kiếm đối tác kinh doanh là rất mờ nhạt, chỉ đạt 31,52/100 điểm. Thông tin thị trường hay những tư vấn về kỹ thuật luôn đòi hỏi tính cập nhật và nhanh nhạy dường như chưa được chú ý. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân Hà Nội hoàn toàn kinh doanh bằng nội lực mà không thể tận dụng được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chính quyền.
e. Đào tạo lao động chưa xứng tầm
Đào tạo lao động có thể được xem là một dạng can thiệp có chọn lọc vào thị trường. Hiện nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao dù rất cần thiết nhưng từng doanh nghiệp rất khó tự đào tạo vì nguy cơ lao động bỏ việc sau khi được đào tạo rất lớn. Như vậy, đòi hỏi chính quyền phải tăng cường đầu tư vào các trung tâm đào tạo, phải cung cấp được nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, có kỹ năng giỏi cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Xét về mặt số lượng, Hà Nội được đánh giá cao về số lượng trường dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm trên mỗi 10.000 dân. Tuy nhiên xét về mặt chất lượng, thì vẫn còn thấp dưới mức tiềm năng. Theo kết quả điều tra của VNCI, chỉ có 55,43 % (năm 2006) và 55,9% (năm 2007) số doanh nghiệp được hỏi đánh giá giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề của Hà Nội là rất tốt hoặc tốt; 48,62% (năm 2006) và 59,43% (năm 2007) doanh nghiệp hài lòng về hoạt động môi giới việc làm.
Thực trạng số lượng lao động đã qua đào tạo hiện thất nghiệp vẫn tăng do không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp lại rất cần nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao. Theo thống kê, chỉ có gần 30% lực lượng lao động của Hà Nội là đã qua đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đồng đều, sử dụng chưa hiệu quả. Trong số hơn nửa triệu lao động của Hà Nội được đào tạo có bằng cấp các loại thì số có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 37 % (trong đó số có bằng công nhân kỹ thuật chỉ chiếm 10%) số có trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 21%, số có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 40%, và số có trình độ trên đại học là 2%. Đặc biệt
số công nhân kỹ thuật bậc cao (bậc 6 hoặc 7/7) và số kỹ sư thực hành thạo chuyên môn là rất hiếm.
2.3. So sánh Chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội với các thành phố trực thuộc Trung ương
Việt Nam có năm thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng , Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói tất cả các thành phố này đếu có cùng môi trường kinh tế vĩ mô, cùng chịu sự điều hành trực tiếp từ Trung ương. Nhưng sự khác nhau ở đặc điểm kinh tế vi mô làm cho năng lực cạnh tranh ở mỗi thành phố là khác nhau, hay nói như Michael Porter: “kinh tế vi mô là nền tảng của thịnh vượng”.
Biểu 12: Chỉ số năng lực cạnh tranh của năm thành phố trực thuộc Trung ương
PCI 2005 | PCI 2006 | PCI 2007 | |
Hà Nội | 60.32 | 50.14 | 56.73 |
Hải Phòng | 59.40 | 49.82 | 53.19 |
Đà Nẵng | 70.67 | 75.82 | 72.96 |
Cần Thơ | 61.29 | 58.30 | 61.76 |
Tp Hồ Chí Minh | 59.61 | 64.75 | 64.83 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thứ Hạng Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh
- Số Doanh Nghiệp Đăng Ký Mới Giai Đoạn 2002 - 2007
- Môi Trường Kinh Doanh Của Hà Nội Qua Các Chỉ Số Thành Phần
- Mục Tiêu Cải Thiện Môi Trường Kinh Doanh Tại Hà Nội
- Các Giải Pháp Cụ Thể Cải Thiện Môi Trường Kinh Doanh Tại Hà Nội
- Tăng Cường Và Mở Rộng Phân Cấp Quản Lý Đến Các Quận, Huyện
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007)
Khi so sánh với các thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội có PCI rất thấp (56,73 điểm), chỉ nhỉnh hơn Hải Phòng một chút, thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ rất nhiều và càng kém xa so với Đà Nẵng (72,96 điểm), trên tất cả các chỉ số thành phần. Năm 2006, PCI Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh tăng lên và tiếp tục duy trì điểm số tốt vào năm 2007. Hà Nội cũng đã rất cố gắng đưa PCI từ nhóm trung bình năm 2006 lên nhóm khá năm 2007.
Xét so sánh cụ thể ở một vài chí số thành phần năm 2007 dưới đây:
(Nguồn: VNCI) | |
Chỉ số chi phí gia nhập thị trường và chỉ số tiếp cận đất đai của Hà Nội thấp hơn hẳn so với bốn thành phố còn lại. Một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chi phí gia nhập thị trường là giá dịch vụ đăng ký kinh doanh của các công ty tư vấn ở Hà Nội thường cao hơn từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng tùy theo loại hình. Còn về đất đai, Hà Nội hiện có 18 khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích đất tự nhiên 773 ha. Có khoảng 253 doanh nghiệp đã được thuê đất và còn khoảng 45% số doanh nghiệp có nhu cầu nhưng không có đất để thuê. Trong khi đó, có 2.307 đơn vị (cả Trung ương và địa phương) thuê 1.642,5 ha nhưng sử dụng kém hiệu quả, hoặc sai mục đích và chưa thể thu hồi được. Đây là nguyên nhân chính làm cho việc tiếp cận đất đai để mở rộng sản xuất là rất khó khăn. |
(Nguồn: VNCI) | |
Xét chỉ số về chi phí không chính thức và chỉ số đánh giá những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, Đà Nẵng được các doanh nghiệp đánh giá cao và xếp ở vị trí đầu. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - hai thành phố lớn nhất cả nước nằm ở vị trí cuối. Một mặt, do ảnh hưởng của phong cách làm việc cũ trì trệ, quan liêu, nên một bộ phận cán bộ ở các cơ quan công quyền bị thoái hoá biến chất. Mặt khác, có nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội sợ mất thời gian nên họ sẵn sàng tự nguyện đưa ra mức phí để công việc được thuận lợi. Trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thành phần kinh tế quốc doanh luôn đóng một vai trò quan trọng. Do vậy, Hà Nội với cương vị đầu tàu, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, có nhiều chính sách, chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước hơn bất kỳ một thành phố nào khác. Nhiều ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp tư nhân và con số 5,19 đứng cuối bảng so sánh là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chỉ số 5,19 của Hà Nội ở vị trí thứ năm còn cách khá xa so với vị trí thứ tư là thành phố Hồ Chí Minh với 6,01 điểm. Đó là do các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh hợp lý hơn, ít gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp tư nhân và môi trường cạnh tranh. |
(Nguồn: VNCI) | |
Chỉ số về tính minh bạch và trách nhiệm của Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ nhau và đều đạt trên 7 điểm. Tiếp đến là Hà Nội với 6,47 điểm, cao hơn hẳn chỉ số của Cần Thơ và Hải Phòng. Ở chỉ số về tính năng động và tiên phong của chính quyền, thứ tự 5 thành phố này không có gì thay đổi. Khi một chính sách hay quy định do Trung ương ban hành xuống còn chưa cụ thể hay rõ ràng, chính quyền thành phố có thể hành động theo những cách khác nhau. Cách giải quyết của Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh luôn theo hướng tạo ra những thuận lợi nhất có thể được cho doanh nghiệp, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển. |
III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HÀ NỘI
3.1. Ưu điểm của môi trường kinh doanh Hà Nội
Môi trường kinh doanh của Hà Nội, với tư cách là Thủ đô - đầu mối kinh tế, có rất nhiều điểm thuận lợi.
Về nguồn nhân lực, Hà Nội là nơi tập trung cao nhất cả nước về đội ngũ chất xám với nhiều Viện nghiên cứu, Học viện, trường Đại học, nhiều nhà khoa học đầu ngành, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, công nhân lành nghề trong mọi lĩnh vực. Đây chính là điều kiện quan trọng để đào tạo lao động có tay
nghề cao, đồng thời tiến hành liên kết giữa nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh.
Về cơ sở hạ tầng, Hà Nội luôn chú trọng đầu tư và nâng cấp hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng; hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc ... góp phần tích cực trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Thành phố đã đầu tư 18 khu/cụm công nghiệp lớn nhỏ với tổng diện tích khoảng 700ha. Trong đó có 7 khu/cụm công nghiệp đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Chính quyền cũng đã hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và 30% chi phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào các khu công nghiệp.
Về quy mô thị trường, Hà Nội là một thị trường lớn, có sức tiêu thụ mạnh. Năm 2007 dân số Hà Nội là gần 3,4 triệu người, trong đó 65% sống ở thành thị với mức thu nhập cao, ổn định. Do vậy nhu cầu mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ của người dân rất phong phú.
3.2. Hạn chế của môi trường kinh doanh Hà Nội và những nguyên nhân
Mặc dù trong thời gian qua, Hà Nội đã cố gắng, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của mình, song vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Trước hết, việc tiếp cận đất đai còn khó khăn đối với đa số các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhu cầu tiếp cận đất đai của doanh nghiệp Hà Nội hiện rất lớn: gần 2/3 doanh nghiệp được hỏi cho rằng họ sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh nếu việc tiếp cận đất đai dễ dàng hơn.
Hơn nữa, quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp vẫn có những rào cản. Người thành lập doanh nghiệp chỉ cần đến Phòng đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội để nộp hồ sơ và nhận kết quả (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép khắc dấu và mã số thuế). Tuy nhiên, quy trình “một cửa” này chỉ quy định thời hạn tối đa mà Phòng đăng ký kinh doanh phải trả kết quả tính từ ngày doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Theo đó, cứ mỗi lỗi sai trong bộ hồ sơ là thêm một lần doanh nghiệp phải đi đến
Phòng đăng ký kinh doanh. Thêm vào đó, Phòng đăng ký kinh doanh còn thiếu trách nhiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cũng như thông báo ngay cho người thành lập doanh nghiệp biết những thiếu sót trong bộ hồ sơ (lỗi chính tả, viết hoa viết thường) càng sớm càng tốt (thay vì vào ngày hẹn nhận kết quả). Mặt khác, quy trình ĐKKD “một cửa” chỉ giới hạn đến khâu nhận giấy phép khắc dấu, không điều chỉnh tới khâu khắc dấu và trả con dấu (đã được lưu chiểu) cho doanh nghiệp từ cơ quan Công an. Như vậy sau khi nhận được kết quả của ba thủ tục trên, chủ doanh nghiệp vẫn chưa được coi là hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp vì doanh nghiệp chưa có con dấu chính thức mà mọi giấy tờ của doanh nghiệp chỉ được coi là hợp pháp khi được đóng dấu chính thức của doanh nghiệp.
Nguyên nhân là do trách nhiệm của các cơ quan liên quan không được xác định rõ ràng. Phòng ĐKKD Hà Nội là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chuyển thông tin đầu vào của doanh nghiệp đến cơ quan công an và cơ quan thuế và trả kết quả cuối cùng cho doanh nghiệp. Như vậy cán bộ của phòng ĐKKD, ngoài việc thụ lý hồ sơ ĐKKD, về nguyên tắc, còn phải có đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đủ thông tin để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ đối với hồ sơ chuyển sang cơ quan cấp phép khắc dấu và cơ quan cấp mã số thuế. Nhưng rất khó để xác định trách nhiệm của từng cơ quan đối với việc phản hồi lại doanh nghiệp, đặc biệt trong những trường hợp hồ sơ chỉ được phát hiện có sai sót khi đã chuyển sang cơ quan thuế hay cơ quan Công an. Doanh nghiệp không rõ cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trước doanh nghiệp và giải đáp về bất cứ chậm trễ hay vướng mắc trong quá trình thụ lý hồ sơ.
Khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (Hanoi Portal: http://www.hanoi.gov.vn ) sau hơn bốn năm hoạt động, đã bộc lộ những yếu kém như: thông tin nghèo nàn, nhiều phần mục còn bỏ trống; nội dung chưa đầy đủ ; chậm trễ trả lời những câu hỏi trực tuyến của các doanh nghiệp. Thống kê cho thấy trong 3 năm gần đây chỉ có 97/1074
câu hỏi được trả lời, tức là chiếm chưa tới 10 %. Và trong tháng 5/2008 hầu như không có bất kỳ một thắc mắc nào được giải đáp. (Xem thêm Phụ lục 6)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do các đơn vị (sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện) thiếu quan tâm trong việc cung cấp thông tin, dịch vụ. Thứ hai là do nhận thức và trình độ của doanh nghiệp đối với việc thay đổi thói quen từ môi trường giấy tờ sang môi trường điện tử còn chưa nhanh nhạy; và cuối cùng là do cơ chế tài chính theo các quy định hiện hành đối với hoạt động cung cấp thông tin chưa hợp lý, chưa có tác dụng khuyến khích người đưa thông tin lên Cổng giao tiếp điện tử.
Như vậy, thông qua chỉ số PCI của Hà Nội, chính quyền Thành phố còn rất nhiều việc cần phải làm để cải thiện môi trường kinh doanh của Thủ đô. Vấn đề đặt ra trước mắt là giải quyết cơ chế quản lý doanh nghiệp dân doanh phức tạp, phiền hà để hướng đến mục tiêu lâu dài là tạo một khuôn khổ hoạt động để bất cứ thành phần kinh tế cá nhân nào cũng có thể phát triển thuận lợi. Từ thực tế yêu cầu đó, đã có rất nhiều các giải pháp được đưa ra, đánh giá, nhận định và áp dụng. Tuy vậy, giải pháp trọng tâm phải phù hợp và thiết thực với tình hình của Hà Nội thì mới hy vọng đem lại hiệu quả nhanh chóng, giải quyết được những khúc mắc còn tồn tại, thẳng thắn nhìn nhận năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra phương án khả thi. Đây chính là nội dung được đề cập đến trong chương tiếp theo của khoá luận này.