nhượng cổ phần. Tuy được tự do chuyển nhượng cổ phần nhưng để đảm bảo quyền lợi các chủ nợ cũng như sự tồn tại của công ty mà pháp luật Việt Nam đưa ra hai trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần :
Thứ 1 : Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được tự do chuyển nhượng
Những người nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết thường là người nắm vận mạng công ty nếu cho phép tự do chuyển nhượng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của công ty. Có 2 loại chủ thể sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết là các tổ chức được chính phủ uỷ quyền và các cổ đông sáng lập tuy nhiên cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm đầu kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau đó cổ phần ưu đãi biểu quyết phải chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Thứ 2: Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cho các chủ thể không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 3 năm kể từ khi thành lập công ty.
Có tư cách pháp nhân
Theo quy định của luật dân sự thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.( Đ84 - LDS2 00 6 )
Về mặt điều kiện chúng ta thấy loại hình công ty cổ phần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên nên luật doanh nghiệp đã quy định : công ty cổ phần có
tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(K2 - Đ77 )
So với luật công ty 90 thì LDN 99 và LDN 2005 đã hoàn thiện hơn một bước trong quy định các đặc trưng pháp lý của công ty cổ phần như:
Dành riêng lại một điều để quy định các đặc điểm pháp lý của CTCP . Không quy định tản mạn trong đặc điểm chung (Đ2)và đặc điểm riêng của công ty cổ phần (Đ30) trong luật công ty .
Quy định rõ ràng hơn về cổ đông : có thể là tổ chức , cá nhân (luật công ty chưa quy định rõ, dễ dẫn đến hiểu nhầm là tổ chức không thể là cổ đông của công ty cổ phần.
Quy định về số lượng thành viên : giảm số lượng thành viên tối thiểu từ bảy xuống còn ba , đây là quy định gắn liền với thực tế và phù hợp với loại hình công ty cổ phần. Để người dân dễ hơn trong việc thành lập công ty theo mô hình công ty cổ phần.
Quy định cho chuyển nhượng cổ phần không phụ thuộc vào cổ phiếu ghi tên hay không ghi tên . Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần gắn liền với bản chất của mô hình công ty cổ phần nên không thể phân biệt cổ phiếu ghi tên hay không ghi tên để hạn chế quỳên này của cổ đông.
LDN 2005 kế thừa LDN 1999 đã hoàn thiện hơn so với LCT 1990 tuy nhiên quy định về số cổ đông tối thiểu thì không rõ ràng bằng LCT 1990 và vẫn chưa đưa ra được phương cách xử lý trong trường hợp nếu số lượng thành viên của công ty cổ phần xuống dưới mức tối thiểu .
Ví dụ : A , B , C đồng ý thành lập công ty cổ phần , trong quá trình hoạt động C chuyển nhượng hết vốn cho A và B và rời khỏi công ty . Pháp luật của ta xử lý trường hợp này như thế nào ?
Luật công ty 1990 quy định số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động là bảy 3. Luật DN 2005 không nói rõ như vậy mà chỉ quy định số lượng cổ đông tối thiểu là ba . Như vậy trong trường hợp số lượng cổ đông xuống dưới mức tối thiểu như ví dụ trên thì thì xử lý như thế nào ? nếu theo quy định của LDN hiện nay ta có thể hiểu số lượng tối thiểu ở đây gắn với lúc thành lập công ty mà thôi .
1.1.3 PHÂN BIỆT CTCP VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH CÔNG TY KHÁC
a) Phân biệt công ty cổ phần với công ty TNHH
Nếu như mô hình công ty cổ phần là sản phẩm của nhà đầu tư (hình thành một cách tự nhiên theo nhu cầu của nhà đầu tư) rồi được luật hoá thì mô hình công ty TNHH lại là sản phẩm của các nhà lập pháp với các ưu điểm riêng có bổ trợ cho loại hình CTCP và giúp các nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn mô hình phù hợp với quy mô đầu tư cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Hai loại mô hình công ty này đều có chung chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, tuy nhiên giữa chúng có những đặc điểm pháp lý khác nhau , có thể phân biệt dựa trên bảng sau:
Công ty cổ phần | Công ty TNHH | |
Thành viên | Ba cổ đông trở lên, không giới hạn số lượng tối đa Các cổ đông thường không quen biết nhau. | Một thành viên trở lên và không quá 50 thành viên Các thành viên thường quen biết lẫn nhau |
Vốn | Vốn điều lệ được chia thành các phần băng nhau gọi là cổ phần | Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau |
Có thể bạn quan tâm!
- Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 1
- Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 2
- Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 4
- Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 5
- Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 6
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
3 K1 -Đ30 - Luật công ty 1990
Được thể hiện trên giấy tờ có giá gọi là cổ phiếu | ||
Chuyển nhượng vốn | Được tự do chuyển nhượng chỉ hạn chế trong 2 trường hợp là: - Cổ phần ưu đãi biểu quyết - Cổ phần của cổ đông sáng lập trong thời hạn 3 năm đầu | Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên, sau khi đã chào bán cho các thành viên trong công ty mà họ không mua hoặc mua không hết |
Huy động vốn | Được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn | Chỉ được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn |
Tổ chức quản lý công ty | Pháp luật quy định chặt chẽ | ít chặt chẽ hơn |
b) Phân biệt công ty cổ phần với công ty hợp danh
Theo quy đinh của luật doanh nghiệp 1999 thì công ty hợp danh không co tư cách pháp nhân tuy nhiên khi luật doanh nghiệp 2005 để phù hợp với pháp luật quốc tế thì pháp luật doanh nghiệp đã quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân bởi vậy nó hoàn toàn có thể nhân danh mình tham gia các giao dịch kinh tế. Tuy nhiên giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần luôn có những điểm khác nhau về căn bản có thể phân biệt dựa trên bảng sau
:
Công ty cổ phần | Công ty hợp danh | |
Thành viên | - ít nhất ba cổ đông trở lên, không giới hạn số lượng tối đa - Các cổ đông thường không | - ít nhất hai thành viên trở lên, ngoài thành viên hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn - Các thành viên thường quen |
quen biết nhau. - Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức | biết lẫn nhau - Thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân | |
-Vốn điều lệ được chia thành | -Vốn điều lệ không chia | |
các phần bằng nhau gọi là cổ | thành các phần bằng nhau , | |
Vốn | phần | mà xác định dựa trên phần vốn góp của thành viên |
-Được thể hiện trên giấy tờ có | - Thành viên được cấp giấy | |
giá gọi là cổ phiếu | chứng nhận phần vốn góp | |
Chế độ TNHH | Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình | Thành viên hợp danh chịu trỏch nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mỡnh về cỏc nghĩa vụ của cụng ty. |
Thành viên hợp danh không | ||
Được tự do chuyển nhượng chỉ | được quyền chuyển một phần | |
Chuyển nhượng vốn | hạn chế trong 2 trường hợp là: - Cổ phần ưu đãi biểu quyết - Cổ phần của cổ đông sáng | hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được |
lập trong thời hạn 3 năm đầu | sự chấp thuận của các thành | |
viên hợp danh còn lại. | ||
Huy động vốn | Được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn | Không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào |
Tổ chức quản lý công ty | Pháp luật quy định chặt chẽ | ít chặt chẽ hơn |
1.2 KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.2.1 ĐỊNH NGHĨA
Trước đây khi luật công ty chưa ra đời , pháp luật Việt Nam không có văn bản nào chính thức điều chỉnh về công ty cổ phần do đó chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần hầu như không được bàn đến. Luật công ty 1990 ra đời mới chính thức công nhận hình thức công ty cổ phần ở nước ta tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho loại hình công ty cổ phần , tuy nhiên ở giai đoạn đầu tiên đó luật công ty quy định về vấn đề vốn của công ty cổ phần còn sơ sài chỉ mới đưa ra được các khái niệm ban đầu về vốn của công ty cổ phần, các vấn đề về vốn của công ty cổ phần như góp vốn, chuyển nhượng vốn, các loại cổ phần… chưa được quy định hoặc quy định không chặt chẽ , đến khi luật doanh nghiệp 1999 ra đời , mới đây được thay thế bởi luật doanh nghiệp 2005 thì vấn đề vốn của công ty cổ phần mới được đề cập với tính chất là một nội dung pháp lý quan trọng, tổng thể các quy định pháp luật đó tạo nên chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần
Theo nghĩa chung nhất thì “Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần" là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về vốn của công ty cổ phần. Cụ thể chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình góp vốn, chuyển nhượng vốn, huy động vốn , quản lý vốn và tăng, giảm vốn của công ty cổ phần . Theo nghĩa này chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần chủ yếu được thể hiện trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp của nước ta hiện nay.
Hiểu theo nghĩa rộng thì “chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần" còn bao hàm tổng hợp những quy tắc thể hiện ý chí, quyền tự định đoạt của nhà đầu tư đối với những vấn đề liên quan đến vốn của công ty cổ phần”. Trên cơ sở những quy định của pháp luật, trong qúa trình tổ chức, quản lý, điều hành công ty các chủ sở hữu công ty có thể cùng nhau thoả thuận thống
nhất xây dựng một hệ thống quy tắc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong qúa trình quản lý, sử dụng vốn của công ty. Những thoả thuận này trong công ty cổ phần được thể hiện trong bản điều lệ công ty , nó được Nhà nước công nhận , bảo vệ và có giá trị mang tính pháp lý bắt buộc đối với công ty và các cổ đông của công ty.
Tóm lại chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là tổng thể các quy định pháp luật về vốn của công ty cổ phần , nó được thể hiện chủ yếu trong LDN và một số các văn bản pháp luật khác có liên quan như : pháp luật chứng khoán , tài chính ngân hàng , kế toán. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp .
1.2.2 VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.2.2.1 VỐN LÀ GÌ
a) Đinh nghĩa
Điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động là phải có vốn, dù tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực nào muốn tồn tại thì cũng đều phải có vốn.
Về mặt kinh tế : khi nói đến doanh nghiệp thì yếu tố không thể tách rời với nó phải là yếu tố vốn , nó là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay từ giai đoạn mới thành lập vốn đã phải dùng để trang trải chi phí thành lập, chi phí đầu tư ban đầu.
Về mặt luật pháp : bất kỳ doanh nghiệp nào muốn được khai sinh về mặt nhà nước cũng phải đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu trong hồ sơ thành lập của mình với nhà nước. Mức vốn ban đầu này là cơ sở để doanh nghiệp được đăng ký thành lập với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ,
và cũng là một trong những cơ sở ban đầu để nhà nước thực hiện chức năng quản lý, giám sát doanh nghiệp.
Theo tiến sỹ Đinh Dũng Sỹ thì :
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đươc sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. [1,Tr 258] Chúng ta có thể nhận dạng vốn của doanh nghiệp như sau :
Vốn thường được biểu hiện dưới hình thái giá trị của tiền
Vốn được đưa vào hoạt động kinh doanh
Vốn là giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản hữu hình lẫn vô hình
Tóm lại : vốn là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp được đưa vào hoạt động kinh doanh
b) Phân loại vốn
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được phân thành vốn hữu hình và vốn vô hình
- Vốn hữu hình : bao gồm tiền, các loại giấy tờ có giá và giá trị của các tài sản hữu hình khác như đất đai, nhà xưởng.
- Vốn vô hình : là giá trị những tài sản vô hình như bí quyết kinh doanh, uy tín, thương hiệu.
Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, vốn được chia thành hai loại
- Vốn cố định : là giá trị tài sản cố định dùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của loại vốn này là luân chuyển dần dần, từng phần trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị biến đổi dần dần trong thời gian dài
Ví dụ : Giá trị dây chuyền sản xuất