Môi Trường Kinh Doanh Của Hà Nội Qua Các Chỉ Số Thành Phần

Biểu 11: Chỉ số về chi phí không chính thức của Hà Nội năm 2007


Nguồn Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007 Điểm cho chỉ 1

(Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007)


Điểm cho chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức” của Thành phố Hà Nội vẫn ở mức rất thấp, năm 2006 chỉ đạt 5,21/10 điểm và sang năm 2007 cũng không cải thiện được nhiều (5,36 điểm).

Trong thời gian nghiên cứu, phản ứng của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội được hỏi như sau:

Có 40% doanh nghiệp thừa nhận đã phải chi tiền mặt trước để "bôi trơn" thì công việc mới được giải quyết.

Có 60% doanh nghiệp phải sử dụng mối quan hệ của gia đình, bạn bè... để giải quyết những khúc mắc trong công việc

Có 70% doanh nghiệp xác định có thương lượng và thỏa thuận ăn chia với cán bộ thuế để giảm bớt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Có 80% doanh nghiệp phải chi phí những khoản tiền không chính thức để giải quyết công việc.

Chỉ số 6 - Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội hầu như không được cải thiện và bị xếp ở nhóm kém nhất. Hơn thế nữa, mặc dù Chỉ số 8 - Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân luôn được duy trì ở mức khá (phần màu da cam gần với phần màu xanh) nhưng vẫn chưa thực sự thỏa đáng. Cụ thể là gần một nửa doanh nghiệp dân doanh Hà Nội vẫn cho rằng họ chưa

được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước và cho rằng ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước là cản trở đối với công việc kinh doanh của họ.

2.2. Môi trường kinh doanh của Hà Nội qua các chỉ số thành phần

Đánh giá dựa trên các chỉ số thu được từ kết quả PCI, môi trường kinh doanh của Hà Nội được phác họa chân thực và rõ nét.

a. Khả năng tiếp cận đất đai bị hạn chế

Đất đai là vấn đề thuộc về điều kiện tự nhiên. Nhưng khả năng các doanh nghiệp sử dụng và khai thác quỹ đất của thành phố đến đâu thì lại phụ thuộc vào sự quản lý của chính quyền Hà Nội.

Bảng 4: Chỉ số về khả năng tiếp cận đất đai Hà Nội năm 2007



Chỉ tiêu

Giá trị

Nhỏ nhất

Trung vị

Lớn nhất

A. Tỷ lệ % doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay đang trong thời gian chờ nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


56,76


51,35


75,57


92,45

B. Tỷ lệ % doanh nghiệp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải thuê lại đất từ các DNNN


36,21


0,00


12,50


50,00

C. Tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết sự khó khăn về đất đai và mặt bằng cản trở việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp


65,83


47,06


64,77


81,16

D. Tỷ lệ % doanh nghiệp hài lòng với chất lượng thực hiện chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Hà Nội


43,53


23,53


56,83


81,25

E. Tỷ lệ % diện tích đất có GCNQSD đất

53,80

13,28

63,13

97,46

F. Tỷ lệ % doanh nghiệp cho rằng số tiền bồi thường trong trường hợp đất bị thu hồi là thỏa đáng


26,92


22,22


40,77


57,14

G. Tỷ lệ % doanh nghiệp cho rằng cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê là công bằng


23,29


17,65


40,00


60,71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

(Nguồn: VNCI)

Chỉ số về khả năng tiếp cận đất đai Hà Nội năm 2007


Nguồn VNCI Thông qua cuộc khảo sát lấy ý kiến doanh nghiệp của GTZ năm 2007 2

(Nguồn: VNCI)


Thông qua cuộc khảo sát lấy ý kiến doanh nghiệp của GTZ năm 2007, quá trình tìm mặt bằng sản xuất là phức tạp nhất trong quá trình chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Vấn đề này luôn cản trở những doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp tư nhân được quyền tiếp cận đất phục vụ sản xuất, kinh doanh theo ba cách là: vào khu công nghiệp, thuê lại đất từ các trung tâm phát triển quỹ đất, hoặc thuê lại đất trên cơ sở tự thoả thuận. Tuy nhiên đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân, cả ba cách này đều rất khó tiếp cận. Mặc dù nhu cầu cần đất để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh là rất lớn nhưng nguồn cung lại thiếu hụt trầm trọng. Quỹ đất hiện đều thuộc doanh nghiệp nhà nước vốn không có động lực hay hành lang pháp lý để bán hoặc cho khu vực tư nhân thuê lại một cách hợp pháp. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Hà Nội không thể nhanh chóng mở thêm diện tích đất mới bằng cách quy hoạch lại đất nông nghiệp vì luôn có vướng mắc trong việc đền bù giải toả. Để được phép sử dụng một miếng đất mới quy hoạch lại, các

doanh nghiệp phải tiến hành những thủ tục phức tạp và kéo dài... Để được giao đất, cho thuê đất, chính quyền thành phố Hà Nội thường yêu cầu doanh nghiệp phải cam kết sử dụng ít nhất 10 lao động địa phương trên mỗi héc-ta đất nông nghiệp chuyển đổi...18 và phải trải qua nhiều thủ tục.

b. Chi phí không chính thức là vấn đề khó giải quyết


Chi phí không chính thức là vấn đề rất nhạy cảm và khó đo lường. Vì vậy mọi chỉ tiêu đều được xem xét và đánh giá rất kỹ.

Bảng 5: Chi phí không chính thức của Hà Nội năm 2007



Chỉ tiêu

Giá trị

Nhỏ nhất

Trung vị

Lớn nhất


A. Tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết chi phí bổ sung là trở ngại đối với hoạt động kinh doanh của họ


14,29


13,95


26,03


43,40

B. Tỷ lệ % doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp trong cùng ngành của họ cũng đều phải trả thêm khoản chi phí bổ sung không chính thức


81,13


40,00


68,25


82,72

C. Tỷ lệ % doanh nghiệp phải bỏ ra tới hơn 10% doanh thu của mình để chi trả các chi phí phát sinh

thêm


16,67


1,39


11,54


26,19

D. Tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi


79,41


17,44


38,21


79,41

E. Tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết công việc được giải quyết sau khi đã chi trả chi phí không chính

thức


59,80


29,03


48,28


59,80

(Nguồn: VNCI)



18 http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=82&ItemID=19152

Chi phí không chính thức của Hà Nội năm 2007


Nguồn VNCI Không chỉ cao hơn điểm trung vị của cả nước Hà Nội còn đạt 3

(Nguồn: VNCI)


Không chỉ cao hơn điểm trung vị của cả nước, Hà Nội còn đạt đến mức cao nhất (max) ở các chỉ tiêu B, D và E. Cụ thể là:

Có 81,13 % doanh nghiệp Hà Nội cho rằng các doanh nghiệp trong cùng ngành của họ cũng đều phải trả thêm khoản chi phí bổ sung không chính thức.

Có 79,41 % doanh nghiệp cho biết cán bộ sử dụng các quy định riêng của Hà Nội với mục đích trục lợi.

Có 59,80 % doanh nghiệp cho biết công việc được giải quyết sau khi đã chi trả chi phí không chính thức.

Chi phí không chính thức cao làm cho quan hệ thị trường bị méo mó, tính cạnh tranh không rõ ràng, giảm tính minh bạch. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ thực thi công vụ của công chức còn thấp, thời gian xử lý công việc kéo dài, không nhất quán. Hơn nữa, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà và các văn bản pháp luật thiếu tính đồng bộ.

c. Khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp còn khó khăn

Không giống như các thành phố lớn khác, ở Hà Nội, việc doanh nghiệp gia nhập thị trường gặp phải rất nhiều rào cản về thời gian. Doanh nghiệp

không những phải đi lại nhiều mà còn thường xuyên nằm trong trong trạng thái chờ đợi các cơ quan xử lý giấy tờ.

Bảng 6: Chỉ số gia nhập thị trường của Hà Nội


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Tỷ lệ % DN mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh

33,33

25,81

27,21

Tỷ lệ % DN mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh

5,9

5,78

6,78

Tỷ lệ % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết



12,4


11,1

(Nguồn: Báo cáo VNCI - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2005, 2006, 2007)


Thành phố Hà Nội không có sự cải thiện nhiều trong việc khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vẫn còn gần 7 % doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để bắt đầu công việc kinh doanh. Đây thực sự là một con số quá lớn, vì trong vòng 3 tháng, doanh nghiệp không chỉ mất rất nhiều chi phí vô hình và hữu hình mà còn mất đi những cơ hội kinh doanh thu lợi nhuận.

Cải cách thủ tục, quy trình đăng ký kinh doanh và quản lý đăng ký kinh doanh luôn phải đi liền với nhau. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng, để quản lý sâu sát khối doanh nghiệp dân doanh, chính quyền Hà Nội có thể áp dụng nhiều quy chế chính sách giấy tờ, làm ảnh hưởng đến hoạt động chính đáng của doanh nghiệp. Hà Nội đã thực hiện chính sách một cửa nhưng chưa thực sự hiệu quả. Cán bộ làm việc tại các bộ phận một cửa thường có nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, không có khả năng tư vấn cho doanh nghiệp về những vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ áp dụng cứng nhắc các quy định pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện quá nhiều khâu và thủ tục không cần thiết.19

Việc đơn giản hoá các bước gia nhập thị trường, làm thông thoáng thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích cho cả Hà Nội lẫn cộng


19 Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc, Công ty Tư vấn Bizconsult

đồng doanh nghiệp. Khi có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, thu ngân sách của Hà Nội sẽ cao hơn, đồng thời giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập của người dân.

d. Tồn tại sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Các doanh nghiệp Nhà nước không những được hưởng những ưu đãi về các nguốn lực như đất đai, tín dụng mà còn được chính quyền thành phố Hà Nội ưu tiên, giành cho nhiều ưu đãi khác. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân lại gặp phải rất nhiều phiền phức và vấp phải vô vàn những khó khăn. Sự phân biệt đối xử này là không công bằng đối với doanh nghiệp tư nhân.

Bảng 7: Sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân


Chỉ tiêu


2005


2006


2007

Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước là cản trở công việc kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

(% câu trả lời đồng ý)


59,4


44,35


42,16

Thái độ của chính quyền Hà Nội đối với doanh nghiệp tư nhân (% câu trả lời là tích cực)


47,83


48,28


44,97

Thái độ đối với DNTN đang được cải thiện trong vòng hai năm qua


71,34


68,34


63,41

Ưu đãi doanh nghiệp cổ phần hóa là cản trở công việc kinh doanh của doanh nghiệp (% câu trả lời đồng ý)


31,87


29,45


29,68

(Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007)


Thái độ của chính quyền Hà Nội đối với doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là tích cực nhưng không có nhiều cải thiện đáng kể trong những năm qua. Gần 50% doanh nghiệp tư nhân Hà Nội được hỏi đánh giá chính quyền có tạo điều kiện cho họ, nhưng cũng có đến hơn 42% cho rằng ưu đãi đối với

doanh nghiệp nhà nước là cản trở công việc kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, vẫn còn tồn tại những yếu tố làm môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước thường được chọn chỉ định thầu trong nhiều dự án lớn của thành phố và được thường xuyên tư vấn, định hướng, cung cấp thông tin cho đầu tư phát triển, hỗ trợ cho nghiên cứu triển khai, đổi mới công nghệ... Còn các doanh nghiệp tư nhân ít được hưởng, thậm chí không được hưởng những ưu đãi đó. Doanh nghiệp nhà nước có mặt bằng sản xuất – kinh doanh rộng rãi, thậm chí có thừa đất đai, nhà xưởng để cho thuê. Trong khi đó, mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp tư nhân thường chật hẹp và việc xin cấp đất mới là rất khó khăn.

Hơn thế nữa, bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng không được hưởng thoả đáng các dịch vụ do chính quyền Hà Nội cung cấp. Điều này được thể hiện như sau:

Bảng 8: Chính quyền Thành phố Hà Nội cung cấp dịnh vụ cho doanh nghiệp tư nhân


Dịch vụ cho doanh nghiệp tư nhân


2005


2006


2007

Thông tin thị trường


21,99


49,72


44,19

Tìm kiếm đối tác kinh doanh

13,36

48,05

31,52

Xúc tiến xuất khẩu và Tổ chức hội chợ thương mại


50,68

56,22

Xây dựng khu công nghiệp và cụm doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ



45,8


50,84

Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và các vấn đề liên quan


41,73

43,88

(Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007)


Ngoài hoạt động xúc tiến xuất khẩu và tổ chức Hội chợ thương mại đạt 56,22/100 điểm, các dịch vụ khác mà chính quyền thành phố Hà Nội cung cấp cho doanh nghiệp tư nhân đều ở dưới mức trung bình. Những hỗ trợ để tìm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022