Phân Tích Thứ Hạng Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh

nhận thấy. Sau đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam gửi phiếu điều tra vào thời điểm một tuần sau Tết, là thời gian chủ doanh nghiệp thường có mặt tại trụ sở của mình. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành gọi điện thoại đối với một mẫu ngẫu nhiên gồm các doanh nghiệp đã nhận được phiếu điều tra nhưng chưa có câu trả lời. Một đoạn văn được chuẩn bị từ trước để đọc thống nhất trong các cuộc điện thoại nhằm giải thích về tầm quan trọng của cuộc điều tra, động viên các doanh nghiệp hoàn thành phiếu điều tra và gửi lại đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp nào gặp khó khăn khi trả lời một số câu hỏi cụ thể cũng được giải đáp nếu có yêu cầu.

Danh sách các doanh nghiệp ở mỗi tỉnh được lấy từ Tổng cục thuế. Danh sách này đáng tin cậy hơn so với danh sách của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Vì trong danh sách của Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể có một số doanh nghiệp đã giải thể, một số doanh nghiệp chỉ đăng ký mà không hoạt động thực sự. Số điện thoại và địa chỉ của tất cả các doanh nghiệp đều được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiểm định.

b.Tính chính xác: thể hiện ở phương pháp nghiên cứu

Với cách tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp, những người trực tiếp chịu tác động của môi trường kinh doanh, kết quả PCI thu được mang tính khách quan và trung thực cao.

Trong phương pháp phân tích hồi quy đa biến, việc chọn mẫu, phân tổ luôn được coi trọng. Trong tiêu thức phân tổ, quy mô của doanh nghiệp không được sử dụng vì nó có mối tương quan cao với loại hình doanh nghiệp. Hơn nữa gần 90 % doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vốn nhỏ và vừa, tức là dưới 10 tỷ đồng. (Xem thêm Phụ lục 3)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chú trọng nhiều các yếu tố liên quan đến điều hành như thái độ hợp tác của chính quyền, sự bất trắc của môi trường chính sách, sự nhiêu khê của thủ tục hành chính... vốn là các yếu tố rất khó định lượng. Để đảm bảo tính khoa học, việc đưa ra trọng số cho mỗi chỉ số

thành phần là một phương pháp hợp lý. Hơn nữa, vì PCI mang tính thời điểm, nên cách tính trọng số qua mỗi năm cũng khác nhau. Việc phân tích không chỉ dựa trên các dữ liệu mềm thu thập định tính mà còn kết hợp với các dữ liệu cứng có sẵn công khai dưới dạng định lượng.

Mỗi chỉ số thành phần được phân tích trong mối quan hệ tác động đến những biến tăng trưởng kinh tế, cụ thể là:

Tỉ lệ doanh nghiệp tư nhân (Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) đang hoạt động so với dân số của địa phương. Số các doanh nghiệp đang hoạt động cho phép nhận định những công ty đã hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh và vượt qua được giai đoạn đăng ký ban đầu để tiếp tục kinh doanh.

Mức đầu tư tư nhân dài hạn trên đầu người thể hiện tổng quát những rủi ro mà doanh nhân phải chịu. Giả định rằng các doanh nhân Hà Nội thường sẵn sàng đầu tư lớn hơn các tỉnh khác, nhưng thấp hơn mức tiềm năng, vì họ có thể đánh giá chính xác những rủi ro cũng như lợi ích dài hạn. Khi Hà Nội còn tồn tại hoặc phát sinh những cản trở đối với sự thành công của doanh nghiệp, mức đầu tư thường rất nhỏ.

Lợi nhuận trung bình của từng doanh nghiệp thể hiện mức độ thành công của công việc kinh doanh. Đây là cơ sở cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

c. Tính toàn diện: thể hiện ở quy mô tiến hành

Trong khuôn khổ nghiên cứu, ở mỗi tỉnh thành chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp gửi phản hồi nhưng 100 doanh nghiệp này mang tính đại diện cho hàng nghìn, hàng vạn doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại địa phương.

Khi tiến hành chọn mẫu phân tầng, các doanh nghiệp được nhóm và phân theo tỉ lệ phần trăm tương ứng theo 3 tiêu chí: loại hình, ngành nghề và thời điểm Luật doanh nghiệp ra đời năm 2000.

Biểu 3: Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp


(Nguồn: VNCI)


(*) Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000 tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển: đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ hàng trăm giấy phép và quy định pháp luật không phù hợp, thiết lập một hệ thống văn bản mới hướng dẫn thi hành…

d. Tính đại diện

Nếu xét dưới góc độ từ ngữ : PCI - Provincial Competitiveness Index - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có hàm ý rất rộng. Nhưng đó chỉ đơn thuần

là cách gọi của nhà tài trợ 9. Để tránh hiểu nhầm, nhóm nghiên cứu đã đưa thêm một tên phụ là “Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”. PCI chỉ điều tra các doanh nghiệp dân doanh vừa và nhỏ, không có các tổng công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước.

Trên thực tế, các doanh nghiệp FDI chỉ tập trung ở một số tỉnh thành 10.

Nếu nghiên cứu cả các doanh nghiệp FDI sẽ làm cho việc cho đánh giá giữa các tỉnh, thành phố không đồng đều. Mặt khác, cùng với chính sách khuyến khích cổ phần hóa, số lượng doanh nghiệp nhà nước có xu hướng ngày càng giảm. Các doanh nghiệp dân doanh chiếm phần đông là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính những doanh nghiệp này phải tiếp xúc nhiều với bộ máy chính quyền các cấp, và không có nhiều thuận lợi như doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, nếu môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển thì đương nhiên cũng thuận lợi cho doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước phát triển.

3.2. Phân tích thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hàng năm, thông qua Chỉ số năng lực cạnh tranh được công bố, mỗi tỉnh thành được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp và phân thành nhóm. Năm 2005, có 5 nhóm: Tốt, Khá, Trung bình, Tương đối thấp và thấp. Trong hai năm tiếp theo 2006 và 2007, có bổ sung thêm một nhóm mới gồm các tỉnh vượt trội rõ rệt so với các tỉnh còn lại. Nhóm tỉnh đứng đầu đó gọi là nhóm “Rất tốt”.

Việc phân thành các nhóm có ý nghĩa quan trọng hơn so với xếp hạng riêng biệt từng tỉnh. Khoảng cách giữa các nhóm thứ hạng là từ một phần hai điểm trở lên. Khi thay đổi cách gán trọng số khác nhau thì thành phần của từng nhóm vẫn khá ổn định và không có tình trạng một tỉnh từ nhóm này có thể nhảy sang nhóm khác, vì thế sử dụng nhóm để phân tích kết quả sẽ có ý nghĩa hơn so với việc lệ thuộc vào từng số thập phân của điểm số để phân tích.


9 Tiến sĩ Edmund Malesky - Trưởng nhóm nghiên cứu PCI

10 10 tỉnh, thành chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp FDI của cả nước

Biểu 4: Nhóm hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh


PCI 2005 PCI 2006 PCI 2007 Nguồn VNCI Qua các năm những tỉnh được nâng bậc và 1

PCI 2005 PCI 2006 PCI 2007 Nguồn VNCI Qua các năm những tỉnh được nâng bậc và 2

PCI 2005 PCI 2006 PCI 2007 Nguồn VNCI Qua các năm những tỉnh được nâng bậc và 3

PCI 2005

PCI 2006

PCI 2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

(Nguồn: VNCI)


Qua các năm, những tỉnh được "nâng bậc" và "giữ bậc" trong vị trí xếp thứ hạng cho thấy những biện pháp đã thực thi để cải thiện môi trường kinh doanh của chính quyền địa phương đã phát huy tác dụng tốt hay chưa tốt. Chính quyền của những tỉnh bị "tụt bậc" cần phải đánh giá lại phương thức hoạt động của mình, đồng thời có sự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ những tỉnh bạn. Bởi “Thực chất PCI là chỉ số đánh giá về năng lực điều hành của lãnh đạo cấp tỉnh với kinh tế tư nhân chứ không chỉ bao quát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” 11.

3.3. Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tới các địa phương

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nghiên cứu và công bố hàng năm có ý nghĩa rất lớn trong quản lý, điều hành kinh tế ở các địa phương. Nó chỉ ra năng lực cạnh tranh của từng tỉnh trong việc thu hút đầu tư và phát triển


11 Ông Vũ Quốc Tuấn - Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=148355&ChannelID=11

thành phần kinh tế tư nhân. Đó là sự đánh giá khách quan của những chuyên gia kinh tế thông qua phương pháp nghiên cứu có tính khoa học cao.

Thông qua PCI của mỗi tỉnh, thành, ta có thể thấy được nhiều mối quan hệ đan xen: giữa hoạt động của doanh nghiệp tư nhân với thực tiễn điều hành kinh tế, giữa thực tiễn điều hành kinh tế với hoạt động quản lý của chính quyền địa phương, và quan trọng hơn là mối quan hệ qua lại giữa bộ máy quản lý của địa phương với các thành phần kinh tế tư nhân.

Biểu 5: Vòng tròn quan hệ


Vòng tròn quan hệ trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện rằng những chính sách và thực tiễn điều hành kinh tế tốt không chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp mà còn làm lợi cho toàn xã hội. Một khu vực kinh tế tư nhân năng động sẽ là cơ sở để tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao mức sống, trước hết là cho người dân địa phương.

Từ việc xem xét chỉ số năng lực canh tranh nói chung và các chỉ số thành phần nói riêng, các tỉnh thường ưu tiên đưa ra các cải cách đối với những chỉ số dễ cải thiện nhất, có thể tạo ra được những thay đổi thuận lợi cho hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân.

Những chỉ số cần cải thiện xếp theo mức độ từ dễ đến khó thường là :

Tăng tính minh bạch.

Giảm chi phí giao dịch bằng tiền.

Giảm số lần, thời gian và quy mô của các cuộc thanh tra, kiểm tra.

Cải thiện việc lập kế hoạch và chính sách.

Tăng cường tính năng động.

Giảm chi phí giao dịch về thời gian.

Cải cách trong lĩnh vực đất đai.

Cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh.

Như vậy, chỉ số nâng lực cạnh tranh cấp tỉnh được sử dụng như là một công cụ chính sách nhằm phục vụ cho công tác rà soát, chuẩn đoán, điều chỉnh hoạt động điều hành kinh tế của cấp tỉnh qua ba bước sau:

Biểu 6: Ba bước rà soát hoạt động điều hành kinh tế cấp tỉnh


Khi PCI tăng thêm 1 điểm đồng nghĩa với việc tăng thêm:

7 doanh nghiệp trên 100.000 dân.

21 triệu VND lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp.

Mặt khác, giữa PCI và GDP của địa phương còn có mối quan hệ tuyến tính. PCI tăng thì GDP cũng tăng. Cải thiện được PCI cũng có nghĩa là mức sống của người dân được tăng lên nói chung và các doanh nghiệp nói riêng kinh doanh có hiệu quả hơn.

Biểu 7: Mối quan hệ tuyến tính giữa PCI và GDP


(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu Chính sách - VNCI, số 11)


Đường đồ thị của các tỉnh PCI cao có độ dốc lớn hơn đường đồ thị của các tỉnh PCI thấp. Khoảng cách giữa hai đường thẳng có thể được coi là “tổn thất” do điều hành kém. Ngoài ra, chỉ số PCI còn được đưa vào nội dung kế hoạch và chương trình của các nhà tài trợ trong lĩnh vực phát triển KTTN cấp tỉnh, thành phố. Các nhà tài trợ như IFC-MPDF 12, DANIDA 13 và GTZ 14 dùng

chỉ số PCI như một công cụ so sánh, xác định/ nghiên cứu vấn đề cũng như giám sát/ đánh giá các hoạt động hỗ trợ trong những chương trình cấp địa phương.


12 Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân (Mekong Private Sector Development Facility - MPDF) thuộc Tập đoàn Tài chính Quốc Tế (The International Finance Corporation - IFC)

13 Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (Danish International Development Agency - DANIDA)

14 Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit - GTZ )

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí