Mục Tiêu Cải Thiện Môi Trường Kinh Doanh Tại Hà Nội

CHƯƠNG III‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI HÀ NỘI


I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÀ NỘI

1.1. Mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội

Theo đề án “ Cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh” giai đoạn 2007-2010, thành phố Hà Nội xác định muốn cải thiện môi trường kinh doanh phải xuất phát ngay từ bộ máy chính quyền. Theo đó, các cơ quan chức năng của thành phố sẽ phải cải tổ bộ máy quản lý, nâng cao tinh thần phục vụ theo hướng “Ba giảm - Năm tăng”

Bảng 9: Mục tiêu cải tổ bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội



Giảm sự chồng chéo giữa các cơ quan với nhau

Giảm sự phụ thuộc của các đơn vị theo chiều ngang, phân định rõ ràng trách nhiệm theo chiều dọc.

Giảm tính bị động của từng cơ quan và cá nhân trong quá trình xử lý công việc.


Tăng tính chuyên môn hoá

Tăng khả năng trao đổi thông tin

Tăng tính chủ động trong công việc

Tăng niềm vui của người cán bộ, viên chức

Tăng sự hài lòng của doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội - 8

(Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội)


Hà Nội sẽ chuyển dần nhận thức từ “quản lý doanh nghiệp” sang “phục vụ doanh nghiệp”. Trước hết là chuyển đổi từ cơ chế thoả thuận sang cơ chế phân công những cơ quan chức năng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Tiếp theo là đổi mới hình thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” và tăng tính tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp. Cơ quan Thuế quan

và Hải quan nghiên cứu, mở rộng đối tượng, tiến tới để tất cả các doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế theo qui định của Nhà nước.

Cụ thể là trong những năm tới, Hà Nội sẽ khẩn trương củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước từ Thành phố đến quận, huyện, xã, phường. Thực hiện tốt phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp ngân sách giữa chính quyền các cấp. Tăng cường hiệu quả phối kết hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu là xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi theo hướng tăng tính minh bạch, công khai; tích cực phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, trước tiên trong lĩnh vực thương mại theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường, minh bạch, thông thoáng và có khả năng dự báo. Hà Nội hiện đang tích cực triển khai thực hiện đề án “Phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế Thủ đô”; nghiên cứu xây dựng Trung tâm thương mại- tài chính tại khu đô thị Tây hồ Tây, Trung tâm thương mại-dịch vụ-triển lãm tại khu vực Bắc sông Hồng. Trong quá trình thực hiện, các văn bản pháp quy, các thông tin về quy hoạch,… có liên quan sẽ được cập nhật kịp thời và phổ biến rộng rãi. Hà Nội cũng tiến tới thực hiện cơ chế lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trước khi ban hành những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp; Xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, như hỗ trợ tư vấn về xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, quản lý và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO, TQM…), đăng ký chất lượng, nhãn mác, in mã số, mã vạch sản phẩm. Chính quyền Thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dịch vụ mũi nhọn và các ngành công nghiệp chủ lực; hình thành và phát triển nhanh hệ

thống các ngành phụ trợ; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và các phương pháp quản lý tiên tiến.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn để các hộ kinh tế cá thể phát triển; phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 5 vạn doanh nghiệp mới đăng ký, trong đó khoảng 1 vạn hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo mô hình “doanh nghiệp”.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cải thiện môi trường kinh doanh của Hà Nội

Để cải thiện môi trường kinh doanh, chính quyền Hà Nội chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan.

a. Yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan giải thích tại sao có những tồn tại trong môi trường kinh doanh mà chính quyền Hà Nội rất muốn cải tổ nhưng lại nằm ngoài khả năng. Các quy định, các chính sách về kinh doanh hiện nay thường bị chồng chéo và thiếu đồng bộ. Mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong bản thân các luật và chính sách mà còn xuất hiện thêm khi các luật và chính sách mới ra đời tồn tại song song với các văn bản cũ. Các chính sách thường thiên về quản lý và kiểm soát mà thiếu tính khuyến khích. Trong khi đó, hệ thống hỗ trợ còn thiếu và yếu, chưa thể là chỗ dựa thực sự cho doanh nghiệp.

Chính sách đất đai chưa hoàn thiện và thiếu thống nhất nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai và ổn định quyền sử dụng đất. Đồng thời nó cũng làm cho các cơ quan quản lý của Hà Nội khó giải quyết khi có tranh chấp. Các đơn vị có đất bị thu hồi đều đưa đơn kiến nghị, chưa tự giác thực hiện, thậm chí chống đối cản trở không cho các cơ quan chức năng thực hiện quyết định. Một số cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị bị thu hồi đất tìm mọi cách để bảo vệ, trì hoãn việc thực hiện Quyết định thu hồi đất đối với đơn vị trực thuộc. Nguồn kinh phí bố trí để hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thực hiện Quyết định thu hồi đất gặp nhiều khó khăn. Sau khi thu hồi, việc

sử dụng đất theo quy hoạch cần phải có thời gian nên dễ dẫn đến tái lấn chiếm, gây lãng phí thời gian, tiền của và công sức.

b. Yếu tố chủ quan

Tình trạng công việc quá tải đang diễn ra ở một số bộ phận chức năng. Cụ thể như phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội. Phòng hiện có 12 người, trung bình mỗi ngày phải xử lý khoảng 100 hồ sơ về đăng ký kinh doanh và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, phòng còn phải đảm đương việc hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp Hà Nội; thực hiện việc kiểm tra và giám sát doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn theo nội dung đã đăng ký. Trên thực tế, Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội mới chỉ tập trung vào thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh và một phần nhỏ trong các nhiệm vụ còn lại.

1.3. Bài học thành công của các tỉnh, thành phố khác


Tuỳ vào điều kiện thực tế và thực lực của bộ máy chính quyền mà mỗi tỉnh, thành phố có những hướng đi riêng phù hợp để cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương. Trong quá trình thực hiện, những bài học thành công thu được từ các tỉnh này sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho Hà Nội học hỏi.

a. Tỉnh Bình Dương sớm áp dụng cơ chế “Một cửa”

Bình Dương là tỉnh có thời hạn áp dụng cơ chế một cửa lâu nhất ở Đông Nam Bộ. Sự phối hợp làm việc giữa các cơ quan Nhà nước vừa làm giảm chi phí không chính thức vừa làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu không có cơ chế một cửa, mỗi cơ quan sẽ làm việc riêng rẽ với từng doanh nghiệp mà không hề biết các cơ quan khác đã làm việc như thế nào với doanh nghiệp đó. Tình trạng này tạo ra một tâm lý chung là cơ quan nào cũng muốn quản lý doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải làm tất cả các thủ tục hành chính. Việc đòi hỏi quá mức sẽ hoặc sẽ khiến các doanh nghiệp mới bỏ cuộc hoặc làm giảm sút lợi nhuận doanh nghiệp tới mức nguy hại. Tỉnh Bình Dương đã sớm

nhận ra hiện tượng này và nhanh chóng áp dụng cơ chế “Một cửa” như một giải pháp tối ưu.

b. Tỉnh Đồng Nai đề cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân

Chính quyền tỉnh Đồng Nai đã tạo dựng được một cơ chế riêng, thể hiện thái độ đề cao khu vực kinh tế tư nhân. Hàng quý, tỉnh mời đại diện các doanh nghiệp tư nhân mới và những doanh nghiệp vừa được cấp phép tới để lãnh đạo tỉnh trực tiếp trao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Buổi lễ diễn ra trang trọng tại trụ sở UBND tỉnh với sự góp mặt của các cơ quan báo chí và truyền hình. Các cán bộ tỉnh Đồng Nai cho rằng buổi lễ đã thể hiện được vai trò quan trọng của doanh nghiệp tư nhân với địa phương và thể hiện rằng tỉnh sẽ còn làm nhiều hơn nữa để tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.20

c. Tỉnh Vĩnh Phúc chủ động phân cấp quản lý

Tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn giao một phần quyền cấp giấy phép kinh doanh cho Ban Quản lý Khu Công nghiệp - đầu mối chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp nằm trong và ngoài khu công nghiệp. Chính sách này cho phép Vĩnh Phúc sử dụng hiệu quả hơn nguồn đất đai thông qua quy hoạch phối hợp vùng, đặc biệt là giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Bảng 10: Thời gian doanh nghiệp gia nhập thị trường ở Vĩnh Phúc


Quy trình

Chính sách của

Vĩnh Phúc

Quy định của

Nhà nước

Đăng ký kinh doanh

3 - 7 ngày

15 ngày

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

1 - 3 ngày

7 ngày

Thành lập chi nhánh hoặc VP đại diện

1 - 3 ngày

7 ngày

Lấy đủ các phê duyệt cần thiết cho hoạt động kinh doanh

5 - 6 ngày

7 ngày

Đăng ký tại cơ quan thuế

6 ngày

8 ngày

Tổng thời gian ước tính để hoàn thành thủ tục đăng

ký hoạt động kinh doanh mới

20 ngày

44 ngày

(Nguồn: VNCI)



20 Edmud Malesky & Đậu Anh Tuấn, Điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam - Những thực tiễn tốt nhất, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam & Quỹ Châu Á phối hợp thực hiện, 2005, trang 12

d. Thành phố Hải Phòng hỗ trợ doanh nghiệp có định hướng

Hải Phòng xác định sự thành công của doanh nghiệp cũng là sự phát triển của thành phố. Vì vậy việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu. Hàng năm, thành phố đều đưa ra các kế hoạch rõ ràng, xác định trong năm đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề gì, hỗ trợ như thế nào…

2001 - Năm cơ chế

2002 - Năm doanh nghiệp

2003 - Năm Doanh nghiệp và Hội nhập

2004 và 2005 - Năm kỷ cương và hiệu quả

2006 và 2007 - Năm cải cách thủ tục hành chính

Hiện nay, Hải Phòng đang tập trung triển khai đồng bộ và toàn diện các biện pháp thực hiện cải cách hành chính, khẩn trương loại bỏ những văn bản không phù hợp. Đồng thời thành phố cũng điều chỉnh, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo hướng tạo ra sự thông thoáng và hấp dẫn môi trường kinh doanh. Hải Phòng còn đưa ra các quy định giúp giảm thiểu tình trạng gây phiền hà sách nhiễu cho doanh nghiệp; xác định rõ trách

nhiệm của cán bộ công chức, trách nhiệm của người thủ trưởng đứng đầu cơ quan 21, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong lề lối, tác phong làm việc của họ.


II. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI HÀ NỘI

Trước hết, chính quyền Hà Nội nên tiếp cận với các nhà nghiên cứu PCI để tìm hiểu sâu hơn về từng chỉ số thành phần để tìm hướng khắc phục. Điều quan trọng không phải là xếp hạng mà là tìm ra điểm yếu để khắc phục, thấy mặt mạnh để phát huy và học hỏi những kinh nghiệm tốt của tỉnh bạn để cải thiện môi trường kinh doanh tốt hơn.


21 Bài phát biểu của Lãnh đạo UBND Thành phố Hải Phòng về việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tại Hội nghị Phát triển doanh nghiệp dân doanh giai đoạn 2007-2010

Giải pháp quan trọng nhất để tăng sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh không phải là các ưu đãi về tài chính mà là các điều kiện phi tài chính như sự minh bạch của các thủ tục hành chính, thái độ của công chức địa phương, và giảm thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giải pháp chung gồm nhóm giải pháp đẩy và nhóm giải pháp kéo.


2.1. Nhóm giải pháp đẩy

Gọi là nhóm giải pháp đẩy vì các giai đoạn thực hiện giải pháp được triển khai từ cấp quản lý cao nhất của thành phố rồi triển khai đến các cấp dưới. Nội dung của nhóm giải pháp đẩy như sau:

a. Chính quyền giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp

Để giải quyết đúng và trúng những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, các cấp chính quyền có thể kết hợp thực hiện một quy trình quản lý và giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Quy trình ngày gồm ba giai đoạn 22:

Giai đoạn 1: Tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp:

Giai đoạn đầu tiên này đơn giản nhất bởi vì trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chức năng đã được Nhà nước quy định rõ. Phòng, ban chuyên môn có những hành động cụ thể để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Đó có thể là thực việc hiện đơn giản hóa quá trình gia nhập thị trường, bãi bỏ các giấy phép kinh doanh không cần thiết, hay cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp …

Giai đoạn 2: Duy trì sự hỗ trợ của chính quyền:

Hoạt động của chính quyền trong giai đoạn này tập trung vào thời kỳ hậu đăng ký của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp cần được thiết lập bền vững và dài lâu. Giải pháp quan trọng nhất là làm tăng tính minh bạch, công khai các kế hoạch, văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tăng tính dự đoán trước trong việc thực hiện các văn bản chính sách đó… Ngoài ra còn có một số


22 http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Thoi-Su/Van_con_chi_phi_boi_tron/

cải cách khác cũng thuộc giai đoạn này bao gồm việc giảm các chi phí thực hiện các quy định của Nhà nước và các chi phí không chính thức.

Giai đoạn 3: Xây dựng thể chế:

Đây là giai đoạn khó khăn nhất và mang tính quyết định đến quy trình giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp sau này. Bằng việc đưa ra các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, chính quyền thực hiện can thiệp có chọn lọc vào thị trường. Điều này thể hiện rõ chính sách phát triển kinh tế tư nhân và tính năng động của lãnh đạo Hà Nội khi quy định của Trung ương còn có chỗ chưa phù hợp.

Việc triển khai giải pháp này cần đảm bảo tính tuần tự, lâu dài, và đòi hỏi phải có một tầm nhìn chiến lược. Nếu làm đúng và tốt theo từng bước của quy trình, doanh nghiệp sẽ được chính quyền hỗ trợ ngay từ giai đoạn gia nhập thị trường. Đồng thời cũng có một cơ chế pháp lý minh bạch, quy định rõ mức độ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.

b. Mở rộng kênh thông tin giữa chính quyền với doanh nghiệp

Để rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và doanh nghiệp, cần cho phép doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào quá trình hoạch định chính sách theo hướng minh bạch hơn. Tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nên được đưa vào trong những bước đầu tiên của quá trình hoạch định chính sách. Để làm được điều này, vai trò và năng lực của các hiệp hội doanh nghiệp cần được tăng cường để là cầu nối hiệu quả giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp.

Hơn nữa, sự tương tác cũng cần được xem xét và coi trọng ở mọi cấp lãnh đạo. Cấp lãnh đạo cao của Thành phố nên thường xuyên gặp gỡ trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp hoặc thông qua các tổ chức trung gian thay vì gián tiếp qua văn bản hành chính, dữ liệu thu thập.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí