Vai Trò Của Công Nghệ Và Đổi Mới Công Nghệ Tới Phát Triển Kinh Tế- Xã Hội Và Doanh Nghiệp


nghiệp tiếp nhận công nghệ thông qua chuyển giao mà không có những cải tiến đáng kể hoặc không tạo ra sản phẩm/qui trình mới thì không được coi là ĐMCN; điều này, chưa phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bởi vì năng lực công nghệ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn hạn chế.

Như vậy qua phân tích ở trên, quan điểm về ĐMCN trong luận án này là sự kết hợp có chọn lọc các quan điểm trên. Theo đó, đổi mới công nghệ là hoạt động thay đổi toàn bộ công nghệ hay thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, ĐMCN bao gồm: (i) thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; (ii) thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn; (iii) đổi mới qui trình/sản phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường bằng hoạt động R&D (Hình 2.2).


Thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ

Đổi mới qui trình/sản phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường


Đổi mới công nghệ

Thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Hình 2.2: Các hoạt động đổi mới công nghệ

Ngoài ra trên thực tiễn, doanh nghiệp còn thực hiện hoạt động đầu tư, tổ chức sản xuất, bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường sản phẩm đầu ra, cũng như duy trì các yếu tố đầu vào để đảm bảo công nghệ hoạt động hiệu quả; tuy nhiên, luận án không nghiên cứu sâu các vấn đề này.

Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội - 6


2.1.2. Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ tới phát triển kinh tế- xã hội và doanh nghiệp

2.1.2.1. Vai trò của công nghệ và ĐMCN tới phát triển kinh tế - xã hội

Công nghệ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội, là động lực của tăng trưởng kinh tế bền vững; để tăng trưởng kinh tế cần có ba yếu tố, đó là vốn, lao động và tiến bộ công nghệ (Solow, 1987; Boskin &Lau, 1992). Theo phân tích của WB ở 38 Quốc gia và khu vực (2008) thì tiến bộ công nghệ đóng góp khoảng 50% vào tăng trưởng kinh tế các nước phát triển, còn ở Việt Nam là 23%. Đổi mới công nghệ cho phép mọi người có sự lựa chọn lớn hơn về sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống (M.A.Schilling, 2009).

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và các yếu tố công nghệ của Việt Nam được mô tả theo phương trình hồi qui; nghiên cứu chỉ ra rằng trong giai đoạn 2001- 2005, cứ tăng lên 1% về chỉ số năng lực công nghệ thì sẽ tăng thêm được 1,2298% về chỉ số phát triển kinh tế và sự phát triển kinh tế có thể giải thích liên quan đến yếu tố năng lực công nghệ là 73,52% . Hơn nữa, nếu lấy tăng trưởng GDP của thành phố Hà Nội trong thời kỳ 1990 - 2004 là 100% thì đóng góp của tiến bộ công nghệ của Hà Nội vào tăng trưởng công nghiệp của thành phố là 34,39%, cao hơn so với mức trung bình của cả nước là 29,2% [31], [55].

Như vậy, hệ thống công nghệ tác động mạnh mẽ và có quan hệ chặt chẽ với hệ thống KT-XH, đồng thời các vấn đề về công nghệ không thể tách rời các yếu tố môi trường xung quanh nó (Hình 2.3). Khi các chính sách công nghệ đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho công nghệ phát triển, phát triển công nghệ tạo ra của cải, nhờ sự đa dạng công nghệ giúp kinh tế tăng trưởng; khi kinh tế tăng trưởng thì xã hội sẽ có nguồn lực dồi dào cung cấp lại cho phát triển công nghệ, sự phát triển cao của công nghệ sẽ cung cấp cho xã hội nhiều phương tiện, công cụ tiên tiến, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh làm cho xã hội ổn định và tăng trưởng.



Tăng trưởng


Ổn định

Chính sách

Định hướng phát triển


Hệ thống kinh tế - xã hội, chính trị


Hệ thống công nghệ

Năng suất Nguồn lực Phương tiện


Phát triển


Bền vững




Hình 2.3: Mối quan hệ giữa hệ thống công nghệ với hệ thống KT-XH


Nguồn: Tổng hợp từ [32] và [38]

Qua phân tích ở trên, mặc dù có sự khác nhau về tác động của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực; nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng công nghệ thông qua ĐMCN giữ vai trò qua trọng đối với sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia. Sự thay đổi này sẽ kéo theo sự thay đổi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phản ánh sự phát triển của quốc gia như GDP, chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số sáng tạo công nghệ, v.v.

2.1.2.2. Vai trò của công nghệ và ĐMCN đối với phát triển của doanh nghiệp

Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công nghệ tác động trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh; nó thể ở chỗ công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn nếu được sử dụng một cách khoa học thường sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Vì thế sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp cũng như đem lại sự thỏa dụng cao hơn cho khách hàng. Mặt khác, công nghệ là một trong sáu yếu tố quan trọng (công nghệ, vốn, lao động, tài nguyên, thị trường, chính sách) được coi như là hạt giống trong quá trình tạo ra sự thịnh vượng cho doanh nghiệp (T.M.Khalil, 2002).

ĐMCN làm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu tương lai của khách hàng (Perter Drucker), đồng thời ĐMCN giúp doanh nghiệp cải thiện vị trí cạnh tranh, tăng sản lượng và lợi nhuận ròng. Vì thế ĐMCN thực sự thành công khi và chỉ khi chúng được thương mại hóa, được thị trường và xã hội chấp nhận. Hơn nữa, ĐMCN giúp doanh nghiệp nâng cao phẩm cấp sản phẩm, đa


dạng hóa sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác động xấu tới môi trường, duy trì và mở rộng thị phần [38].

Như vậy, công nghệ thông qua ĐMCN là một trong các yếu tố tác động trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế và góp phần tạo ra sự thịnh vượng cho quốc gia, đồng thời giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

2.1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ĐMCN của doanh nghiệp

ĐMCN của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như năng lực tài chính, năng lực R&D, năng lực huy động vốn, năng lực nguồn nhân lực, qui mô doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh, các chính sách của nhà nước, v.v. Có thể chia các yếu tố này thành các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp, hoặc chia thành các yếu tố thúc đẩy và các yếu tố kìm hãm hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp.

Sự phân chia này mang tính tương đối. Trong luận án này, các yếu tố trên được chia thành hai nhóm yếu tố ảnh hưởng, đó là nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp và nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

2.1.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố chính: (i) năng lực công nghệ của doanh nghiệp và (ii) năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đây là hai yếu tố bên trong cơ bản thể hiện điều kiện cần để doanh nghiệp có thể thực hiện ĐMCN, đồng thời hai yếu tố này được đánh giá là có tác động lớn nhất đến quá trình ĐMCN (CIEM/UNDP, 2006; CIEM/DOE/GSO, 2012).

(i) Năng lực công nghệ của doanh nghiệp:

Theo C.Franman, năng lực công nghệ cần được xác định trên các tiêu chí như năng lực tìm kiếm các công nghệ để thay thế và lựa chọn công nghệ thích hợp để nhập khẩu; năng lực sử dụng và thích nghi công nghệ nhập có hiệu quả; năng lực R&D để có thể nâng cấp và đổi mới công nghệ nhập. Tuy nhiên, WB cho rằng năng lực công nghệ bao gồm: năng lực sản xuất, năng lực đầu tư và năng lực đổi mới.

Mặc dù còn tranh cãi, luận án này sử dụng quan điểm năng lực công nghệ của S.Lall; qua đó, năng lực công nghệ của doanh nghiệp bao gồm bốn loại năng lực: (1) năng lực vận hành công nghệ, (2) năng lực tiếp nhận công nghệ, (3) năng


lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ và (4) năng lực ĐMCN. Bởi vì, bốn loại năng lực này bao hàm được hai yếu tố cơ bản, phù hợp với các nước đang phát triển, đó là năng lực đồng hóa công nghệ nhập và năng lực nội sinh tạo ra công nghệ mới [32].

- Năng lực vận hành công nghệ thể hiện ở khả năng quản lý sản xuất, bảo dưỡng, ngăn ngừa sự cố, khắc phục sự cố và khả năng vận hành ổn định công nghệ của doanh nghiệp.

- Năng lực tiếp nhận công nghệ thể hiện ở khả năng tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn công nghệ thích hợp, đàm phán hợp đồng và học tập tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao của doanh nghiệp.

- Năng lực hỗ trợ tiếp nhận và làm chủ công nghệ thể hiện ở khả năng chủ trì dự án, đào tạo nhân lực để tiếp nhận, huy động vốn và xác định thị trường mới cho sản phẩm đầu ra, cũng như duy trì các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.

- Năng lực đổi mới công nghệ thể hiện ở khả năng cải tiến, sao chép công nghệ nhập và sáng tạo ra sản phẩm mới/qui trình mới của doanh nghiệp.

(ii) Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và năng lực huy động vốn cho ĐMCN của doanh nghiệp

- Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp: đây là nguồn vốn quan trọng cho ĐMCN, nó được hình thành từ lợi nhuận của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc từ vốn của các cổ đông. Vì thế, việc sử dụng nguồn vốn này thường được doanh nghiệp tính toán để đảm bảo tính khả cao cả về kỹ thuật và thương mại nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi đầu tư ĐMCN.

- Năng lực huy động vốn cho ĐMCN của doanh nghiệp: năng lực này thể hiện ở khả năng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước cho ĐMCN. Khả năng huy động vốn từ tổ chức tài chính như ngân hàng, Quỹ đầu tư mạo hiểm và các nguồn vốn xã hội khác như các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, cá nhân. Để có thể huy động được các nguồn vốn này cho ĐMCN, các doanh nghiệp phải có một lượng vốn, tài sản nhất định để có thể thế chấp hoặc đảm bảo tiền vay, đồng thời nó phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Ngoài ra, còn một số các yếu tố bên trong khác như qui mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng sẵn có của doanh nghiệp tại thời điểm ĐMCN, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, tập thể doanh nghiệp về tính cấp thiết phải ĐMCN, văn hóa doanh nghiệp đối với ĐMCN. Đây là những yếu tố đủ để doanh nghiệp có thể thực hiện ĐMCN thành công.

2.1.3.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố chính sau: (i) áp lực cạnh tranh và (ii) các chính sách của Nhà nước.

(i) Áp lực cạnh tranh: áp lực cạnh tranh càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, đồng thời nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng áp lực cạnh tranh là nguồn gốc, là động lực để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động R&D tiến tới ĐMCN. Đổi mới công nghệ thành công sẽ tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao hơn, chất lượng sản phẩm, năng suất cao hơn, giảm chi phí sản xuất; từ đó hạ được giá thành sản phẩm và nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, [97], [105].

(ii) Chính sách của Nhà nước: bao gồm chính sách huy động vốn, chính sách đối với việc nhập, sử dụng máy móc, trang thiết bị và các chính sách liên quan tới thuế, tín dụng, nhân lực, sở hữu trí tuệ, đất đai, v.v. Các chính sách này có những tác động nhiều chiều khác nhau (kìm hãm hoặc thúc đẩy) đối với hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp. Luận án này chỉ đi sâu phân tích các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN (phần này được trình bày kỹ ở mục 2.2.4 chương 2).

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như ngành nghề kinh doanh, vị trí địa lý của doanh nghiệp, bộ máy quản lý Nhà nước về KH&CN, cơ sở hạ tầng công nghệ quốc gia, xu hướng phát triển thị trường công nghệ, thể chế chính trị và các vấn đề liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế về KH&CN.


2.2. Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

2.2.1. Khái niệm và vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ

2.2.1.1. Khái niệm chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Theo quan niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại; còn chính sách kinh tế-xã hội (chính sách công) là tổng thể các quan điểm, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội lặp đi lặp lại, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước. Một cách đơn giản hơn, chính sách công là việc mà một chính phủ chọn để làm hoặc không làm [14], [33].

Khi nghiên cứu về chính sách đổi mới theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, C.Edquist (1997) và C.Freeman (2008) cho rằng chính sách ĐMCN là một phạm trù của chính sách đổi mới, đó là những can thiệp của Nhà nước tác động tới sự thay đổi công nghệ và các hình thức đổi mới khác, bao gồm chính sách R&D, chính sách công nghệ, chính sách phát triển vùng. Chính sách ĐMCN là những chính sách liên quan tới những can thiệp của Nhà nước nhằm mục đích tác động tới quá trình ĐMCN, đồng thời nó thường liên quan tới các hoạt động R&D công nghệ (OECD, 2005). Qua đó, chính sách thúc đẩy ĐMCN được hiểu là những can thiệp của Nhà nước tới hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo môi trường thuận lợi hoặc/và có thể tài trợ trực tiếp để các doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành các hoạt động ĐMCN trên cơ sở định hướng phù hợp với mục tiêu tổng thể của đất nước.

Từ các nghiên cứu ở trên, Luận án cho rằng “Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để thúc đẩy các doanh nghiệp ĐMCN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển đất nước”.



Các mục tiêu cần đạt


Các công cụ, giải pháp cần

được sử dụng

Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Các quan điểm, nguyên tắc và chuẩn mực


Hình 2.4: Nội dung CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Các yếu tố cơ bản của một chính sách nói chung và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nói riêng thường bao gồm: các yếu tố đầu vào, các hành động, đầu ra, kết quả và tác động của chính sách (Hình 2.5):

- Đầu vào (Inputs): đây là các nguồn lực của chính sách; trong chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN gồm: nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin liên quan tới hoạt động ĐMCN.

- Hoạt động (Activities): là những hành động thực hiện chính sách; đối với chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đó là (i) xây dựng thể chế như ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy QLNN về ĐMCN, (ii) xác định đối tượng doanh nghiệp thụ hưởng và các mức ưu đãi nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN như ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp và (iii) xác định phương thức đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

- Đầu ra (Outputs): là các sản phẩm/dịch vụ được tạo ra bởi chính sách; đối với chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đó là các văn bản quy phạm pháp luật, những ưu đãi (về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp, v.v.), thông tin, những hỗ trợ khác nhằm thúc đầy các doanh nghiệp ĐMCN.

- Kết quả (Outcomes): là những ảnh hưởng/thành tựu của hành động và đầu ra của chính sách. Kết quả của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thể hiện ở việc doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ĐMCN, số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng, v.v.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí