Các Giải Pháp Để Doanh Nghiệp Tiến Hành Đổi Mới Công Nghệ:

sạch có thể hiểu là công nghệ không gây ô nhiễm môi trường hoặc phát thải ít chất gây ô nghiễm. Tương tự, nhiên liệu sạch có thể hiểu là các nhiên liệu mà khi sử dụng sẽ không hoặc ít phát thải ra chất gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ các DNNVV, dưới đây là một số nhóm giải pháp mà tôi xin đưa ra để phần nào góp phần đưa những ý kiến của mình nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay:

3.3.1.Nhóm giải pháp tuyên truyền

Tăng cường phổ biến cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường; Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sự cần thiết phải đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay;

3.3.2.Các giải pháp để doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ:

Hoàn thiện nội dung Chương trình phát triển thị trường công nghệ đến năm 2020; Khẩn trương nghiên cứu xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015;

Xây dựng Đề án những giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

Cải tiến nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả của công tác, góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường; thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm; đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo hai hướng: khuyến khích nghiên cứu thiết kế thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

Thu hồi và tái sử dụng một số loại chất thải rắn đặc thù trong một số cơ

sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao như cơ sở sản xuất thuốc lá, cơ sở dệt may; hạn chế việc sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sản xuất nhằm giảm đáng kể nguồn gây ô nhiễm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đối với những DNNVV sắp thành lập, cần đưa vào dây chuyền sản xuất hệ thống xử lý chất thải đồng bộ. Trong quá trình hoạt động, DNNVV cần thực hiện chính sách bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạnh việc đã rồi mới lo xử lý. Hậu quả xảy ra đối với doanh nghiệp rất khôn lường, một là phải ngừng kinh doanh, hai là phải di dời và bắt đầu xây dựng cơ sở mới. Như vậy, chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư hệ thống xử lý môi trường từ ban đầu.

Thực hiện quy trình sản xuất sạch đối với sản phẩm nhằm giảm các rủi ro cho con người và môi trường. Áp dụng phương pháp sản xuất sạch không những hạn chế được ô nhiễm trong nước mà còn giảm được chi phí sản xuất, giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường...

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 11

Trong xu thế toàn cầu hóa, một trong những vấn đề mà chính các doanh nghiệp của những nước đang phát triển hay gặp phải trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thâm nhập vào thị trường quốc tế là việc thiếu thông tin. Để khắc phục tình trạng này, trước hết, công ty cần kịp thời cập nhật các quy định pháp luật môi trường trong nước để nắm bắt được những quy định về thuế, phí môi trường; quy định về xử phạt vi phạm hành chính... Đồng thời phải chủ động tìm hiểu những quy định của pháp luật môi trường quốc tế như thông tin về tiêu chuẩn và các biện pháp về sức khỏe hay kiểm dịch được áp dụng đối với sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm.

3.3.3.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp

Thứ nhất: Các doanh nghiệp có thể đổi mới dây chuyền công nghệ theo hướng hiện đại, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời tạo được chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường.

Thứ hai: Các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể và hiệu quả, khai thác tối đa những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, tranh thủ tối đa

nguồn vốn hỗ từ Nhà nước và các nguồn hỗ trợ khác.


Thứ ba: Sửa đổi và bổ sung Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN (như cho phép hỗ trợ tối đa từ ngân sách Nhà nước 30% tổng kinh phí để thực hiện đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp vừa và nhỏ)…

Thứ tư: Có cơ chế đặc biệt và phù hợp để phát triển các loại hình tín dụng, đáp ứng nhu cầu cao và đa dạng về nguồn vốn của các doanh nghiệp để đầu tư cho đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường.

Thứ năm: Thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu các biện pháp khác nhằm nâng cao năng lực tài chính của mình qua đó có thêm kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ môi trường.

Thứ sáu: Nhà nước nên đưa vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ trong chiến lược tài chính quốc gia, với những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn thực hiện những dự án đổi mới công nghệ.

3.3.4.Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp

Để hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Thứ nhất: Để xây dựng một tổ chức quản lý môi trường trong một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị nhân lực. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo, hoặc tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường, nhằm áp dụng các quy định và quy chuẩn quốc gia và quốc tế của sản phẩm liên quan đến môi trường.

Thứ hai: Các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp, chuyên môn hóa cán bộ quản lý môi trường trong

doanh nghiệp. Tránh tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh, dẫn đến tình trạng không có đủ thời gian cũng như năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý môi trường trong doanh nghiệp phải là những người am hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ thuật cũng như các văn bản pháp luật, có năng lực khoa học công nghệ và môi trường, am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường... Ngoài ra, họ cũng có khả năng vận hành các hệ thống xử lý, phân tích kiểm tra mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường của sản phẩm và chất thải, có khả năng đánh giá tác động môi trường trong suốt quy trình sản xuất của công ty; kế hoạch để thường xuyên tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường liên quan đến yếu tố môi trường của sản phẩm.

3.3.5.Giải pháp về trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp

Trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm tạo ra động lực giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trước mắt để nhanh chóng phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp có thể bao gồm:

- Trợ cấp phí cho việc phát triển bao gồm nhập nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng… Ngoài ra, còn một số chi phí từ các nguồn khác. Chi phí cho việc giảm thiểu tác hại của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp rất tốn kém trong khi khả năng tài chính của doanh nghiệp lại có hạn. Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia bảo vệ môi trường cần có chính sách trợ cấp phù họp. Việc trợ cấp này cũng phải xem xét kỹ lưỡng để không vi phạm những quy định trong WTO.

- Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau có sử dụng lợi nhuận để đầu tư cho môi trường, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tùy từng sản phẩm, mức độ thân thiện với môi trường và các doanh nghiệp có thể được miễn thuế nhiều hay ít.

- Thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập

khẩu trang thiết bị máy móc để thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới tiêu hao ít nguyên nhiên liệu, tạo ra ít chất thải.

- Trợ cấp cho doanh nghiệp dưới các hình thức ưu đãi về vay vốn (lãi suất thấp, bảo lãnh lãi suất, kéo dài thời hạn trả nợ…).

- Trợ cấp doanh nghiệp đầu tư thực hiện sản xuất sạch hơn, đặc biệt là hỗ trợ các trang thiết bị đo lường các thông số môi trường có liên quan đến quy trình sản xuất và sản phẩm.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, đào tạo đội ngũ cán bộ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. (nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện những dự án nghiên cứu có tính khả thi cả về công nghệ lẫn thương mại, dưới hình thức cho vay từ quỹ đầu tư mạo hiểm, với phương châm “chỉ cần 20% thành công là đã đủ đền bù cho 80% thất bại”)

- Nhà nước thực hiện hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, môi trường và nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phẩn kinh tế.

3.3.6.Những giải pháp cụ thể khác

Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; Xây dựng cơ chế hỗ trợ tra cứu thông tin về KH&CN, về sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn.

Tổ chức thường xuyên các hội chợ công nghệ và thiết bị mang tầm quốc gia, vùng và địa phương, kể cả các sàn giao dịch công nghệ điện tử để phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu kết nối cung cầu về công nghệ.

Thành lập Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia mở rộng hình thức hỗ trợ, như hỗ trợ lãi suất vay, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vốn vay giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi. Đẩy mạnh

nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường; Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ tổ chức đào tạo ngắn hạn cho lãnh đạo doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao về quản trị công nghệ.

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bản thân doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức rò tầm quan trọng của đổi mới công nghệ và thêm vào đó, là tinh thần dám nghĩ dám làm. Có như vậy, tiến trình đổi mới công nghệ mới đi đến thành công.

Nhà nước cần áp dụng một khung chính sách đồng bộ toàn diện, nhằm làm giảm nguồn lợi từ những hoạt động kinh doanh, sản xuất mang tính đầu cơ ngắn hạn. Về lâu dài, Nhà nước cần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp nói chung, thông qua triệt để giải quyết nạn tham nhũng và tích cực hoàn thiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

Cần tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ. Không thể khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ khi mà “sản phẩm mới làm ra hôm trước, hôm sau đã có người làm giả”.

Với các doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp từ các nhóm nghiên cứu, Nhà nước chỉ nên đứng vai trò thu xếp, giới thiệu để nhóm nghiên cứu và nhà đầu tư gặp được nhau. Còn đối với các doanh nghiệp đã có tên tuổi và chỗ đứng, nếu có nhu cầu về kinh phí để đầu tư nghiên cứu công nghệ thì Nhà nước có thể hỗ trợ một phần nhất định, nhưng nguyên tắc là hỗ trợ rất chọn lọc, để làm sao kinh phí được sử dụng cho những dự án có tính đột phá cao, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng hoặc cả ngành thay vì chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu là những doanh nghiệp, tập đoàn

Nhà nước thì các khoản đầu tư đổi mới công nghệ cần được giám sát kỹ lưỡng – ngay cả khi kinh phí đầu tư hoàn toàn do doanh nghiệp tự bỏ ra – nhằm đảm bảo tính hiệu quả, vì đồng tiền từ khối doanh nghiệp này là về bản chất là tiền của Nhà nước, rất khác với “đồng tiền mồ hôi nước mắt” của những doanh nghiệp tư nhân.

* Kết luận Chương 3


Chương 3 của đề tài tập trung trình bày các kiến nghị của tác giả luận văn đối với việc hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động bảo vệ môi trường. Trước khi đi vào những kiến nghị cụ thể, đề tài đã nêu lên 5 quan điểm cơ bản mà theo tác giả luận văn cần phải quán triệt khi đề xuất chính sách. Những quan điểm này không chỉ liên quan tới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nướcểtong việc hoàn thiện chính sách mà còn bao gồm cả những quan điểm trực tiếp gắn với doanh nghiệp. Các kiến nghị cụ thể của tác giả nêu tại chương 3 được trình bày theo bốn nhóm chính sách đã được đề cập tại các chương 1 và 2, tạo nên một logic chung của toàn bộ đề tài.

Tôi cho rằng, công cuộc bảo vệ môi trường là cuộc chiến lâu dài, khó khăn giữa cái lợi trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ (của DNNVV) và lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội. Để DNNVV thay đổi hành vi và tích cực tham gia đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, đòi hỏi phải có thời gian, công sức. Trong một vài năm tới, chúng ta khó có thể hy vọng DNNVV Việt Nam sẽ thay đổi ngay cách tiếp cận hiện nay của mình đối với hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, với những quyết tâm từ phía Chính phủ - với cương vị là nhà quản lý vĩ mô, với những áp lực bảo vệ môi trường đang hình thành từ thị trường toàn cầu và trong nước, với sự tích cực tham gia của cộng đồng xã hội, chúng ta có cơ sở để tin chắc rằng, các DNNVV Việt Nam sẽ ngày càng tham gia nhiều hơn trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, trong đầu tư vào lĩnh vực này nói riêng để thực sự trở thành một chủ thể quan trọng góp phần giúp đất nước ta đạt được mục tiêu phát triển bền

vững vì một đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, điều kiện sống trong lành trong những thập kỷ tới./.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí