Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Châu Âu


các phòng thí nghiệm, nên hàng năm sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan tới đào tạo nhân lực có chất lượng cao do không phải đào tạo mà vẫn có người làm nghiên cứu khoa học.

3.1.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu

3.1.2.1. Kinh nghiệm của Hà Lan

Để thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, Hà Lan đã sử dụng các chính sách kinh tế như tín dụng ưu đãi và tài trợ trực tiếp, đây là những hình thức được Chính phủ sử dụng nhiều trong những năm gần đây [3], [71], [118]. Cụ thể:

- Thứ nhất, Chính phủ thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ như:

(i) bảo lãnh 50% các khoản vay từ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, (ii) bảo lãnh 80% cho các doanh nghiệp mới thành lập và kèm theo các điều kiện khác,

(iii) bảo lãnh 2/3 tổng số tiền vay cho doanh nghiệp tiến hành ĐMCN. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng áp dụng chính sach tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành các hoạt động R&D. Dựa vào kinh nghiệm của Mỹ, Chính phủ Hà Lan tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý tưởng sáng tạo, khả thi trong lĩnh vực KH&CN và ĐMCN theo mô hình SBIR của Mỹ.

- Thứ hai, Luật ĐMCN ở Hà Lan (2008) được ban hành nhằm đảm bảo hỗ trợ tài chính cho các dự án ĐMCN phù hợp với khung khổ luật pháp EU. Điều này cũng cho phép loại bỏ những phân biệt giữa các chương trình hỗ trợ ĐMCN với nhau, được sự tài trợ bởi các tổ chức R&D và các tập đoàn lớn. Hơn nữa có thể đảm bảo các dự án ĐMCN không phù hợp với điều kiện của một chương trình cụ thể nhưng chúng có thể đáp ứng các điều kiện của Luật thì vẫn được hỗ trợ về tài chính.

- Thứ ba, Chính phủ áp dụng chính sách bảo lãnh tín dụng đối với các dự án đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ cao với giá trị tối đa lên đến 5 triệu Euro (bắt đầu từ năm 2006), chương trình này cũng có hiệu lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao năng lực ĐMCN của doanh nghiệp và khuyến khích chuyển giao tri thức, phổ biến công nghệ có hàm lượng chất xám cao từ các tổ chức R&D.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.


- Thứ tư, Chính phủ minh bạch hóa các thông tin về tài chính khởi nghiệp và hỗ trợ phát triển công nghệ nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn theo chương trình tài chính của Bộ các vấn đề về kinh tế. Theo đó, các doanh nghiệp tiến hành tiếp nhận công nghệ, ĐMCN sẽ được tiếp cận nguồn vốn này theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính và có nhiều hình thức cho doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với năng lực và mục tiêu ĐMCN.

Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội - 10

3.1.2.2. Kinh nghiệm của Đức

Chính phủ Đức đã sử dụng chính sách kinh tế, chính sách tạo môi trường thể chế và chính sách thông tin hiệu quả nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, thể hiện ở việc áp dụng mô hình gắn kết giữa hoạt động R&D với sản xuất ở doanh nghiệp và mô hình hoạt động của quỹ phát triển KH&CN [93], [118]. Cụ thể:

- Thứ nhất, Chính phủ quan tâm tới các hoạt động R&D trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng Chính phủ chia sẻ kinh phí cho các dự án R&D. Thông qua Bộ kinh tế và công nghệ, Chính phủ tài trợ một phần không hoàn lại cho các hoạt động R&D của các doanh nghiệp thực hiện các dự án trong danh mục qui định, đặc biệt là các dự án R&D để tạo ra các công nghệ có hàm lượng chất xám cao; đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao trong việc thâm nhập thị trường.

- Thứ hai, Chính phủ sử dụng chính sách tài trợ không hoàn lại tới 70% cho các dự án R&D của các Viện nghiên cứu công lập ngoài doanh nghiệp, tới 45% cho các doanh nghiệp tích cực nghiên cứu nhằm tạo ra công nghệ mới, nhưng không quá 375 nghìn Euro/dự án, đồng thời Chính phủ cũng tài trợ cho việc đào tạo nhân lực thực hiện các hoạt động R&D của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thứ ba, ở Đức hình thành nhiều Quỹ phát triển KH&CN, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, ưu điểm của các Quỹ này là cho vay linh hoạt đối với các hoạt động R&D trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ tiên tiến có độ rủi ro cao. Hội đồng của Quỹ được các thành viên của Quỹ bầu ra và được Chính phủ phê duyệt. Các thành viên của Quỹ là các nhà khoa học, các nhà làm chính sách và các đại diện của khu vực kinh tế.


- Thứ tư, Chính phủ tạo lập môi trường thể chế cho ĐMCN ở doanh nghiệp băng cách ban hành chính sách phát triển được thị trường công nghệ, đồng thời trao cho các tổ chức R&D quyền tự chủ trong hoạt động phát triển công nghệ. Các kết quả nghiên cứu được công bố rộng rãi trên mạng internet và các trang chủ, qua đó các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu và mua bán sản phẩm công nghệ. Đức tiến hành xây dựng các trung tâm công nghệ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chuyển giao công nghệ tiến hành nhanh hơn, hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho việc hình thành ý tưởng kinh doanh ngay trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đó tiếp tục phát triển ở thời gian tiếp theo (3-5 năm).

- Thứ năm, Chính phủ không đóng vai trò quản lý trực tiếp mà cung cấp thông tin cho nhu cầu nghiên cứu và trợ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời đầu tư cho hoạt động R&D nhằm nâng cao năng lực của các trung tâm công nghệ thuộc các Viện nghiên cứu và trường Đại học. Nhà nước áp dụng chính sách hỗ trợ hạ tầng cho các trung tâm, thể hiện dưới dạng một chương trình, trong đó các trung tâm được Nhà nước tài trợ tối đa 80% (Liên bang 50%, Bang 50%). Về chi phí bộ máy và hoạt động của trung tâm thì nhà nước hỗ trợ dưới dạng một chương trình, trong đó các trung tâm được tài trợ tối đa 60% (Liên bang 75%, Bang 25%). Bên cạnh đó, Đức còn có sự kết hợp giữa các hoạt động của nhiều tổ chức trung gian, liên kết với nhau như: Trung tâm Đổi mới hỗ trợ công nghệ của Berlin; Hiệp hội các trung tâm hỗ trợ ĐMCN và khởi lập doanh nghiệp, v.v.

Ngoài ra, Chính phủ Đức coi nhân lực KH&CN là yếu tố quan trọng và dành tỷ lệ ngân sách nhất định hàng năm cho đào tạo nhân lực KH&CN; đồng thời Chính phủ tiến hành đánh giá tầm quan trọng của các hoạt động nghiên cứu KH&CN hàng năm để xác định hướng nghiên cứu ưu tiên trong tương lai dựa trên hoạt động dự báo, nhìn trước công nghệ. Từ đó xây dựng lộ trình công nghệ nhằm khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện ĐMCN dựa trên các hoạt động nghiên cứu triển khai, cũng như ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất.


3.1.2.3. Kinh nghiệm của Vương Quốc Anh

Chính phủ Anh đã sử dụng chính sách tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả thông qua các giải thưởng và các chương trình giáo dục tạo nguồn lực cho ĐMCN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, [9], [71], [118]:

- Thứ nhất, chương trình trao giải thưởng SMART (Small Firm Merit Award for Reseach and Technology) và SPUR (Support for Products Under Reseach) dành cho các hoạt động ĐMCN thành công tại doanh nghiệp; đồng thời Chính phủ luôn hỗ trợ tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp.

- Thứ hai, chương trình giảng dạy tại doanh nghiệp TCS (Teaching Company Scheme, thành lập năm 1975), chương trình LINK (thành lập năm 1986), chương trình cộng tác giữa trường đại học và doanh nghiệp CPB (được thành lập năm 1997) nhằm tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp với hệ thống giáo dục ở Anh hướng tới hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao tri thức, phổ biến kỹ năng công nghệ, kỹ năng quan lý; các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện và khuyến khích các sinh viên sau khi ra trường có thể được làm việc theo các dự án chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất đinh, các chương trình này nhằm cải thiện mối quan hệ giữa khu vực nghiên cứu, giáo dục, đào tạo với khu vực sản xuất nhằm tạo ra các tri thức mới, các công nghệ mới, đây có thể được coi là tiền đề để doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động ĐMCN thành công.

Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất thông qua hoạt động ĐMCN, Chính phủ đã xây dựng chương trình sáng kiến nghiên cứu cho doanh nghiệp (2005). Qua đó, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp tham gia các dự án R&D được tài trợ bằng nguồn vốn của Chính phủ, các khoản hỗ trợ được xác định theo từng dự án cụ thể và có thể lên tới 75% tổng số vốn cho hoạt động R&D. Hơn nữa, Chính phủ còn ban hành chính sách khuyến khích thương mại hóa các nghiên cứu khoa học, hình thành các trung tâm khoa học trong các trường Đại học giảng dạy về tình thần kinh doanh và kỹ năng kinh doanh, đồng thời các trung này cũng phải tham gia vào việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học.


3.1.3. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á

3.1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, vai trò của Nhà nước trong hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là rất quan trọng, thể hiện thông qua các chính sách kinh tế như ưu đãi về tín dụng, thuế, tài trợ trực tiếp và chính sách tuyên truyền nhằm ứng dụng KH&CN vào sản xuất trong doanh nghiệp [70], [71], [118]:

- Thứ nhất, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động ĐMCN bằng chính sách ưu đãi thuế đối với phần chi phí tăng thêm cho nghiên cứu ở doanh nghiệp. Số ưu đãi thuế bằng 20% giá trị của phần chi phí tăng thêm so với tổng chi phí cho hoạt động R&D của năm cao nhất trong 3 năm liền kề với năm tính toán, nhưng tổng giá trị phần tín dụng này không được phép vượt quá 10% tổng giá trị của thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thứ hai, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ còn cho phép để lại 6% thu nhập tính thuế để chi cho hoạt động R&D, khuyến khích hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức R&D với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không được vượt quá 15% tổng giá trị thuế thu nhập của doanh nghiệp6.

- Thứ ba, những năm gần đây Chính phủ đã thực hiện chính sách thúc đẩy mạnh mẽ doanh nghiệp ĐMCN bằng việc đầu tư mạo hiểm dựa trên các công nghệ mới, đồng thời tăng cường cấp phát tài chính quốc gia cho đổi mới KH&CN nhằm nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp đến năm 2015.

- Thứ tư, để thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của KH&CN nói chung và ĐMCN nói riêng, Chính phủ đã xây dựng chiến lược phát triển hoạt động truyền thông KH&CN. Qua đó, Chính phủ chú trọng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực truyền thông KH&CN bằng cách mở các khóa đào tạo tại các trường Đại học, có sự hỗ trợ của các chuyên gia nhằm phổ biến tri thức, để người dân, doanh nghiệp hiểu và vận dụng tri thức KH&CN một cách có hiệu quả và kết quả cao.

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đã có một tầm nhìn chiến lược trong chính sách tiếp nhận công nghệ từ các nước Âu Mỹ, cũng như chuyển giao công nghệ dựa

6 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng hệ thống khuyến khích này là các doanh nghiệp có tổng vốn nhỏ hơn 100 triệu yên, hoặc có số lao động ít hơn 1.000 người nếu doanh nghiệp không có vốn cố định (Tạ Doãn Trịnh, 2009).


vào sự di chuyển nhân lực công nghệ (những năm đầu của thế kỷ XX), nhằm đặt nền móng cho phát triển công nghệ và trở thành quốc gia xuất khẩu công nghệ như ngay nay. Hơn nữa, trong chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, Nhật Bản còn dành nguồn ngân sách lớn hàng năm để hỗ trợ cho các dự án công nghệ cao của doanh nghiệp. Đối với các dự án này, Chính phủ vừa tài trợ tài chính, vừa giúp đỡ trong việc mua công nghệ của nước ngoài và bảo vệ thị trong nước cho tới khi các doanh nghiệp này có thể cạnh tranh với bên ngoài. Các mối liên kết giữa khối doanh nghiệp, Chính phủ và chính quyền các cấp luôn được Nhật Bản tăng cường và đã đạt được những thành công nhất định.

3.1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, Hàn Quốc tập trung phát triển các doanh nghiệp lớn, nhưng sau khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc (những năm 90 của thế kỷ XX) đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy ĐMCN và đã đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định. Mani (2002) đã đưa ra mô hình hệ thống chính sách khuyến khích tài chính để phát triển công nghệ trong nước7, trong đó nhấn mạnh tới các khuyến khích về thuế, tín dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, đồng thời hỗ trợ thương mại hóa kết

quả nghiên cứu của doanh nghiệp [9], [104], [124]:

- Thứ nhất, hệ thống qũy phát triển công nghệ của Hàn Quốc đã đưa ra qui trình thực hiện nhằm khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng nhận được các ưu đãi thông qua việc yêu cầu các doanh nghiệp duy trì tỷ lệ đầu tư cho hoạt động R&D; Các doanh nghiệp có thể để lại 3% doanh thu trước thuế hoặc là 4% nếu là công nghệ cao trong bất kỳ năm nào để tiến hành các hoạt động ĐMCN trong 3 năm tiếp theo (Eriksson, 2005)8.

- Thứ hai, các chính sách ưu đãi về thuế cho chi tiêu công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; đồng thời, miễm và giảm thuế cho các hoạt động đầu tư vào R&D của các doanh nghiệp tư nhân; qua đó, doanh nghiệp sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm nếu doanh nghiệp trích khoản tiền để thành lập Quỹ

7 Thúc đẩy đầu tư cho R&D; thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thúc đẩy thương mại hóa công nghệ

8 Eriksson (2005), Innovation Policies in South Korea, VINNOVA.


phát triển công nghệ phục vụ cho ĐMCN. Đặc biệt, các doanh nghiệp này khi tính thuế sẽ được giảm tối đa 10% kinh phí đầu tư vào máy móc, trang thiết bị và được khấu hao nhanh đối với các thiết bị phục vụ R&D.

- Thư ba, đối với chính sách tín dụng, Hàn Quốc đã thiết lập hệ thống tài chính nhằm trợ giúp doanh nghiệp thông qua các khoản vay ưu đãi. Một số Quỹ hỗ trợ tài chính được thành lập cùng với các ngân hàng cung cấp các khoản vay dài hạn, lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân thực hiện các hoạt động R&D nhằm tạo ra các sản phẩm mới, qui trình mới và thương mại hóa các công nghệ mới. Đặc biệt, Chính phủ còn hỗ trợ đến 50% tổng chi tiêu cho các tổ chức nghiên cứu tư nhân liên quan tới các dự án quốc gia nhằm phát triển công nghệ; đồng thời các doanh nghiệp nhỏ hoặc các cá nhân có thể được hỗ trợ tới 90% tổng chi phí nếu thương mại hóa công nghệ mới thành công.

- Thứ tư, để thúc đẩy ĐMCN và phát triển công nghệ, Hàn Quốc đã lập ra các Quỹ để cung cấp các khoản vay9: (i) Quỹ phát triển công nghiệp, cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và cải tiến công nghệ trong các ngành công nghệ cao. Quỹ sử dụng một số ngân hàng làm kênh chuyển tiền lên tới 70% chi phí các dự án được duyệt của doanh nghiệp lớn và 100% cho các doanh nghiêp vừa và nhỏ, các khoản vay trong thời gian 5 năm với 2

năm ân hạn, lãi suất 6,5/năm; (ii) Quỹ thúc đẩy KH&CN nhằm cấp tài chính cho các tập đoàn và viện nghiên cứu tiến hành các dự án tiên tiến cao cấp Quốc gia. Các khoản vay có thể lên tới 80% tổng giá trị dự án, thời gian vay là 7 năm với 3 năm ân hạn, lãi suất 6%/năm; (iii) Quỹ hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập năm 1994 để hỗ trợ phát triển công nghệ và đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khoản vay lên tới 100% tổng giá trị dự án được duyệt với lãi suất 10%/năm, thời gian vay là 10 năm.

- Thứ năm, để thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong việc tạo ra công nghệ mới, Chính phủ khuyến khích phát triển vốn mạo hiểm tư nhân thông qua các Quỹ của Chính phủ (Most Fund, 1998), thúc đẩy phát triển thị trường vốn cho các


9 Young Roak Kim (2001), Technology Commercialization in Republic of Korea, Korea Technology Transfer Center.


doanh nghiệp KH&CN, hỗ trợ hoạt động R&D và hình thành các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ mới. Đặc biệt, Chính phủ phát triển các trung tâm xuất sắc về công nghệ, hình thành dự án và chương trình quốc gia về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp KH&CN; đồng thời ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình ĐMCN.

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc còn có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhập công nghệ, làm chủ công nghệ thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, từ đó doanh nghiệp thực hiện các hoạt động R&D, học tập và sáng tạo công nghệ mới. Hơn nữa, Chính phủ còn áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐMCN như: (i) chính sách hỗ trợ thông tin về công nghệ cho doanh nghiệp thực hiện ĐMCN; (ii) chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ thông qua liên kết các trường đại học, viện nghiên cứu và ngành công nghiệp; (iii) chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức công trong các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp.

3.1.3.3. Kinh nghiệm của Đài Loan

Chính phủ áp dụng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ĐMCN bằng cách sử dụng các ưu đãi tín dụng, thuế và tạo môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp ĐMCN, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua chính sách phát triển công nghiệp linh hoạt; đồng thời Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách công nghiệp dựa vào bốn cách ứng xử chủ đạo [12],[72],[102]:

- Thứ nhất, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho R&D bằng các khoản vay không lãi suất thích hợp và chiếm khoảng 25% số tiền tài trợ cho các dự án được phê duyệt; đồng thời miễn thuế cho các trong hoạt động R&D để tạo ra các công nghệ mới phục vụ cho sản xuất tại doanh nghiệp.

- Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được hưởng chính sách kinh tế thông qua các biện pháp như hỗ trợ về thị trường, về quản lý, về tài chính thông qua các khoản cho vay ưu đãi; đồng thời Chính phủ thu hút các chuyên gia giỏi làm việc trong khu công nghệ cao, công viên khoa học nhằm thúc đẩy quá trình ĐMCN.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí