Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 2


III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Làm rõ những vấn đề pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam , chú trọng nghiên cứu các quy định của luật doanh nghiệp .

Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề vốn của công ty cổ phần.

Bình luận những điểm mới trong luật doanh nghiệp 2005 về vấn đề vốn của công ty cổ phần.

Đề xuất kiến nghị những định hướng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần .


IV. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

-Nghiên cứu các quy định về vốn trong luật công ty 90; luật doanh nghiệp 99, Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan

-Nghiên cứu những điểm mới về vốn trong luật doanh nghiệp 2005

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

-Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp của nước ta hiện nay , luận văn không đi sâu nghiên cứu khía cạnh tài chính về vốn của công ty cổ phần cũng như các vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước , về thị trường chứng khoán.


Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 2

V. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những cơ quan và người làm công tác hoàn chỉnh chính sách phát triển kinh tế, xây dựng pháp luật, những người làm công tác nghiên cứu công tác khoa học pháp lý, học tập và giảng dạy chuyên ngành hoặc không chuyên ngành luật.


Luận văn có thể được các nhà kinh doanh tham khảo để soạn thảo điều lệ công ty, các nhà đầu tư tham khảo trong quá trình góp vốn thành lập công ty.


VI. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu . Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về vốn của công ty cổ phần theo quy định của luật công ty, luật doanh nghiệp 1999, luật doanh nghiệp 2005 và các luật khác có liên quan.

- Phương pháp so sánh để tìm hiểu sự khác biệt trong quy định pháp lý giữa các văn bản pháp luật , tìm hiểu pháp luật các nước khác về vốn của công ty cổ phần.


VII. Bố cục luận văn

Luận văn này bao gồm phần mở đầu và 3 chương:

Chương 1 Khái quát chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần

Chương 2 Thực trạng pháp luật Việt nam về vốn của công ty cổ phần

Chương 3 Định hướng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần

Cuối cùng là phần Kết luận

Tác giả mong nhận được những nhận xét cũng như những đóng góp quý báu để việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


CHƯƠNG 1‌‌

KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


1.1 KHÁI NIỆM CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1.1 CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Ở các nước khác nhau, CTCP có tên gọi khác nhau. Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous company) , ở Anh là công ty TNHH (company LTD) ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh (Commercial corporation) và ở Nhật Bản là công ty chung cổ phần (Kabushiki kasha) . Dù tên gọi và quy định trong pháp luật ở các nước có khác nhau nhưng về bản chất công ty cổ phần có ba thuộc tính cơ bản sau:

Thứ nhất : Độc lập

Thứ hai : Trách nhiệm hữu hạn

Thứ ba : Tự do chuyển nhượng cổ phần


a) Độc lập

CTCP thuộc quyền sở hữu của các cổ đông , chịu sự chi phối định đoạt của các cổ đông nhưng sự chi phối định đoạt này được quy định chặt chẽ rõ ràng bởi luật pháp tạo nên yếu tố độc lập cho CTCP. CTCP được coi là một thực thể do pháp luật khai sinh ra dựa trên ý tưởng và hành động của các nhà sáng lập ra nó, tính độc lập của công ty cổ phần thể hiện :

- Công ty độc lập với cổ đông : không phụ thuộc vào sự thay đổi các cổ đông của công ty.

- Là một pháp nhân khác với các thể nhân sáng lập ra nó , có thể tồn tại lâu dài , nhân danh mình khi thiết lập các mối quan hệ


Ý nghĩa : Tính độc lập giúp chúng ta phân biệt CTCP với các loại hình hợp danh và doanh nghiệp tư nhân là những loại hình gắn liền với người lập ra nó


b) Trách nhiệm hữu hạn

Yếu tố thứ hai được coi là thuộc tính cơ bản của CTCP là tính TNHH, về bản chất đây cũng là một yếu tố tạo nên tính độc lập của CTCP , theo đó:

Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số cổ phần đã mua và không phải chịu thêm trách nhiệm nào khác nữa.

Công ty không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ giao dịch cá nhân nào của cổ đông

TNHH được xem xét ở đây là khía cạnh trách nhiệm trả nợ , các cổ đông của CTCP chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ trả nợ của công ty tức là họ chỉ có trách nhiệm giới hạn trong số tài sản đã dùng để mua hoặc cam kết mua cổ phần của công ty , số tài sản khác còn lại của họ không hề liên quan đến công ty cũng như các nghĩa vụ của công ty.

TNHH gắn liền với các cổ đông, còn công ty cổ phần vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty.

Ý nghĩa : yếu tố này của CTCP nhằm mục đích khuyến khích các chủ thể mạnh dạn bỏ vốn vào đầu tư kinh doanh.


c) Tự do chuyển nhượng cổ phần

Đây là yếu tố cơ bản không thể thiếu của CTCP quyết định công ty đó có phải là loại hình CTCP hay là loại hình công ty khác . Chỉ có công ty cổ phần mới có được yếu tố này. Nếu một loại hình công ty nào đó mà trong luật


pháp lại hàm chứa các yếu tố hạn chế, ngăn chặn sự chuyển nhượng cổ phần thì chưa thể coi đó là loại hình CTCP .

Ví dụ : quy định về hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH

Nội dung của tự do chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần gồm:

- Được phép phát hành cổ phiếu

- Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần

- Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần là quyền đặc trưng của các cổ đông trong công ty cổ phần . Trừ những trường hợp hạn chế và bắt buộc nhất định được quy định cu thể trong luật pháp và điều lệ.

Ngoài ra theo một số nhà nghiên cứu thì CTCP còn có sự phân tánh rõ ràng giữa sở hữu và điều hành , đây cũng là một yếu tố xuất phát từ tính độc lập của CTCP và làm cho tính độc lập của nó trở nên mạnh mẽ hơn hết so với các mô hình kinh doanh khác .

CTCP bao giờ cũng có ba thuộc tính cơ bản trên . Nếu thiếu đi bất cứ thuộc tính nào trong ba thuộc tính trên thì không thể coi đó là loại hình CTCP. Tuỳ theo điều kiện , hoàn cảnh , kinh tế, văn hoá xã hội riêng biệt ở các nước khác nhau mà luật pháp các nước có quy định khác nhau về tên gọi cũng như đặc điểm pháp lý đối với CTCP.


1.1.2 ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CTCP

Về mặt pháp lý , khái niệm về công ty cổ phần chỉ thực sự xuất hiện ở nước ta khi luật công ty 90 được chính thức hình thành, theo đó CTCP và CT TNHH được định nghĩa chung là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn , cùng chia nhau lợi nhuận ,cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp


và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình đã góp vào công ty 1

Luật DN 90 đã gộp các đặc điểm chung của CTCP , công ty TNHH để đưa ra khái niệm pháp lý về công ty (gồm công ty TNHH , công ty CP) các đặc điểm chung được đúc rút đó là

- Nhiều thành viên

- Cùng góp vốn cùng chia lợi nhuận

- Cùng chịu lỗ

- Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp

Định nghĩa về CTCP trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận , cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp là không thực sự chuẩn xác bởi vì trong CTCP có thể có hai loại cổ đông là cổ đông phổ thông ( sở hữu cổ phần phổ thông) và cổ đông ưu đãi (sở hữu cổ phần ưu đãi) và việc cổ đông phổ thông cùng với cổ đông ưu đãi cùng chia nhau lợi nhuận hoặc cùng chia lỗ tương ứng với phần vốn góp là không đúng với thực tế cũng như theo quy định pháp luật bởi vì cổ đông ưu đãi có thể được hưởng chia lợi nhuận khác với cổ đông phổ thông (không tương ứng với phần vốn góp giữa hai loại cổ đông này)

Cũng như vậy nếu khi công ty làm ăn thua lỗ thì có thể cổ đông phổ thông phải chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình nhưng cổ đông ưu đãi không phải chịu khoản lỗ mà có thể vẫn được nhận lại phần vốn góp của mình .

Ví dụ: Công ty A có VĐL là 100 triệu trong đó giá trị của cổ phần phổ thông là 80 triệu , cổ phần ưu đãi là 20 triệu

Công ty làm ăn thua lỗ và tổng số vốn điều lệ còn 30 triệu .Đại hội đồng cổ đông quyết định giải thể công ty khi đó cổ đông ưu đãi sẽ được nhận lại toàn


1 Điều 2 - Luật công ty 1990


bộ số vốn góp của mình là 20 triệu , các cổ đông phổ thông phải chịu lỗ tương ứng phần vốn góp và chỉ chia nhau 10 triệu còn lại . Đấy là tính ưu thế được thanh toán trước của cổ đông ưu đãi so với cổ đông phổ thông trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản.

Việc cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp trong công ty cổ phần chỉ đúng với các cổ đông sở hữu cổ phần cùng loại.

Chính vì bất cập đó nên LDN 1999 và LDN 2005 không đưa ra một định nghĩa chung về công ty TNHH và CTCP

Dựa trên các thuộc tính cơ bản của CTCP người ta luật hoá tạo nên các đặc điểm pháp lý của CTCP theo đó khi lựa chọn mô hình công ty cổ phần để đầu tư kinh doanh thì theo pháp luật nó phải có những đặc trưng pháp lý riêng đó . Theo đó CTCP là doanh nghiệp trong đó :

1. Vốn điều lệ được chia trên nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

2. Cổ đông có thể là tổ chức , cá nhân ; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa

3. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số cổ phần đã góp vào doanh nghiệp

4. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác , trừ trường hợp quy định tại K3-Đ81 và K5 - Đ84 của luật này(2)

Vốn điều lệ được chia thành nhiều nhần bằng nhau gọi là cổ phần

Đây đã mang tính đặc trưng pháp lý của CTCP chỉ có dạng loại hình CTCP thì vốn điều lệ mới được phân thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Trong các loại hình công ty khác vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau mà được xác định theo mức đóng góp của các thành viên và người


2 Điều 77 – LDN 2005


ta chỉ quan tâm đến tổng phần vốn góp và tỉ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên .

Số lượng cổ đông

Luật Việt Nam quy định đối với công ty cổ phần thì số cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa . Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Đặc trưng pháp lý này giúp phân biệt loại hình công ty cổ phần với loại hình công ty TNHH (CT TNHH giới hạn số lượng thành viên tối đa là 50), CTCP là mô hình công ty hoàn thiện nhất trong mục đích thu hút vốn để đầu tư vào các dự án lớn từ trước đến nay vì vậy có những công ty có quy mô rất lớn với cổ đông trên toàn thế giới , không có giới hạn cuối cùng về số lượng cổ đông của công ty cổ phần.

Về số lượng tối thiểu , luật Việt Nam quy định là ba nhưng luật pháp các nước có quy định khác nhau về số lượng cổ đông tối thiểu đối với loại hình CTCP .

Ví dụ : Anh là 7 cổ đông , Singapore : 2 cổ đông

Quy định số lượng tối thiểu càng thấp thì càng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành lập công ty theo mô hình công ty cổ phần.

Trách nhiệm hữu hạn

Tính TNHH là thuộc tính của CTCP và được cụ thể hoá bằng quy định của pháp luật .

TNHH là trách nhiệm của cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn góp mua cổ phần của công ty cô phần .

Tự do chuyển nhượng cổ phần

Trong pháp luật VN , CTCP được phân biệt rất rõ với CT TNHH không chỉ về tên gọi , hình thức mà còn gắn với nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với mỗi loại hình công ty này . CTCP được pháp luật công nhận đặc tính tự do chuyển nhượng cổ phần . Theo đó , cổ đông có thể tự do chuyển

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí