Tổng Quan Các Cơ Chế, Chính Sách Hiện Hành Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đầu Tư Đổi Mới Công Nghệ Hướng Thân Thiện Với Môi Trường

vừa là thời cơ về mở rộng thị trường, vừa là thách thức đối với chất lượng và

giá thành sản phẩm của hàng hoá Việt Nam. Nhờ có quá trình tă ng trưởng kinh tế toàn cầu trong những nă m qua mứ c thu nhậ p của người dân được cải

thiện, tạo nên ngày càng nhiều người thuộc tầng lớp “trung lưu” trên phạm vi toàn thế giới . Nó cũng tạo ra làn song tiêu dùng mới cho khách hàng vốn

đươc

coi là “thượng đế” trong việc lưa

chon

các sả n phẩm trên thi ̣trường tuỳ

vào chất lượng và giá cả.


Trước sức ép của cạnh tranh hội nhập, tham gia AFTA và gia nhập WTO, Việt Nam cần có một chiến lược tốt bao gồm cả về nâng cấp đổi mới thiết bị, công nghệ, nỗ lực cả về năng suất và chất lượng. Chỉ có chiến lược như vậy mới đảm bảo được hàng hoá sản xuất ra đạt chất lượng cao, hình thức đẹp, giá thành rẻ để đáp ứng và cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thông thường các doanh nghiệp chỉ muốn đổi mới công nghệ khi nhân thấy cơ hội gia tăng lợi nhuận từ thị trường hoặc sức ép cạnh tranh do duy trì lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp. Vai trò của Nhà nước điều tiết thị trường có tầm quan trọng đặc biệt vì có thể khắc phục những yếu kém về trình độ công nghệ của các DNNVV bằng việc mở ra những cơ hội thị trường cho những sản phẩm từ các công nghệ, thiết bị, dây truyền sản xuất được cải tiến.

Các doanh nghiệp đã cho rằng nếu không đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm thì khó có thể đầu tư đổi mới công nghê, mở rộng sản xuất, nhưng có thể tìm kiếm thị trường khác hoặc loại sản phẩm khác, sự thay đổi hoàn toàn với chiều hướng kinh doanh.

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 8

Các doanh nghiệp cũng cho rằng yếu tố cạnh tranh của thị trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm mới được hình thành từ quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp có thể không thể tồn tại được trên thị trường thông thường do tính cạnh tranh của sản phẩm đó kém. Tính cạnh tranh của sản phẩm mua bán, kênh phân phối của các sản phẩm có chung hoặc gần mục

đích sử dụng. Sự chưa tồn tại thị trường các sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường sẽ càng làm việc cạnh tranh trở nên khó khăn hơn, hay độ rủi ro của dự án đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường cũng trở nên cao hơn. Không những thế, nếu doanh nghiệp phải vay vốn cho dự án từ hình thức vay thương mại thông thường, không thông qua quỹ hoặc chính sách vay ưu đãi cho các dự án ưu tiên rò ràng, thì ngân hàng cũng không thể quyết định rằng dự án như vậy là khả năng thi và ký duyệt cho vay.

Nhà nước có thể có nhiều phương pháp tạo lập thị trường cho các sản phẩm từ những công nghệ thân môi trường. Trợ giá ban đầu là hình thức thường xuyên được áp dụng ở các nước. Việc trợ giá tạo điều để các sản phẩm công nghệ thân môi trường có giá không cao hơn trước và có thể chấp nhận được nhằm chiếm lĩnh một thị phần nào đó. Sau khi đã tạo được thói quen cả trong tiêu thụ và những người sản xuất, hay vì một lý do nào khác, những trợ giá này có thể sẽ không tồn tại.

Một công trình của Ngân hàng thế giới cho thấy, các hình thức trợ giá được áp dụng, như trợ giá khí propan, cung cấp thiết bị đốt sử dụng khí propan miễn phí, tư vấn kỹ thuật miễn phí, để các chủ lò gạch ở Juarez, Mexico thay đổi phương thức nung gạch đã làm giảm ô nhiễm đáng kể. Sau khi trợ giá khí propan không còn, đã làm tăng ô nhiễm so với mức đã giảm được nhưng vẫn thấp hơn mức chưa được trợ giá do nhiều chủ lò gạch đã nhận thức được tác hại của sự ô nhiễm và đã không quay trở lại dùng nhiên liệu trước kia. Khi không có trợ giá hay những biện pháp kinh tế khác, sự tồn tại riêng biệt của của các biện pháp giáo dục, truyền thông về các sản phẩm xanh sẽ có thể trở nên không thực sự hiệu quả như dự định.

Khi Nhà nước không có những biện pháp hỗ trợ thị trường ngay từ ban đầu cho các sản phẩm thân với môi trường thì cũng rất có thể những trợ giá hay ưu đãi đầu tư của Chính phủ đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân môi trường đó có thể bị thất bại hoặc không hiệu quả và những tác động xã hội khác.

Một số kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng, kết hợp các biện pháp giữa xây dựng hệ thống thông tin đại chúng về các doanh nghiệp sản xuất đnag gây ô nhiễm và đánh giá, thanh tra ô nhiễm tại các doanh nghiệp đó, thành quả môi trường đã thay đổi theo chiều hướng tốt lên do sự e ngại của người tiêu dùng tẩy chay hàng hoá được sản xuất từ những công nghệ ô nhiễm. Do đó các doanh nghiệp đã có chiều hướng đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường tích cực hơn. Tuy rằng sự đổi mới này mới chỉ nhận thấy dưới hình thức các doanh nghiệp đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm, chủ yếu là các thiết bị xử lý cuối đường ống nhưng nó phản ánh những tính toán chi phí lợi ích cho tương lai của doanh nghiệp.

2.2.2.6. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường


Những mối quan tâm đến môi trường, áp lực của xã hội và luật pháp đang làm thay đổi cách mọi người làm kinh doanh trên toàn thế giới, khách hàng, người tiêu dùng, nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi những sản phẩm thân thiện với môi trường và những dịch vụ được cung cấp bởi những công ty có trách nhiệm xã hội. Ngày càng quan trọng đối với các tổ chức là không chỉ chứng minh triết lý công ty mà còn cả chiến lược đầu tư và sự điều hành này theo cách bền vững môi trường. ISO 14001 là tiêu chuẩn được công nhận quốc tế dành cho Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Nó cung cấp các hướng dẫn cách thực hiện quản lý hiệu quả hơn những khía cạnh về môi trường trong các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của công ty, xem xét đến việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và nhu cầu kinh tế xã hội. Chứng minh cam kết đối với môi trường và sự phát triển bền vững sẽ tác động tích cực đến thành công của công ty và đem lại các lợi ích sau:

- Cải thiện hình ảnh công ty cũng như các mối quan hệ đối với khách hàng, chính quyền và cộng đồng địa phương.

- Việc sử dụng tốt hơn nguồn nước và năng lượng, lựa chọn kỹ càng nguồn nguyên liệu và tái chế chất thải có kiểm soát giúp tiết kiệm chi phí và tăng sức cạnh tranh.

- Giảm bớt gánh nặng tài chính nhờ vào chiến lược quản lý phản ứng kịp thời như là hành động khắc phục, loại trừ việc nộp phạt cho những vi phạm pháp luật.

- Bảo đảm phù hợp những quy định về môi trường và giảm thiểu nguy cơ về các khoản phạt và kiện tụng.

- Cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tinh thần của người lao động và sự gắn bó với giá trị công ty.

- Mở ra những cơ hội kinh doanh khi thị trường đang coi trọng những quy trình sản xuất sạch.

- Những khách hàng có nhận thức đối với môi trường sẽ ưa thích kinh doanh với những doanh nghiệp có thể chứng minh cam kết bảo vệ môi trường.

Tại Việt Nam, việc giới thiệu ISO 14001 được thực hiện chậm hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan, Singapo hoặc Malaysia. Cho tới năm 1998, tiêu chuẩn này vẫn chưa được chấp nhận và dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, sau khi được chấp nhận thành tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN ISO 14001:1998), ISO 14001 đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp. Sự phổ biến này có thể được lý giải bởi hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, sự vận động hướng tới mở cửa thị trường có nghĩa là các tổ chức của Việt Nam sẽ làm ăn với khách hàng hoặc đối tác nước ngoài (ví dụ như trong lĩnh vực xuất khẩu) và đối tác đến từ nước ngoài (ví dụ nhà cung cấp cho các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài). Trong những trường hợp này, các tổ chức của Việt Nam buộc phải có Hệ thống quản lý môi trường được cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001 như là điều kiện tiên quyết cho việc ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận. Đối với các tổ chức của Việt Nam trong tình huống này, việc ứng dụng ISO 14001 ban đầu không bắt nguồn từ nhu cầu bên trong nhưng dần dần nó thâm nhập vào hoạt động hàng ngày và đem đến lợi ích chứ không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc đối tác.

Thứ hai, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tìm ra được các biện

pháp ở các mức độ khác nhau nhằm xúc tiến việc ứng dụng ISO 14001, từ các biện pháp khuyến khích cho tới việc quy định bắt buộc, ở khía cạnh khuyến khích, những chương trình ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã hỗ trợ tài chính cho các dự án ISO 14001 được lựa chọn. Ở khía cạnh còn lại, những biện pháp bao gồm yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức ở một số ngành cụ thể phải ứng dụng ISO 14001. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa nhận thức hết tác động của ISO 14001 lên hoạt động kinh doanh như thế nào, đặc biệt đối với những hoạt động chủ chốt. Thông tin về việc xúc tiến ứng dụng ISO 14001 chủ yếu chỉ tập trung vào nhu cầu cần có chứng chỉ ISO 14001 để tránh mất những vụ làm ăn đòi hỏi phải có hệ thống quản lý môi trường đã được cấp chứng chỉ hơn là nhấn mạnh vào lợi ích của việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào việc nâng cao hoạt động chủ chốt của doanh nghiệp. Khảo sát của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa về chứng chỉ ISO 14001 cho thấy chứng chỉ đầu tiên đã được cấp cho một tổ chức tại Việt Nam năm 1998. Từ năm 1999 đến năm 2002, số chứng chỉ đầu tiên đã được cấp tăng rất ít. Nhưng đến tháng 12 năm 2003, con số này lại tăng đáng kể từ 33 đến 56 chứng chỉ. Theo khảo sát này thì vào tháng 12 năm 2003, Việt Nam đang ở vị trí thứ 6 trong số 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhận được chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một cuộc khảo sát chính thức nào về những tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 14001. Vì thế, Việt Nam cũng không có dữ liệu chính thức nào về những tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 14001 trong thời điểm hiện tại và sự phân bố chứng chỉ theo ngành và theo khu vực địa lý. Tuy nhiên, dường như ở khu vực phía Nam nơi có tốc độ tăng trưởng và mức đầu tư cao hơn, số chứng chỉ được cấp cũng nhiều hơn. Hầu hết những tổ chức được cấp chứng chỉ là các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài hoặc trong ngành xuất khẩu.

Đối với việc ứng dụng ISO 14001 ở cảng biển và những ngành hoạt động trong khu vực cảng biển, hiện tại chưa có cảng hay tổ chức liên quan đến ngành hàng hải được cấp chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên, thực trạng này cũng không làm giảm bớt tiềm năng của việc ứng dụng tiêu chuẩn trong

những lĩnh vực này vì các cảng và ngành hoạt động trong khu vực cảng biển rất dễ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cả trong điều kiện hoạt động bình thường và không bình thường. Tiềm năng này được chứng tỏ trong danh sách cảng biển của Mỹ được cấp chứng chỉ ISO 14001 (Hiệp hội các cơ quan chức năng về cảng biển Mỹ). Hơn nữa, những hoạt động này hiện tại đang được kiểm soát thông qua một loạt những quy tắc và điều lệ của các cơ quan chức năng, bao gồm cả Tiêu chuẩn TCVN 5943-11995 của Việt Nam về chất lượng nước vùng bờ biển.

Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã công bố Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường cho tới năm 2010 với tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu nhằm xúc tiến việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường. Văn bản này đã đề ra mục tiêu phải có 50% doanh nghiệp được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương vào năm 2010 và 80% doanh nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương vào năm 2020 (Quyết định 256/2003/QĐ-TTG, 2003).

2.2.2.7.Nhãn mác sinh thái


Sự ra đời của nhãn sinh thái, trước hết, giữ một vị trí quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình thống nhất quy tắc chung về kỹ thuật trên phạm vi quốc tế, khắc phục được rào cản kỹ thuật mà các nước phát triển đang lạm dụng để bảo hộ thị trường nội địa, từ đó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tự do hóa thương mại quốc tế, làm cho mậu dịch nội địa cũng như quốc tế ngày càng phát triển.

Thứ nhất, nhãn sinh thái có vị trí quan trọng trong việc phân loại sản phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp cho công tác kho bãi, vận chuyển hàng hóa nội địa và ngoại thương dễ dàng, nhanh chóng hơn, từ đó thúc đầy quá trình lưu thông, thương mại ngày càng phát triển. Nhãn sinh thái cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cần phải được dán nhãn khi tiến hành phân tích vòng đời sản phẩm. Những yêu cầu này có thể phản ánh những ưu tiên vốn có của nước nhập khẩu nhưng lại không phù hợp với

các nước sản xuất. Khi mức sống của con người ngày càng được cải thiện, nhận thức về những tác động của môi trường đến hoạt động kinh tế, đến đời sống của con người cũng nâng lên rò rệt. Do đó, xu hướng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường trở thành một xu thế tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hàng rào bảo hộ thuế quan dần được gỡ bỏ, do đó xuất hiện xu hướng sử dụng các hàng rào “xanh” để bảo hộ thị trường trong nước. Nhãn hiệu sinh thái đang dần trở thành một công cụ hợp lý để thực hiện mục tiêu bảo hộ thị trường, hơn thế nữa, đây lại là một công cụ khá hiệu quả vì phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của xã hội – xu thế sản xuất và tiêu dùng bền vững. Như vậy, nhãn sinh thái chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Nó có thể trở thành một hàng rào “xanh” hữu hiệu, đồng thời là một công cụ chiếm lĩnh thị trường rất hiệu quả khi vượt qua được rào cản “xanh” này. Các nước nhập khẩu có thể sử dụng công cụ này để bảo hộ thị trường trong nước, còn các nước xuất khẩu cố gắng tận dụng công cụ này để thúc đầy hoạt động xuất khẩu, nâng cao vai trò và vị thế cạnh tranh của mình.

Thứ hai, nhãn sinh thái có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin trung thực liên quan đến việc làm giảm thiểu những tác động xấu của hàng hóa đến môi trường, dịch vụ giữa người sản xuất với người tiêu dùng tạo nên sự ổn định về cung, cầu và giá cả, giúp cho hoạt động thương mại ổn định vững chắc và lâu dài. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, điều đó đặt ra yêu cầu về một nền sản xuất bền vững, trong sạch. Các nhà sản xuất muốn ổn định được sản lượng sản xuất cũng như doanh số bán ra, cần phải chứng minh cho người tiêu dùng biết rằng sản phẩm của mình không gây ô nhiễm môi trường. một trong những phương tiện thực hiện điều đó là “nhãn sinh thái”.

Thứ ba, nhãn sinh thái còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đầy các hoạt động hợp tác quốc tế, trước hết là hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái quốc tế, tiếp sau là hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất, giao

nhận, kinh doanh,… Đây là điều kiện, động lực để các quốc gia hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư quốc tế. Chẳng hạn, để thâm nhập vào một thị trường có yêu cầu cao về khía cạnh môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu, các doanh nghiệp phải có công nghệ sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn của các chương trình cấp nhãn sinh thái. Những doanh nghiệp thuộc các nước phát triển đang cố gắng có được nhãn sinh thái cho những sản phẩm của họ. Vì vậy, đôi khi họ phải mua công nghệ từ những công ty đã sử dụng những nhãn hiệu này rồi. Những loại tiêu chuẩn chung được đưa ra đối với sản phẩm có tính cạnh tranh của các nước phát triển đã mở ra một thị trường trao đổi quốc tế các công nghệ thân thiện với môi trường.

Thứ tư, nhãn sinh thái góp phần nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu tại những nơi có nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do hóa thương mại. Thông qua nhãn sinh thái, nhiều doanh nghiệp có thể thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường của các nước nhập khẩu, đặc biệt là những thị trường khó tính, luôn có yêu cầu cao về khía cạnh thân thiện với môi trường đối với các sản phẩm.

2.3.Tổng quan các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

2.3.1.Những kết quả đã đạt được:

Trong thời gian qua Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách góp phần làm thay đổi chính sách ứng xử của doanh nghiệp, nhận thức rò hơn trách nhiệm của mình đối với hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích họ nhận thức trách nhiệm của mình tới việc bỏ vốn cho hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường.

Một số công cụ chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đã dần phát huy tác dụng giúp cho các doanh nghiệp - những đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường - những chuyển biến ban đầu về nhận thức và thực hiện công tác bảo

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí