Ý Nghĩa Của Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh

Công cụ thu thập là phiếu điếu tra với các câu hỏi được xây dựng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam 6. Phương pháp chọn mẫu là phân tầng ngẫu nhiên - phương thức chọn mẫu đang được đánh giá cao trong nghiên cứu điều tra trên thế giới. Nhóm nghiên cứu sử dụng danh sách của cơ quan thuế để tiến hành chọn mẫu tỉ lệ theo tỉnh và phân nhóm các doanh nghiệp theo loại hình.

Doanh nghiệp không được ở cùng một khu phố, một ngành nghề mà được chọn ngẫu nhiên từ nhiều phân tầng khác nhau. Do vậy, mẫu được chọn sẽ mang tính đại diện cho tất cả các doanh nghiệp đăng ký trên danh sách thuế. Hay nói cách khác, chỉ 100 doanh nghiệp cũng có thể có đủ các đặc điểm để mô tả cho tổng thể hàng nghìn doanh nghiệp tại một tỉnh 7.

2.2. Sử dụng các chỉ số thành phần

Để nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ta phải sử dụng rất nhiều chỉ tiêu nhỏ, được nhóm lại trong mười chỉ số thành phần sau:

Chỉ số 1- Chi phí gia nhập thị trường

Chi phí gia nhập thị trường là chi phi được tính toán dựa trên kết quả đo lường thời gian một doanh nghiệp cần để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và nhận được mọi loại giấy phép, thời gian cần thiết để thực hiện tất cả các thủ tục để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh, số lượng giấy phép cần hoàn thành và cảm nhận về mức độ khó khăn trong việc xin các giấy phép đó. Để xây dựng chỉ số về chi phí gia nhập thị trường, cần có số liệu về:

Tỷ lệ % doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh.

Tỷ lệ % doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh.

Tỷ lệ % doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc có được toàn bộ các giấy phép cần thiết để kinh doanh.


6 Một số câu hỏi được lấy từ Cuộc điều tra về Kết quả hoạt động của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới (BEEPS).

7 Floyd Fowler, 2002, Phương pháp nghiên cứu điều tra, Tái bản lần 3, Sage Publications, Thousand Oaks,

trang 35: “Chọn mẫu lớn hay nhỏ từ một tổng thể chưa chắc đã có nghĩa mẫu này sẽ đại diện cho tổng thể. Một mẫu bao gồm 150 người có thể mô tả cho tổng thể 15.000 người hay 15 triệu người với độ chính xác như nhau, nếu tất cả mọi khía cạnh thiết kế và quy trình lấy mẫu là như nhau.”

Thời gian đăng ký kinh doanh (số ngày).

Thời gian đăng ký lại (số ngày).

Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh và quyết định chấp thuận mà doanh nghiệp hiện có.

Thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất (căn cứ vào nỗ lực của chính quyền, không phải các điều kiện cung/cầu).

Chỉ số 2 - Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Xét đến việc tiếp cận và sử dụng đất đai là xét đến hai khía cạnh. Trước hết là tình trạng doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở rộng kinh doanh hay doanh nghiệp đang phải thuê lại đất của doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, ta cũng cần quan tâm đến việc thực hiện chuyển nhượng đất tại địa phương. Tiếp đến là cảm nhận của doanh nghiệp về những rủi ro trong quá trình sử dụng đất.

Để lượng hóa những nội dung định tính liên quan đến tiếp cận đất đai, cần thiết phải xem xét về :

Tỷ lệ % doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tỷ lệ % doanh nghiệp thuê lại đất từ doanh nghiệp nhà nước.

Tỷ lệ % doanh nghiệp đánh giá nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là tốt hoặc rất tốt.

Tỷ lệ % tổng diện tích đất trong tỉnh có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đánh giá của doanh nghiệp về rủi ro thu hồi đất.

Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách bồi thường nếu đất bị thu hồi.

Rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê đất.

Đánh giá về tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê đất.

Chỉ số 3 - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Tính minh bạch là “Sự gia tăng luồng thông tin kinh tế, xã hội và chính trị một cách kịp thời và tin cậy về các dịch vụ công của chính quyền, về chính

sách tiền tệ, … Ngược lại, thiếu minh bạch là tình trạng mà ở đó một cá nhân cố ý giữ riêng thông tin hoặc đưa ra các thông tin sai lệch hoặc không đảm bảo được đã cung cấp thông tin hoàn toàn phù hợp và có chất lượng” 8.

Chỉ số về tính minh bạch và tiếp cận thông tin đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận những kế hoạch của tỉnh cũng như các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Chỉ số này được thể hiện cụ thể qua các khía cạnh sau:

Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch.

Tính minh bạch của các văn bản pháp quy.

Vai trò của các “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh.

Vai trò của gia đình và bạn bè khi thương lượng với cán bộ Nhà nước.

Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh.

Khả năng dự đoán việc triển khai các quy định, chính sách Trung ương tại địa phương.

Chính quyền tỉnh có tham khảo ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật.

Chất lượng dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về các quy định ở cấp Trung ương và cấp địa phương.

Tính cởi mở: Đánh giá trang web của tỉnh.


Chỉ số 4 - Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Chỉ số này đo lường thời gian mà các doanh nghiệp phải tiêu tốn khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của tỉnh thanh tra, kiểm tra. Đây là chỉ số hoàn toàn mang tính định lượng, tổng hợp từ :

Tỷ lệ % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để làm việc với chính quyền.

Số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm.


8 Tara Vishwanath và Daniel Kaufman - Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Số cuộc thanh tra.

Tỷ lệ giảm số cuộc thanh tra.

Số giờ thanh tra thuế.


Chỉ số 5 - Chi phí không chính thức

Đây là chỉ số đo lường mức chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí không chính thức vốn rất nhạy cảm và khó nắm bắt. Hiện tại, mới chỉ có năm nhân tố tác động đến chỉ số về chi phí không chính thức, đó là:

Tỷ lệ % doanh nghiệp cho rằng chi phí không chính thức là cản trở chính đối với hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ % doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành phải trả chi phí không chính thức theo yêu cầu của các cơ quan địa phương.

Tỷ lệ % doanh nghiệp tốn hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức.

Thực trạng cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng nhằm mục đích trục lợi.

Mức độ công việc được giải quyết sau khi doanh nghiệp đã bỏ chi phí không chính thức.

Chỉ số 6 - Môi trường cạnh tranh

Chỉ số này đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp tư nhân về sự ưu đãi của chính quyền đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Những ưu đãi này có thể trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể công khai hoặc không công khai. Cho dù mức độ ưu đãi này là cao hay thấp thì nó cũng chắc chắn làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh chung, mà dễ thấy nhất đó là sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Chỉ số được xây dựng xuất phát từ việc đánh giá các nội dung sau:

Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước là cản trở đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Thái độ của tỉnh đối với doanh nghiệp tư nhân.

Thái độ đối với doanh nghiệp tư nhân đang được cải thiện.

Thái độ không phụ thuộc vào mức đóng góp cho ngân sách tỉnh.

Ưu đãi doanh nghiệp cổ phần hoá là cản trở công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá của doanh nghiệp về nỗ lực thực hiện cổ phần hoá của tỉnh.

Tỷ lệ % thay đổi số doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý.

Tỷ trọng dư nợ cho vay của các ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước.

Tương quan tỷ lệ giữa tỷ trọng nợ của doanh nghiệp nhà nước/ tổng số nợ của các doanh nghiệp so với tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước/ tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong năm trước.

Chỉ số 7 - Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Chỉ số này đánh giá khả năng linh hoạt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương tại địa phương. Những tỉnh thành năng động thường tự mình đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tính năng động của từng địa phương được thể hiện qua những biểu hiện cụ thể sau:

Tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Tỉnh triển khai tốt các chính sách, quy định của Trung ương.

Tỉnh hoàn toàn không có sáng kiến, mọi chính sách đều xuất phát từ Trung ương.

Chỉ số 8 - Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Chỉ số về chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân là một chỉ số rất quan trọng. Nó phản ánh chất lượng và tính hữu ích của các chính sách cấp tỉnh nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể như các chính sách liên quan đến xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin pháp luật, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh… Các chính sách này là cơ sở để hỗ trợ khu vực dân doanh trên nhiều mặt:

Cung cấp thông tin thị trường.

Cung cấp dịch vụ kết nối kinh doanh.

Xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại.

Xây dựng Khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Cải tiến công nghệ và các dịch vụ liên quan đến công nghệ.

Số lượng hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước và số đăng ký trong năm hiện tại.

Chỉ số 9 -Đào tạo lao động

Chỉ số về đào tạo lao động cho biết mức độ và chất lượng của hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai. Mục đích là nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp địa phương và tìm kiếm việc làm cho lao động địa phương. Chỉ số này được chi tiết và cụ thể hóa bằng các đánh giá về chất lượng và số lượng, đó là:

Chất lượng dịch vụ giáo dục do các cơ quan của tỉnh cung cấp.

Chất lượng dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động do các cơ quan của tỉnh cung cấp.

Chất lượng dịch vụ tuyển dụng và môi giới lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện.

Số lượng trường dạy nghề trên 10.000 dân.

Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 10.000 dân.


Chỉ số 10 - Thiết chế pháp lý

Thiết chế pháp lý thường mang tính ổn định, lâu dài và khó thay đổi. Nhưng mức độ ảnh hưởng của các thiết chế pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp có thể thay đổi hàng năm. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Hệ thống pháp lý tạo ra cơ chế để doanh nghiệp có thể khởi kiện hành vi tham nhũng của cán bộ công quyền.

Lòng tin của doanh nghiệp và thiết chế pháp lý.

Chủ yếu sử dụng thiết chế pháp lý để giải quyết tranh chấp.

Số vụ tranh chấp bình quân trên 100 doanh nghiệp đang hoạt động.

Số vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng số các vụ tranh chấp đưa ra Toà Kinh tế


2.3. Xây dựng chỉ số tổng hợp có trọng số

Sau khi xây dựng, tính toán các chỉ số thành phần, kết hợp với việc tính toán trọng số, kết quả thu được sẽ là chỉ số tổng hợp PCI . Trong mười chỉ số thành phần, có những chỉ số có vai trò quan trọng hơn những chỉ số còn lại khi lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh. Bằng phép hồi quy đa biến, cứ một điểm tăng lên đối với mỗi chỉ số sẽ làm tăng một lượng phần trăm nhất định vốn đầu tư bình quân đầu người ở khu vực tư nhân. Con số phần trăm này chính là trọng số của mỗi chỉ số thành phần.

Bảng 2: Trọng số của các chỉ số thành phần năm 2007



Chỉ số thành phần


Trọng số

Trọng số làm tròn

Loại trọng số

Chính sách phát triển kinh tế tư nhân

17.21%

15%

Cao

Tính minh bạch

16.25%

15%

Cao

Đào tạo lao động

15.35%

15%

Cao

Tính năng động và tiên phong

13.15%

15%

Cao

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định

của Nhà nước

11.29%

10%

Trung bình

Thiết chế pháp lý

7.62%

10%

Trung bình

Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước

(môi trường cạnh tranh)

5.98%

5%

Thấp

Chi phí không chính thức

5.76%

5%

Thấp

Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất

3.57%

5%

Thấp

Chi phí gia nhập thị trường

3.18%

5%

Thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội - 3

(Nguồn: Báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2007)

Mục đích của việc áp dụng trọng số nhằm đảm bảo điểm của các chỉ số thành phần được điều chỉnh hợp lý theo sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tuỳ vào thời điểm nghiên cứu. Vì vậy, cách tính trọng số cho mỗi chỉ số thành phần qua từng năm đều có sự khác nhau, những chỉ số thành phần có tương quan nhiều nhất tới sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư và lợi nhuận sẽ nằm trong nhóm trọng số cao là 15%; tiếp theo, những chỉ số thành phần có mức độ quan trọng giảm dần được sắp xếp tương ứng với nhóm trọng số trung bình là 10% và thấp nhất là 5%; những chỉ số thành phần có vai trò ít quan trọng hơn sẽ được gán cho trọng số thấp.‌

Có ba nguyên nhân giải thích vì sao một vài chỉ số thành phần nằm trong nhóm trọng số thấp.

Một là, các chỉ số thành phần đó không độc lập với nhau. Sự tương tác giữa các chỉ số thành phần có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng.

Hai là, một số chỉ số có tính tương đồng cao giữa các tỉnh; nói cách khác, các tỉnh đạt điểm xấp xỉ nhau về chỉ số này nên không giúp lý giải sự khác biệt.

Ba là, phần lớn khả năng giải thích của chỉ số đó có thể đã được bao hàm trong các chỉ số khác.

III. Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH


3.1. Các đặc tính của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có bốn đặc tính nổi bật, đó là tính thực tiễn, tính toàn diện, tính chính xác và tính đại diện.

a. Tính thực tiễn: thể hiện qua phương thức khảo sát

Phiếu điều tra được cập nhật qua các năm, bao gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp và các vấn đề về điều hành kinh tế cấp tỉnh. Có 70 câu hỏi trong 18 trang. Ban đầu phiếu điều tra bằng tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt, sau đó dịch ngược lại sang tiếng Anh để đảm bảo nghĩa của các câu hỏi không thay đổi. Phiếu điều tra được trình bày trên giấy in đẹp, phong bì dễ

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí