và cắt, thì việc đổi mới công nghệ chưa được triệt để, hầu hết các DN vẫn giác đồ và trải vải thủ công.... Ngoài ra, mức tiêu hao năng lượng của các DN Việt Nam cao hơn 2 lần mức trung bình của thế giới . Khu vực DN FDI là khu vực công nghiệp tiên tiến của Việt Nam, thì mức tiêu hao nguyên liệu cũng bằng 1,2 - 1,5 lần so với các nước trong khu vực.
Phần lớn các DN trong nước đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Các DNNN chủ yếu sử dụng các dây chuyền công nghệ cũ trước đây do các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu cung cấp, còn các DN ngoài quốc doanh nhiều khi lại tận dụng các máy móc mà DN quốc doanh thải ra hoặc mua các dây chuyền cũ của nước ngoài. Sự hạn chế về công ng hệ và kĩ thuật sẽ tạo ra CLSP thấp và không ổn định làm cho các DN khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá.
Trong khi đó, các DN FDI lại có máy móc thiết bị khá hiện đại so với DN trong nước. Do đó, buộc các DN này phải đổi mới, nâng cao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ GTSP, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay mức độ ứng dụng CNTT của các DN Dệt may Việt Nam mới đạt mức trung bình của khu vực, còn phải đầu tư nhiều và nhanh hơn nữa vào các phần mềm quản lý và ERP (quản trị nguồn lực DN).
Theo khảo sát năm 2005 của VITAS, mới có 11% số DN Dệt may Việt Nam trang bị máy tính cho kho hàng, 20% có máy chủ, đặc biệt chưa có DN nào áp dụng ERP và hệ thống quản trị điện tử. Khảo sát năm 2006 cho thấy, một số DN lớn đã bắt đầu triển khai ERP, song còn thận trọng thăm dò ( như ở May Việt Tiến), hay mới triển khai một số modul (May 2 Hải Phòng) hoặc đã mạnh dạn đầu tư nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn (May 10). Để tồn tại và phát triển thì NNL là vấn đề quyết định đối với ngành Dệt may, đồng thời để ứng dụng CNTT hiệu quả thì cần nâng cao nhận thức của lãnh đạo DN, tăng cường đầu tư vào p hần cứng, phần mềm (đặc biệt là phần mềm ERP và quản trị nhân lực ). Các DN Dệt may cũng đã tăng cường trao đổi về lợi ích, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT; trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để phát huy hiệu quả ứng dụng từng công nghệ…
Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ của DN Dệt may được thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 cho thấy, đa số DN lựa chọn hình thức khép kín, ít có sự giao lưu hợp tác với nước ngoài. Phương thức được áp dụng nhiều nhất là mua công nghệ từ nước ngoài và bắt chước thiết kế lại theo mẫu. Hai phương thức này có chung một ưu điểm là tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu.
Bảng 2.1. Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam
Phương thức đầu tư | Tỷ lệ (%) | |
1 | Tự tổ chức nghiên cứu và thiết kế trong nội bộ doanh nghiệp | 32 |
2 | Hợp tác với cơ quan khoa học nước ngoài | 26 |
3 | Hợp tác với cơ quan khoa học trong nước | 5 |
4 | Bắt chước, thiết kế lại theo mẫu | 54 |
5 | Mua công nghệ từ trong nước | 20 |
6 | Mua công nghệ từ nước ngoài | 54 |
7 | Liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước | 20 |
8 | Liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài | 23 |
9 | Thuê tư vấn trong nước | 18 |
10 | Thuê tư vấn nước ngoài | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Đánh Giá Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Tổng Quan Về Đầu Tư Trực Tiếp Nướ C Ngoài Vào Ngành Dệt May
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 11
- Thực Trạng Tác Động Tràn Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Chiều Dọc (Tác Động Tràn Liên Ngành Dệt May Việt Nam)
- Biểu Diễn Kết Quả Hồi Quy Dựa Trên Quy Mô Dn Theo Ba Phương Pháp. Mục Đích Của Hồi Quy Này Là Phân Tích Ảnh Hưởng Của Quy Mô Của Dn Tới Tác
- Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Nguồn: [54]
Thực tế thời gian qua, đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ của các DN Việt Nam còn rất thấp so với thế giới. Đầu tư chung cho R&D, trong đó có đầu tư cho đổi mới công nghệ mới chỉ chiếm 0,4-0,5% GDP (so với 2% ở các nước ). Nguồn đầu tư này chủ yếu do đóng góp của bản thân DN, ở các nước là khoảng 75%, còn ở nước ta mới chỉ đạt 25% - một tỷ lệ quá thấp so với nhu cầu đổi mới để nâng cao năng lực công nghệ của DN. Các hoạt động đổi mới hầu hết cũng chỉ tập trung ở khối DNNN, còn khu vực ngoài Nhà nước hầu như chưa t ham gia hoạt động R&D, đổi mới công nghệ. Trong ba giai đoạn của hấp thụ và phát triển công nghệ là: tiếp thu công nghệ; làm chủ công nghệ và cải tiến, đổi mới công nghệ thì các DN trong nước mới dừng ở giai đoạn đầu là tiếp thu công nghệ nhưng thụ động th ông qua nhập khẩu máy móc thiết bị, mới chỉ tập trung ở việc mua sắm, cải tiến thiết bị phần cứng, tỷ trọng đầu tư cho phần mềm ( như cải tiến quy trình sản xuất, thiết kế
sản phẩm mới) rất thấp, mới đạt chưa đến 20% tổng đầu tư. Cơ cấu đầu tư như vậy dẫn tới giá thành sản phẩm bị đội lên nhiều, khó cạnh tranh do chi phí khấu hao lớn. Như vậy, dù phân tích dưới góc độ nào, đều phần nào phản ánh thực tế ở
Việt Nam là ít thấy biểu hiện về tác động tràn tích cực thông qua kênh CGCN và nếu xuất hiện thì các tác động cũng chỉ ở mức thấp. Theo như kết quả điều tra thì tác động này dễ xảy ra hơn đối với các DN có quy mô vừa và nhỏ.
2.2.1.4. Kênh nghiên cứu và phát triển
Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của ngành Dệt may chính là công đoạn ý tưởng, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm . Đây là kênh truyền dẫn tác động tràn tích cực. Thực hiện hoạt động R&D, các DN FDI có thể tiến hành ở nước chủ nhà. Mức độ R&D trong ngành Dệt may Việt Nam là khá thấp và tác động tràn từ các DN FDI là không đáng kể. Chế độ bằng sáng chế yếu kém là một trong những lý do chính các DN FDI giới hạn hoạt động R&D ở Việt Nam. Hoạt động R&D của ngành Dệt may chủ yếu triển khai ở bên ngoài nước chủ nhà và được đưa vào trong nước thông qua các DN FDI. Với các DN FDI của Mỹ, EU và Nhật Bản thì 93% chi phí cho hoạt động R&D toàn cầu và hầu hết trung tâm R&D của các DN FDI này được đặt tại công ty mẹ.
Đầu tư cho sản phẩm độc đáo, mới lạ, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng cũng
là một hướng đi tạo ra nhiều lợi thế cho DN. 32,77% DN khảo sát coi đây là lợi thế cạnh tranh của mình. Con số này cho thấy các DN Dệt may đã bước đầu chú trọng đến hoạt động R&D sản phẩm, quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng và đã có ý thức trong việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm trên thị trường [53].
Hiện nay, giữa các DN Việt Nam và các DN FDI có một khoảng cách lớn về R&D. DN Việt Nam ít khi giới thiệu một sản phẩm mới trên thị trường dựa trên các công nghệ mới được phát hiện. Để làm được điều đó, DN cần phải có một nguồn lực tài chính mạnh. Hợp tác với DN FDI có thể giúp DN Việt Nam trong quá trình R&D, và như vậy một số tác động tràn tiềm năng trong R&D xuất hiện. Mặt khác, các dự án hợp tác như thế này sẽ mang lại lợi ích cho các DN trong nước kể từ khi các DN FDI đưa các phương tiện tài chính và tại cùng một thời gian giúp đỡ các
DN Việt Nam để đạt được sự tín nhiệm quốc tế. Bảng 2.2 thể hiện tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu, triển khai so với doanh thu của các DN FDI và DN nội địa.
Bảng 2.2: Tỷ lệ chi cho hoạt động R&D so với doanh thu
Đơn vị tính: % doanh thu
Doanh nghiệp FDI | Doanh nghiệp trong nước | |||||
2001 | 2002 | 2003 | 2001 | 2002 | 2003 | |
May mặc - da giày | 3,90 | 2,10 | 1,40 | 2,02 | 2,30 | 1,04 |
Nguồn: [4] )
Chi cho hoạt động R&D ở nhóm ngành D ệt may giữa DN trong nước và DN FDI có sự chênh lệch thấp. Điều này có thể là do sản phẩm dệt may của DN trong nước chịu sức ép cạnh tranh (cả trong và ngoài nước ) cao hơn, vì vậy buộc các DN phải liên tục đổi mới, cải tiến sản phẩm để thích ứng với thị trường.
Công đoạn sản xuất là công đoạn có công nghệ sản xuất thấp, thuộc “ thế hệ công nghiệp” thứ nhất, các nước đi trước chỉ phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, sau đó họ dịch chuyển dần sản xuất sang nước đi sau để tận dụng thế mạnh cạnh tranh dựa vào NNL giá rẻ. Lúc đó, họ chủ yếu tập trung phát triển công
đoạn R&D sản phẩm; tạo mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu đa dạng và cao cấp của thị trường. Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Dệt may, khâu R&D là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, nhưng lại là kh âu yếu nhất và chưa được ngành Dệt may Việt Nam quan tâm đầu tư một cách thích đáng . Bảng 2.3 trình bày chi phí nâng cao năng lực thiết kế ở VINATEX.
Bảng 2.3: Chi phí cho nâng cao năng lực thiết kế ở VINATEX
Đơn vị | 2008 | 2009 | 2010 | Bình quân | |
Chi phí cho tổ chức sự kiện | Tr. VNĐ | 1.403 | 1.870 | 1.919 | 1739,67 |
Chi phí thuê và đào tạo đội ngũ thiết kế | Tr. VNĐ | 650 | 763 | 754 | 722,33 |
Chi phí khác | Tr. VNĐ | 213 | 346 | 328 | 295,67 |
Tổng chi phí cho thiết kế | Tr. VNĐ | 2.293 | 2.979 | 3.001 | 2757,67 |
Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư | % | 0,069 | 0,073 | 0,059 | 0,07 |
Nguồn: [42]
DN nào giỏi trong khâu tính toán giá nguyên phụ liệu, hoặc chủ động chào sản phẩm bằng chính thiết kế của mình thì lợi nhuận thu về sẽ cao hơn [41]. Mặc dù
vậy, hiện nay chỉ có khoảng 30% giá trị xuất khẩu của dệt may Việt Nam là dưới dạng FOB, có nghĩa là có sự tham gia vào khâu R&D còn lại là xuất khẩu dưới hình thức sản xuất gia công cho các DN FDI.
Số DN có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều. Các DN may xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải sản xuất theo mẫu thiết kế của những người đặt hàng nước ngoài, GTGT từ khâu thiết kế thời trang lại thuộc về các hãng may mặc nước ngoài, khiến cho giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam rất hạn chế.
Do khâu thiết kế chưa được ĐTPT một cách nghiêm túc, nên các sản phẩm may mặc của Việt Nam có GTGT còn thấp, việc đó dẫn đến lợi nhuận đem lại chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu của hàng dệt may trong thời gian qua. Mặt khác, các DN may mặc trong nước lại chưa quan tâm và không biết tận dụng thị trường nội địa với nguồn tiêu thụ đông đảo hiện nay. Do vậy, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại thị trường nước ngoài với giá cả hợp lý, chất lượng vừa phải nhưng lại không có vị trí ngay tại thị trường trong nước và khó đứng vững và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường lớn do chưa xây dựng được thương hiệu mạnh và uy tín. Những thành tựu mà ngành thời trang Việt Nam đạt được trong thời gian qua quá ít để có thể làm nên diện mạo cho một thương hiệu chung. Các tên tuổi chỉ mang tính cá nhân nhỏ lẻ như các nhãn hiệu thời trang: Áo dài Sỹ Hoàng, trang phục của Minh Hạnh, Ngô Thái Uyên - NTU, Tiến Lợi, Công Trí, Thiên Toàn Collection, La Hằng - Lamay, Icon, Thu Giang... được coi là những tên tuổi uy tín. Việt Nam đã phần nào khẳng định được một số nhã hiệu nổi tiếng tr ong nước như Foci, Vietthy, Nino Maxx, WOW… Những tên tuổi trên chủ yếu nổi bật trong nước chứ chưa tạo thành thương hiệu trong khu vực và thế giới. Phụ lục 2.13 diễn tả một số thương hiệu may mặc nổi tiếng của Việt Nam.
Mẫu mã thiết kế của sản phẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên NLCT của sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mẫu mã các sản phẩm của DN còn đơn điệu, thiếu sự sáng tạo và tinh tế, đồng thời còn chậm trễ trong việc nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh đó, n gành
thời trang Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn với ngành thời trang thế giới. Khâu tạo mẫu bao gồm thiết kế mẫu vải, tạo dáng sản phẩm c ủa Việt Nam còn yếu kém, đơn điệu và chậm thay đổi, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường.
2.2.1.5. Kênh lưu chuyển lao động giữa các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước và tăng cường đào tạo lao động của doanh nghiệp trong nước
Lao động có kỹ năng chuyển từ DN FDI tới DN trong nước được coi là một
kênh quan trọng tạo ra tác động tràn tích cực. Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc thu hút FDI vào Việt Nam là CGCN tiên tiến và kinh nghiệm quản lý sản xuất từ các DN FDI cho các DN trong nước, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ lao động.
Theo CIEM (2006), tỷ lệ lao động chuyển đi so với tổng số lao động trung bình trong 3 năm (2001-2003) ở ngành Dệt may là 53,4% từ DN FDI và 5,8% từ DN trong nước. Trong số lao động chuyển đi khỏi khu vực DN FDI, khoảng 37% là lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, 32% số DN FDI được hỏi cho rằng lao động đã chuyển đi khỏi chủ yếu chuyển tới các DN FDI khác, 23% cho rằng số lao động này tự mở công ty và 18% trả lời lao động chuyển đi làm cho các DN trong nước [4]. Như vậy, tuy tính linh hoạt về di chuyển lao động khá cao của khu vực DN FDI, nhưng 1/3 số lao động chỉ di chuyển trong nội bộ khu vực DN FDI và rất có thể, phần lớn trong số họ là lao động có kỹ năng. Kết quả này có phần ủng hộ cho nhận định về hiện tượng co cụm về lao động của khu vực FDI hay thấy ở các nước đang phát tr iển.
Về việc di chuyển lao động, chưa có số liệu đầy đủ để phân tích có hệ thống nhưng những thông tin liên quan thu thập được trong mấy năm qua cho thấy là hiệu quả chuyển giao rất yếu vì các lý do sau: Thứ nhất, phần lớn đối tác phía Việt Nam trong các liên doanh FDI là DNNN. Người quản lý, lãnh đạo kinh doanh được gửi tới các liên doanh thường là cán bộ ở DNNN hoặc ở các bộ chủ quản của DNNN liên quan. Trong số này, cũng có nhiều người vốn có tinh thần DN, tinh thần trách nhiệm và ham học hỏi nên đã làm việc hiệu quả trong các liên doanh, tích cực hấp thụ tri thức và kinh nghiệm từ đồng nghiệp nước ngoài. Nhưng một phần khá lớn , họ là những người
hành động như các quan chức và dồn hết quan tâm về những vấn đề khác, thay vì làm cho liên doanh phát triển. Thứ hai, nguyên tắc nhất trí 100% thành viên hội đồng quản trị áp dụng vào việc quyết định các vấn đề kinh doanh trong liên doanh kéo dài quá lâu, cải thiện quá chậm gây ảnh hưởng hoạt động của DN FDI. Vì lý do này, các MNCs ở Việt Nam có khuynh hướng lập DN 100% vốn nước ngoài thay vì liên doanh. Các liên doanh trong quá khứ cũng có khuynh hướng xin chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy, có hiện tượng di chuyển lao động giữa DN FDI và DN trong nước, nhưng ở mức rất thấp. Ngay cả khi chưa tính đến kỹ năng của số lao động di chuyển này, điều đó cũng có nghĩa là khả năng xuất hiện tác động tràn cũng rất thấp theo kênh này.
Tuy nhiên, một số không nhỏ lực lượng lao động tại các DN FDI lại chưa biết nắm bắt cơ hội do khu vực DN FDI tạo ra. Trong thực tế, các DN FDI hầu như chỉ mới khai thác nguồn lao động chi phí thấp chứ chưa thực hiện nhiều việc chuyển giao kỹ thuật - công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội địa. Chính vì các công đoạn cần kỹ thuật cao chưa phải do l ao động Việt Nam đảm nhận đã hạn chế việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua thực tế sản xuất ở các DN FDI của lao động trong nước.
Xu hướng các DN sử dụng lao động nước ngoài đang tăng lên, trong đó gần 50% lao động phổ thông và chỉ có gần 45% có trình độ đại học trở lên. Báo cáo của Nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Tp Hồ Chí Minh (nay là Viện Nghiên cứu phát triển) cho biết, lao động không có chuyên môn kỹ thuật tại Tp Hồ Chí Minh năm 2010 chiếm tỷ lệ khoảng 65,6%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật kể cả công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng và đại học chỉ khoảng 34,4%.
Một lực lượng lao động có kỹ năng chuyển từ khu vực FDI sang DN trong nước cũng đang được xem là một kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ mới. Tuy nhiên, trên thực tế, người lao động chuyển chỗ làm việc chủ yếu từ các DN FDI khác. Số lao động này tự mở DN riêng hoặc chuyển đi làm cho các DN trong nước. Cần thay đổi quan niệm đào tạo phải làm gì để có thể tiếp nhận và tiếp thu công
nghệ từ khu vực DN FDI.
Thông qua hoạt động FDI, người lao động đã được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến; được rèn luyện tác phong công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới, thu nhập ngày càng tăng…
Nhìn chung, hoạt động của DN FDI đã góp phần tạo ra đội ngũ lao động, cán bộ có tay nghề, năng lực, trình độ chuyên môn cao. Ngoại trừ một số ít lao động bỏ việc do mâu thuẫn với giới chủ, một số bị thải loại do không đáp ứng yêu cầu về tay nghề và trình độ, số lao động làm việc tại các DN FDI đều được bồi dưỡng trở thành đội ngũ lao động có năng lực, tay nghề, có thêm nhiều chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực kinh tế. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh có trình độ và kinh nghiệm ngày càng nhiều. Hiện nay, có khoảng 6.000 cán bộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các DN FDI. Họ chủ yếu là những kỹ sư trẻ, có trình độ, có thể cùng các chuyên gia nước ngoài quản lý DN, tổ chức SXKD có hiệu quả và đủ khả năng để tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại, thậm chí cả bí quyết.
2.2.1.6. Kênh lan tỏa kỹ năng quản lý tiên tiến
Kỹ thuật tiếp thị không đầy đủ và thiếu thông tin đã tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của các DN Dệt may trong nước. Việc thiếu các kỹ năng tiếp thị đã buộc các DN Việt Nam sản xuất cho thị trường trong nước thay vì mở rộng vào thị trường toàn cầu. Vì vậy, có thể lập luận rằng, tác động tràn về kỹ thuật tiếp thị đặc biệt quan trọng đối với các DN muốn mở rộng ra thị trường quốc tế.
Tác động tràn trong khu vực quản lý công nghiệp là tương đối lớn trong ngành Dệt may Việt Nam. Trong tất cả các cuộc phỏng vấn với cả hai DN FDI và DN trong nước, các DN nhấn mạnh lợi thế của kỹ năng quản lý công nghiệp của các DN FDI. Ngành Dệt may phụ thuộc nhiều vào tiếp thị và mạng lưới phân phối. Tiếp thị và hiệu suất quảng cáo mạnh mẽ ảnh hưởng đến kết quả của các DN Dệt may. Các MNCs ở Việt Nam đã phát triển rất tốt các kỹ thuật tiếp thị và đã có thể để chiếm lĩnh thị trường do các hoạt động tiếp thị rầm rộ của họ. DN FDI đã đóng góp rất nhiều cho ngành công nghiệp trong nước về quản lý, tổ chức và thực hành tiếp thị. Các MNCs đã mang lại các kỹ thuật sản xuất mới nhất và thực hành tiếp thị vào ngành Dệt may. Bằng