Hiện nay, Liên minh Châu Âu (EU) đang hỗ trợ Du lịch Việt Nam thông qua Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch từ năm 2004-2008. Dự án này dự kiến sẽ giúp đào tạo 4000 lượt học viên thuộc 13 nghề chính như phục vụ buồng, lễ tân, chế biến món ăn, điều hành tour, hướng dẫn viên,... Dự án gồm 6 phần nhằm nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ đào tạo viên có trình độ chuyên môn cao, đồng thời nâng cấp các chuẩn nghề và chất lượng các ngành dịch vụ liên quan.
2.4.5. Quản lý môi trường:
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với gia tăng khách du lịch tới các điểm du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ và tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên,...từ đó dẫn tới gia tăng áp lực đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn lên tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài.
Chính phủ và ngành Du lịch đã nhận ra tầm quan trọng của môi trường đối với phát triển du lịch bền vững. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 07 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong du lịch. Tháng 7/2003, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cũng đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường ban hành tại Quyết định số 02/QĐ-BTNMT. Tháng 11/2005, Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và chính thức có hiệu lực vào 1/7/2006. Đây là hành lang pháp lý quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường và di sản, yếu tố quan trọng cho phát triển du lịch bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay, Du lịch Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ của suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước và không khí diễn ra trên diện rộng, tập trung ở những khu đông dân cư, khu đô thị nơi có các dịch vụ du lịch phát triển và ở các dải ven biển, nơi tập trung tới 70% các khu, điểm du lịch. Hơn nữa, phát triển du lịch không theo quy hoạch, thiếu hiểu biết về môi trường và cố tình huỷ hoại môi trường vì lợi ích trước mắt đã tàn phá cảnh quan thiên nhiên của điểm du lịch. Bên cạnh đó, sự suy giảm đa dạng sinh học, sự cố về môi trường gia tăng cũng ảnh hưởng tới phát triển du lịch bền vững ở nước ta.
Môi trường du lịch biển ở một số điểm du lịch đã bắt đầu bị ô nhiễm như Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang. Vịnh Hạ Long là ví dụ điển hình về sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên. Đảo Tuần Châu trước khi có dự án đầu tư Khu giải trí quốc tế Tuần Châu có thể nói là hòn ngọc quý của Vịnh Hạ Long với rừng cây xum xuê và cảnh quan tuyệt mỹ. Vậy mà, với việc chặt phá cây và đào khoét núi lổ loang, hiện nay Tuần Châu đã trở thành bán đảo thiếu vắng cây xanh và cảnh quan bị phá huỷ. Hơn nữa, dọc tuyến đường từ Tuần Châu về Bãi Cháy đang diễn ra việc san lấp biển và xây dựng các công trình, làm phá vỡ cảnh quan vô giá của Vịnh Hạ Long. Khu vực Vịnh Bái Tử Long cũng đang diễn ra tình trạng đào núi, lấp biển để đô thị hoá. Đây là bài học cay đắng đối với công tác quản lý di sản của nước ta.
2.5. ĐỊA ĐIỂM ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.5.1. Cảm nhận mới lạ của địa điểm:
Việt Nam hiện đang nổi lên là điểm đến mới, hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Đồng thời, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng du lịch mạnh của thế giới, vì vậy có nhiều cơ hội phát triển mạnh ngành Du lịch thời gian tới. Mới đây, Việt nam xuất hiện ở vị trí thứ 10 trong hai danh sách “các thương hiệu quốc gia được cải thiện nhất” và “các quốc gia đang nổi lên” do công ty phát triển thương hiệu “Future Brand” tiến hành.
2.5.2. Sự gần gũi với điểm đến khác:
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á. Khoảng cách từ Việt Nam sang các nước Lào, Campuchia, Thái lan và Trung Quốc khá gần. Vì vậy, có thể liên kết hình thành các chương trình du lịch liên quốc gia hấp dẫn với các nước này. Hiện nay, xu hướng cạnh tranh trong hợp tác là xu hướng chủ yếu, quyết định thành công trong cạnh tranh. Vì thế, Việt nam cần tăng cường hợp tác khu vực để xây dựng các chương trình du lịch liên quốc gia đa dạng nhằm thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.
2.6. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Trong những năm gần đây, kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000, môi trường kinh doanh trong nước ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các doanh
nghiệp du lịch hoạt động và phát triển. Các doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 8/2006, theo Tổng cục Du lịch, cả nước có 495 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa và trên 6000 đơn vị cơ sở lưu trú. Các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh du lịch. Nhiều doanh nghiệp thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tăng cường đổi mới công nghệ, trình độ quản lý nên kinh doanh du lịch ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp du lịch còn yếu kém về năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch do năng lực quản lý yếu, thiếu chiến lược cạnh tranh, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, thiếu vốn, quy mô kinh doanh nhỏ, thể hiện ở các mặt sau: Hiệu quả kinh doanh thấp; Năng lực tổ chức quản lý kinh doanh du lịch còn yếu; Khả năng thâm nhập, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh du lịch còn hạn chế; Không ổn định do thiếu thông tin và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường du lịch thế giới; Văn hoá doanh nghiệp, văn minh thương mại, tạo lập thương hiệu còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp; Trình độ ứng dụng và tiếp cận khoa học công nghệ còn hạn chế.
Hạn chế và yếu kém trên là do tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới, còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp, tư duy trì trệ, tập quán kinh doanh-cạnh tranh chưa hình thành đầy đủ; Môi trường kinh doanh- cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực du lịch ngày càng gay gắt; Thiếu đội ngũ quản lý và nhân viên có trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh du lịch quốc tế cao; Mức độ hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế, các doanh nghiệp còn ít sử dụng công nghệ máy tính/thương mại, đặc biệt là công nghệ phần mềm để tạo lợi thế cạnh tranh.
2.7. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2005:
2.7.1. Về khách quốc tế đến Việt Nam:
2.7.1.1. Số lượng khách quốc tế: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005 tăng nhanh. Xem sơ đồ 2.2:
3470000
2928000
2628000
2330000
2429000
2140000
4000000
3500000
3000000
Lượt khách
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005
SƠ ĐỒ 2.2. LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005 (Nguồn: TCDL, 2005)
Ngoại trừ năm 2003 do ảnh hưởng của dịch SARS, khách quốc tế đến Việt Nam giảm, các năm còn lại đều tăng trưởng cao. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 8,88%, đến năm 2005, đạt 18,8%. Điều này phản ánh xu hướng khách quốc tế ngày càng quan tâm tới Việt Nam. Xem bảng 2.4:
BẢNG 2.4. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
2002/2001 | 2003/2002 | 2004/2003 | 2005/2004 | |
8,88% | 12,79% | -7,6% | 20,5% | 18,8 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Quá Trình Hình Thành & Phát Triển Du Lịch Việt Nam
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 7
- Kiểm Soát Và Đánh Giá: Kiểm Soát Có Tính Chiến Lược Môi Trường Cạnh Tranh Là Phần Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Chiến Lược Và Chính Sách, Kể Cả
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Du Lịch Việt Nam:
- Đánh Giá Chung Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch Việt Nam Qua Mô Hình Swot:
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Du Lịch Việt Nam
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn : TCDL, 2005)
Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 trong số các nước ASEAN nếu xét về lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch. Tuy nhiên, so với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều và còn giữ khoảng cách khá xa so với Thái Lan, Singapore, Malaysia.
2.7.1.2. Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam: Xem bảng 2.5:
BẢNG 2.5. KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM THEO MỤC ĐÍCH
Đơn vị : 1000 lượt
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
Tổng số | 2.33 | 100 | 2.628 | 100 | 2.429 | 100 | 2.928 | 100 | 3.478 | 100 |
Du lịch thuần tuý | 1.225 | 52,6 | 1.461 | 55,6 | 1.239 | 50,9 | 1.584 | 54,1 | 2.039 | 58,6 |
Thương mại | 395 | 17,0 | 446 | 17,0 | 468 | 19,2 | 522 | 17,8 | 496 | 14,3 |
Thăm thân | 390 | 16,7 | 431 | 16,4 | 392 | 16,1 | 467 | 16,0 | 508 | 14,6 |
Mục đích khác | 320 | 13,7 | 291 | 11,0 | 331 | 13,8 | 355 | 12,1 | 435 | 12,5 |
(Nguồn : TCDL, 2005)
Theo bảng số liệu trên, lượng khách du lịch thuần tuý tới Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất và theo chiều hướng tăng, trong khi đó khách thương nhân có xu hướng giảm. Năm 2001, khách du lịch thuần tuý chiếm 52,6% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đến năm 2005 đã tăng lên 58,6%, trong khi đó khách thương nhân năm 2001 chiếm tỷ lệ 17% thì đến năm 2005 giảm xuống còn 14,3%. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối tất cả các loại khách đều tăng.
2.7.1.3. Khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện vận chuyển: Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, khách đường không vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và theo chiều hướng tăng, trong khi đó khách đường biển có xu hướng giảm. Khách đường biển đến Việt Nam giảm là do thủ tục tại cảng biển Việt Nam còn phức tạp, lệ phí cảng biển cao, kết cấu hạ tầng tại cảng biển chưa được hiện đại hoá và marketing du lịch biển của ta còn hạn chế. Xem bảng 2.6:
BẢNG 2.6. KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM THEO PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
Đơn vị: 1000 lượt
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượn g | % | Số lượng | % | |
Tổng số | 2.33 | 100 | 2.628 | 100 | 2.429 | 100 | 2.928 | 100 | 3.478 | 100 |
1.294 | 55,6 | 1.54 | 58,6 | 1.395 | 57,4 | 1.822 | 62,2 | 2.335 | 67,2 | |
Đường bộ | 751 | 32,2 | 779 | 29,7 | 793 | 32,7 | 843 | 28,8 | 942 | 27,1 |
Đường biển | 285 | 12,2 | 309 | 11,7 | 241 | 9,9 | 263 | 9,0 | 200 | 5,7 |
(Nguồn : TCDL, 2005)
2.7.1.4. Những thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam:
Những thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam đó là Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc , Đài Loan, Campuchia, Úc, Pháp, Thái Lan và Anh (Xem phụ lục 1). 10 thị trường khách hàng đầu kể trên chiếm 75% tổng số khách đến Việt Nam trong năm 2005, trong đó có 7 thị trường Đông Á-Thái Bình Dương, 2 thị trường Châu Âu và thị trường Mỹ. Trung Quốc là thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam. Hàn Quốc là thị trường gửi khách có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
2.7.1.5. Thị phần của Du lịch Việt Nam trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương:
Thị phần của Du lịch Việt Nam trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng. Năm 2001, khách đến Việt Nam chỉ chiếm 1,93%, đến năm 2005 chiếm 2,13%. Tuy nhiên, thị phần này còn quá nhỏ so với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta và còn kém xa các đối thủ chính là Malaysia và Thái Lan. Xem bảng 2.7:
BẢNG 2.7. THỊ PHẦN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG KHU VỰC CHÂU Á-TBD
Đơn vị : triệu lượt khách
2001 | 2003 | 2004 | 2005 | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
Thế giới | 680 | 690 | 763 | 808 | ||||
Châu Á-TBD | 120,7 | 100 | 119,3 | 100 | 152,5 | 100 | 163,14 | 100 |
Việt Nam | 2,330 | 1,93 | 2,429 | 2,04 | 2,928 | 1,92 | 3,47 | 2,13 |
(Nguồn : UNWTO và TCDL, 2005)
2.7.1.6. Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế đến Việt Nam:
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Du lịch năm 2005, thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế đến Việt Nam là 9,5 đêm, trong đó khách đường không lưu trú 12,3 đêm, khách đường bộ lưu trú 4 đêm và khách đường biển lưu trú 2,5 đêm.
2.7.1.7. Tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam:
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Du lịch năm 2005, khách quốc tế quay trở lại Việt Nam chiếm 32,1%, trong đó khách thương mại chiếm tỷ lệ lớn nhất (71,4%), tiếp đến là khách thăm thân, khác du lịch thuần tuý quay lại rất ít. Xét theo thị trường khách, phần lớn các nước đều có tỷ lệ khách quay trở lại ở mức trên dưới 30%, trong đó, khách Việt kiều có tỷ lệ quay trở lại đạt gần 60%, thị trường Mỹ là 53,8% và thị trường Canada là 44,4%.
2.7.2. Chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam:
- Về chi tiêu bình quân: Theo kết quả điều tra của Tổng cục Du lịch năm 2005, khách quốc tế đến Việt Nam có thời gian lưu trú bình quân là 9,5 ngày, chi tiêu bình quân là 688,8USD, chi tiêu bình quân/ngày là 72,5USD. Khách đường không có mức chi tiêu cao nhất. Khách đường biển có mức chi tiêu thấp nhất (Xem phụ lục 2).
- Về cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam: Theo kết quả điều tra của Tổng cục Du lịch cho thấy, chi thuê phòng khách sạn chiếm tỷ lệ cao nhất (29,8%), tiếp đến là ăn uống (20,1%), mua sắm (18,8%), chi phí đi lại ở Việt Nam (11,6%), chi tham quan giải trí (9,5%) và chi khác ( 10,2%) (Xem phụ lục 3).
- Trong số khách đến Việt Nam, khách Mỹ có mức bình quân chi tiêu cao nhất, tiếp đến là khách Úc, Canada, Đức và Niu Di Lân (Xem phụ lục 4).
2.7.3. Đóng góp của du lịch đối với nền kinh tế:
Du lịch phát triển góp phần kích thích nhiều ngành kinh tế khác phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế của nhiều vùng, địa phương. Phát triển du lịch góp phần đẩy nhanh đầu tư kết cấu hạ tầng, đô thị hoá và tô điểm vẻ đẹp đô thị. Cung cấp kết cấu hạ tầng du lịch (bao gồm cơ sở lưu trú, tiếp cận hàng không quốc tế và mạng lưới thông tin viễn thông) là những yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để tối đa hoá tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài, cần thiết cung cấp các cơ sở lưu trú và thương
mại, nâng cao khả năng tiếp cận và cung cấp cho khách thương gia các phương tiện thông tin dễ dàng hơn với thế giới bên ngoài. Điều này không chỉ đúng đối với các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh mà với cả nước nói chung.
Đối với nước ta, động lực lớn nhất để phát triển du lịch là tăng thu nhập ngoại tệ từ du lịch. Tăng dòng chảy thu nhập ngoại tệ sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán, vì vậy làm cho đất nước có nguồn thu để thanh toán các hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây, Du lịch phát triển nhanh nên đã đóng góp nhiều hơn vào GDP của cả nước. Nếu như năm 1994, đóng góp của ngành Du lịch vào GDP cả nước là 0,48 tỷ USD, chiếm 2,94% thì đến năm 2005, con số đóng góp là 1,88 tỷ USD, chiếm 3,85% GDP của cả nước. Xem bảng 2.8:
BẢNG 2.8. ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH TRONG GDP CỦA CẢ NƯỚC
1994 | 2000 | 2003 | 2004 | 2005 | |
GDP (tỷ USD) | 16,3 | 31,2 | 39,7 | 45,2 | 48,8 |
GDP du lịch( tỷ USD) | 0,48 | 1,0 | 1,39 | 1,64 | 1,88 |
% GDP du lịch/GDP | 2,94 | 3,2 | 3,5 | 3,63 | 3,85 |
(Nguồn: TCTK, TCDL, 2005)
Du lịch là ngành cần rất nhiều việc làm. Như đã phân tích trong tiểu mục 2.4.4, mục 2.4, chương II, trong 15 năm qua, lực lượng lao động trong ngành Du lịch đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1990, cả nước có trên 20 nghìn lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch, đến năm 2005 tăng lên 234.000, tăng hơn 11 lần, lao động gián tiếp ước 510.000, chiếm 2,5% lao động cả nước. Cũng như hoạt động kinh tế khác, du lịch tạo ra nguồn thu cả trực tiếp và gián tiếp cho Chính phủ thông qua các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản.
2.7.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch:
Ngành Du lịch là một trong những ngành thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất. Tính đến hết năm 2005, 29 tỉnh thành đã thu hút được 190 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn, sân golf, lữ hành quốc tế,…với