Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 4


- Vốn lưu động : là giá trị tài sản lưu động dùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp . Ví dụ : tiền để mua nguyên liệu sản xuất

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia thành :

- Vốn ngắn hạn : là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới một năm

Ví dụ: Vốn vay ngân hàng trong thời hạn dưới một năm

- Vốn trung hạn : là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ một đến năm năm

- Vốn dài hạn : là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ năm năm trở lên

Ví dụ : vốn huy động trên thị trường chứng khoán

Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia thành

- Vốn thực : là vốn biểu hiện dưới dạng vật thể Ví dụ : hàng hoá , máy móc, nhà xưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Vốn tài chính : là vốn biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, chứng khoán và các giấy tờ có giá khác

Căn cứ vào quy định của pháp luật thì có

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 4

- Vốn điều lệ : là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty

- Vốn pháp định : là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp

Căn cứ vào nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp có thể phân thành : Vốn chủ sở hữu , vốn tín dụng , vốn huy động bằng hình thức khác

- Nguồn vốn chủ sở hữu : là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp đầu tư vốn để trở thành chủ sở hữu duy nhất hoặc chủ sở hữu chung của doanh nghiệp. Vốn được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu được gọi là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu xác định quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp. Trong công ty cổ phần vốn chủ sở hữu còn được gọi là vốn cổ phần.


Vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:

Nguồn thứ nhất : là số tiền đóng góp của các nhà đầu tư - chủ sở hữu doanh nghiệp

Nguồn thứ hai : số lợi nhuận của doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh dùng để tái đầu tư

Nguồn thứ ba : Lợi nhuận tăng lên từ việc đánh gíá lại tài sản, các quỹ doanh nghiệp dùng để tái đầu tư [1,Tr 264]

- Vốn tín dụng : là vốn hình thành từ các tổ chức tín dụng . Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho doanh nghiệp dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong nguồn vốn tín dụng doanh nghiệp còn có thể huy động bằng cách phát hành các giấy tờ có giá để vay các tổ chức cá nhân khác (như phát hành hối phiếu) hoặc dưới hình thức tín dụng thương mại (mua bán chịu).

- Vốn huy động bằng các hình thức khác : trong quá trình hoạt động kinh doanh , doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng các hình thức khác như huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán như cổ phiếu , trái phiếu . Tuy nhiên việc phát hành chứng khoán chỉ được áp dụng đối với một số loại hình doanh nghiệp mà pháp luật cho phép. Công ty cổ phần là loại hình được phép phát hành cả trái phiếu và cổ phiếu để huy động vốn.


1.2.2.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

a) Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn điều lệ do đại hội đồng cổ đông xác định và ghi vào trong điều lệ công ty. Trong giai đoạn thành lập công ty vốn điều lệ do các cổ đông sáng lập xác định.


Vốn điều lệ là mức vốn được ghi vào điều lệ công ty, Vốn điều lệ bao gồm số vốn cổ đông đã góp và số vốn cổ đông cam kết góp, trong thực tế nó còn gồm cả số vốn mà công ty dự định sẽ huy động được bằng việc bán cổ phần.

Vốn điều lệ không đại diện cho số vốn thực có của công ty cổ phần trong bất kỳ thời điểm nào. Trong giai đoạn thành lập công ty cổ phần thì số vốn thực có của công ty cổ phần là số vốn mà các cổ đông sáng lập đã góp. Số vốn thực có tạo nên vốn cổ phần của công ty cổ phần.


Phân biệt vốn điều lệ với vốn cổ phần:

Vốn cổ phần (stock capital) tại mỗi thời điểm cụ thể bao gồm :

+ Tổng giá danh nghĩa của tất cả các cổ phiếu đã phát hành.

+ Tổng số tiền thu được do công ty phát hành các cổ phiếu không có giá danh nghĩa (không tính một phần trong tổng số này được trích vào lợi nhuận của công ty do phát hành).

+ Tổng số tiền dưới dạng cổ phiếu do công ty phát hành để trả lãi tức cổ phần cho các cổ đông.[22,Tr12]

Theo quy định của pháp luật chứng khoán thì chúng ta không có loại cổ phiếu không có giá danh nghĩa (hay không có mệnh giá), mệnh giá chung đối với cổ phiếu được quy định là mười nghìn đồng Việt nam. Vì vậy vốn cổ phần chỉ bao gồm :

+ Tổng giá trị danh nghĩa của tất cả các cổ phiếu đã phát hành.

+ Tổng số tiền dưới dạng cổ phiếu do công ty phát hành để trả lãi tức cổ phần cho các cổ đông.

Vốn cổ phần được xác định dựa trên giá trị của các cổ phần đã bán đây có thể là một phần giá trị của vốn điều lệ bởi vì thực tế không phải công ty cổ phần nào cũng bán tất cả các cổ phần ngay một lúc . Vốn cổ phần được hiểu là số vốn thực góp tại một thời điểm nhất định của các cổ đông vào công ty cổ


phần . Tổng giá trị danh nghĩa của tất cả các cổ phần ( bao gồm cổ phần đã bán , cổ phần được cam kết mua , cổ phần dự kiến chào bán ) tạo nên vốn điều lệ của công ty cổ phần.


Phân biệt vốn điều lệ với vốn kinh doanh của công ty cổ phần:

Vốn kinh doanh của công ty cổ phần bao gồm vốn cổ phần và vốn vay. Đây là tổng số vốn công ty huy động được để đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm thu được tối đa lợi nhuận. Trong vốn kinh doanh thì thành phần vốn vay rất quan trọng, nó được coi là đòn bẩy tài chính [7,Tr107] để thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.

Vốn điều lệ là vốn chủ sở hữu do các cổ đông của công ty góp tạo nên nguồn vốn dài hạn cho công ty cổ phần, vốn điều lệ được hình thành dựa trên nguồn vốn cổ phần , không bao hàm nguồn vốn vay của công ty . Trong quá trình hoạt động kinh doanh vốn kinh doanh có thể “phình” to hơn vốn điều lệ.

Vốn điều lệ là yếu tố ổn định bắt buộc phải được xác định khi đăng ký kinh doanh . Còn vốn kinh doanh là yếu tố không ổn định có thể thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.


b) Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ , các khách hàng quan hệ lâu dài với công ty, trong một số lĩnh vực , ngành nghề nhất định mang tính nhạy cảm , vì sự an toàn của chúng đối với an sinh xã hội, Nhà nước quy định muốn được thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề đó thì phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định . Đây được coi là điều kiện để thành lập công ty . Trong suốt quá trình hoạt động công ty càng phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn VPĐ nếu


không thì phải giải thể hoặc tuyên bố phá sản công ty . Công ty không được giảm mức VĐL xuống nhỏ hơn mức VPĐ .

Việc quy định mức vốn pháp định có ưu điểm là đảm bảo được sự kiểm soát , quản lý của nhà nước đặc biệt là trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhạy cảm. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm lớn là hạn chế khả năng ra kinh doanh của các nguồn lực trong nước, không khuyến khích được người dân ra kinh doanh. Việc quản lý thông qua mức vốn pháp định có thể gây ra phiền hà trong thủ tục thành lập doanh nghiệp .

Các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa không quy định VPĐ theo lĩnh vực ngành nghề mà theo loại hình công ty , và chỉ quy định cho công ty đối vốn .

Ví dụ :

Đức CTCP (HG) : 100.000 DM CTTNHH(CMBH) : 50.000 DM

Pháp CTCP( SA) : 25.000 FR CT TNHH (SARL) : 50.000 FR

Italia CTCP ( SPA) : 1.000.000 live

CT TNHH ( SRC) : 50.000 live [3, Tr 35]

Hiện nay với sự xuất hiện của đồng tiền chung Châu Âu là đồng EURO thì đơn vị tính của mức vốn pháp định còn được tính theo đơn vị là đồng EURO.

Luật công ty ở hầu hết các nước theo hệ thống pháp luật Anh, Mỹ không quy định bắt buộc về mức vốn tối thiểu. Theo quan điểm của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ việc không quy định mức vốn pháp định xuất phát từ những lý do sau:


- Con người có khả năng sáng tạo vô hạn , họ có khả năng kinh doanh bằng ý tưởng, họ có thể vay vốn để thực hiện ý tưởng đó. Thực tế đã chứng minh điều này đúng có rất nhiều nhà tư bản đi lên từ hai bàn tay trắng.

- Việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế họ coi trọng các thiết chế kinh tế đó là tư vấn, kiểm toán, luật sư, các thiết chế này phát triển đạt ở trình độ cao nên chủ nợ khách hàng có thể dựa vào đó để tự bảo vệ mình.

Về điểm này hiện nay pháp luật doanh nghiệp của ta có sự tương đồng .


c) Cổ phần

Theo pháp luật Việt Nam thì đặc trưng pháp lý quan trọng của công ty cổ phần là vốn điều lệ được chia ra nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Ở một số nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ , người ta định nghĩa cổ phần là đơn vị để phân chia quyền sở hữu công ty. Do đó cổ đông không có mối liên hệ gì đến vốn điều lệ của công ty và người ta có thể phát hành loại cổ phần không có mệnh giá ( no-parstock). Việc định nghĩa cổ phần trong mối liên hệ với vốn điều lệ công ty có thể dễ gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư và chủ nợ của công ty khi coi vốn điều lệ là tiêu chuẩn đánh giá thực trạng và khả năng thanh toán của công ty.

Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty cổ phần được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Theo quy chế tạm thời về việc mua cổ phiếu trong công ty cổ phần do Bộ tài chính ban hành thì cổ phần là số vốn tối thiểu mà một cổ đông tham gia đầu tư vào công ty cổ phần4. Các cổ phần có giá trị bằng nhau ai mua cổ phần thì được cấp giấy chứng nhận mua cổ phần gọi là cổ phiếu.


4 Quyết định số 529/TC- QĐTCDN ngày 31/7/1997


Công ty cổ phần có hai loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, tương ứng với nó là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phần phổ thông: là loại cổ phần không thể thiếu trong công ty cổ phần. Nếu không có cổ phần phổ thông thì cũng không có công ty cổ phần. Ai mua cổ phần phổ thông thì được cấp giấy chứng nhận gọi là cổ phiếu phổ thông Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Cổ phiếu phổ thông được lập theo mẫu do Nhà nước quy định.

Đặc trưng của cổ phiếu phổ thông là người sở hữu nó phải chịu sự mạo hiểm cao hơn với so với sở hữu loại cổ phiếu ưu đãi. Trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ phải giải thể hoặc phá sản thì người sở hữu cổ phiếu phổ thông chỉ được chia tài sản sau khi các chủ nợ và các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi khác đã nhận lại được phần vốn của mình mà tài sản của công ty vẫn còn.

Đổi lại việc phải chịu sự mạo hiểm cao thì cổ đông phổ thông được trao quyền quản trị công ty lớn hơn so với cổ đông ưu đãi. Cổ đông phổ thông chấp nhận đánh đổi sự mạo hiểm để trông mong vào trường hợp công ty làm ăn hiệu quả để được chia cổ tức (hay lợi tức cổ phần).

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính5

Khác với cổ tức của cổ phần ưu đãi thường được xác định theo một mức định trước và được ghi trên cổ phiếu ưu đãi . Cổ tức của cổ phần phổ thông không được xác định trước và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Nếu công ty làm ăn hiệu quả có lãi lớn thì mức cổ tức của cổ phần phổ thông có thể cao hơn cổ tức của cổ phần ưu đãi.


Có ba hình thức trả cổ tức cho cổ đông :


1. Trả bằng tiền mặt (cast devendents) là hình thức trả cổ tức thông dụng nhất

2. Trả bằng chính cổ phiếu của công ty (stock devendents) được áp dụng trên thực tế tương đối nhiều và đây chính là một trong những cách làm tăng vốn cổ phần của công ty.

3. Trả bằng tài sản , ít được sử dụng trên thực tế , công ty dùng chứng khoán của công ty khác phát hành mà mình đang sở hữu hoặc thậm chí là sản phẩm của mình để trả lợi tức cổ phần.

Cổ phần ưu đãi : là loại cổ phần mà cổ đông sở hữu nó được ưu đãi hơn so với cổ đông thường về mặt nào đó. Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với cổ phần ưu đãi được gọi là cổ phiếu ưu đãi. Người nắm cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

Về mặt lịch sử , việc ấn định các quyền lợi của cổ phần ưu đãi đầu tiên là do các công ty tự đề ra để đảm bảo có thể bán được cổ phiếu huy động vốn nhằm phục vụ cho mục đích đầu tư của mình. Sau này trong quá trình phát triển luật pháp mới pháp điển hoá một số loại cổ phần ưu đãi thông dụng để cho các công ty có điều kiện tham khảo nhưng đồng thời vẫn quy định theo hướng mở cho phép các công ty có thể tự đề ra các quyền ưu đãi khác hoặc chỉ ấn định về tên gọi còn nội dung ưu đãi được cho phép công ty tự quy định trong bản điều lệ của mình điều này tạo sự chủ động linh hoạt cho các công ty trong việc huy động vốn.

Các loại cổ phần ưu đãi :


Cổ phần ưu đãi biểu quyết : là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Đây là loại cổ phần cho cổ đông sở hữu được


5 K9 - Đ4 – LDN 2005

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí