Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 6


1.2.3.2 Hình thức góp vốn

Luật doanh nghiệp chỉ quy định hình thức góp vốn bằng tài sản bằng phương pháp liệt kê theo đó :

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chhủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi , vàng ,giá trị quyền sử dụng đất , giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật , các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. (K4- Đ4 - LDN2005)

Việc liệt kê có thể không đầy đủ do đó điều luật đã khắc phục bằng cách cho phép các thành viên thoả thuận loại tài sản góp vốn và ghi vào điều lệ công ty.

Về hình thức góp vốn , Bộ luật dân sự Quebec (Canada) quy định: “Một hợp đồng hợp danh là một hợp đồng mà các bên, trên tinh thần hợp tác, thoả thuận tiến hành một hoạt động, bao gồm việc khai thác một doanh nghiệp, góp vốn vào đó bằng sự kết hợp tài sản, tri thức hoặc hoạt động và chia nhau bất kỳ khoản lãi về tiền bạc nào là kết quả từ đó” (Điều 2186).

Theo quy định trên , thì ngoài hình thức góp vốn bằng tài sản thông thường luật pháp các nước còn quy định một số hình thức góp vốn khác như hình thức góp vốn bằng tri thức hoặc góp vốn bằng hoạt động ( hay công việc ). Tuy nhiên đây là hai hình thức góp vốn rất khó xác định giá trị do đó nhà làm luật Việt Nam đã tránh không nhắc đến tuy nhiên thực tế đối với loại hình công ty cổ phần vẫn có thể diễn ra trường hợp có yếu tố giống như hai hình thức góp vốn này

Ví dụ 1 : Cổ phần biếu : là loại cổ phần mà công ty dùng để biếu những cá nhân, tổ chức có uy tín trong xã hội để đổi lấy mối quan hệ . Nguồn vốn có được từ loại cổ phần này còn gọi là vốn xã hội (social capital)


Ví dụ 2 : Cổ phiếu thưởng : là loại cổ phiếu dùng để thưởng cho nhân viên có đóng góp công sức cho công ty .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Về bản chất hai ví dụ trên có thể coi là xác định giá trị của uy tín hoặc công sức lao động để mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Tuy nhiên nó không được coi là góp vốn vào công ty cổ phần bởi vì khi phát hành cổ phiếu để biếu hoặc thưởng thì công ty phải có tài sản tương ứng với giá trị cổ phiếu đã phát hành để biếu hoặc thưởng đó để đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ của công ty . Hai hình thức góp vốn bằng uy tín, tri thức hoặc bằng công sức lao động công chỉ được pháp luật một số nước công nhận đối với loại hình công ty có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn. Tuy nhiên đối với loại hình công ty cổ phần thì pháp luật không công nhận hình thức góp vốn này . Luật công ty cổ phần của Đức quy định : Góp vốn bằng hiện vật hay chuyển giao hiện vật chỉ có thể được thực hiện với những đối tượng tài sản mà giá trị kinh tế của chúng có thể xác định được. Những nghĩa vụ về thực hiện công việc, dịch vụ không thể là đối tượng góp vốn bằng hiện vật.(K2-Đ27)

Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản pháp luật các nước không liệt kê các loại tài sản góp vốn như ở ta . Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp làm vốn công ty cổ phần theo thoả thuận của các cổ đông. Tài sản góp vốn có thể bất kỳ là dạng nào tuy nhiên hành vi góp vốn là một hành vi chuyển giao do đó tài sản góp vốn cũng phải là tài sản được phép chuyển giao trong giao lưu dân sự. Căn cứ vào việc chuyển giao , người ta có thể chia hình thức góp vốn bằng tài sản thành các loại như : góp vốn bằng tiền ; góp vốn bằng vật chất liệu và góp vốn bằng quyền.

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 6

a) Góp vốn bằng tiền : Đối với công ty cổ phần thì góp vốn bằng tiền chính là việc bỏ tiền ra mua cổ phần của công ty cổ phần để hưởng quyền lợi của cổ đông sở hữu loại cổ phần đó.


b) Góp vốn bằng vật chất liệu : là việc góp vốn vật là động sản hoặc bất động sản bằng cách chuyển quyền sở hữu vật đó cho công ty, việc chuyển quyền sở hữu này chỉ có thể được thực hiện sau khi công ty đã được thành lập có tư cách pháp nhân [10, Tr 6]

c) Góp vốn bằng quyền hay còn gọi là góp vốn bằng tài sản vô hình, đối với loại tài sản này thì việc góp vốn phải xem xét đến các vật quyền là các thuộc tính của quyền sở hữu như quyền định đoạt, chiếm hữu(thu lợi) , sử dụng.

- Góp vốn bằng quyền hưởng dụng : Công ty không có quyền định đoạt đối với vật mà chỉ có quyền chiếm hữu thu lợi đối với vật . Việc góp vốn này giống như việc cho công ty thuê tài sản và giá thuê được quy đổi thành số lượng cổ phần tương ứng cho cổ đông góp vốn .

Ví dụ : góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong đó kèm có điều khoản thời gian góp vốn có thể coi là góp vốn bằng quyền hưởng dụng bởi vì hết thời hạn đó công ty phải trả lại quyền sử dụng đất cho người góp.

- Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ : bao gồm các quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả , một số yếu tố của sản nghiệp thương mại như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá.

- Góp vốn bằng sản nghiệp thương mại : sản nghiệp thương mại không phải là bản thân doanh nghiệp mà chỉ là một trong các nhân tố của doanh nghiệp và được xem như động sản vô hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp và có thể là đối tượng của các hành vi pháp lý như : chuyển nhượng, cầm cố , thuê mướn [10,Tr7]

Ngoài các yếu tố vô hình, sản nghiệp thương mại còn bao gồm cả các yêu tố hữu hình như hàng hoá, máy mócViệc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại theo quy định phải liệt kê các yếu tố được đem góp , những yếu tố nhất định có thể tách rời mà không liệt kê thì coi như không góp , và cũng có đặc điểm chung là rất khó định giá , việc định giá hoàn toàn phụ thuộc vào sự


thoả thuận giữa các cổ đông góp vốn. Việc Nhà nước can thiệp vào việc định giá theo những chuẩn mực là rất phức tạp và thường không tìm được tiếng nói chung với doanh nghiệp chính vì vậy có trường hợp Nhà nước không công nhận góp vốn bằng sản nghiệp thương mại gây thiệt hại cho doanh nghiệp.


1.2.3.3 Định giá tài sản góp vốn

Luật doanh nghiệp 2005 quy định : những tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi , vàng thì phải được thành viên , cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá (K1-Đ30) Theo quy định trên việc góp vốn bằng tài sản là vật chất liệu hoặc quyền thì phải được định giá, việc định giá sẽ xác định giá trị của tài sản góp vốn và dùng để mua số lượng cổ phần tương ứng của công ty cổ phần.

a) Phương thức định giá

- Định giá theo thoả thuận của các bên : các cổ đông của công ty có thể thoả thuận thống nhất theo nguyên tắc nhất trí giá trị của tài sản góp vốn hoặc thoả thuận xác định công thức tính giá trị của tài sản để tài sản chắc chắn có thể xác định được giá trị tại thời điểm góp vốn.

- Định giá bởi người thứ ba : thông thường là các tổ chức định giá chuyên nghiệp ( các công ty tài chính, ngân hàng) được các cổ đông thống nhất uỷ quyền định giá . Về nguyên tắc tổ chức định giá hoạt động độc lập không chịu sự chi phối của bất kỳ bên góp vốn nào trong việc định giá [5, Tr2]

b) Trách nhiệm và ý nghĩa của định giá

Pháp luật đòi hỏi việc định giá phải đúng với giá thị trường của tài sản vào thời điểm định giá , nếu định giá thấp hơn thì chủ thể định giá phải chịu trách nhiệm nếu gây ra thiệt hại cho chủ nợ công ty.


Đối với cổ đông : thì định giá công bằng sẽ phân chia quyền lực và lợi ích tài chính trong công ty một cách công bằng tránh được những mâu thuẫn có thể xảy ra trong nội bộ công ty.

Đối với chủ nợ của công ty : tài sản góp vốn nằm trong sản nghiệp của công ty là tài sản có thể dùng để đảm bảo việc trả nợ của công ty vì vậy việc định giá đúng sẽ đảm bảo cho chủ nợ của công ty không bị thiệt hại .


1.2.3.4 Thủ tục góp vốn

Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần hay thủ tục chuyển nhượng tài sản từ cổ đông sang công ty là quá trình xác lập quyền sở hữu của công ty đối với tài sản góp vốn theo quy định của pháp luật.

Đối với loại tài sản mà việc chuyển nhượng không phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thông thường thời điểm chuyển giao cũng là thời điểm giao nhận vật chất . Việc chuyển giao phải được lập thành văn bản và người chuyển giao sẽ thành cổ đông của công ty được công ty cấp cổ phiếu.

Đối với loại tài sản góp vốn mà pháp luật quy định phải đăng ký việc chuyển nhượng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người chuyển giao phải có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục đăng ký chuyển nhượng để chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp cho công ty , thông thường thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng từ cổ đông sang công ty là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận việc đăng ký theo quy định của pháp luật.


1.2.4 CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

Chuyển nhượng vốn là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu cổ phần của mình cho người khác. Cổ đông trong công ty cổ phần được tự do chuyển


nhượng cổ phần của mình cho người khác bằng cách bán cổ phiếu của mình cho người khác, cổ phiếu là giấy tờ có giá được tự do chuyển giao trong giao lưu dân sự. Tuy nhiên nguyên tắc tự do chuyển giao bị hạn chế bởi một số điều khoản ngoại lệ : điều khoản về cổ phần của cổ đông sáng lập và điều khoản cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết. Lý do của sự tồn tại hai ngoại lệ này là để đảm bảo sự ràng buộc các cổ đông sáng lập trong thời gian ba năm đầu thành lập công ty để duy trì sự ổn định phát triển của công ty.


1.2.5 HUY ĐỘNG VỐN

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được vay vốn ngân hàng, nhưng chỉ một số loại hình doanh nghiệp nhất định mới được huy dộng vốn bằng cách phát hành chứng khoán. Công ty cổ phần là mô hình công ty duy nhất được phép huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán bao gồm cả phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

Huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng khoán có ưu điểm hơn so với vay vốn ngân hàng là : huy động được nguồn vốn dài hạn; không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo ; nhà đầu tư có thể đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp.

Huy động vốn là việc công ty chủ động tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình.

Vốn của công ty cổ phần là toàn bộ nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn cổ phần , vốn vay , lợi nhuận dùng để tái đầu tư.

Vốn cổ phần là vốn huy động được bằng cách phát hành cổ phiếu

Vốn vay là vốn huy động được từ nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu và các nguồn vốn vay ngắn hạn khác. Trong phạm vi luận văn này chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu về trái phiếu


Lợi nhuận dùng để tái đầu tư sẽ trở thành nguồn vốn cổ phần của công ty cổ phần thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Công ty cổ phần có ưu điểm là huy động được vốn thông qua phát hành chứng khoán. Phát hành cổ phiếu và trái phiếu là hình thức huy động vốn thông dụng đặc trưng của loại hình công ty cổ phần.


1.2.5.1 Cổ phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu có thể là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.8

Đặc điểm của cổ phiếu :

- Là chứng chỉ có giá hoặc bút toán ghi sổ , phản ánh quan hệ góp vốn vào công ty giữa nhà đầu tư vào công ty phát hành được pháp luật công nhận và bảo hộ.

- Cổ phiếu được phát hành theo trình tự và thủ tục luật định

- Là căn cứ quan trọng để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ góp vốn và để các bên thực hiện quỳên và lợi ích hợp pháp của mình

- Được coi là hàng hoá và được phép lưu thông trên thị trường

- Không xác định thời hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty cổ phần.

- Là một loại giấy tờ có giá và được hưởng quy chế cầm cố như các tài sản thông thường khác.


8 Đ85 -LDN2005


Phân loại

Căn cứ vào hình thức phát hành cổ phiếu được phân thành cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh

- Cổ phiếu ghi danh là loại cổ phiếu có ghi tên người sở hữu. Việc chuyển nhượng cổ phiếu ghi danh phải theo một trình tự thủ tục nhất định thường được quy định trong điều lệ công ty cổ phần

- Cổ phiếu vô danh là loại cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Được tự do chuyển nhượng

Căn cứ vào thời điểm huy động vốn cổ phiếu được phân thành cổ phiếu sơ cấp và cổ phiếu thứ cấp

- Cổ phiếu sơ cấp là cổ phiếu được phát hành lúc thành lập công ty để huy động vốn điều lệ

- Cổ phiếu thứ cấp là cổ phiếu được phát hành sau khi công ty đã được thành lập để tăng vốn điều lệ [17, Tr213]

Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông cổ phiếu được phân thành cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi

Các loại cổ phiếu này tương ứng với các loại cổ phần của công ty cổ phần. Được công ty quyết định số lượng và thời điểm phát hành nhằm mục đích huy động vốn.


Mệnh giá cổ phiếu

Là giá danh nghĩa của cổ phiếu được ghi trên cổ phiếu do công ty phát hành. Theo quy định của pháp luật chứng khoán thì mệnh giá cổ phiếu chào bán ra công chúng là mười nghìn đồng Việt nam

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí