuê tài chính nước ta 5 năm qua đã tỏ rõ là một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Hiện trên thị trường Việt Nam có 24 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, gồm 10 công ty trực thuộc các ngân hàng thương mại Nhà nước, 8 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 6 công ty thuộc ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoài ra, có rất nhiều các công ty tài chính quỹ đầu tư đã và đang tiếp tục được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Hoạt động cho thuê tài chính đã có lãi và đang hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cần huy động vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc, thiết bị mới.

Tuy nhiên hoạt động cho thuê tài chính hiện nay chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các văn bản pháp quy như: Nghị định 16/2001/NĐ - CP, ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ - CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ chưa cụ thể, chưa thực sự khuyến khích các tổ chức cho thuê tài chính phát triển, mà còn trong giai đoạn thử nghiệm. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất dè dặt khi đề cập đến nguồn tín dụng mới mẻ này. Phần lớn các doanh nghiệp chưa tiếp cận và chưa có thói quen sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính, khi cần vốn họ chủ yếu nghĩ đến ngân hàng.

Hiện tại, cả nước mới chỉ có 4% số doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn từ dịch vụ cho thuê tài chính. Mặt khác, theo hiệp hội cho thuê tài chính, khi có tranh chấp, các cơ quan pháp luật thường có xu hướng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, đồng thời xem xét lại quá trình cho thuê, gây không ít khó khăn phiền toái cho doanh nghiệp. Do vậy, dịch vụ cho thuê tài chính chưa có đóng góp đáng kể cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc huy động vốn để đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là thời gian qua còn ít doanh nghiệp mặn mà với hoạt động này. Nếu như ở các nước đang phát triển,

tỷ trọng của thị trường cho thuê tài chính so với thị trường tín dụng vào khoảng từ 20 đến 25% thì ở Việt Nam, tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 1,8%. Như vậy, cứ 100 doanh nghiệp thì chưa đến 4 doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của hoạt động cho thuê tài chính.

2.3 Thực trạng chính sách tài chính cho đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương

2.3.1 Những kết quả đạt được

Có thể nói các chính sách tài chính giúp DNNVV thu hút vốn ĐMCN được xây dựng và triển khai đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với cộng đồng DN quan trọng này. Những chính sách này là sự mở đường cho các DNNVV có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính trong bối cảnh nguồn lực của loại hình DN này còn nhiều hạn chế.

Kết quả khảo sát về tác động của các chính sách đến hoạt động ĐMCN của DNNVV, các ý kiến đánh giá các chính sách này đã phần nào tháo gỡ được những khó khăn cho DN trong vấn đề ĐMCN. Các DN thường xuyên cập nhật các định hướng đổi mới về chính sách của nhà nước có thể tiếp cận được cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo ra những nền tảng cho hoạt động ĐMCN.

Một khía cạnh khác của các chính sách là tạo ra định hướng tư duy mới cho các DNNVV. Các DNNVV thấy được yêu cầu cần phải chú ý đến vấn đề ĐMCN, từng bước nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, các chính sách khuyến khích về tài chính theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP được xem như “khoán 10” trong khoa học, thúc đẩy cộng đồng DN trong đó có các DNNVV nỗ lực hơn trong ĐMCN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực DN này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

2.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực thi chính sách.

a. Chính sách hỗ trợ cho khu vực này còn ít và chưa hiệu quả

Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) - 8

Tổ chức và hoạt động của DNNVV hiện đang được điều chỉnh bởi các văn bản chung cho tất cả các loại hình DN, mặc dù có các quy định về hỗ trợ, nhưng rất ít ỏi. Với những điều kiện đó, doanh nghiệp nhỏ thực sự gặp khó khăn. Hãy lấy ví dụ thực tế về những ưu đãi vay vốn và cho thuê đất trong các

chương trình trợ giúp DNNVV của chúng ta. Đây thực sự là con dao hai lưỡi. Về cơ chế hỗ trợ vốn theo quy định, mặc dù giúp DN giải quyết khó khăn về vốn, nhưng do chỉ quy định về mức hỗ trợ chung chung, không quy định điều kiện, tiêu chuẩn được hỗ trợ, mục đích vay vốn, và còn nhiều vấn đề về thẩm tra tính trung thực và hiệu quả sử dụng vốn, nên hậu quả đưa đến là:

1 - Hỗ trợ mang tính dàn trải, mức hỗ trợ không đáp ứng yêu cầu của DN, nhất là đối với các dự án đầu tư cần nhiều vốn và trong dài hạn;

2 - Nhiều DN làm ăn không hiệu quả cũng được vay nên không thanh toán được nợ, tỷ lệ thất bại tín dụng cho thấy điều đó;

3 - DN lợi dụng cơ chế hỗ trợ này do quan niệm vay là “được”, và những DN không trả nợ đó sẽ “biến mất”;

4 - Phát sinh tiêu cực từ việc cho vay, những con số về hối lộ quan chức ngân hàng ở trên là minh chứng cho kết luận này.

Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ có thể xem là văn bản quan trọng nhất đối với việc hỗ trợ ĐMCN cho các DN trong đó có DNNVV. Một vấn đề cần quan tâm là Nghị định này được ban hành ngày 18 tháng 9 năm 1999 với những quy định mang tính chất định hướng chung cần được cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính. Tuy nhiên, phải đến hơn một năm sau, Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường cùng Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC đề nghị hướng dẫn Nghị định 119/1999/NĐ-CP. Điều này làm cho những quy định của Nghị định chậm đi vào cuộc sống bởi các tỉnh chưa có cơ chế rõ ràng để giải quyết nhu cầu của DNNVV về ĐMCN. Sự chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn làm giảm hiệu quả của chính sách. Mặt khác cũng cần lưu ý là Nghị định 119/1999/NĐ- CP được ban hành đã gần 20 năm với những chính sách ưu đãi có thể không còn thực sự phù hợp ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định này cần được đặt ra để tạo ra một cơ chế hỗ trợ phù hợp hơn đối với cộng đồng DNNVV trong việc ĐMCN.

- Về cơ chế hỗ trợ mặt bằng: Thực tế đã có không ít DN không sản xuất kinh doanh gì cả, nhưng thành lập ra chỉ để tìm cách “xin” được thuê đất, sau đó buôn đi bán lại quyền đó, tạo thành một thị trường ngầm và hỗn loạn. Các hỗ trợ trực tiếp khác cũng mang tính tương tự. Trong số liệu về cơ quan nhà nước hỗ trợ trong việc đặt hàng, ký hợp đồng thầu khoán,... ở phần trên đã dẫn, chúng ta cũng dễ dàng thấy sự lợi dụng chính sách từ cả phía DN (giá cao, chất lượng kém), cả từ phía người thừa hành công vụ mua sắm (gửi giá, hưởng hoa hồng).

Từ năm 2006, bắt đầu triển khai Quyết định số 236/2006/QĐ ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006 - 2010, trong đó Thủ tướng chỉ đạo phải hoàn thành một loạt văn bản pháp luật cho khu vực này nhằm thực hiện các giải pháp hỗ trợ đã nêu trong Quyết định. Song đến nay, ở nhiều khâu nhạy cảm và then chốt chưa có kết quả đáng kể, điều đó gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển khu vực này. Sự trì trệ trong hoạch định chính sách dẫn tới những khó khăn của DN không giải quyết được, nổi bật là vấn đề thiếu vốn và thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó còn phải kể đến sự bất hợp lý ngay trong văn bản này. Đó là các giải pháp được đưa ra để thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, nhưng có nhiều giải pháp được đặt thời hạn hoàn thành việc xây dựng biện pháp thực hiện vào năm 2010, trong đó có những giải pháp đáng lẽ cần làm ngay. Ví dụ lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất và công khai các quy hoạch này làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thời hạn hoàn thành là năm 2010.

b. Chưa tạo điều kiện cho DN tiếp cận chính sách

Cơ sở đầu tiên để DN khởi sự nằm ngay trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của họ. Môi trường pháp lý chỉ trở nên thuận lợi khi DN biết trước họ phải làm gì, không được làm gì, nói cách khác là hiểu rõ những nội dung pháp lý cần thiết liên quan đến hành vi kinh doanh của họ. Nhiều nhà phân tích cho rằng các quy định trong pháp luật liên quan tới kinh doanh của Việt Nam là khá thông thoáng. Thực tế là, các DN đầu tư nước ngoài đã gặt hái nhiều thành công trên lãnh thổ này. Nhưng đối với các DNNVV, việc thiếu hiểu biết về pháp luật, hạn chế trong tiếp cận thông tin kinh tế, tài chính, kỹ thuật đang là phổ biến và

đó thực sự là trở ngại cho việc vận hành kinh doanh cũng như có phản ứng kịp thời trước các biến động kinh tế để tồn tại.

Những kết quả khảo sát cũng phần nào cho thấy nhiều DN chưa quan tâm tới việc tìm hiểu pháp luật. Trong khi các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao mang tính phổ biến và do đó rất dễ có, như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Môi trường, thì có tới 50% DN không hoặc ít biết đến. Mặt khác, DN lại khó tiếp cận với các thông tin, chính sách, kế hoạch, quy hoạch về tài chính, kinh tế, hay các dự thảo văn bản pháp luật do mức độ thấp của tính minh bạch trong hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước. Thực tiễn này một mặt gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của DN, mặt khác làm tăng khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và còn dẫn tới các hiện tượng vi phạm pháp luật hay tranh chấp. Có thể đặt ra câu hỏi về động cơ của quan chức nhà nước trong việc không muốn công khai thông tin hay chỉ công bố một cách hình thức. Cũng có thể coi đó là một “nguồn thu độc quyền” của cơ quan nhà nước khi DN phải trả tiền để vào các trang web đăng tải văn bản pháp luật. Mặt khác, điều này cho thấy các DN chưa chú đến vấn đề tiếp cận thông tin chính sách, những thông tin có giá trị cho quá trình phát triển của DN với những cơ chế ưu đãi phù hợp.

c. Tác động của các chính sách tài chính còn nhiều hạn chế

Các chính sách tài chính tạo điều kiện cho DNNVV thực hiện ĐMCN còn nhiều hạn chế. Ở cấp độ vĩ mô, các chính sách tài chính mang tính định hướng chung, áp dụng cho tất cả các loại hình DN nên DNNVV khó có cơ hội cạnh tranh với các loại hình DN khác. Mặt khác, nhiều nội dung còn mang tính chủ trương, chưa được cụ thể hóa bằng các chính sách, bằng các văn bản quy phạm pháp luật vì vậy chưa được vận dụng vào thực tiễn. Một khía cạnh khác của vấn đề là các chính sách mang tính chất vĩ mô này lại chậm được chính quyền cấp tỉnh nghiên cứu, cụ thể hóa, tìm ra những biện pháp áp dụng phù hợp cho mỗi loại hình DN. Điều này làm cho chính sách được quy định nhưng đi vào cuộc sống chậm và không sâu rộng.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa thực sự chú ý đúng mức đến vấn đề đánh giá kết quả tác động của chính sách. Ví dụ như việc thực hiện Nghị định 119/1999/NĐ-CP sau mười năm chưa được tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả, để đưa ra kết luận về tác động của các biện pháp hỗ trợ ĐMCN. Chính vì chưa có những đánh giá chính sách nên cơ quan ban hành chính sách thiếu cơ sở thực tiễn để đưa ra những đổi mới, hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả hỗ trợ các DNNVV trong ĐMCN.

Cũng cần lưu ý một vấn đề là, số lượng DNNVV của tỉnh Hải Dương là khá lớn, do đặc trưng gắn với các nghề nghiệp thủ công truyền thống, các làng nghề. Vì vậy, với nhu cầu về vốn lớn trong ĐMCN, tỉnh Hải Dương chưa có sự phân loại, đánh giá đầy đủ về trình độ công nghệ các DNNVV để thực hiện chính sách bảo đảm tính linh hoạt chủ động. Những ngành nghề quan trọng, có thể tạo ra nguồn thu lớn, thu hút được nhiều lao động cần được ưu tiên để ĐMCN, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mặt khác, các DNNVV của tỉnh Hải Dương cũng đang băn khoăn bài toán về ĐMCN với những kinh nghiệm nghề nghiệp, bí quyết gia truyền. Việc ĐMCN, vì vậy, trong một số trường hơp chưa thực sự có hiệu quả khi các DNNVV không dám mạnh dạn sử dụng vốn đổi mới thực sự CN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Trên thực tế, mặc dù nước ta trong chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 đã có những chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận và ĐMCN; chính sách khuyến khích DN nghiên cứu, đầu tư vào hoạt động KH&CN với mức hỗ trợ kinh phí của Nhà nước tới 30% tổng số kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu hay hỗ trợ về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất… Lý giải về vấn đề này, các nghiên cứu, khảo sát cho thấy thủ tục xét duyệt các dự án ĐMCN quá phức tạp, phiền toái qua nhiều cửa, nhiều cầu không chỉ trong vấn đề vốn Nhà nước mà cả nguồn vốn đi vay ngân hàng, mặc dù đã có thẩm định đầu tư của ngân hàng nhưng cũng phải trải qua các trình tự tái thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, yêu cầu các DN phải tham gia 70% vốn trong các dự án CN cũng nằm ngoài khả năng của nhiều DN tư nhân và những hạn chế trong tiếp cận thông tin từ những chương trình hỗ trợ của các DN. Một

vấn đề đáng chú ý là chính quyền các cấp cũng chưa quan tâm xây dựng những định hướng hỗ trợ cho DNNVV. Ở cấp tỉnh, các dự án, đề tài khoa học, chiến lược KH&CN ở mỗi thời kỳ chưa có hoặc có rất ít những nội dung về vấn đề ĐMCN của DNNVV. Thực tế tác động của chính sách đối với hoạt động ĐMCN của các DNNVV chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Các DNNVV của tỉnh Hải Dương như kết quả khảo sát đa phần chưa nhận được những ưu đãi từ các chính sách. Các khó khăn về vốn vẫn đang là nút thắt cho quá trình ĐMCN. Các kênh tài chính từ các chương trình KH&CN quốc gia, các đề tài, dự án cấp bộ, ngành, địa phương, các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và các nguồn tài chính khác chưa có sự quan tâm đúng mức đến DNNVV.

Kết luận chương 2

- Nhà nước đã có nhiều chính sách giúp các DN huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ĐMCN trong đó có thể nói văn bản quan trọng nhất là Nghị định số 119/1999/NĐ-CP. Kết quả thực hiện Nghị định này trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy đây là một chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Mặt khác, những hạn chế trong kết quả thực hiện các chính sách theo Nghị định này cũng đặt ra vấn đề cần có những định hướng đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNVV tiến hành ĐMCN, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một điều đáng ghi nhận là bản thân từng DN đã nỗ lực cố gắng có giải pháp tạo vốn, thu hút vốn đầu tư ĐMCN. Song trên thực tế đa số các DNNVV của Việt Nam nói chung, của Hải Dương nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và do đó luôn trong tình trạng thiếu vốn và công nghệ còn lạc hậu. Những khó khăn trong việc huy động vốn làm cản trở việc đầu tư ĐMCN trong các DN. Khó khăn lớn nhất của các DN, đặc biệt là các DNNVV là tiếp cận với nguồn tài chính, bởi vậy được tiếp cận với các nguồn tài chính cho ĐMCN là rất cần thiết cho các DNNVV.

- Các DNNVV của Hải Dương có lượng vốn tự có rất nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các DN đều có nhu cầu huy động vốn để ĐMCN nhưng các DN đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, có các chính sách liên

quan đến nguồn tài chính nhằm thu hút vốn cho ĐMCN sẽ giúp các DNNVV của Hải Dương giải quyết được khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí