bán hàng có mang lại nhiều lợi nhuận cho mình hay không. Doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét đánh giá những mặt mà doanh nghiệp có thể làm được tốt hơn so với các đối thủ. Rõ ràng là để doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, cần phải có ý chí lâu dài để duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh, nhằm nâng cao năng suất và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Một mặt, doanh nghiệp phải đảm bảo tính lâu dài, mặt khác phải lấy chỉ số tổng hợp về thị phần chiếm được bao nhiêu làm tiêu biểu. Từ đó doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao và có thể lấy đó làm mục tiêu cần đạt được.
2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh năng lực canh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, điển hình nhất là một số chỉ tiêu sau:
2.1. Doanh số
Là số tiền bán hàng thu được trong một thời gian nhất định.
Doanh số = giá bán x số sản phẩm bán ra
Trên thực tế, người ta không chỉ xem xét thuần tuý về giá trị mà còn chú trọng về mặt hiện vật của số sản phẩm bán ra đó, kể cả số lượng và chất lượng. Trong khi lợi nhuận chỉ rõ khả năng sinh lời thì doanh số lại cho biết quy mô hay tầm cỡ của doanh nghiệp lớn hay nhỏ ở mức nào. Tuy nhiên, không phải khi nào doanh số của hãng này lớn hơn hãng kia, thì cũng có nghĩa là lợi nhuận của nó cũng sẽ lớn hơn một cách tương ứng. Điều này do sự tác động của nhiều yếu tố chi phối như việc lựa chọn loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, chất lượng kinh doanh ...
2.2. Thị phần của doanh nghiệp
Là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 2
- Cạnh Tranh Trong Thiết Lập Mạng Lưới Kênh Phân Phối
- Cạnh Tranh Bằng Hoạt Động Dịch Vụ Trước Trong Và Sau Khi Bán Hàng
- Hoạt Động Nghiên Cứu Thị Trường Và Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Số sản phẩm bán ra của Doanh Nghiệp
Thị Phần = --------------------------------------------------------
Tổng số sản phẩm tiêu thụ của thị trường
- Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: đó là tỷ lệ % giữa giá trị sản phẩm của doanh nghiệp bán ra so với giá trị của toàn ngành.
- Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó chính là tỷ
lệ % giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn phân khúc.
- Thị phần tương đối : Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, chỉ tiêu này cho biết vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào.
Số sản phẩm bán ra của Doanh Nghiệp
Thị Phần = --------------------------------------------------------
Tổng số sản phẩm bán ra của đối thủ
Nếu hệ số trên của thị phần lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp và ngược lại.
Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp sẽ biết mình đang đứng ở vị trí nào, và có thể vạch ra một chiến lược hành động phù hợp. Chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò vị trí của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả hay không hiệu quả. Khi tiềm lực của thị trường đang lên mà phần thị trường của doanh nghiệp không thay đổi tức là thị trường đã ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp hay một phần của thị trường đã rơi vào đối thủ cạnh tranh cho nên doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình để mở rộng thị trường của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm trên thị trường hiện tại, có giải pháp thích hợp lôi kéo các đối tượng tiêu dùng tương đối, đối tượng không thường xuyên, lôi kéo khách hàng từ thị trường của đối thủ cạnh tranh với mình ....
Mục tiêu doanh số và thị phần có liên quan mật thiết với nhau. Doanh số cho biết kết quả của doanh nghiệp ở thị trường đang hoạt động, còn thị phần thì chỉ rõ doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu trong cả "chiếc bánh thị trường" đó. Hai mục tiêu này còn gọi là những mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh hay mục tiêu thế lực. Khi doanh số và thị phần càng vượt xa đối thủ, doanh nghiệp càng có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và thao túng giá cả. Mức lợi thế áp đảo tuyệt đối sẽ dẫn tới sự lũng đoạn và độc quyền thị trường, hình thành giá cả lũng đoạn và lợi nhuận lũng đoạn.
2.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ mong muốn cho chi phí đầu vào ít nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, cũng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường để nâng cao khả năng của doanh nghiệp.
2.4. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức sinh lời của đồng vốn dùng trong kinh doanh. Tỷ suất này thể hiện sự bù đắp chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Thông thường đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quả nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vào các cơ hội khác hay ít nhất phải cao hơn mức lãi suất tín dụng ngân hàng.
Doanh thu – Giá thành
Tỉ suất lợi nhuận = -----------------------------------
Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp mà còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ấy. Nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là rất gay gắt. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh rất thuận lợi và có hiệu quả.
2.5. Tỷ suất doanh thu trên vốn: cho biết mức doanh thu tạo ra trên một đồng vốn, ngoài ra nó còn cho biết mức độ quay vòng của vốn. Tỷ suất này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và chu kỳ sản xuất kinh doanh.
2.6. Tỷ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu: Đây cũng là một chỉ tiêu được dùng nhiều để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
2.7. Năng suất lao động: Năng suất lao động là một trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này là sự thể hiện tập trung nhất nhiều tiêu chí khác như trình độ công nghệ, trình độ tay nghề của lao động, khả năng tổ chức và quản lí sản xuất...
Năng suất lao động được tính bằng số thời gian hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Sản phẩm ở đây có thể là hàng hoá hoặc dịch vụ, vì vậy việc tính toán năng suất lao động có thể được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp dịch vụ.
Năng suất lao động là chỉ tiêu hoàn toàn có thể tính toán được với doanh nghiệp vì số liệu là tương đối rõ ràng và kĩ thuật tính toán không phức tạp. Ngoài ra, đây là một chỉ tiêu định lượng, vì vậy dựa vào đây có thể đưa ra kết luận chính xác về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xét trên tiêu chí này là cao hay thấp so với các đối thủ cùng ngành.
3. Các yếu tố ảnh hường đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, hay của một ngành liên quan trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá mà doanh nghiệp, ngành đó cung cấp. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng hoá cũng chính là nhưng yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành. Qua năng lực cạnh tranh của hàng hoá ta có thể thấy được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Vì thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tổng thể, bao gồm nhiều nhân tố.
Chất Lượng: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì người ta càng có xu hướng lựa chọn hàng hoá đẹp, tốt, có chất lượng cao hơn là chọn hàng hoá có giá rẻ. Tuỳ theo mặt hàng mà tiêu chí chất lượng có thể thay đổi. Đối với hàng tiêu dùng, thì những hàng hoá có kiểu dáng hiện đại, màu sắc phù hợp với thị hiếu, chất lượng tốt.... sẽ thu hút khách hàng và được lựa chọn. Đối với mặt hàng thiết bị máy móc, tiêu dùng dài ngày thì sự ưu việt của các tính năng, độ tin cậy cao, tiện nghi sử dụng là những yếu tố quyết định.
Giá Cả: Giá cả cũng là một yếu tố có sức lôi cuốn người mua, và được người mua cân nhắc khi mua một sản phẩm nào đó. Tuy nhiên giá thấp chưa chắc đã là lợi thế, cái quyết định là tương quan hợp lý của giá và chất lượng. Trong trường hợp,
khi hàng hoá có giá trị tương đương nhau, thì hàng hoá của doanh nghiệp nào có giá thấp hơn thì hàng hoá đó dễ bán hơn, và có năng lực canh tranh cao hơn.
Chi Phí Sử Dụng: Đối với những hàng hoá sử dụng dài ngày thì chi phí sử dụng là yếu tố quan trọng. Chi phí sử dụng thấp sẽ làm cho hiệu quả sử dụng cao. Người mua hàng rất quan tâm đến yếu tố này, bởi vì, nhiều khi chi phí sử dụng có thể vượt xa chi phí mua hàng. Hàng giá thấp nhưng chi phí sử dụng cao có thể làm cho tổng chi phí vẫn cao và sử dụng không kinh tế.
Chi phí sử dụng thường là chi phí cho việc tiêu tốn năng lượng, nhiên liệu, vật liệu kỹ thuật, chi phí cho người vận hành, chi phí bảo dưỡng, duy tu.... Để chi phí sử dụng thấp thì sản phẩm phải được chế tạo hoàn hảo, trình độ kĩ thuật cao.
Phục Vụ Kĩ Thuật Khi Bán và Sau Bán (Hậu Mãi): Để tạo thuận lợi và lôi cuốn người mua, các doanh nghiệp thường cung cấp những dịch vụ miễn phí như chở hàng đển tận nơi, lắp đặt, hướng dẫn bảo hành... Đó là những phục vụ kỹ thuật khi bán.
Phục vụ kỹ thuật sau khi bán là bảo hành, cung cấp phụ tùng, tổ chức sửa chữa... Đây cũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp, ngành nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình, và cho bản thân doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, hàng hoá của hai doanh nghiệp có chất lượng, giá cả tương đương nhau thì khách hàng sẽ chọn hàng được doanh nghiệp phục vụ kỹ thuật hoàn hảo khi bán và sau bán (hậu mãi). Điều này sẽ khiến khách hàng yên tâm, thoải mái hơn, tạo một ấn tượng đẹp nơi khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp mau chóng phát hiện ra những thiếu sót, nhược điểm của sản phẩm và đòi hỏi mong muốn của khách hàng... Từ đó, sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố, có những nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát (các nhân tố bên trong doanh nghiệp), và có những nhân tố phức tạp, không lệ thuộc và không bị nhà doanh nghiệp chi phối (môi trường vĩ mô, môi trường ngành). Những nhân tố này tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo những chiều hướng khác nhau, và đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp để ứng phó.
3.1.1.Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
a. Các nhân tố về mặt kinh tế
Các yếu tố về mặt kinh tế có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời các yếu tố này cũng có vai trò ảnh hưởng to lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao làm cho thu nhập giữa các tầng lớp dân cư tăng lên kéo theo sự gia tăng nhu cầu và sức mua. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng danh mục sản phẩm.
Bên cạnh đó, do nền kinh tế nước ta tương đối ổn định, ít chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới và khu vực, nên tỷ lệ lạm phát luôn được giữ ở mức thấp nhất các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư sản xuất, mua thêm máy móc trang thiết bị.
Tuy nhiên, chính sách mở cửa và định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta sẽ tác động tới sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước so với hàng hoá của nước ngoài. Sức cạnh tranh này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là chất lượng, chủng loại, mẫu mã và giá cả. Đặc biệt khi tham gia vào WTO, giá cả hàng hoá sẽ hạ thấp vì thuế quan được cắt giảm và thủ tục hành chính được đơn giản hoá. Chất lượng, mẫu mã hàng hoá cũng sẽ được thay đổi do sức ép cạnh tranh trong nội bộ WTO.
b. Các nhân tố thuộc chính trị, luật pháp
Một thể chế thống trị, một hệ thống luật pháp rõ ràng và ổn định sẽ là cơ sở bảo đảm sự thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả. Chẳng hạn các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các loại thành phần và trên mọi lĩnh vực. Hay các chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu, nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước so với các doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài.
c. Các nhân tố về khoa học công nghệ
Nhóm các nhân tố về khoa học công nghệ ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh. Nó tác động một cách quyết định đến hai
yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của các doanh nghiệp, qua đó tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nói riêng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Đối với các nước chậm và đang phát triển, giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, công cụ cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ là hàm lượng khoa học và công nghệ cao.
d. Các nhân tố về văn hoá xã hội
Phong tục tập quán lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng tôn giáo, ảnh hưởng đến cơ cấu của nhu cầu thị trường và do đó nó sẽ ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau thì thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách sản phẩm và chính sách tiêu thụ khác nhau. Sự phù hợp của các điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp với các yếu tố và văn hoá xã hội của một thị trường nào đó sẽ góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1.2 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô
a. Khách hàng
Những khách hàng mua sản phẩm của một ngành nào đó có thể làm giảm lợi nhuận của ngành nào đó bằng việc yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ sau bán hàng nhiều hơn hoặc có thể cùng doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp kia. Như vậy, khách hàng cũng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành
Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh
giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung của ngành.
Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường
Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính chất quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành. Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, trong từng giai đoạn, thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ.... Sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngành phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thị trường đó.
Sức ép của khách hàng
Sức mạnh khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít sản phẩm hơn hoặc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn.
c. Khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm ẩn
Cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên gay gắt và khốc liệt hơn nếu xuất hiện thêm các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh trong ngành. Các doanh nghiệp cũ trong ngành có lợi thế hơn các doanh nghiệp tiềm ẩn về các mặt sau: uy tín, sản phẩm, các kênh phân phối... Tuy nhiên, các đối thủ tiềm ẩn lại có lợi thế về công nghệ sản xuất, có được kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đang tồn tại. Đồng thời họ có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để gây sự chú ý của khách hàng, tạo dựng uy tín và giành thị phần tiêu thụ. Các hàng rào gia nhập ngành càng thấp thì nguy cơ gia nhập mới của các đối thủ tiềm ẩn càng cao. Khi đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ yếu đi nếu doanh nghiệp không áp dụng vào các biện pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách hữu hiệu nhất các công cụ cạnh tranh.
d. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp