ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
NGUYỄN THANH HẢI
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60.38.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 2
- Phân Biệt Ctcp Với Một Số Loại Hình Công Ty Khác
- Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGÔ HUY CƯƠNG
HÀ NỘI - NĂM 2007
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 2
Lời cảm ơn 3
Mục lục 4
Danh mục các chữ viết tắt 6
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN 12
1.1 Khái niệm công ty cổ phần 12
1.1.1. Các thuộc tính cơ bản của công ty cổ phần 12
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần 14
1.1.3. Phân biệt công ty cổ phần với các loại hình công ty khác 20
1.2 Khái niệm chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần 23
1.2.1 Định nghĩa 23
1.2.2 Vốn của công ty cổ phần 24
1.2.2.1. Vốn là gì 24
1.2.2.2. Một số khái niệm pháp lý về vốn của công ty cổ phần 27
1.2.3 Góp vốn 39
1.2.3.1. Chủ thể góp vốn 41
1.2.3.2. Hình thức góp vốn 41
1.2.3.3. Định giá tài sản góp vốn 44
1.2.3.4. Thủ tục góp vốn 45
1.2.4. Chuyển nhượng vốn 46
1.2.5. Huy động vốn 46
1.2.5.1. Cổ phiếu 47
1.2.5.2. Trái phiếu 49
1.2.5.3. Lợi nhuận tái đầu tư 53
1.2.6. Tăng, giảm vốn 54
1.2.7. Quản lý vốn 54
1.2.8. Cấu trúc vốn 55
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VỐN58
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1 Vốn điều lệ 59
2.2 Vốn pháp định 62
2.3 Cổ phần 65
2.3.1. Cổ phần phổ thông 65
2.3.2. Cổ phần ưu đãi 67
2.3.2.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu 67
đãi biểu quyết
2.3.2.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ 68
tức
2.3.2.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi70
hoàn lại
2.4 Góp vốn 71
2.4.1 Chủ thể góp vốn 71
2.4.2 Hình thức góp vốn 75
2.4.3 Định giá tài sản góp vốn 78
2.4.4 Thủ tục chuyển quyền sở hữu 80
2.4.4.1 Thủ tục chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất 80
2.4.4.2 Góp vốn bằng giá trị quyến sở hữu công nghiệp 82
2.4.4.3 Góp vốn bằng các tài sản đặc biệt khác 83
2.4.5 Thời hạn, trách nhiệm 83
2.5 Chuyển nhượng vốn 85
2.6 Huy động vốn 87
2.6.1 Chào bán cổ phần 90
2.6.2 Phát hành trái phiếu 91
2.7 Tăng , giảm vốn điều lệ 92
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ 96
VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1 Nhu cầu hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ 96
phần
3.2 Định hướng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ98
phần
3.2.1 Về vốn điều lệ của công ty cổ phần 98
3.2.2 Về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần 99
3.2.3 Chủ thể góp vốn thành lập công ty cổ phần 101
3.2.4 Cổ phần được quyền chào bán 104
3.2.5 Tỉ lệ cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông 106
3.2.6 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông 108
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
2.3.1. Cổ phần phổ thông 65
2.3.2. Cổ phần ưu đãi 67
2.3.2.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu 67
đãi biểu quyết
2.3.2.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ 68
tức
2.3.2.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi70
hoàn lại
2.4 Góp vốn 71
2.4.1 Chủ thể góp vốn 71
2.4.2 Hình thức góp vốn 75
2.4.3 Định giá tài sản góp vốn 78
2.4.4 Thủ tục chuyển quyền sở hữu 80
2.4.4.1 Thủ tục chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất 80
2.4.4.2 Góp vốn bằng giá trị quyến sở hữu công nghiệp 82
2.4.4.3 Góp vốn bằng các tài sản đặc biệt khác 83
2.4.5 Thời hạn, trách nhiệm 83
2.5 Chuyển nhượng vốn 85
2.6 Huy động vốn 87
2.6.1 Chào bán cổ phần 90
2.6.2 Phát hành trái phiếu 91
2.7 Tăng , giảm vốn điều lệ 92
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ 96
VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1 Nhu cầu hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ 96
phần
3.2 Định hướng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ98
phần
3.2.1 Về vốn điều lệ của công ty cổ phần 98
3.2.2 Về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần 99
3.2.3 Chủ thể góp vốn thành lập công ty cổ phần 101
3.2.4 Cổ phần được quyền chào bán 104
3.2.5 Tỉ lệ cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông 106
3.2.6 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông 108
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CTCP Công ty cổ phần
CT TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
CTHD Công ty hợp danh
CP Cổ phần
CPPT Cổ phần phổ thông
CPƯĐ Cổ phần ưu đãi
LDN Luật doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VĐL Vốn điều lệ
VPĐ Vốn pháp định
VTD Vốn tín dụng
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh đã và đang trở thành phổ biến trên thế giới. Với khả năng huy động vốn rộng rãi , công ty cổ phần đang là mô hình công ty được ưa chuộng trên thế giới. Hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, có những công ty cổ phần có số lượng cổ đông lớn và rộng khắp trên toàn thế giới. Ở nước ta mô hình công ty cổ phần đang được coi là một hướng quan trọng trong chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, văn kiện đại hội Đảng lần thứ 10 nêu rõ:
Đối với kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của nhà nước trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến mô hình công ty cổ phần như chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động v.v..
Gắn với quan điểm chỉ đạo đó các văn bản luật quy định về công ty cổ phần liên tiếp được ban hành thay thế nhau : luật công ty năm 1990, luật doanh nghiệp năm 1999 thay thế luật công ty 90 và mới đây nhất là luật doanh nghiệp 2005 ( dưới đây gọi là luật doanh nghiệp) thay thế luật doanh nghiệp 1999 đã khẳng định địa vị pháp lý cũng như tầm quan trọng của loại hình công ty cổ phần đối với sự phát triển kinh tế của đất nước . Việc các văn bản luật về doanh nghiệp được liên tiếp ban hành trong thời gian ngắn cho thấy sự quan tâm, mong muốn của Nhà nước ta đối với việc tạo môi trường pháp lý thông thoáng tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước
Mặc dù là mô hình được ưa chuộng trên thế giới và cùng với sự phát triển của xã hội loài người mô hình ngày càng được hoàn thiện nhưng khi du nhập vào Việt Nam do những đặc trưng riêng về điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cũng như lịch sử lập pháp nên hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thực sự đồng bộ với các quy định của luật doanh nghiệp và ngay trong chính bản thân luật doanh nghiệp cũng chưa thực sự hợp lý khi điều chỉnh chung công ty cổ phần với các loại hình công ty khác. Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần với tính chất là một nội dung quan trọng trong pháp luật doanh nghiệp cũng tất yếu không thể tránh khỏi những bất cập đó. Ngay trong thời điểm hiện nay khi Luật doanh nghiệp 2005 mới được ban hành thay thế luật doanh nghiệp 1999 nhưng do điều kiện, hoàn cảnh phải rút ngắn về mặt thời gian để đáp ứng yêu cầu đất nước gia nhập WTO nên không tránh khỏi những điểm còn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt khoa học pháp lý cũng như thực tế. Nghiên cứu luật doanh nghiệp chúng ta cũng nhận thấy là chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần quy định trong luật doanh nghiệp 2005 không có nhiều điểm mới hoàn thiện hơn so với luật doanh nghiệp 1999.
Lựa chọn đề tài: Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam Tôi muốn tập trung tìm hiểu về thực trạng pháp luật về vốn của công ty cổ phần , những điểm mới trong luật doanh nghiệp 2005 so với luật doanh nghiệp 1999 , luật công ty 1990, từ đó đưa ra những đề xuất, định hướng nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về vấn đề vốn của công ty cổ phần.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Luật doanh nghiệp 99 đã chứng tỏ là một đạo luật rất thành công trong nền lập pháp của nước ta, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về luật doanh
nghiệp trong đó có các vấn đề liên quan đến chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần như:
1. Tư cách pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động trong công ty đối vốn ở nước ta- thạc sỹ Lê Thị Châu, tạp chí luật học số 10/2000.
2. Xác lập , thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta - Lê Thị Châu(2001), Luận án tiến sỹ Luật học , Trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Cấu trúc vốn của công ty- PGS, PTS Lê Hồng Hạnh, tạp chí luật học số 03/1996.
4. Vấn đề tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp- Nguyễn Đông Ba tạp chí luật học số 02/2000.
5. Một số vấn đề pháp lý của công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp- Lê Thị Hải Ngọc, luận văn thạc sỹ khoa học luật kinh tế 2002
6. Luật doanh nghiệp - Vốn và quản lý trong công ty cổ phần - Nxb trẻ, 2003 - luật sư Nguyễn Ngọc Bích.
7. Công ty cổ phần ở các nước phát triển. Quá trình thành lập, tổ chức quản lý - Nxb Khoa học xã hội, 1991 - Nguyễn Thiết Sơn
8. Tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần - Nhà in trung tâm Thông tin KHXHKTQS , 1991 - Tạ Đình Xuyên.
Tuy nhiên do thời điểm nghiên cứu của đề tài đặt trong hoàn cảnh Luật doanh nghiệp 2005 mới được ban hành thay thế luật doanh nghiệp 1999 nên cũng có những nét mới so với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó, đó là nghiên cứu những điểm mới , những điểm hoàn thiện hơn của Luật doanh nghiệp 2005 trong chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần và trên cơ sở đó đề xuất những định hướng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần.