Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 5


quyền ưu đãi về mặt quản trị công ty. Đây không phải là loại cổ phần ưu đãi được sử dụng thông dụng trên thế giới , mà nó chỉ có ở Việt Nam theo đó không phải chủ thể nào cũng có thể sở hữu loại cổ phần này mà chỉ có hai loại chủ thể đặc biệt là : tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.6

Ở các nước khác thường không có loại cổ phần ưu đãi biểu quyết này mà họ coi quyền biểu quyết là quyền đặc trưng của cổ phần phổ thông. Hơn nữa nếu trong công ty cổ phần mà tồn tại cổ phần ưu đãi biểu quyết thì cổ phần phổ thông sẽ rất khó bán để huy động vốn, vì vậy nếu có cổ phần ưu đãi biểu quyết thì thường tồn tại trong các công ty gia đình hoặc loại hình công ty TNHH (công ty cổ phần đóng) không được huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Bảng phân biệt cổ phần phổ thông với cổ phần ưu đãi biểu quyết



Cổ phần phổ thông

Cổ phần ưu đãi biểu quyết


Chủ thể


Cổ đông phổ thông

Cổ đông đặc biệt : tổ chức được nhà nước uỷ quyền và cổ đông sáng lập.

Quản trị

Quyền quản trị thấp hơn

Được biểu quyết với số phiếu cao hơn CPPT


Chuyển nhượng

Không hạn chế chuyển nhượng trừ CPPT của CĐ sáng lập trong thời hạn ba năm đầu kể từ khi thành lập


Không được phép chuyển nhượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 5


6 K3 - Đ 78 – LDN 2005




Thời hạn

Không xác định thời hạn tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty.

Đối với CPƯĐ biểu quyết của cổ đông sáng lập thì chỉ có hiệu lực trong ba năm đầu kể từ ngày thành lập


Cổ phần ưu đãi cổ tức : So với cổ phần phổ thông loại cổ phần này được ưu đãi hơn về mặt cổ tức . Được nhận cổ tức cao hơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Được nhận cổ tức không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, kể cả trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức vẫn đựoc nhận mức cổ tức cố định đã được xác định trước. Trong trường hợp công ty giải thể , phá sản thì cổ đông sở hữu loại cổ phần này được quyền ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông trong việc phân chia phần tài sản còn lại của công ty. Cổ đông sở hữu loại cổ phần này bị hạn chế về quyền năng tham gia quản trị công ty so với cổ đông phổ thông.

Bảng phân biệt cổ phần phổ thông với cổ phần ưu đãi cổ tức



Cổ phần phổ thông

Cổ phần ưu đãi cổ tức

Chủ thể

Cổ đông phổ thông

Cổ đông ưu đãi


Ưu đãi

Cổ đông sở hữu CPPT là đối tượng sau cùng trong việc nhận lại tài sản tương ứng với phần vốn góp của mình

Được ưu tiên nhận lại tài sản trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản trước cổ đông phổ thông .

Cổ tức

Phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

Được trả mức cao hơn so với cổ đông phổ thông và được





nhận mức cổ tức cố định hàng năm ( mức này có thể không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty).

Quản trị

Được tham gia vào quản trị công ty

Không được tham gia vào quản trị công ty

Chuyển đổi

Không được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông


+ Căn cứ vào mức độ ưu đãi trong việc nhận cổ tức, mà cổ phần ưu đãi cổ tức có thể phân thành cổ phần ưu đãi dồn lãi và cổ phần ưu đãi không dồn lãi.

- Cổ phần ưu đãi dồn lãi (cumulative Preference share) là cổ phần mà cổ đông sở hữu nó có quyền nhận cổ tức của năm này và cả những năm trước kia dồn lại khi chưa được công ty trả. Loại cổ phiếu ưu đãi dồn lãi này thường được phát hành khi công ty có nhu cầu tái đầu tư để mở rộng sản xuất.

- Cổ phần ưu đãi không dồn lãi (Noncumulative Preference share) cổ đông sở hữu nó chỉ nhận cổ tức trong giai đoạn này mà không quan tâm đến cổ tức của các giai đoạn trước.

- Trong thực tế người ta còn có thể phát hành thêm loại cổ phiếu có tính chất của cả hai loại cổ phiếu trên đó là cổ phiếu ưu đãi trong phạm vi lợi nhuận kiếm được (Preference share whit cumulative to the extent earned devidents). Theo đó nếu trong thời gian trước đây , đáng lẽ công ty phải trả cho cổ đông sở hữu nó một khoản cổ tức nhất định, nhưng vì công ty làm ăn thua lỗ nên không trả được , thì trong thời gian sau này khi công ty làm ăn phát đạt thì cổ đông sở hữu nó có quyền nhận toàn bộ cổ tức trong suốt thời gian trước đây.


Cổ phần ưu đãi hoàn lại : là loại cổ phần được ưu tiên hoàn lại trong bất kỳ thời điểm nào theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc theo các điều kiện ghi trong cổ phiếu.

Cổ đông nắm loại cổ phần này có các quyền giống như cổ đông phổ thông trừ quyền họp đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát7.

So với cổ phần ưu đãi cổ tức thì loại cổ phần này được ưu tiên hơn trong việc nhận lại phần vốn góp, được nhận lại tài sản tương ứng với phần vốn góp bất cứ khi nào yêu cầu hoặc theo điều kiện ghi trong cổ phiếu . Khi công ty giải thể hoặc phá sản thì cổ đông sở hữu loại cổ phần này được ưu tiên hoàn trả lại phần vốn góp trong số tài sản còn lại của công ty trước cả cổ đông ưu đãi cổ tức.

- Cổ phần ưu đãi hoàn lại theo điều kiện do công ty ấn định . Kiểu này ít thu hút được người mua và thường phải trả cổ tức cao.

- Cổ phần ưu đãi hoàn lại theo điều kiện được thoả thuận giữa cổ đông và công ty. Sự thoả thuận này thường chỉ áp dụng với cổ đông lớn và mang tính tập thể nhiều hơn , rất khó có thể tìm được sự đồng thuận giữa công ty và cổ đông.

Cổ phần ưu đãi chuyển đổi : cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo một tỉ lệ nào đó.

Loại cổ phần này cho phép cổ đông sở hữu quyết định chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phổ thông theo một tỉ lệ nhất định, tỉ lệ này có thể đã được xác định trước. Cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi có thể là cổ phiếu ưu đãi biểu quyết , cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.


7 Đ83 - LDN 2005


Cổ phiếu ưu đãi còn có thể đổi lấy cổ phiếu thuộc loại khác trong những thời gian và điều kiện nhất định. Cổ phiếu ưu đãi , khi đổi lấy các cổ phiếu khác có mức cổ tức và nhận lại tài sản ít hơn khi công ty giải thể hoặc phá sản gọi là đổi thuận (downstream conversion). Khi đổi lấy các cổ phiếu khác có nhiều ưu đãi hơn gọi là đổi nghịch (upstream conversion) . Luật của chúng ta chỉ quy định đối với trường hợp đổi thuận.

Nguyên nhân chính khiến cho chủ nhân của cổ phiếu ưu đãi muốn đổi cổ phiếu ưu đãi của mình lấy loại khác là vì giá cả của các cổ phiếu thay đổi. Nếu giá cả của cổ phiếu ưu đãi trên thị trường xuống thấp thì các cổ đông thường có xu hướng đổi lấy cổ phiếu phổ thông để dành lấy sự kiểm soát công ty, đồng thời nó cũng mang lại mối lợi cho công ty là không phải lo mức cổ tức cố định trong trường hợp công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra trong điều lệ công ty có thể quy định việc dự trữ một số lượng nhất định các loại cổ phiếu để tạo điều kiện cho việc đổi cổ phiếu được dễ dàng.[22, Tr21]

Cổ phần ưu đãi dự phần được chia cổ tức :


Sau khi được chia cổ tức ưu đãi , các cổ đông ưu đãi dự phần được chia thêm cổ tức mà các cổ đông được hưởng trong phạm vi quy đinh trong bản điều lệ công ty.

Cổ phần ưu đãi dự phần khi thanh lý


Sau khi nhận được tài sản thanh lý theo phần ưu tiên khi công ty giải thể hoặc phá sản, các cổ đông ưu đãi dự phần được nhận thêm tài sản phân chia cho các cổ đông phổ thông theo quy định trong BĐL

Cổ phần ưu đãi không dự phần


Được ưu đãi về mặt cổ tức nhưng không được dự phần vào việc chia thêm tài sản thanh lý hay cổ tức thường.

Cổ phần ưu đãi phức hợp


Các cổ phần ưu đãi có thể kèm thêm các quyền ưu đãi khác như " ưu đãi dự phần ", 'ưu đãi không dồn lãi".[7, Tr 177]

+ Ngoài ra theo quy định của Luật doanh nghiệp người ta còn phân thành cổ phần được quyền chào bán và cổ phần chưa được quyền chào bán:

Cổ phần được quyền chào bán : là loại cổ phần được phép chào bán để huy động vốn theo quyết định của Đại hội đông

Cổ phần chưa được quyền chào bán : là số cổ phần chưa được phép chào bán theo quyế định của Đại hộ đồng cổ đông.


1.2.3 GÓP VỐN


Góp vốn là việc đưa tài sản công ty vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Góp vốn sẽ tạo nên vốn điều lệ của công ty (thực chất chính là vốn cổ phần của công ty ). Thuật ngữ góp vốn thường được sử dụng trong giai đoạn thành lập công ty theo đó Góp vốn là việc các cổ đông sáng lập góp hoặc cam kết góp tài sản của mình vào để thành lập công ty cổ phần , nó thể hiện tính chủ động của cổ đông sáng lập trong việc góp vốn tạo dựng nên công ty trong giai đoạn thành lập.

Việc góp vốn trong quá trình hoạt động sau này của công ty chính là khả năng gọi thêm vốn của công ty trong quá trình hoạt động. Thuật ngữ huy động vốn thường được sử dụng để mô tả việc góp vốn của các cổ đông- người mua cổ phiếu mà công ty chủ động phát hành trong giai đoạn này. Để dể hiểu và rõ ràng trong việc sử dụng thuật ngữ trong phạm vi luận văn tôi xin được


phép sử dụng hai thuật ngữ này gắn với hai giai đoạn là thành lập và quá trình hoạt động của công ty.

Góp vốn vào công ty cổ phần là việc cổ đông sáng lập dùng tài sản của mình mua cổ phần của công ty cổ phần để trở thành chủ sở hữu chung của công ty cổ phần. Trong phạm vi các khái niệm pháp lý được dùng trong luật doanh nghiệp thì thuật ngữ góp vốn vào công ty cổ phần được hiểu là mua cổ phần của công ty cổ phần.

Khi góp vốn vào công ty cổ phần thì người mua trở thành chủ sở hữu chung đối với công ty cổ phần , bởi vì theo quy định của pháp luật công ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông trở lên. Cổ đông góp vốn trong giai đoạn thành lập công ty là cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.

Góp vốn có thể là hành vi góp ngay hoặc hành vi cam kết góp của cổ đông sáng lập và nó sẽ được thoả thuận trong dự thảo điều lệ công ty do các cổ đông sáng lập thống nhất soạn ra ( Luật doanh nghiệp 2005 quy định nộp dự thảo điều lệ công ty cổ phần trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, trước kia luật doanh nghiệp 1999 quy định là nộp ngay điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập công ty cổ phần)

Theo tiến sỹ luật học Nguyễn Ngọc Điện thì việc góp vốn vào công ty cổ phần có thể coi như là việc thực hiện hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản có đền bù :

Hợp đồng bởi vì nó là sự thảo thuận tự nguyện của các bên liên quan. Chuyển quyền sở hữu tài sản là do quyền sở hữu tài sản góp sẽ được chuyển từ người góp sang công ty. Có đền bù vì người góp sẽ được nhận cổ phần của công ty là cái định giá và chuyển nhượng được, cho phép chủ sở hữu được hưởng một phần lợi nhuận ròng của công ty khi lợi nhuận được chia cũng như một phần tài sản có ròng của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.[15, Tr 191,192].


Tuy nhiên có lý luận lại cho rằng không chỉ là quyền sở hữu mà có thể còn bao gồm cả chuyển quyền sử dụng , điều này có vẻ đúng đối với trường hợp góp vốn bằng quyền hưởng dụng hoặc quyền sử dụng.

Góp vốn xét về phương diện kinh tế, là việc tạo ra tài sản của công ty và bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ còn xét về phương diện pháp lý góp vốn là hành vi chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào sử dụng để đổi lấy quyền lợi đối với công ty. [10, Tr5] Bởi vậy nó tạo nên nghĩa vụ của cổ đông đối với công ty khi đã thoả thuận hoặc cam kết góp vốn vào công ty với nhau. Công ty sau khi được đăng ký kinh doanh sẽ có tư cách pháp nhân và trở thành trái chủ đối với các cổ đông của mình (trong trường hợp các cổ đông chưa góp hoặc góp chưa hết số tài sản mà mình cam kết góp ) . Nếu đã cam kết góp mà không góp hoặc góp chậm thì công ty có quyền đòi và cổ đông phải chịu trả lãi và chịu trách nhiệm về các thiệt hại do hành vi không góp hoặc góp chậm của mình gây nên với công ty mà không cần phải điều kiện đã bị thúc nợ hoặc chứng minh sự gian tình [24, Tr 721]

Quan niệm góp vốn vào công ty cổ phần về phương diện pháp lý đặt ra các vấn đề cần tìm hiểu là : Chủ thể góp vốn , hình thức góp vốn, định giá tài sản góp vốn, trách nhiệm và thủ tục góp vốn.


1.2.3.1 Chủ thể góp vốn

Quyền tự do kinh doanh là một quyền năng cơ bản của cá nhân , tổ chức bởi vậy nguyên tắc là ai cũng có quyền góp vốn thành lập công ty cổ phần . Pháp luật chỉ cấm một số trường hợp đặc biệt không được phép góp vốn thành lập công ty cổ phần và phải liệt kê rõ ràng cụ thể. Những chủ thể bị cấm là những chủ thể nhất định đã phục vụ cho Nhà nước ( như cơ quan nhà nước, cán bộ công chức) hoặc những người chưa đủ năng lực hành vi hoặc bị hạn chế khả năng kinh doanh theo quy định của pháp luật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022