Thẩm Định Phương Án Tổ Chức Quản Lý Khai Thác Và Sử Dụng Lao Động




- Tốc độ định mức: 3450V/PH



- Chế độ vận hành: liên tục



- Cấp cách điện: H/H



- Chế độ làm mát: bằng khí cưỡng bức

7

Máy phát điện phụ

- Kiểu loại: JQL – 405 hoặc tương đương

8

Máy nén gió

- Kiểu loại: W – 1.6/9



- Cung cấp lượng gió nén có áp suất 9kg/cm2



- Dẫn động bằng động cơ điện DC



- Năm suất máy nén gió: 1600/phút

9

Ắc quy

- Kiểu loại : Alkali Ni – Cr GNC 170



- Dung lượng : 170AH



- Số ngăn: 76



- Điện áp định danh: 96 V

10

Giá chuyển hướng

- Là loại Bogie 3 trục, hộp trục là ổ bi, vòng bi SKF



- Tốc độ vận hành Max: 120 Km/h



- Tỷ số truyền động của cặp bánh răng: 79/17 = 4,647

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 25

5. Thẩm định phương án địa điểm

Tuyến được lựa chọn khai thác đầu máy là tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh bởi trong 6 tuyến đường chính trong mạng lưới đường sắt Việt Nam thì tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh là tuyến đường có chiều dài nhất (1726Km). Đây cũng là tuyến đường quan trọng nhất của ngành đường sắt Việt Nam. Vận tải hàng hoá chiếm 33% tấn và 59%tấn/ Km. Vận tải hành khách chiếm 46,3% hành khách và 79,3% hành khách/Km của kế hoạch toàn ngành. Riêng về tuyến đường sắt Bắc – Nam thì khối lượng vận tải trong những năm tiếp theo phải cần tới 88 đôi tàu máy/ ngày đêm, chiếm 42% trong tổng số 209,5 đôi tàu ngày đêm là rất cần thiết cho toàn tuyến đường sắt Việt Nam. Năm 2003 tổng công ty đường sắt Việt Nam đã bổ sung 20 đầu máy với công suất lớn cho tuyến Bắc – Nam và khai thác đạt hiệu quả cao. Dự kiến năm 2004 đầu tư tiếp thêm 20 đầu máy để thay thế một số đầu máy có công suất thấp mà đơn vị được giao quản lý và khai thác 20 đầu máy đổi mới D19E của Trung Quốc là công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn.

6. Thẩm định phương án tổ chức quản lý khai thác và sử dụng lao động

6.1. Về quản lý khai thác

Đầu máy được nhập về sẽ tuân thủ quy trình chỉnh bị và thử nghiệm của Đường sắt Việt Nam trước khi đưa vào vận dụng như: chỉnh bị tại xưởng, chạy thử không tải, chạy thử có tải....

Các đầu máy D19E Trung Quốc chủ yếu kéo các máy tàu Thống Nhất và đặc biệt tàu hành trình 28 giờ trên tuyến Bắc – Nam, sẽ thay thế toàn bộ cho 22 đầu máy Tiệp D12E và một số đầu máy D9E, D11H. Số đầu máy D12E, D9E và D11H sẽ chuyển sang kéo các tàu khách và hàng khác khi đó các đầu máy D9E, D11H và D12E sẽ thay thế các đầu máy D4H, D5H lạc hậu phải thanh lý dần.

6.2. Về đào tạo sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy

Tổng công ty đã có kế hoạch đào tạo để có đủ tài xế lái máy và thợ sửa chữa, bảo dưỡng theo yêu cầu, chương trình đào tạo tại xí nghiệp đường sắt Hà Nội do chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc giảng dạy. Ngoài ra còn có đào tạo một số công nhân sửa chữa một số bộ phận chi tiết trên đầu máy mà trong nước chưa có khả năng thực hiện với kinh phí chuyên gia Trung Quốc và đào tạo tại Trung Quốc do nhà cung cấp đầu máy chịu trách nhiệm.

- Về đào tạo tài xế: tổng công ty đã dự kiến chuyển hóa tài xế từ lái đầu máy D12E, D9E, D13E sang lái D19E (khoảng 120 người với thời gian đào tạo 1 tháng).

- Về đào tạo thợ sửa chữa và bảo dưỡng: lấy từ thợ của phân xưởng sửa chữa dầu máy đổi mới và chuyển hóa thợ từ phân xưởng sửa chữa đầu máy D4H, D9E, D13E (khoảng 100 người trong thời gian 1 tháng).

Tổng công ty còn bố trí cán bộ kỹ thuật và công nhân làm việc cùng các chuyên gia để nắm bắt kỹ thuật mới và yêu cầu nhà chế tạo hoặc cung cấp đầu máy sẽ phải thực hiện chương trình đào tạo về quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa đầu máy và cung cấp các tài liệu kỹ thuật bản vẽ cần thiết cho việc vận dụng bảo dưỡng sửa chữa của những bộ phận chi tiết mới thay đổi so với 20 đầu máy đợt 1 và 2.

Các đầu máy loại này khi chạy trên tuyến đường sắt Thống Nhất thì việc bảo dưỡng sửa chữa sẽ được thực hiện chủ yếu tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội và xí nghiệp đầu máy Sài Gòn, tùy theo địa điểm quay đầu và thời gian dừng mà được bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tại đó. Về lâu dài để đảm bảo cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa các đầu máy tại 2 xí nghiệp này thì tổng công ty đang và sẽ cho bổ sung thêm một số thiết bị như:

* Tại xí nghiệp đầu máy Sài Gòn cho bổ sung thêm:

- Bộ ki đầu máy: 1 bộ 4 cái, mỗi cái sức nâng 35 tấn, tổng sức nặng 140 tấn

- Máy cân bơm cao áp: 1 bộ

- Các thiết bị đo và kiểm tra

- Thiết bị tháo, lắp trục bánh xe: 1 bộ

- Thiết bị thử công suất động cơ diesel: 1 bộ

- Máy tiện vạn năng: 1 chiếc


- Thiết bị bảo dưỡng, tẩm sấy động cơ điện: 1 bộ


* Tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội cho bổ sung thêm:


- Bàn thử nghiệm biến trở nước: 1 bộ


- Bàn thử hãm đầu máy D19E : 1 bộ


- Van thủy lực, tháo lắp vòng bi đầu trục: 1 bộ


- Thiết bị cân bằng động: 1 bộ


- Bàn thử nghiệm tổng hợp khí: 1 bàn


- Bàn thử nghiệm bộ điều khiển tài xế loại SK99: 1 bàn


- Máy xạc ác quy: 1 máy


- Ki 120 tấn: 2 bộ


7. Thẩm định phương diện Kinh tế – Tài chính


7.1. Tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư


Tổng mức vốn đầu tư : 255 tỷ đồng . Trong đó:


- Vay NH: 226,8 tỷ đồng (tương đương 14,4 triệu USD)

- Vốn tự có: 28,2 tỷ đồng


Bảng 2.12. Bảng tổng mức vốn đầu tư của dự án (Tháng 12/2003)

TT

Hạng mục

Chi phí


(Triệu VNĐ)

I

Vốn chuẩn bị đầu tư


1

Lập đề cương – dự toán, báo cáo nghiên cứu khoa học

119,9

2

Thẩm định, xét duyệt dự án

35,6

II

Vốn chuẩn bị thực hiện đầu tư


1

Lập hồ sơ xin chỉ định thầu, thương thảo hợp đồng, ký kết hợp

đồng

40

2

Lập dự toán, thẩm định tổng dự toán

31

III

Vốn thực hiện đầu tư


1

Mua 20 đầu máy đổi mới D19E do Trung Quốc chế tạo

215.460



(720.000USD/1 đầu máy giảm giá 5%)


2

Mua phụ tùng cho 20 đầu máy (5% trị giá đầu máy)

11.340

3

Phí uỷ thác nhập khẩu 20 đầu máy và phụ tùng

1.134

4

Phí tiếp nhận 20 đầu máy và phụ tùng

200

5

Vận chuyển 20 đầu máy và phụ tùng


- Từ Lào Cai về Sài Gòn

- Từ Lào Cai về Hà Nội


1000-200

6

Bảo hiểm vận chuyển 20 đầu máy và phụ tùng

60

7

Chi phí đào tạo

1.080

IV

Chi phí chỉnh sửa, chạy thử có tải, không tải và nghiệm thu

630

V

Chi phí quản lý dự án

106

VI

Chi phí thẩm định, phê duyệt quyết toán, kiểm toán

31

VII

Thuế tổng cộng

230

VIII

Lãi vay trong thời gian thực hiện dự án

6.159


Tổng mức đầu tư dự kiến

Đi vay Ngân hàng Chi phí khác

Dự phòng

255 tỷ VND

226,8 tỷ VND

11,2 tỷ VND

17 tỷ VND


Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Mua 20 đầu máy đổi mới D19E do Trung Quốc chế tạo” của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.


7.2. Hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án


7.2.1. Những chỉ tiêu chính khi vận dụng đầu máy Trung Quốc


- Đầu máy Trung Quốc trong dự án này được giao cho xí nghiệp đầu máy Hà Nội 10 chiếc và xí nghiệp đầu máy Sài Gòn 10 chiếc.


- 20 đầu máy này dùng để kéo tàu khách tuyến Bác – Nam, các tàu Thống Nhất hành trình 30 – 32 giờ và đặc biệt là 28 giờ.


- Tỷ lệ vận dụng đầu máy lâu dài là 75% = 15 máy/20 đầu máy nhập của dự án.


- Trọng lượng bình quân đoàn tàu khách Thống Nhất của tàu S1/2, S3/4 và E1/2 … là 500 tấn, cự ly quay máy 1726 km.

- Tiêu hao nhiên liệu: 40 kg/10.000 tấn Km.TT, tiêu hao dầu bôi trơn: 1% nhiên liệu, giá nhiên liệu: 4700 đồng/kg, giá dầu bôi trơn: 20.000đồng /kg. Mức lương và các chế độ khác căn cứ theo chi phí hiện nay của xí nghiệp đầu máy Hà Nội và Sài Gòn.


- Thời gian khấu hao đầu máy trong dự án là 10 năm, tổng mức đầu tư là 238 tỷ đồng (không tính dự phòng). Khấu hao cơ bản 1 máy nhập/1 năm là 1,19 tỷ đồng.


- Việc bố trí máy vận dụng của dự án D19E thay cho máy D12E, D9E, D13E và các máy này sẽ thay thế máy D4H kéo tàu khách liên tuyến như các tàu V1/2, LC1/2… do đó sẽ tập trung so sánh hiệu quả kinh tế đơn thuần của loại đầu máy trong dự án với các máy D12E, D13E, D4H là chính.


7.2.2. Các chỉ tiêu so sánh

Chỉ tiêu 1: Giá/công suất (USD/1 HP)


Xét về đầu tư mua mới đầu máy do các nước hiện đang chào giá thì giá trên công suất 1 HP của một số loại đầu máy là:


- Đầu máy Trung Quốc: 957.200 USD/1900 HP = 360 USD/1HP


- Đầu máy Ấn Độ: 1000.000 USD/1300 HP = 769 USD/1HP


- Đầu máy Đức, Pháp: 2.200.000 USD/1800 HP = 1220 USD/1HP


Nhận xét: qua so sánh trên, chi phí đầu tư cho 1HP thì dự án nhập đầu máy Trung Quốc là thấp nhất.

Chỉ tiêu 2: Chi phí nhiên liệu/ 10.000 tấn.Km.Tổng trọng


- Đầu máy D19E : 40kg/10.000 tấn Km.TT = 188.000 đ/10.000 tấn Km.TT


- Đầu máy D18E : 35,6 kg/10.000 tấn Km.TT = 167.320 đ/10.000 tấn Km.TT


- Đầu máy D9E : 42,5kg/10.000 tấn Km.TT = 199.750 đ/10.000 tấn Km.TT


- Đầu máy D13E : 44,5kg/10.000 tấn Km.TT = 206.800 đ/10.000 tấn Km.TT


- Đầu máy D12E : 42kg/10.000 tấn Km.TT = 197.400 đ/10.000 tấn Km.TT


- Đầu máy D4H : 70kg/10.000 tấn Km.TT = 329.000 đ/10.000 tấn Km.TT


Nhận xét: chi phí nhiên liệu của đầu máy nhập trong dự án thuộc loại thấp nhất trong các loại đàu máy hiện có (chỉ cao hơn loại đầu máy D18E một chút ít).

Chỉ tiêu 3: Các chỉ tiêu kinh tế khác của dự án.

- Đầu máy Trung Quốc dùng chủ yếu kéo tàu Thống Nhất (28 – 32 giờ) và chuyển đầu máy D12E, D13E, D9E, D11H sang kéo tàu khách và tàu hàng trên các tuyến khác thay cho đầu máy D4H sẽ thanh lý dần. Và như vậy đầu máy Trung Quốc nhập về sẽ rthay cho đầu máy D4H đã quá lạc hậu về kỹ thuật.


- Kế hoạch chạy tàu năm 2011 của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội khu vực phía Tây như sau:


Pom Hán – Yên Viên 6 đôi = 18 đầu máy D4H Yên Viên – Lâm Thao 2 đôi = 2 đầu máy D5H Yên Bái – Giáp Bát 4 đôi = 2 đầu máy D12E Lâm Thao – Giáp Bát 2 đôi = 1 đầu máy D12E

Đầu máy trung Quốc kéo tàu hàng tương đương hoặc hơn đầu máy D12E với Qhàng

= 600 tấn và Qtổng trọng = 960 tấn. Tỷ lệ vận dụng 70% = 7 máy. Thời gian vận dụng bình quân 1 ngày là 18 giờ với tốc độ lữ hành là 40,5 km/h.


Như vậy, căn cứ vào những nội dung trên thì lợi ích cua đầu máy D19Ecủa Trung Quốc đem lại là giảm chi phí vận dụng đầu máy D4H do bố trí đầu máy Trung QUốc kéo tàu khách và lấy dầu máy D9E, D12E, D13E đang kéo tàu khách, hàng hiện nay thay cho các tàu D4H kéo trên các tuyến sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu và các chi phí khác.


7.3.Doanh thu và chi phí của dự án


^ Doanh thu:


Qua số liệu thống kê sau 2 tháng đưa đoàn tàu tốc hành E1/2 vào vận dụng khai thác trên tuyến Hà Nội – Sài Gòn kết quả kinh doanh vận tải đạt được bình quân 1 đoàn tàu là 11,65 tỷ đồng/tháng


Dựa vào tỷ lệ kết cấu của các hệ (khối vận tải) chiếm trong giá thành vận tải bình quân trong năm thì đầu máy chiếm 47,5%


Như vậy doanh thu 1 đầu máy đổi mới kéo tàu E1/2 dự kiến trong 1 năm là: 11,65 tỷ đồng /tháng x 12 tháng x 47,5%/4 = 16,596 tỷ đồng /năm

Và doanh thu sau thuế của 1 đầu máy/năm = 16,596 x 95% = 15,771 tỷ đồng.

^ Chi phí: bao gồm các khoản chi phí tiền lương, tiền BHXH, vật liệu, nhiên liệu, xe động lực… và tổng các khoản chi này tạo thành dòng tiền ra. Chi phí cho 1 đầu máy để đạt được doanh thu trên là:

Bảng 2.13. Chi phí phục vụ dự án

TT

Khoản mục chi phí

Số tiền (tỷ đồng)

1

Tiền lương

3,817

2

Bảo hiểm và công đoàn

0,315

3

Vật liệu

1,893

4

Nhiên liệu

2,129

5

Dịch vụ mua ngoài

2,050

6

Chi phí khác

3,391

7

Khấu hao

1,19


Tổng cộng

14,785


^ Lợi nhuận thu được của dự án khi vận dụng đạt tỷ lệ 70%


Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = (15,771 tỷ đồng /năm – 14,785 tỷ đồng /năm) x 20 đầu máy x 70% = 13,81 tỷ đồng /năm


Thu nhập ròng = Lợi nhuận + Khấu hao = 13,81 + 23,8 = 37,61 tỷ đồng /năm


Trong đó: Khấu hao của 20 đầu máy trong 1 năm = 238 tỷ đồng / 10 năm = 23,8 tỷ đồng/năm


7.3. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính


- Giá trị hiện tại ròng NPV = 76,206 tỷ đồng (Bảng 2.14)


- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR = 13,004% (Bảng 2.15)


- Thời gian hoàn vốn PP = 9,412 năm (Bảng 2.14)

Bảng 2.14. Bảng giá trị hiện tại ròng (NPV) và thời gian thu hồi vốn (PP)

Năm

Thu nhập


ròng

(1 + r)t


Với r = 8,4%/năm

Giá trị hiện tại


củathu nhập ròng

Thu nhập


tích luỹ

1

37.610

1.084

34.696

34.696

2

37.610

1.175

32.007

66.703

3

37.610

1.274

29.527

96.230

4

37.610

1.381

27.239

123.460

5

37.610

1.497

25.128

148.597

6

37.610

1.622

23.181

171.778

7

37.610

1.759

21.384

190.162

8

37.610

1.906

19.727

212.889

9

37.610

2.067

18.199

231.088

10

37.610

2.240

16.788

247.876

11

37.610

2.428

15.487

263.363

12

37.610

2.632

14.287

277.650

13

37.610

2.854

13.180

290.830

14

37.610

3.093

12.159

302.989

15

37.610

3.353

11.217

314.206


NPV = - 238 + 314,206 = 76,206 tỷ đồng


P – C(t) 238 – 231,088


PP = k + = 9 + = 9,412 năm


C (t + 1) – C (t) 247,876 – 231,088


Trong đó: P là tổng mức vốn đầu tư không kể dự phòng C (t) là thu nhập tích luỹ năm thứ t

C (t + 1) là thu nhập tích luỹ năm thứ t + 1


K là số năm mà thu nhập tích luỹ lớn hơn mức đầu tư ban đầu

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí