Tóm lại, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận gồm ba nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất là loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu tới sự tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù những điều kiện này là các nhân tố căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng rất khó hoặc thậm chí không thể bị tác động trong ngắn hạn. Chính thực tiễn điều hành kinh tế tốt có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nó góp phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, giải thích tại sao các tỉnh đạt kết quả phát triển kinh tế tương đồng mặc dù điều kiện truyền thống ban đầu của mỗi tỉnh này rất khác nhau. Tập trung vận dụng các thực tiễn điều hành tốt sẽ góp phần cải thiện sự phát triển kinh tế mà không nhất thiết phải đòi hỏi ngay một sự thay đổi to lớn nào về mặt kết cấu hạ tầng hay con người ở vùng đó.
Thứ hai là chuẩn hóa chỉ số quanh các thực tiễn tốt đã có ở các địa phương.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hướng chính quyền địa phương vào cải thiện cách điều hành, không nhất thiết phải dựa vào một mô hình chuẩn mực lý tưởng nhất định mà có thể căn cứ ngay vào những thực tiễn tốt, sẵn có ở các tỉnh bạn và ngay trong cùng một hệ thống chính trị. Vì vậy, về lý thuyết, bất cứ tỉnh nào cũng có thể đạt tới điểm tuyệt đối bằng cách áp dụng thực tiễn tốt sẵn có của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là tỉnh này không thể biện hộ cho sự điều hành yếu kém của mình trong khi bất kỳ một tỉnh nào khác cũng có thể tự cải thiện để tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn.
Thứ ba là so sánh thực tiễn điều hành kinh tế với thực tế phát triển kinh tế. PCI cung cấp các đánh giá ban đầu về tầm quan trọng của thực tiễn điều hành đối với sức thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một minh chứng cụ thể về mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp, và đặc biệt quan trọng là với sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Các chính sách và thực tiễn điều hành kinh
tế tốt không chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp mà còn làm lợi cho xã hội, khu vực kinh tế tư nhân năng động sẽ tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.
CHƯƠNG II
CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HÀ NỘI
I. TỔNG QUAN KINH TẾ HÀ NỘI
1. Tốc độ phát triển của Hà Nội
Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội luôn đạt từ 11-12 %/năm. Mức sống của người dân Thủ đô dần được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người Hà Nội năm 2008 ước đạt 2000 USD. Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (hiện còn dưới 1%). Tỷ lệ thất nghiệp đô thị : 6%, tỷ lệ lao động qua đào tạo : 60%, tỷ lệ phổ cập phổ thông trung học và tương đương là gần 90 %.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm là 16-17%. Trong 5 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2007. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội có sự tăng trưởng cao là: máy in phun 461 triệu USD, tăng 40,6% và hàng nông sản 371 triệu USD, tăng 12,1%. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt trên 8,1 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ 2007 . Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư, nguyên liệu sản xuất như máy móc, thiết bị phụ tùng trên 2,2 tỷ USD, vật tư nguyên liệu 1,9 tỷ USD, hàng tiêu dùng 1,1 tỷ USD và xăng dầu 2,8 tỷ USD.
Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi nhanh chóng. Đầu tư cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị tăng lên, các tuyến đường, nút giao thông quan trọng được mở rộng, dự án xây mới các cầu qua sông Hồng và đầu tư các tuyến đường sắt đô thị đang được tích cực triển khai.
Về cơ cấu kinh tế, thành phố Hà Nội tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Đồng thời, Hà Nội cũng tiến hành phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm công nghệ cao, có lợi thế.
Biểu 8: Cơ cấu kinh tế Hà Nội dự đoán năm 2008
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
Bên cạnh đó, thành phố cũng nâng cao chất lượng và phát triển thêm các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng và y tế.
1.2. Môi trường kinh doanh của Hà Nội
Môi trường kinh doanh của Hà Nội luôn có những điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Chính vì vậy, hàng năm số lượng các doanh nghiệp đăng ký mới đều tăng. 15
Bảng 3: Số doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2002 - 2007
(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Cả nước | 21.535 | 27.771 | 37.230 | 39.959 | 46.663 | 51.000 |
Tỷ lệ tăng trưởng % | 8,76 | 28,96 | 34,06 | 7,33 | 16,78 | 9,29 |
Hà Nội | 4.262 | 5.907 | 7.956 | 9. 1 39 | 9.159 | 9.400 |
Tỷ lệ tăng trưởng % | 26,06 | 38,60 | 34,69 | 14,87 | 0,22 | 2,36 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội - 2
- Ý Nghĩa Của Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh
- Phân Tích Thứ Hạng Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh
- Môi Trường Kinh Doanh Của Hà Nội Qua Các Chỉ Số Thành Phần
- So Sánh Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Của Thành Phố Hà Nội Với Các Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương
- Mục Tiêu Cải Thiện Môi Trường Kinh Doanh Tại Hà Nội
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
15 Theo Haughton và Slobodyanuk 2002, … một tỉnh hay thành phố có tính cạnh tranh nếu như nó có các chính sách và điều kiện bảo đảm và duy trình một mức thu nhập trên đầu người và tăng trưởng liên tục. Để đạt được điều này, tỉnh hay thành phố cần có khả năng thu hút và phát triển các doanh nghiệp mới, và tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng các doanh nghiệp hiện có.
Số doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2002 - 2007
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
Từ năm 2002 - 2004, tỉ lệ các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới đạt trên 30%, luôn cao hơn tỉ lệ trung bình của cả nước. Nhưng ngay sau đó, tỉ lệ này đột ngột giảm xuống, năm 2006 là 0,22 % và 2,36% vào năm 2007. Nguyên nhân một phần là do môi trường kinh doanh của các tỉnh, thành phố khác được cải thiện nhanh chóng và hấp dẫn hơn. Hơn nữa, Hà Nội chỉ tập trung vào những ngành trọng điểm, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với định hướng phát triển lâu dài.
Xét dưới góc độ quản lý, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra nhiều chính sách để cải cách hành chính, đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thủ đô giai đoạn 2006-2010. Trước mắt, Hà Nội đã thực hiện việc phân cấp quản lý kinh tế xã hội. Cụ thể là phân cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật cho Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; phân cấp cho các quận, huyện một số nội dung công tác lập
và quản lý thực hiện quy hoạch. Chính quyền Hà Nội cũng đã tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”16 tại 100% các cơ quan trên địa bàn. Thành lập Tổ công tác đầu tư nước ngoài tập trung giải quyết
16 (Hướng dẫn Thực hiện cơ chế “Một cửa” tại UBND xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 181/2003/QĐ- TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính Phủ )
các vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, Tổ công tác liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý dựa án đầu tư và xây dựng. Quyết định số 210/2006/QĐ-UBND ngày 29/11/2006 về việc phê duyệt đề án một cửa liên thông trong việc thực hiện cải cách hành chính thành lập doanh nghiệp: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép khắc dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, cấp mã số thuế tại thành phố Hà Nội. Bộ phận “một cửa liên thông” trong ĐKKD đã đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2007. Ba cơ quan: Sở Kế hoạch &Đầu tư, Công an Thành phố Hà Nội và Cục Thuế Hà Nội cử cán bộ đến làm việc tại một địa điểm để cùng phối hợp hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về các cơ quan chức năng có thẩm quyền thụ lý và cuối cùng là trả hồ sơ cho doanh nghiệp cũng tại địa điểm trên. Nhờ vậy, thời gian chờ đợi của doanh nghiệp giảm từ 22 ngày xuống còn 15 ngày, số lần đi lại giảm từ 8 xuống 4 lần.
Biểu 9: Mô hình “một cửa”
Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện cơ chế “Một cửa” mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Quy trình thủ tục, lệ phí và thời gian giải quyết đều được công khai, doanh nghiệp được tạo điều kiện khi đến làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ máy tổ chức cơ quan được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Nhờ vậy đã giảm được rất nhiều phiền hà và chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần liên hệ với một đầu mối duy nhất là phòng đăng ký kinh doanh.
Hà Nội cũng đang triển khai nhiều chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại. Ví dụ như dự án Vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội thuộc chương tình Hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ. Hà Nội cũng thành lập Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hướng dẫn khởi nghiệp và bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp cho các doanh nghiệp 17; tổ chức định kỳ các Hội chợ, Triển lãm (Chợ Khoa học công nghệ Thủ đô, Liên hoan du lịch, Hội chợ thương mại… ) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm đối tác, xét chọn và hỗ trợ các sản phẩm chủ lực, tổ chức đoàn doanh nghiệp tham quan tại Nhật Bản, Hàn Quốc …
II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HÀ NỘI QUA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội
Chỉ số năng lực cạnh tranh thường được minh họa bằng đồ thị hình sao.
Biểu 10: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội
Tối đa Tốt nhất Hà Nội
Kém nhất
2005 | 2006 | 2007 | |
PCI Hà Nội | 60,32 | 50,34 | 56,73 |
Thứ hạng | 14/42 | 40/64 | 27/64 |
Nhóm | Khá | Trung bình | Khá |
(Nguồn: VNCI)
17 Năm 2006 Hà Nội đã tổ chức 31 lớp hỗ trợ đào tạo cho khoảng 1.240 lượt doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng CNTT trong quản lý và sản xuất kinh doanh; tư vấn cho trên 7.460 doanh nghiệp về luật pháp, sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm…
Mỗi đường gân bên trong hình tượng trưng cho một chỉ số thành phần và được chia theo thang điểm 10. Điểm 10 là điểm nằm phía ngoài đầu của đường gân. Phần diện tích màu xanh thể hiện điểm số cao nhất của cả nước của từng chỉ số thành phần. Phần màu nâu thể hiện điểm số thấp nhất cả nước của từng chỉ số thành phần. Điểm từng chỉ số thành phần của được thể hiện bằng hình màu da cam. (Xem thêm Phụ lục 4, 5)
PCI Hà Nội thay đổi lên xuống thất thường, tuy xuống hạng vào năm 2006 nhưng có nhiều cải thiện trong năm 2007. Để cải thiện môi trường kinh doanh, Hà Nội phải mở rộng hình màu da cam để tiến gần lại vòng bao quanh phía ngoài cùng, tức là vòng điểm tuyệt đối.
Chỉ số 1- Gia nhập thị trường năm 2005 là tốt nhưng sang năm 2006 và 2007, chỉ số này chững lại, thuộc nhóm kém nhất. Nguyên nhân là trong khi Hà Nội chậm đổi mới thì nhiều tỉnh, thành khác đã rất thành công trong việc cải thiện chỉ số gia nhập thị trường. Cụ thể là số ngày đăng ký kinh doanh trung vị từ 20 xuống còn 15 ngày, ĐKKD bổ sung từ 10 ngày xuống còn 7 ngày. Số giấy phép cần thiết trung vị cũng giảm từ 4 giấy phép năm 2006 xuống còn 2,5 giấy phép. Thêm vào đó, xét trên tổng thể 64 tỉnh thành, thời gian doanh nghiệp phải chờ để chính thức đi vào sản xuất kinh doanh giảm đi rất nhiều, từ 231 ngày xuống còn 90 ngày. Thực tế Hà Nội vẫn còn chưa quan tâm đúng mức đến chỉ số này, dẫn đến việc bị tụt lại phía sau.
Chỉ số 5 - Chi phí không chính thức tinh vi và rất khó kiểm soát. Khoảng 75% doanh nghiệp Hà Nội cho rằng các doanh nghiệp trong cùng ngành phải trả các khoản hối lộ; coi khoản chi phí này là không thể thiếu khi tiến hành giao dịch, kinh doanh. Tuy nhiên khi chi phí này chiếm một tỉ lệ đáng kể (trên 10%) trong tổng số chi phí phát sinh thì đó thực sự là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp. Chi phí không chính thức ngày càng tăng xuất phát từ suy nghĩ của cả hai phía: người đưa là doanh nghiệp và người nhận là cán bộ trong bộ máy chính quyền. Bản thân doanh nghiệp luôn phải dự phòng các khoản chi phí không chính thức, vì đó là tiền lệ, không thể không theo.